Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất - Đề tài: Ném xa bằng 2 tay
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG 2 TAY
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
-Trẻ ném xa bằng 2 tay đúng tư thế
-Trẻ dùng sức của đôi bàn tay để ném bóng đi xa, biết phối hợp tay và chân trong khi ném.
-Qua trò chơi “ Lộn cầu vồng” trẻ thực hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
-Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng.
-Bóng to, bóng nhỏ.
- Gậy tập thể dục
- Vạch chuẩn bị
-Máy cát sét, băng nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau, nhà của tôi ”
III / TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ”
-Nhiệt liệt chào mừng các bạn đến với hội thi “ Gia đình là số 1”
-Đến với hội thi hôm nay gồm có 4 gia đình: 2 Gia đình lớn và 2 gia đình nhỏ đến từ các Huyện. Xã khác nhau.
-Phần thi của chương trình hôm nay, đòi hỏi các thành viên trong đội phải có sức khỏe, nhanh nhẹn và khéo léo, để đạt được như vậy mời các đội hãy cùng chúng tôi tham gia vào phần khởi động.
- Cô mở nhạc bài “ Hoa bé ngoan” cho c/c đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm ) cho c/c chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục.
Thứ hai: 19/10/2015 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG 2 TAY I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: -Trẻ ném xa bằng 2 tay đúng tư thế -Trẻ dùng sức của đôi bàn tay để ném bóng đi xa, biết phối hợp tay và chân trong khi ném. -Qua trò chơi “ Lộn cầu vồng” trẻ thực hiện tính đoàn kết trong khi chơi. II/ CHUẨN BỊ: -Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng. -Bóng to, bóng nhỏ. - Gậy tập thể dục - Vạch chuẩn bị -Máy cát sét, băng nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau, nhà của tôi ” III / TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” -Nhiệt liệt chào mừng các bạn đến với hội thi “ Gia đình là số 1” -Đến với hội thi hôm nay gồm có 4 gia đình: 2 Gia đình lớn và 2 gia đình nhỏ đến từ các Huyện. Xã khác nhau. -Phần thi của chương trình hôm nay, đòi hỏi các thành viên trong đội phải có sức khỏe, nhanh nhẹn và khéo léo, để đạt được như vậy mời các đội hãy cùng chúng tôi tham gia vào phần khởi động. - Cô mở nhạc bài “ Hoa bé ngoan” cho c/c đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm) cho c/c chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục. HOẠT ĐỘNG 2: “ Trọng động” - Bây giờ xin mời 4 gia đình cùng tham gia đồng diễn với bài hát “ Cả nhà thương nhau” xin mời 4 gia đình cùng lấy dụng cụ. a/ Bài tập phát triển chung: Cho các cháu tập với bài “ Cả nhà thương nhau” tập với bóng. -Hô hấp: thổi bóng ( 2- 3 lần ) -Tay vai: đưa 2 tay ra trước ( 4 lần 4 nhịp ) -Chân: đứng lên, ngồi xuống ( 2 lần 4 nhịp ) -Bụng: nghiêng người sang 2 bên ( 2 lần 4 nhịp ) -Bật: tách chân, khép chân ( 2 lần 4 nhịp ) b/ Vận động: “ Ném Xa Bằng 2 Tay” - Hội thi “ Gia đình là số 1” hôm nay với phần thi chính thức có tên là “ Ném xa bằng 2 tay” - Cho cả lớp nhắc lại đề tài. - Các con ơi! Ban tổ chức đã chuẩn bị những rãnh cỏ làm vạch xuất phát, các quả bóng dùng để c/c ném đi xa, bây giờ c/c hãy chia thành 4 đội đại diện cho 4 gia đình, mỗi đội c/c hãy xếp các rãnh cỏ và lấy những quả bóng để c/c cùng nhau thực hiện ( trẻ lấy bóng ném, trong lúc trẻ thực hiện ném tự do cô mở nhạc bài “ Nhà của tôi” ). - Cho 4 đội ném theo suy nghĩ và kỹ năng sẵn có của trẻ ( Cô nhận xét ) - Cô thấy c/c có rất nhiều cách“ Ném Xa Bằng 2 Tay” nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn lại cho 4 gia đình cách ném xa bằng 2 tay là phải dùng sức của đôi bàn tay để ném bóng đi xa, bây giờ các gia đình hãy chú ý xem cách ném của ban tổ chức. * Cô làm mẫu lần 1 * Cô làm mẫu lần 2- kết hợp giải thích: +TTCB: C/c đứng chân trước, chân sau hoặc 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng. + TH : Khi nghe hiệu lệnh, c/c cầm bóng bằng 2 tay đưa cao, thân hơi ngã người ra sau, dùng sức của thân và 2 tay để ném bóng đi xa, sau đó về cuối hàng. * Trẻ thực hiện : - Mời 1 trẻ lên thực hiện cho cả lớp xem ( Cô nhận xét ) - Cho trẻ luyện tập theo nhóm ( với nhiều hình thức).(Cô chính quan sát gia đình số 1, 2. Cô phụ quan sát gia đình số 3, 4). Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn khi thực hiện. - Chia lớp thành 4 đội thi đua “ Ném Xa Bằng 2 Tay” - Lần lượt từng thành viên trong 4 đội sẽ lên ném. - 4 đội đại diện lên thi đua, ban tổ chức sẽ chọn ra đội nào có nhiều bông hoa nhất sẽ được thưởng. - Đội được chọn sẽ cử 1 bạn ném lại cho 4 gia đình xem. - Các gia đình chú ý trong quá trình thi nếu thành viên trong gia đình thực hiện không đúng kĩ năng ném không tính điểm. Các gia đình rõ chưa ( dạ rõ). Sau mỗi lần thi cô nhận xét và trao giải thưởng c/ Trò chơi vận động : “ Lộn cầu vồng” - Các gia đình ơi ! Để hưởng ứng không khí vui nhộn hôm nay cô cũng có một trò chơi dành cho 4 gia đình đó là trò chơi “ Lộn cầu vồng”. + Cô giải thích cách chơi: - Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp “ Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng ” - Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả 2 cùng chui qua tay về 1 phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. Đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn về tư thế ban đầu. -Cô cho trẻ chơi 2-3 lần -Hôm nay các gia dình đều chơi rất giỏi và phần thưởng cho 4 gia đình là những gói quà thật xinh (Cô phát quà cho 4 gia đình) -Hội thi đã kết thúc xin mời 4 gia đình lên xe ra về. HOẠT ĐỘNG 3 : “ Hồi tỉnh ” - Cho trẻ đi vòng tròn hít vào, thở ra. - Cô nhận xét tuyên dương c/c KẾT THÚC: NXTD Thứ ba: 20/10/2015 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: NGÔI NHÀ CỦA BÉ I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Trẻ biết các kiểu nhà khác nhau như: (Nhà lá, nhà ngói, nhà một tầng, nhà hai tầng, ba tầng, biệt thự.,) - Trẻ phân biệt được giống và khác nhau của nhà 1 tầng và nhà nhiều tầng. -Giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc ngôi nhà của mình II/ CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh về một số kiểu nhà -Băng hình một số kiểu nhà -Một số nguyên vật liệu làm ra nhà (gạch, cát, đá, sỏi) - 3 rổ lớn đựng một số đồ chơi xây dựng. -Bài hát “Nhà của tôi”. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: HOẠT ĐỘNG 1 : “Bé Xem Nhà Đẹp” -Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” -Cô và c/c vừa hát bài gì? - Ai cũng có ngôi nhà của mình, ngôi nhà rất gần gũi yêu thương, ngôi nhà là nơi cả gia đình chúng ta cùng chung sống, ở đó chúng ta có thể ăn, ngủ, vui chơi, học tậpVậy hôm nay cô và c/c cùng xem chương trình “ Nhà đẹp, nhà xinh” do đài HTV 7 tổ chức. - Cô dẫn trẻ đến màn hình vi tính ( đọc vè ) HOẠT ĐỘNG 2: “Tìm Hiểu Về Các Kiểu Nhà” - Trong chương trình này có nhiều kiểu nhà rất đẹp, muốn biết các kiểu nhà này gọi là nhà gì? Xây bằng nguyên vật liệu gì? Cô và c.c cùng tìm hiểu xem. - Cô chia c/c làm 4 đội, mỗi đội sẽ xây cho cô mô hình ngôi nhà: Đội 1 xây nhà mái lá, đội 2 xây nhà gỗ, đội 3 xây nhà 1 tầng, đội 4 xây nhà cao tầng. Sau khi trẻ xây xong, mỗi đội sẽ cử 1 bạn trình bày về mô hình của đội mình, các đội khác có quyền được bổ sung thêm ý kiến của mình để nội dung của mô hình được đầy đủ hơn. Cô nhận xét từng mô hình của 4 đội. - Sau khi các đội trình bày mô hình của đội mình xong, cô cho các đội xem tranh và cùng nhau thảo luận, sau đó cho lần lượt từng đội lên nhận xét về từng bức tranh ( 4 đội xem tranh cùng nhau thảo luận). - Xin mời đại diện cho đội 1 lên trình bày nội dung bức tranh ngôi nhà mái lá + Cô hỏi: - Các con có nhận xét gì về ngôi nhà mái lá? ( Cho 1-2 trẻ nhận xét ) - Mái nhà được lợp bằng nguyên vật liệu gì? ( Lợp bằng lá ) - Tường nhà như thế nào? - C/c muốn ra ngoài phải đi qua đâu? ( Cửa ra vào ) - Ngôi nhà có các loại cửa gì? ( Có cửa sổ, cửa ra vào ) - Cửa để làm gì? - Nhà có những phòng gì? ( Phòng ngủ, phòng khách...) - Có bao nhiêu phòng? - Phòng ngủ để làm gì? - Hàng ngày đi làm về bố làm gì trong nhà? Mẹ làm gì? c/c làm gì? - Mẹ nấu ăn ở đâu? ( Nhà bếp ) - Nhà c/c ở đâu? ( Trẻ trả lời ) - Địa chỉ số nhà là gì? - Muốn cho ngôi nhà sạch sẽ c/c làm gì? ( không xả rác bừa bải, quét dọn nhà, giữ gìn ngôi nhà luôn sạch đẹp...) -Cho trẻ khác bổ sung thêm. + Cô nói: Ngôi nhà được xây bằng các nguyên vật liệu như: Mái nhà lợp bằng lá, tường nhà xây bằng gạch, cát, xi măng, sỏi, đá... có cửa sổ và cửa ra vào, nhà có phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, trước nhà có trồng nhiều hoa, cây xanh... Ngôi nhà này được gọi là nhà gì? ( Nhà mái lá ) - Sau đây là phần giới thiệu của đội 2 về bức tranh ngôi nhà gỗ, xin mời đội 2. - Gia đình đội 2 cùng hát bài “ Nhà của tôi” - Trong bài hát đội 2 vừa hát có nhắc tới cái gì c/c? + Cô hỏi: - Các con có nhận xét gì về nhà gỗ và đặc điểm của nó? ( Cho trẻ nhận xét về ngôi nhà gỗ ) - Mái nhà gỗ được lợp bằng gì? - Thân nhà làm bằng nguyên vật liệu gì? - Có những loại cửa gì? - Nền nhà như thế nào? - Cửa để làm gì? - Nhà có những phòng gì? ( Phòng ngủ, phòng khách...) - Có bao nhiêu phòng? - Phòng ngủ để làm gì? - Nhà c/c ở đâu? ( Trẻ trả lời ) - Địa chỉ số nhà là gì? - Muốn cho ngôi nhà sạch sẽ c/c làm gì? + Cô nói: Ngôi nhà này được làm bằng gỗ, mái nhà lợp lám bằng gỗ, có tường nhà làm bằng gỗ, có cửa sổ, có cửa ra vào, có mái hiên, nền nhà làm bằng gỗ, có phòng ngũ, phòng khách, nhà bếp...xung quanh nhà có trồng các loại cây ăn quả... ngôi nhà này gọi là nhà gỗ. - Ban tổ chức giới thiệu đại diện của đội 3 lên trình bày nội dung bức tranh vẽ Ngôi nhà 1 tầng. + Cô hỏi: - Ai có thể kể về ngôi nhà này? - Vì sao con biết là nhà 1 tầng? - Ngôi nhà được xây như thế nào? - Mái nhà lợp bằng gì? - Tường nhà xây bằng nguyên vật liệu gì? - Cửa sổ và cửa ra vào là hình gì? - Trong nhà có bao nhiêu phòng? - Nền nhà được xây như thế nào? - Hàng ngày đi làm về bố làm gì trong nhà? Mẹ làm gì? c/c làm gì? - Nhà bếp để làm gì? ( Để nấu ăn...) - Nhà c/c ở đâu? ( Trẻ trả lời ) - Địa chỉ số nhà là gì? - Muốn cho ngôi nhà sạch sẽ c/c làm gì? ( không vẽ bẩn lên tường, không xã rác bừa bãi, quét dọn nhà sạch sẽ...) - Cô cho 1-2 trẻ khác bổ sung thêm, cô hỏi trẻ: + Cô nói: Nhà 1 tầng được xây bằng các nguyên vật liệu như: Cát, xi măng, gạch, sỏi, đá... có cửa sổ, mái nhà được lợp bằng tôn, tường nhà xây bằng gạch và sơn màu nước rất đẹp, nền nhà được tráng gạch men, xung quanh ngôi nhà có trồng các loại cây cảnh, hoa, ngôi nhà này gọi là nhà gì? ( nhà 1 tầng ) - Tiếp theo là phần giới thiệu của đội 4, xin mời đội trưởng lên giới thiệu về nội dung bức tranh ngôi nhà cao tầng ( 1 trẻ lên giới thiệu nội dung tranh). + Cô hỏi: - Đội 4 có nhận xét gì về bức tranh ngôi nhà này? - Tại sao gọi là nhà cao tầng? - Nhà cao tầng được xây dựng như thế nào? - Mái nhà được lợp bằng gì? - Tường nhà được xây bằng gì? - Có bao nhiêu cái cửa? - Nhà có những cửa gì? - Cửa để làm gì? - Trong nhà còn có gì nữa? - Có mấy phòng, đó là những phòng nào? - Phòng ngủ để làm gì? - Nền nhà được làm bằng gì? - Hàng ngày đi làm về bố làm gì trong nhà? Mẹ làm gì? c/c làm gì? - Nhà c/c ở đâu? ( Trẻ trả lời ) - Địa chỉ số nhà là gì? - Muốn cho ngôi nhà sạch sẽ c/c làm gì? + Cô nói: Đúng rồi, để làm ra những ngôi nhà đẹp như thế này chúng ta cần rất nhiều nguyên vật liệu như: Cát, đá, sỏi, gạch, xi măng Ngôi nhà có nhiều tầng, mái nhà được lợp tôn, tường nhà quét vôi rất đẹp, trong sân trồng nhiều loại cây cảnh, các chú thợ hồ rất vất vả khi xây nên những ngôi nhà cao tầng này. - Cô nhận xét: Qua phần thi Tìm hiểu và khám phá, cả 4 đội đều trả lời rất xuất sắc các câu hỏi, cô còn chụp nhiều kiểu nhà rất đẹp, cô sẽ cho c.c xem. ( Cho trẻ xem 1 số ngôi nhà cô chuẩn bị trên màn hình vi tính và trò chuyện cùng trẻ ) - C/c ơi, những ngôi nhà đẹp này được xây bằng những nguyên vật liệu gì? - Để ngôi nhà của mình luôn đẹp thì c/c phải làm gì? - Còn nhà c/c là nhà gì? bạn nào lên kể về ngôi nhà mình cho cô và các bạn cùng nghe nào ( Cô mời một vài trẻ lên chỉ vào tranh và kể về ngôi nhà của mình) * Cô giáo dục: Mỗi chúng ta đều được sống hạnh phúc trong ngôi nhà yêu thương của mình cùng với ông bà, cha mẹ, trong ngôi nhà ấy c/c được học tập, vui chơi, ăn, ngủ... Ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương, vì thế các con phải biết bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà của mình thêm sạch đẹp, không xả rác bừa bãi, không vẽ bẩn, giúp bố mẹ lau chùi 1 số đồ dùng trong gia đình. - Dù sống trong ngôi nhà như thế nào thì chúng ta phải biết yêu thương gắn bó và giữ gìn ngôi nhà của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua bài hát “ Nhà của tôi” sáng tác “ Thu Hiền”. Xin mời các gia đình cùng thể hiện. - Trời tối Đi ngủTrời sáng - Các con nhìn xem trên màn hình có ngôi nhà nào ?. + So sánh nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng giống và khác nhau như thế nào? * Giống nhau: - Đều có mái nhà, tường nhà, cửa sổ và cửa ra vào. * Khác nhau: Nhà 1 tầng Nhà nhiều tầng - Ít cửa, 1 tầng - Nhiều cửa, nhiều tầng - Ít phòng - Nhiều phòng - Sau đây là phần thi “ Lấy đúng theo hiệu lệnh”: Phần thi này yêu cầu cả 4 đội cùng tham gia thi, Ban tổ chức đã chuẩn bị các tranh lô tô về các kiểu nhà. - Khi nghe cô nói: 1 tầng thì c.c lấy trong rổ nhà mái ngói, nhà tranhgiơ lên cho cô xem. - Nhiều tầng thì c.c giơ nhà nhiều tầng lên ( nhà lầu, chung cư... ). bãi, không vẽ bẩn lên tường, lau chùi 1 số đồ dùng trong nhà nha c.c. HOẠT ĐỘNG 3: “ Tìm Đường Về Nhà” - Hôm nay c.c học rất giỏi để thưởng cho lớp, cô sẽ cho c.c chơi 1 trò chơi rất vui nhộn, lớp chúng mình có thích không? - Trò chơi có tên là “ Về Đúng Nhà”, c.c chú ý nghe cô giải thích. + Cách chơi: Cô vẽ 1 số vòng tròn trên sân nhà, trong mỗi vòng tròn đều có 1 ngôi nhà, nhà 1 tầng mái ngói, nhà 1 tầng mái bằng, nhà nhiều tầng. Mỗi trẻ 1 lô tô có hình giống với các ngôi nhà trong vòng tròn. - Cô và c.c vừa đi vừa hát bài “ Nhà cửa tôi”, khi có hiệu lệnh “ Về đúng nhà”, trẻ phải về đúng ngôi nhà giống với hình ảnh lô tô của các con. Cô đến từng “ Ngôi nhà” để kiểm tra xem có ai về “ Nhầm nhà”. Nếu trẻ nào về nhầm nhà thì nhảy lò cò 1 vòng. - Cho c.c chơi 3-4 lần. - Xin mời 4 gia đình cùng ban tổ chức kiểm tra kết quả chơi của 4 đội ( Kiểm tra đúng, sai ). KẾT THÚC: NXTD Thứ tư: 21/10/2015 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ ĐỀ TÀI: Hát “ NHÀ CỦA TÔI” Trọng Động: Vỗ Tay Theo Tiết Tấu Chậm Trò Chơi: Nghe Thấu Đoán Tài I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Trẻ thể hiện được nhịp điệu bài hát, biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài “ Nhà của tôi” -Trẻ kết hợp hát với vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “ Nhà của tôi” và thể hiện được niềm vui thích khi tham gia thể hiện cùng cô qua bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” -Thể hiện được sự đoàn kết qua trò chơi “ Nghe thấu đoán tài” và giúp trẻ phát triển đôi tai. II/ CHUẨN BỊ: - Màn hình về hình ảnh các ngôi nhà. - Cô hát đúng nhạc bài “Nhà của tôi”, “Ba ngọn nến lung linh”. -Đàn, băng nhạc bài hát - Mũ chóp, trống lắc, phách tre, gáo dừa - Quần, áo, trang phục: Bố mẹ cho trẻ đóng vai. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: HOẠT ĐỘNG 1: “ Ngôi Nhà Của Bé” -Loa! Loa! Loa. Chương trình “ Mái ấm gia đình” của chủ đề gia đình có tổ chức cuộc triển lãm về các kiểu nhà mang phong cách thời trang rất đẹp, xin mời bà con, cô bác cùng đến xem và cổ vũ cho chương trình được thành công tốt đẹp. loa, loa, loa - Tiếng loa vừa thông báo về chương trình này rất hay, cô cháu mình cùng nhau đến xem và cổ vũ cho chương trình nha! - Cô và trẻ đến màn hình vi tính ( Vừa đi vừa đọc thơ ) cho c.c xem về các kiểu nhà và cùng trò chuyện. - C.c ơi! nhà là nơi gia đình cùng chung sống, học tập và vui chơi. Trong ngôi nhà ấy có những người thân của c/c, ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Vì thế nhạc sĩ “ Thu Hiền” có sáng tác một bài hát rất hay c/c lắng nghe cô hát và đoán xem đó là bài hát gì. HOẠT ĐỘNG 2: Hát Vận Động “Nhà của Tôi” - Đúng rồi, đó là bài hát “Nhà của Tôi”. Các con ơi, bài hát “Nhà của Tôi” có một điệu vỗ rất hay. Hôm nay c/c hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này cho cô nghe. - Các con sẽ hát và vỗ tay như thế nào? ( Cho c/c chia làm 3 đội vỗ tay theo ý thích c/c ). Cô theo dõi trẻ. - Cô thấy c/c vỗ rất hay, có bạn vỗ theo nhịp, có bạn vỗ theo tiết tấu chậm, có bạn vỗ theo phách nhưng cô thấy bài hát này rất thích hợp để vỗ tay theo tiết tấu chậm. Bây giờ cô sẽ dạy các con vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nha! + Cô hát kết hợp vỗ tay lần 1. ( vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm ) + Cô hát và vỗ tay lần 2: Kết hợp giải thích : * Giải thích: Vỗ tay ( hoặc gõ ) theo tiết tấu chậm là: C/c vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng 1 nốt đen, rồi nghỉ bằng 1 tiếng ( vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh đầu ô nhịp ). - Cho cả lớp vỗ không hát ( 2-3 lần ) - Cô cho cả lớp hát kết hợp vổ tay cùng cô ( 2-3 lần ) -Xin mời từng tổ hát kết hợp vỗ + dụng cụ (3 tổ) - Gọi nhóm bạn trai, bạn gái hát ( 1 lần ) - Cá nhân 1-2 trẻ hát kết hợp vỗ -Cả lớp hát kết hợp gõ với dụng cụ lần cuối HOẠT ĐỘNG 3 : “ Cô Hát Bé Nghe” - Gia đình là tổ ấm che chở cho c.c, là nơi các con được yêu thương nhất. Đó là nội dung của bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” sáng tác của chú Ngọc Lễ, cô sẽ cho c.c nghe bài hát này. -Cô hát cho c/c nghe lần một với đàn -Cô bật băng bài hát và cho trẻ mặc trang phục: Bố, mẹ, con cầm tay nhau nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát. HOẠT ĐỘNG 4: “ Nghe Thấu Đoán Tài” - Để thưởng cho các con học ngoan, cô sẽ tặng cho 1 trò chơi rất vui có tên là “ Nghe thấu đoán tài” lớp mình có thích không? Bây giờ c/c nghe cô phổ biến cách chơi. + Luật chơi: Nếu đúng cả lớp hát theo, nếu sai sẽ bị phạt nhảy lò cò. + Cách chơi: - Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn lên chơi, các con điểm số từ 1- 5. Cô mời 2 bạn số 1 lên chơi, cô hát nhỏ vừa đủ 2 bạn nghe, nhiệm vụ của bạn số 1 là nói cho bạn số 2 nghe được câu hát của cô vừa hát. Bạn số 2 nói lại cho bạn số 3 nghe... Cuối cùng đến bạn số 5 phải hát lại câu hát đó, nếu đúng cả lớp hát theo, nếu sai sẽ nhảy lò cò. - Cho cả lớp chơi 3-4 lần. KẾT THÚC: NXTD Thứ năm: 22/10/2015 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Trẻ nhận biết sự giống và khác nhau về chiều cao của ba đối tượng -Trẻ sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, thấp nhất để diễn đạt mối quan hệ và so sánh về chiều cao giữa ba đối tượng - Qua trò chơi tìm bạn giúp trẻ nhận biết về chiều cao. - Qua đó giáo dục trẻ tính đoàn kết cùng nhau thực hiện. II/ CHUẨN BỊ: - Mỗi trẻ một rổ đựng 3 cây hoa có chiều cao khác nhau : Đỏ, xanh, vàng. - Một số đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp ( Lon cờ, ngôi nhà, cây xanh...) - Đồ dùng cô có kích thước to hơn trẻ: Màn hình vi tính có hình 3 ngôi nhà có chiều cao khác nhau. -Bảng nỉ lớn, phấn, tập, bút màu cho c/c, 2 búp bê III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: HOẠT ĐỘNG 1: Ôn Tập So Sánh Chiều Cao Của 2 Đối Tượng -Có ai đến thăm lớp mình kìa c/c? ( Búp bê xuất hiện) - Xin chào các bạn hôm nay mình và em đến thăm lớp chồi 1 để xem các bạn học như thế nào? -C/c nhìn xem hai chị em mình có chiều cao như thế nào so với nhau? -Ai cao hơn? -Ai thấp hơn? - Cô cho trẻ tự nhận xét và trả lời, sau đó cô nhận xét lại cho c/c biết -Đúng rồi búp bê Chị cao hơn, búp bê Em thấp hơn. -Tương tự cô cho 2 bạn ở trong lớp lên so sánh về chiều cao với nhau. HOẠT ĐỘNG 2: “ So Sánh Chiều Cao Của 3 Đối Tượng” -2 chị em khen c/c rất giỏi nên tặng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi để lớp mình cùng chơi trò chơi, bây giờ c/c hãy mang đồ chơi của mình về lớp ( Trẻ chuyển đội hình đến lấy đồ dùng về đội hình 3 hàng ngang ). + Cô: -Bạn búp bê cũng tặng cho cô 1 rổ đồ chơi, c.c nhìn xem đó là đồ chơi gì? ( 3 ngôi nhà) -Các ngôi nhà có màu gì? (Màu xanh, vàng, đỏ) -C/c hãy nhìn xem chiều cao của ba ngôi nhà này như thế nào so với nhau? ( Không bằng nhau) - Ngôi nhà màu Đỏ so với ngôi nhà màu Xanh, ngôi nhà nào cao hơn? ( Ngôi nhà màu Đỏ cao hơn ngôi nhà màu Xanh ) - Ngôi nhà màu Đỏ so với ngôi nhà màu Xanh và ngôi nhà màu Vàng như thế nào với nhau? ( Ngôi nhà màu Đỏ cao hơn 2 ngôi nhà kia nên ngôi nhà màu Đỏ cao nhất ) - Cho cả lớp nhắc lại ( 2-3 lần ) - Ngôi nhà màu Xanh với ngôi nhà màu Vàng, ngôi nhà nào thấp hơn? ( ngôi nhà màu Xanh thấp hơn ngôi nhà màu Vàng ) - Còn ngôi nhà màu Xanh so với ngôi nhà màu Đỏ và ngôi nhà màu Vàng như thế nào với nhau? ( Ngôi nhà màu Xanh thấp hơn ngôi nhà màu Đỏ và ngôi nhà màu Vàng nên ngôi nhà màu Xanh thấp nhất ) - Ngôi nhà màu Vàng như thế nào so với ngôi nhà màu Đỏ? ( Ngôi nhà màu Vàng thấp hơn ngôi nhà màu Đỏ ) - Ngôi nhà màu Vàng so với 2 ngôi nhà kia như thế nào? ( Ngôi nhà màu Vàng thấp hơn ngôi nhà màu Đỏ và cao hơn ngôi nhà màu Xanh nên ngôi nhà màu thấp hơn ) -Đúng rồi ngôi nhà màu Vàng cao hơn ngôi nhà màu Xanh nhưng lại thấp hơn ngôi nhà màu Đỏ nên ngôi nhà màu Vàng thấp hơn. -Cho c/c nhắc lại ( Ngôi nhà màu Đỏ cao nhất, ngôi nhà màu Vàng thấp hơn, ngôi nhà màu Xanh thấp nhất ) + Trẻ: - Còn của c/c thì sao, c/c hãy xếp ba cây hoa ra phía trước, c/c xếp từ trái qua phải ( trẻ xếp ) - C/c nhìn xem ba cây hoa có chiều cao như thế nào so với nhau? ( Không bằng nhau) - Cây hoa màu Đỏ so với cây hoa màu Xanh, cây hoa nào cao hơn? (Cây hoa màu Đỏ cao hơn cây hoa màu Xanh ) - Cây hoa màu Đỏ so với cây hoa màu Xanh và cây hoa màu Vàng 3 cây hoa này như thế nào với nhau? ( Cây hoa màu Đỏ cao hơn 2 cây hoa kia nên cây hoa màu Đỏ cao nhất ) - Cho cả lớp nhắc lại ( 2-3 lần ) - Cây hoa màu Xanh với cây hoa màu Vàng, cây hoa nào thấp hơn? (Cây hoa màu Xanh thấp hơn cây hoa màu Vàng ) - Còn cây
File đính kèm:
- 4-5 tuổiGia Đình tuần 2.doc