Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Lấy tăm cho bà”

. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Lấy tăm cho bà”

2. Ngôn ngữ

- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ

- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ

3. Xúc cảm - tình cảm

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào giờ học

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ những công việc vừa sức của mình

II. CHUẨN BỊ

- Slide trình chiếu bài thơ “Lấy tăm cho bà”, nhạc bài hát “Cháu yêu bà”

- Cô thuộc thơ

- Câu hỏi đàm thoại

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát

- Trang phục của cô và trẻ rộng rãi, thoải mái

 

docx7 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Lấy tăm cho bà”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động: Văn học
Chủ đề lớn: Gia đình
Chủ đề nhỏ: Đồ dùng gia đình
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Lấy tăm cho bà”
Đối tượng: 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
Ngày dạy: Ngày 19 tháng 11 năm 2020
Người dạy: Đỗ Thị Phượng
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Lấy tăm cho bà”
2. Ngôn ngữ
- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ
- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ 
3. Xúc cảm - tình cảm
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào giờ học
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ những công việc vừa sức của mình 
II. CHUẨN BỊ
- Slide trình chiếu bài thơ “Lấy tăm cho bà”, nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
- Cô thuộc thơ
- Câu hỏi đàm thoại
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ rộng rãi, thoải mái
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài:
Cô và trẻ cùng vận động bài hát “Cháu yêu bà”
- Chúng mình vừa cùng cô vận động bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
À! Bài hát “Cháu yêu bà” nói về cháu rất yêu bà, nghe lời bà tình cảm đó làm cho bà rất vui.
- Cô dẫn dắt vào bài
2. Phát triển bài 
* Cô đọc mẫu, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, giảng nội dung, trích dẫn, luyện đọc từ khó, đàm thoại
- Cô đọc lần 1: “Cô đọc kết hợp với cử chỉ điệu bộ”
Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả 
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: “Kết hợp trình chiếu hình ảnh”
=> Giảng nội dung: Cô giáo trong bài thơ đã dạy bạn nhỏ rằng khi ăn cơm xong nhớ lấy tăm, lấy nước mời bà như vậy mới là cháu ngoan đấy.
- Cô đọc trích dẫn:
 “Cô giáo dạy cháu về nhà
 Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm”
- Hai câu thơ đầu cô giáo dạy bạn nhỏ khi ăn cơm xong nhớ lấy tăm cho bà.
 “Nhưng bà đã rụng hết răng
 Cháu không còn được lấy tăm cho bà”
- Răng của bà đã rụng hết bạn nhỏ không được lấy tăm cho bà
 “Em đi rót nước bưng ra
 Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui”
- Bạn nhỏ bưng cốc nước chè mời bà uống. Mùi hương từ cốc chè rất thơm
- Giải thích từ
+ “Hương tỏa”: Có nghĩa là mùi hương bốc ra từ cốc nước chè mà bạn nhỏ bưng ra mời bà rất thơm.
+ Luyện đọc từ: “Hương tỏa”
* Đàm thoại:
- Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô giáo đã dạy bạn nhỏ điều gì? Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Nhưng răng của bà bị làm sao nhỉ?
- Vậy bạn nhỏ đã bưng gì ra mời bà?
- Chúng mình học tập được điều gì từ bạn nhỏ?
* Giáo dục: Sau khi ăn cơm xong chúng mình phải nhớ lấy tăm, lấy nước mời ông, bà, bố, mẹ và những người lớn trong gia đình nhé! Chúng mình đã nhớ chưa nào?
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần
- Cô cho 3 tổ thi đua nhau đọc thơ
- Cô cho nhóm trẻ đọc thơ “Nhóm bạn trai, bạn gái”
- Cô cho cá nhân trẻ đọc thơ 
+ Cô bao quát, sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ to, rõ ràng
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, động viên khuyến khích trẻ
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” và nhẹ nhàng chuyển hoạt động.
- Trẻ vận động cùng cô bài “Cháu yêu bà”
- 1-2 trẻ trả lời: Bài hát “Cháu yêu bà” 
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- 2-3 trẻ trả lời : Bài thơ “Lấy tăm cho bà” của tác giả Định Hải
- Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe cô đọc
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe cô giải thích từ khó
- Trẻ đọc từ khó
- 2-3 trẻ: Lấy tăm cho bà
- 1-2 trẻ: Tác giả Định Hải
- 2-3 trẻ: Ăn xong lấy tăm cho bà
- Răng của bà đã rụng hết
- 1-2 trẻ trả lời: Bưng nước
- 2-3 trẻ trả lời: Phải biết yêu thương chăm sóc bà 
- Trẻ lắng nghe
- Lớp đọc thơ 2-3 lần
- 3 tổ đọc thơ
- Nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ lên đọc thơ
- Trẻ hứng thú
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” và nhẹ nhàng chuyển hoạt động
* Đánh giá cuối ngày:
- Sĩ số:.Trẻ nghỉ học.............
-Tình trạng sức khỏe:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2020
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Văn học
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ “Đôi mắt của em”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Nhận thức :
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Đôi mắt của em”
2. Ngôn ngữ :
- Phát triển vốn từ, ghi nhớ cho trẻ. 
- Trẻ đọc to rõ ràng.
3. Xúc cảm tình cảm:
- Trẻ biết yêu quý, giữ gìn và rửa mặt hàng ngày để bảo vệ đôi mắt. 
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Nhạc bài hát tiếng anh các bộ phận cơ thể
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài 
- Cho cả lớp vận động theo nhạc bài hát tiếng anh các bộ phận của cơ thể
- Cô trò chuyện về nội dung bài vận động và dẫn dắt vào bài.
2. Phát triển bài
* Dạy trẻ đọc thơ “Đôi mắt của em”
- Cô đọc lần 1: Kết hợp với cử chỉ điệu bộ
Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa
=> Giảng nội dung: Bài thơ nói về đôi mắt của bạn nhỏ rất là xinh và đôi mắt giúp bạn nhỏ có thể nhìn thấy và bạn nhỏ luôn giữ gìn đôi mắt của mình.
* Cô đọc trích dẫn, giảng từ khó
- Đoạn 1: “Đôi mắt xinh xinh
 Đôi mắt tròn tròn
 Giúp em nhìn thấy
 Mọi vật xung quanh”
Đoạn thơ nói về bạn nhỏ có đôi mắt rất là xinh đôi mắt có thể giúp bạn nhỏ nhìn thấy moi vật xung quanh.
* Từ khó
+ Đôi mắt xinh xinh: Rất đẹp
+ Đôi mắt tròn tròn: Đôi mắt tròn
- Luyện đọc từ: “Xinh xinh”, “tròn tròn”
- Đoạn 2: “Em yêu em quý
 Đôi mắt xinh xinh
 Giữ cho đôi mắt
 Ngày càng sáng hơn”
Đoạn thơ nói về bạn nhỏ rất yêu quý và giữ gìn đôi mắt của mình.
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bạn nhỏ có đôi mắt như thế nào?
- Mắt giúp bạn nhỏ làm gì ?
- Bạn nhỏ có yêu quý đôi mắt của mình không? 
=> GD: Các con phải biết yêu quý, giữ gìn đôi mắt của mình.
* Trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp đứng thành vòng tròn đọc thơ 2 lần
- Mỗi tổ đọc 1 lần
- Nhóm đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai và động viên trong khi trẻ đọc.
3. Kết thúc 
- Cho trẻ đọc bài thơ “Đôi mắt của em” và đi ra ngoài.
- Trẻ hát 1 lần. 
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Quan sát lắng nghe.
- 2 trẻ “Đôi mắt của em”, của tác giả Lê Thị Phương
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp đọc từ khó
- Cả lớp lắng nghe
- 3-4 trẻ trả lời: Bài thơ “Đôi mắt của em”
- 2-3 trẻ trả lời: Đôi mắt xinh xinh
- Nhìn thấy moi vật xung quanh.
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp đọc cùng cô.
- 3 tổ đọc.
- 3-4 nhóm.
- 3-4 trẻ.
- Trẻ đọc thơ đi ra ngoài.
* Đánh giá cuối ngày:
- Sĩ số:.Trẻ nghỉ học.............
- Tình trạng sức khỏe:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 3 tuoi_12950047.docx
Giáo Án Liên Quan