Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ: Cây dây leo

 1.Ổn định tổ chức.

-Cô và trẻ cùng nhau chơi trò chơi:” Gieo hạt”

 2. Vào bài:

- Hạt đã nảy mầm thành cây rồi. Các con ơi! Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây xanh, có cây trồng để lấy bóng mát, có cây trồng để làm cảnh, có một loại cây có thân nhỏ mềm mại rất đáng yêu đã được nhà thơ Xuân Tửu sáng tác rất là hay. Các con có muốn biết đó là cây gì không? Các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc sẽ rõ nhé!

*Cô đọc thơ cho trẻ nghe:

- Cô giới thiệu tên bài thơ: Cây dây leo. Sáng tác: Nhà thơ Xuân Tửu

- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1.

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gi?

-Bài thơ do ai sáng tác?

-Cô đọc thơ diễn cảm lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.

- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả?

-Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về cây dây leo khi mới trồng cây rất bé, bé tí teo và khi được chăm sóc đầy đủ như đất, nước, ánh sáng thì cây lớn nhanh, cành của cây bò ra ngoài cửa sổ để đón tia nắng, làn gió mát và những hạt mưa rào cây sẽ nở ra nhiều bông hoa đẹp đấy các con ạ!

*Giải nghĩa từ khó: “Nghển cổ” nghĩa là cây muốn vươn lên thật cao để đón ánh nắng, gió, mưa để cây lớn nhanh đấy. còn “Bé tí teo” nghĩa là rất nhỏ bé đấy các con ạ!

 

docx4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ: Cây dây leo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề tài: Thơ: Cây dây leo
 Loại tiết: Trẻ chưa biết
	 Đối tượng: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
 I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
 - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, bước đầu thuộc lời thơ.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. 
 - Rèn trẻ chú ý có chủ định.
 3. Thái độ:
 - Góp phần giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
 II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng: 
 - Video hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
 - Sa bàn minh họa bài thơ.
 - Powpoint đàm thoại.
 - Nhạc không lời. Nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh”
 - Ghế cho trẻ ngồi.
 2. Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, phù hợp thời tiết. 
 III. Cách tiến hành.
Thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Ổn định Vào bài
Nội dung
Kết thúc
 1.Ổn định tổ chức.
-Cô và trẻ cùng nhau chơi trò chơi:” Gieo hạt”
 2. Vào bài:
- Hạt đã nảy mầm thành cây rồi. Các con ơi! Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây xanh, có cây trồng để lấy bóng mát, có cây trồng để làm cảnh, có một loại cây có thân nhỏ mềm mại rất đáng yêu đã được nhà thơ Xuân Tửu sáng tác rất là hay. Các con có muốn biết đó là cây gì không? Các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc sẽ rõ nhé!
*Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
- Cô giới thiệu tên bài thơ: Cây dây leo. Sáng tác: Nhà thơ Xuân Tửu
- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gi?
-Bài thơ do ai sáng tác?
-Cô đọc thơ diễn cảm lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
-Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về cây dây leo khi mới trồng cây rất bé, bé tí teo và khi được chăm sóc đầy đủ như đất, nước, ánh sáng thì cây lớn nhanh, cành của cây bò ra ngoài cửa sổ để đón tia nắng, làn gió mát và những hạt mưa rào cây sẽ nở ra nhiều bông hoa đẹp đấy các con ạ!
*Giải nghĩa từ khó: “Nghển cổ” nghĩa là cây muốn vươn lên thật cao để đón ánh nắng, gió, mưa để cây lớn nhanh đấy. còn “Bé tí teo” nghĩa là rất nhỏ bé đấy các con ạ!
*Đàm thoại- Trích dẫn:
- Bài thơ nói về cây gì? 
- Cây dây leo trong bài thơ có thân hình như thế nào?
À! Đúng rồi! Cây dây leo có thân hình bé tí teo đấy.
 “Cây dây leo 
 Bé tí teo.
-Cây dây leo được trồng ở đâu?
(Cây dây leo được trồng ở trong nhà)
 “Ở trong nhà 
 Lại bò ra
 Ngoài cửa sổ.
-Cây dây leo bò ra ngoài cửa sổ để làm gì?
 “Và nghển cổ
 Lên trời cao
 Hỏi vì sao?
 Cây trả lời
 Ra ngoài trời
 Cho dễ thở
 Tắm nắng gió
 Gội mưa rào.
À! Đúng rồi! Cây dây leo bò ra cửa sổ, cây thích nghển cổ vươn lên bầu trời cao để hít thở không khí trong lành, tắm những tia nắng rực rỡ, những làn gió mát, gội những cơn mưa rào mùa hạ để cây lớn nhanh đấy.
-Khi được tắm nắng, gió, mưa thì cây như thế nào?
 “Cây mới cao
 Hoa mới đep”
Các con ạ1 Cây dây leo trong bài thơ được tác giả miêu tả như một con người, một bạn nhỏ tinh nghịch và đáng yêu. Khi được tắm nắng, gió, nước của những cơn mưa mát thì cây sẽ lớn nhanh và nở nhiều hoa đẹp đấy.
Cây xanh rất có ích cho con người, tạo cho môi trường sống của chúng ta bầu không khí trong lành, mát mẻ đấy các con ạ!
-Muốn cây xanh tốt thì các con phải làm gì?
=> Cây cho bóng mát, hoa đep, cây cho quả ngọt vì vậy các con phải chăm sóc bảo vệ cây, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây không được ngắt lá, bẻ cành cây, các con có đồng ý với cô không nào?
Bây giờ các con có muốn học thuộc bài thơ này không? 
*Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2 lần.
- Từng tổ đọc thơ (3 tổ).
- Từng tốp trẻ đọc thơ (2-3 tốp)
- Cá nhân trẻ đọc (Nếu trẻ thuộc)
- Cả lớp đọc lại 1lần.
(Cô chú ý quan sát trẻ đọc, sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ đọc thơ)
-Cô đọc thơ lần 3 kết hợp minh họa bằng sa bàn. (Trẻ ngồi hình vòng cung trước sa bàn chú ý lắng nghe cô đọc thơ).
- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ. Bài thơ rất hay các con nhớ về đọc cho ông bà, bố mẹ nghe nhé.
Các con ơi! Bài thơ “Cây dây leo” rất là hay đấy. Cô rất thích bài thơ này và cô đã chuyển thể thành bài hát. Các con có thích hát cùng cô không? Cô cháu mình cùng nhau hát bài này nhé! (Cô hát trẻ hưởng ứng cùng cô)
Bài hát đã khép lại bài học của chúng mình ngày hôm nay. Bây giờ cô cháu mình cùng nhau ra sân để ngắm những tán lá cây xanh trong sân trường mình nhé! (Cô bật nhạc bài hát “Em yêu cây xan
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Cô gọi 3-4 trẻ 
-Cô gọi 2-3 trẻ
-Cô gọi 2-3 trẻ 
-Cô gọi 2-3 trẻ 
-Cô gọi 3-4 trẻ
-Cô gọi 3-4 trẻ
c-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ đọc thơ
-Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docxphat trien ngon ngu 3 tuoi_12956384.docx