Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Hoạt động: Bé tìm hiểu về trường mầm non

A/ HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Hoạt động: Bé tìm hiểu về trường mầm non

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết về trường mầm non của trẻ: Trường Mầm non Sóc Nâu, đường Trần Cao Vân, phường 5.

- Trẻ biết các khu vực, các phòng học của trường.

- Trẻ biết tên các cô chú trong trường và công việc của họ.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết trả lời trọn vẹn câu hỏi của cô.

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát và phận tích.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tập trung chú ý có chủ định.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết lễ phép với cô giáo và người lớn, biết yêu trường mếm bạn.

- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.

 

docx14 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Hoạt động: Bé tìm hiểu về trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ hai, ngày 11 tháng 09 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: 	Phát triển nhận thức
Hoạt động: Bé tìm hiểu về trường mầm non
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết về trường mầm non của trẻ: Trường Mầm non Sóc Nâu, đường Trần Cao Vân, phường 5.
Trẻ biết các khu vực, các phòng học của trường.
Trẻ biết tên các cô chú trong trường và công việc của họ.
Kỹ năng:
Trẻ biết trả lời trọn vẹn câu hỏi của cô.
Rèn cho trẻ khả năng quan sát và phận tích.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tập trung chú ý có chủ định.
Thái độ:
Giáo dục trẻ biết lễ phép với cô giáo và người lớn, biết yêu trường mếm bạn.
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
Tranh ảnh về trường lớp mầm non.
Tranh ảnh các khu vực trong trường.
Đồ dùng của trẻ:
Giấy A4, bút chì đủ số trẻ.
Khối tam giác, khối vuông và khối chữ nhật.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu đây là trường Mầm non”.
Bài hát vừa hát có tên là gì? Bài hát nói về điều gì?
Các bạn đang học trường tên gì nào?
Để biết rõ hơn về trường màm non Sóc Nâu thì chúng ta cùng timg hiểu xem nhé!
Hoạt động 2: Trò chuyện về trường Mầm non
Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về trường mầm non Sóc Nâu và đàm thoại với trẻ.
Trường chúng ta nằm ở đường nào?
Ngoài lớp chúng ta còn có những phòng nào?
Phòng y tế để làm gì?
Trong văn phòng có ai làm việc? 
Ngoài ra còn có những người nào?
Theo cháu, bác bảo vệ làm công việc gì?
Các con đến trường để làm gì? Học những gì nào?
Con cảm thấy thế nào khi được đến trường? Vì sao?
Giáo dục: Biết yêu trường mến bạn, phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
Cho trẻ hát bài hát “Vui đến trường”.
Trò chơi: Ai nhanh tay.
Luật chơi: Trẻ phải đặt cân đối khối tam giác lên khối hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Cách chơi: Mỗi đội 5 trẻ chơi trong vòng 2 phút xếp được nhiều lớp cho trường thì đội đó thắng.
Hoạt động 3: Kết thúc
Cô nhắc lại nội dung bài học, nhận xét chung – tuyên dương.
Cô cho trẻ về bàn, phát tranh không màu về trường mầm non cho cả lớp tô màu.
Trẻ tô xong, cô cho lớp nghỉ.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Phổ biến trò chơi “Bánh xe quay”.
Mục đích yêu cầu
Trẻ biết chơi trò chơi.
Phát triển cơ bắp.
Rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
Tiến hành
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
+ Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xô thì trẻ ngồi xuống.
+ Cách chơi: Trẻ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn. Khi có hiệu lệnh gõ xắc xô trẻ cầm tay nhau, chạy theo 2 vòng tròn, 2 nhóm chạy ngược chiều nhau, làm thành 2 bánh xe quay. Khi cô nói “bánh xe quay nhanh nhanh” thì trẻ chạy nhanh, khi cô nói “bánh xe quay chậm chậm” thì trẻ chạy chậm. Khi dứt tiếng xắc xô thì trẻ ngồi xuống.
Tổ chức cho trẻ chơi.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
..
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ ba, ngày 12 tháng 09 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: 	Phát triển thể chất
Hoạt động: Đi trong đường hẹp
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ đi khéo léo trong đường hẹp không dẫm vạch lề.
Biết cách chuyền bóng sang phải, sang trái không làm rơi bóng.
Kỹ năng
Trẻ biết đi trong đường hẹp không giẫm vạch, không cúi đầu,mắt nhìn thẳng phía trước, chân bước đều vừa phải, không lê chân.
Phát triển thể lực cho trẻ.
Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập thể thao.
 - Trẻ hứng thú vào giờ học. Rèn luyện tính kĩ luật, tinh thần tập thể.
Chuẩn bị:
Vẽ 2 vạch làm con đường tới trường.
Khăn bịt mắt, mũ dê để cháu chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đứng xúm xít xung quanh cô và cùng trò chuyện.
Các con biết không con đường từ nhà bạn búp bê đi tới trường rất là hẹp, đi rất khó khăn. Bạn búp bê phải tập đi qua đó và bạn ấy đã đi được rồi.
Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tập đi qua con đường hẹp mà bạn búp bê vẫn thường đi để xem chúng ta có giỏi như bạn không nhé. 
Cho trẻ vận động đi các kiểu chân khác nhau theo cô. 
+ Đi thường
+ Đi bằng mũi bàn chân
+ Đi bằng gót chân
+ Đi khom lưng
+ Chạy chậm – chạy nhanh – về hàng. Trẻ đứng thành 3 hàng ngang cách nhau một sải tay.
Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung: Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp.
Tay vai: Đưa tay ra trước – lên cao.
Chân: ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.
Bụng lườn: đứng quay người sang 2 bên 45 độ.
Bật nhảy: tay chống hông, bật tách chụm chân.
Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp
Cô cho cháu về đứng 2 hàng đối diện nhau.
Cô làm mẫu cho cháu xem 2 lần.
+ Lần 1 không giải thích.
+ Lần 2 làm chậm kết hợp giải thích: Tư thể chuẩn bị đứng tự nhiên cách vạch chuẩn khoảng 30cm, chân không dẫm vạch. Khi có hiệu lệnh thì cô bước vào trong đường hẹp tay chống hông và đi thẳng về phía trước. Khi đi cô bước đi đều, không giẫm lên vạch, người đi ngay ngắn, cô đi thẳng đầu không cúi.
Cô vừa thực hiện vận động gì?
Mời 1 trẻ lên làm mẫu cho cả lớp xem.
Các bạn vừa làm quen với vận động gì?
Khi thực hiện vận động con phải đi như thế nào?
Cho trẻ lên thực hiện theo hàng, nhóm, cá nhân. (Cô theo dõi và sửa sai)
Cho trẻ lên thi nhau đi trong đường hẹp.
Trò chơi vận động: “Chuyền bóng”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu cách chơi: Mỗi đội có 1 trẻ cầm bóng, đứng đầu hàng. Khi cô hô "bắt đầu" thì bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ như vậy đến hết hàng. Lúc đầu chuyền sang tay phải, sau chuyền sang tay trái, làm theo hiệu lệnh của cô.
 - Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài 1 lần chơi.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
-	Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Đọc thơ: Giờ ăn
Mục đích yêu cầu
Trẻ thuộc tên bài thơ và thuộc bài thơ Giờ ăn
Trẻ hiểu được nội dung bài thơ
Tiến hành
Cô đọc mẫu lần 1.
Cô đọc mẫu lần 2 và giảng nội dung.
Cho cả lớp đọc thơ cùng cô.
Cho từng tổ đọc và mời cá nhân trẻ lên đọc thơ.
Trò chuyện với bé về trường, lớp mầm non
Mục đích yêu cầu
Củng cố lại bài học Bé tìm hiểu về trường mầm non
Cung cấp thêm kiến thức hiểu biết về trường, lớp mầm non mà bé đang học
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Tiến hành
Cho trẻ nhắc lại tên trường, tên lớp mình đang học.
Cô củng cố kiến thức đã học về trường mầm non trong bài Bé tìm hiểu về trường mầm non
Cô giới thiệu thêm về các phòng học, phòng chức năng, các hoạt động của nhà trường trong năm học.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ tư, ngày 13 tháng 09 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: 	Phát triển nhận thức
Hoạt động: Ôn số lượng 1, 2.
	Nhận biết số 1, 2. Đếm đến 2.
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ ôn số lượng 1, 2 và nhận biết chữ số 1, 2. Đếm đến 2.
Biết xếp đồ chơi tương ứng với số lượng.
Kỹ năng:
Luyện kỹ năng đếm, thêm bớt nhóm có 2 đối tượng.
Rèn khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ đích.
Thái độ:
Trẻ thích thú tham gia vào hoạt động, trẻ ham thích học toán.
Trẻ biết dùng các que tính để xếp thành trường mầm non.
Chuẩn bị:
- Máy đĩa+ đĩa nhạc thể dục.
- Các thẻ số, 1 tờ giấy trắng.
- Đồ dùng đồ chơi có số lượng 1, 2.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp – Thu hút
Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”.
Trò chuyện về nội dung bài hát vừa hát.
Hoạt động 2: Nội dung chính
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp những nhóm đồ chơi có số lượng 1, 2.
- Cô gắn 2 cái cặp, 2 quyển vở, 2 bút chì, 2 bảng con.
- Cô gọi 1 vài trẻ trả lời.
- Cho trẻ đếm lại số lượng đồ vật.
- Cô nói (Lắng nghe, lắng nghe) , trẻ nói (Nghe gì, nghe gì).
- Cho trẻ đếm số tiếng vỗ tay, tiếng gõ, tiếng trống. lắc có bao nhiêu tiếng? Sau đó, cô mời trẻ gõ lại .
- Cô vỗ 2 tiếng trẻ giơ 2 ngón tay, vỗ 1 tiếng trẻ giơ 1 ngón tay hoặc ngược lại cô giơ 2 ngón tay trẻ vỗ 2 tiếng
- Cô lấy thẻ số 1, 2 không để trẻ nhìn thấy, dùng tờ giấy che số đó lại. Vừa di chuyển tờ giấy để số dần dần lộ ra 1 phần vừa hỏi trẻ : “Đây là số mấy?”
- Sau khi trẻ đoán, hỏi trẻ xem tại sao cháu đoán như vây và bỏ hẳn tờ giấy trắng để số đó lộ ra hoàn toàn cho cả lớp xem.
- Giới thiệu chữ số 1 và chữ số 2.
- Tạo nhóm hai đối tượng.
+ Với một món đồ chơi các con đã có sẵn, bây giờ nếu muốn được hai thì cô sẽ làm gì?
+ Cho trẻ thực hiện tạo nhóm 2.
+ Đã có một món đồ chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ được mấy?
+ Vậy 1 + 1 bằng mấy?
Trò chơi:
Thi xem ai nhanh: Khi cô yêu cầu chữ số nào thì trẻ hãy chọn thẻ số và đưa lên theo yêu cầu của cô.
Về đúng nhà:Trẻ cầm thẻ số về đúng nhà có số chấm tròn bằng nhau.
Hoạt động 3: Kết thúc
Nhận xét – tuyên dương.
Cô cùng trẻ hát bài hát Bé tập đếm và cho lớp nghỉ.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Hoàn thành bài tập làm quen với toán qua các con sô (trang 2)
Mục đích yêu cầu 
Ôn nhận biết số 1, 2.
Rèn khả năng đếm số lượng cho trẻ.
Củng cố kỹ năng cầm bút, tô màu.
Tiến hành
Cô giới thiệu tên bài tập: số lượng 1; 2
Hướng dẫn trẻ đếm số lượng búp bê, bóng bay.
Cho trẻ tô chữ số 1, 2.
Hướng dẫn trẻ tô màu số hạt trong mỗi sợi dây.
Cô cho trẻ thực hành bài tập.
Cô quan sát, hướng dẫn và sửa sai.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ năm, ngày 14 tháng 09 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: 	Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Hát vỗ đệm theo nhịp “Em đi mẫu giáo”
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Nghe hát: Cô nuôi dạy trẻ
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát “Em đi mẫu giáo”.
- Biết lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát “Cô nuôi dạy trẻ”. 
- Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”.
Kỹ năng:
- Rèn trẻ có kỹ năng hát đúng theo nhịp bài hát.
- Rèn kỹ năng lao động, tự phục vụ.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
Thái độ:
- Trẻ thích thú với những tác phẩm và các hoạt động âm nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu trường lớp, đi học đều.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cô giáo, ông, bà, bố, mẹ.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
Đĩa nhạc bài “Em đi mẫu giáo”, “Cô nuôi dạy trẻ”.
Xắc xô, 5 chiếc vòng thể dục.
Đồ dùng của trẻ:
Xắc xô, phách tre.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc thơ “Bé tới trường”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói đến ai?
- Dẫn dắt giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Dạy hát “Em đi mẫu giáo”
- Cô giới thiệu bài hát và tác giả. (Bài hát Em đi mẫu giáo do nhạc sĩ Dương Minh Viên sáng tác)
- Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát lần 2 với nhạc: Giảng nội dung bài hát.
Các con ạ, bài hát nói về một bạn nhỏ đi mẫu giáo khi nắng vừa lên, chim thì hót líu lo, cô giáo vui mừng đón bạn vào lớp. Bạn nhỏ đến lớp được cô gióa dạy nhiều điều hay và chơi rất là vui đấy.
- Cô dạy trẻ háy từng câu liên tiếp:
+ “Nắng vừa lên  chào chúng em”
+ “Cô giáo khen em chăm học”
+ “Mừng vui đón  vui hát ca”
+ “Cô giáo em dạy  đi học đều”
+ “Trường mẫu giáo  mếm yêu”
+ “Trường mẫu giáo  rất vui”
- Cô cho cả lớp cùng hát.
- Chúng ta cùng hát thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân,
- Giải thích co trẻ những từ khó như: “chim chuyền cành”, “nắng vừa lên”.
- Để bài hát thêm vui, các con vỗ tay theo nhịp cùng cô nhé.
- Cô khuyến khích trẻ tự thể hiện động tác, điệu bộ diễn cảm.
Hoạt động 3: Nghe hát “Cô nuôi dạy trẻ”
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp, cô giáo, công việc của cô ở lớp.
- Giới thiệu bài hát “Cô giáo”.
- Hát cho trẻ nghe 1 - 2 lần.
- Lần 2 cô kết hợp múa minh hoạ theo đĩa.
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
Trò chơi có tên là “Ai nhanh nhất”.
Cách chơi: Mỗi lượt chơi có 6 – 7 trẻ, có 5 chiếc vòng. Khi nhạc bật lên trẻ sẽ đi xung quanh các vòng, vừa đi vừa hát, khi nghe tiếng xắc xô trẻ phải nhanh chân nhảy vào đứng trong vòng. Số vòng sẽ giảm sau mỗi lượt chơi.
Luật chơi: Bạn nào không đứng trong vòng sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng và loại ra khỏi cuộc chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Kết thúc tiết học:
Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ.
Cô cho trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo” và nhẹ nhàng về các góc chơi.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoàn thành bài tập làm quen với chữ cái (trang 2,3)
Mục đích yêu cầu
Ôn lại chữ cái O. Tìm và gạch dưới được các chữ cái O trong từ.
Biết và đọc được bài đồng dao “Con cò mà hay đi chơi”.
Rèn kỹ năng cầm bút bằng tay phải.
Tiến hành
Cô giới thiệu tên bài tập
Cho trẻ đọc cùng cô bài đồng dao “Con cò mà hay đi chơi”
Cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái o trong các từ dưới hình vẽ.
Hướng dẫn trẻ tô các đường nét của chữ cái o.
Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
Chơi trò chơi: Bánh xe quay
1.	Mục đích yêu cầu
-	Trẻ biết chơi trò chơi.
-	Phát triển vận động cơ bắp.
-	Rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
2.	Tiến hành
-	Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cô nêu lại cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
-	Tổ chức cho trẻ chơi.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
.
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ sáu, ngày 15 tháng 09 năm 2017
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: 	Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen chữ cái O, Ô, Ơ
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái o, ô, ơ.
Trẻ nhận ra các chữ cái o, ô, ơ trong từ.
Trẻ biết quan sát, phân tích, so sánh và phân biệt được các chữ cái o, ô, ơ.
Kỹ năng:
Luyện phát âm, nhận biết, phân biệt đúng chữ cái o, ô, ơ.
Rèn kỹ năng so sánh nhứng đặc điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái o, ô, ơ.
Phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ.
Thái độ:
Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp, có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 
Bộ chữ cái o, ô, ơ.
Tranh vẽ: cháu chào cô ạ; cô giáo và các bạn.
Tivi, máy tính.
Nhạc bài hát: ngày vui của bé.
Đồ dùng cho trẻ: 
Rổ đựng chữ cái o, ô, ơ.
Một số thẻ chữ cái o, ô, ơ và tranh vẽ.
Bút màu, tranh chữ o,ô, ơ chưa tô.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định lớp – Thu hút trẻ.
- Cô cùng trẻ vận động theo bài hát “Em đi mẫu giáo”.
- Trò chuyện về trường lớp mầm non.
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Đến trường các con thấy thế nào?
+ Để giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong trường chúng ta phải làm gì ?
Giáo dục trẻ biết yêu quí trường, lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái O, Ô, Ơ.
Làm quen chữ cái O.
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “Quả bóng”.
- Cô đọc từ dưới tranh.
- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu chữ O và phát âm. (2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
- Cô cho trẻ sờ và phát hiện các nét của chữ O.
 + Chữ O có nét gì ? 
- Cô phân tích nét của chữ O trên máy (chữ O gồm 1 nét cong tròn khép kín).
- Ngoài chữ O in thường cô đã giới thiệu còn có chữ O in hoa và chữ o viết thường vào lớp một các con sẽ được học .
 + Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này ? 
 - Cô cho trẻ phát âm lại .
Làm quen chữ cái Ô.
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “ Cô giáo”.
 - Cô đọc từ dưới tranh.
 - Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
 - Cô giới thiệu chữ ô và phát âm. (2-3 lần)
 - Cô cho trẻ sờ và phát hiện nét của chữ Ô.
 + Bạn nào có nhận xét về chữ Ô ?
 - Cô phân tích nét của chữ Ô trên máy.
 - Ngoài chữ Ô in thường các bạn vừa nhìn thấy còn có chữ Ô in hoa và chữ ô viết thường .
 - Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?
 - Cho trẻ phát âm lại.
Làm quen chữ cái Ơ.
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ “ lá cờ”.
 - Cô đọc từ dưới tranh.
 - Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
 - Cô giới thiệu chữ Ơ và phát âm. (2-3 lần)
 - Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
 - Cô cho trẻ sờ và phát hiện nét của chữ Ơ.
 + Ai có nhận xét gì về chữ Ơ ?
 - Cô phân tích nét của chữ Ơ trên máy
 - Ngoài chữ Ơ in thường còn có chữ Ơ in hoa và chữ ơ viết thường .
 - Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?
- Cô cho trẻ phát âm lại
d) So sánh – Phân biệt các chữ cái O, Ô, Ơ.
- So sánh chữ o - ô:
+ Giống nhau: Có 1 nét cong trong khép kín.
+ Khác nhau: chữ o không có mũ.
 Chữ ô có mũ.
 - So sánh chữ ô – ơ:
 + Giống nhau : Có 1 nét cong tròn khép kín.
 + Khác nhau : chữ ô có dấu mũ ở trên.
 Chữ ơ có dấu móc ở bên phải.
 - Cho trẻ phát âm lại chữ o, ô, ơ.
 + Vừa rồi cô cho các cháu làm quen chữ cái gì ?
 - Sau đó, cho trẻ đếm có mấy chữ cái ?
 - Cô mời trẻ đứng dậy làm điệu bộ : o tròn như quả trứng gà , ô thì đội nón, ơ thì thêm râu. 
Hoạt động 3: Trò chơi :
*Trò chơi 1: “Bé khéo tay”
 - Cách chơi: Khi nghe cô phát âm chữ nào, trẻ chọn thẻ chữ cái hoặc các nét rời để tạo thành chữ theo yêu cầu của cô .Trẻ xếp xong thì chỉ tay vào chữ cái vừa xếp và phát âm.
 +Lần 1: Cho trẻ tạo chữ bằng dây điện.
 +Lần 2: Cho trẻ xếp cái chữ cái ra và phát âm
 +Lần 3: Cô cho trẻ chọn thẻ chữ cái giơ lên.
*Trò chơi 2: “Về đúng chữ cái dưới tranh”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi .
 + Cách chơi : cô giới thiệu cô có bức tranh có chứa chữ cái trong từ ( kéo co ; cái ô; cái nơ ). Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ cái .Trẻ vừa đi vừa hát một bài hát. Khi nghe hiệu lệnh về đúng chữ cái, thì trẻ phải chạy về đúng tranh có chứa chữ cái giống chữ cái mà trẻ cầm trên tay.
 + Luật chơi : Bạn nào chạy về không đúng chữ cái có trong từ thì nhảy lò cò.
 - Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
Kết thúc hoạt động:
 - Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.
 - Cho trẻ hát bài “ Ngày vui của bé” và nghỉ.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Lao động, nêu gương
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết nhận xét gương người tốt việc tốt trong ngày, tiêu chuẩn để đạt bé ngoan trong tuần.
- Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết tham gia giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
- Trẻ thích thú tham gia hoạt động nêu gương, vâng lời người lớn, biết nhận lỗi khi có khuyết điểm, mong muốn trở thành bé ngoan.
Tiến hành
Cô nhắc lại các tiêu chí đạt phiếu bé ngoan.
Đọc tên những bạn đạt phiếu bé ngoan tuần là tuyên dương, nhắc nhở những bạn chưa đạt phải cố gắng.
Giáo dục trẻ bé ngoan không những ngoan ở lớp mà bé ngoan còn ngoan ở mọi lúc mọi nơi.
Cho trẻ cùng cô dọn dẹp, sắp xếp sách vở và đồ dùng của lớp học.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY

File đính kèm:

  • docxLop 5 tuoi_12245715.docx
Giáo Án Liên Quan