Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Hoạt động: Khám phá khoa học - Đề tài: Tìm hiểu con cá chép – con cua

I. Mục đích yêu cầu

1) Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm, cấu tạo hoạt động nổi bật, của con cá chép, con cua.

- Trẻ biết con cá chép, con cua đều là động vật sống dưới nước

- Trẻ biết cá và cua có thể chế biến thành những món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng (Đạm, can xi)

2 ) Kỹ năng:

- Trẻ nói được tên, một số đặc điểm của cá chép (có vây, có vẩy, có mang, có đuôi và biết bơi); con cua (có tám cẳng, hai càng, có mai, biết bò).

- Trẻ so sánh và nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét của 2 con vật: Con cá chép – con cua

 + Giống: Cá chép và Cua đều là động vật sống dưới nước.

 + Khác: Cá có vây, có vẩy và có đuôi, biết bơi

 Cua có càng, có chân, có mai, bò ngang

- Trẻ chọn đúng con cá, con cua theo yêu cầu của cô.

- Trẻ mang được các con vật sống dưới nước về đúng nơi sống.

 

doc9 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3941 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Hoạt động: Khám phá khoa học - Đề tài: Tìm hiểu con cá chép – con cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYÊN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON THANH THUỲ
***************
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
HOẠT ĐỘNG GÓC
 Giáo viên thực hiện: Tào Thị Thu Hiền
Năm học: 2016 - 2017
GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Tìm hiểu con cá chép – con cua
Đối tượng: MGB 3- 4 tuổi ( Lớp C1)
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 27/12/2016
Giáo viên thực hiện: Tào Thị Thu Hiền
I. Mục đích yêu cầu
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm, cấu tạo hoạt động nổi bật, của con cá chép, con cua.
- Trẻ biết con cá chép, con cua đều là động vật sống dưới nước 
- Trẻ biết cá và cua có thể chế biến thành những món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng (Đạm, can xi)
2 ) Kỹ năng:
- Trẻ nói được tên, một số đặc điểm của cá chép (có vây, có vẩy, có mang, có đuôi và biết bơi); con cua (có tám cẳng, hai càng, có mai, biết bò).
- Trẻ so sánh và nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét của 2 con vật: Con cá chép – con cua
 + Giống: Cá chép và Cua đều là động vật sống dưới nước.
 + Khác: Cá có vây, có vẩy và có đuôi, biết bơi
 Cua có càng, có chân, có mai, bò ngang 
- Trẻ chọn đúng con cá, con cua theo yêu cầu của cô.
- Trẻ mang được các con vật sống dưới nước về đúng nơi sống.
3) Thái độ:
- Trẻ hứng thú học và tham gia các hoạt động. 
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Giáo án điện tử: Tìm hiểu con cá chép – con cua 
+ Vật thật: con cá chép, con cua.
+ Slide 1: Đặc điểm cá chép.
+ Slide 2: Đặc điểm con cua.
+ Slide 3: So sánh giống và khác nhau con cá chép; con cua
+ Nhạc bài hát “Con còng con cua”; “Tôm cua cá thi tài”; “Vui hội thủy cung” (lời tự sáng tác theo nhạc bài hát cháu đi mẫu giáo) 
 + Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi con cua, con cá.
+ Các con vật sống dưới nước (cá, cua, ốc trai) bằng đồ chơi.
 + Mô hình 2 ao cá.
III. Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1)Gây hứng thú
- Giới thiệu khách
- Cho trẻ hát và vận động bài: “Vui hội thủy cung” (Lời tự sáng tác, dựa theo nhạc bài hát Cháu đi mẫu giáo)
2) Phương pháp, hình thức tổ chức.
*HĐ1 : Tìm hiểu và khám phá các con vật sống dưới nước.
- Tìm hiểu con cá chép
 Câu đố:
“Con gì có vẩy có vây
Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ”
 (đố các bé đó là con gì?)
- Cô cho trẻ quan sát con cá chép, hỏi trẻ: (Q/sát con cá chép trong bể cá)
+ Đây là con gì? (con cá chép)
+ Con cá chép sống ở đâu?
+ Hỏi trẻ có nhận xét gì về con cá chép?
+ Con cá chép gồm có mấy phần? (gồm 3 phần: Đầu cá, mình cá và đuôi cá.)
+ Phần đầu cá có những bộ phận gì? (có 2 mắt, có mang, có miệng)
+ Mình cá có gì? (có vây, có vẩy)
+ Vây và đuôi cá có tác dụng gì?
+ Cho trẻ làm động tác cá bơi. 
=> Cô chốt lại: Con cá chép là loài động vật sống ở dưới nước, Cá chép có 3 phần: Đầu cá, mình cá và đuôi cá. Đầu cá có mắt, miệng và mang cá; mình cá có vẩy, có vây. Vây và đuôi cá giúp cá bơi được.
* Mở rộng: Cho trẻ xem một số loại cá khác như cá rô, cá trê, cá nheo, cá vàng.
* Tìm hiểu Con Cua.
- Cho trẻ vận động bài hát: “Con còng con cua”
+ Cô cho trẻ quan sát con cua và hỏi trẻ:
+ Ai có nhận xét gì về con cua?
+ Cua sống ở đâu? 
+ Con cua có đặc điểm như thế nào? 
+ Con cua bò được là nhờ bộ phận nào? 
=> Cô chốt lại: Con cua là loài động vật sống ở dưới nước. Con cua có 8 cẳng, 2 càng, có mai và con cua di chuyển bằng cách bò ngang đấy các con ạ!
- Mở rộng: cho trẻ xem 1 số con vật khác sống ở dưới nước như: Con ốc, con trai, con ếch.
* Giáo dục: Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, để các con vật được phát triển khỏe mạnh thì chúng phải có một nguồn nước sạch. Vậy để nguồn nước luôn sạch trong thì chúng ta phải làm gì? (không xả rác xuống ao, hồ, sông). Ngoài ra các con vật này còn là nguồn thực phẩm cung cấp cho con người nhiều chất đạm và can xi. 
*HĐ 2: So sánh con Cá chép – con cua
- Bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết Con Cá và Con Cua giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
+ Giống nhau: Đều là động vật sống ở dưới nước 
+ Khác nhau: Con Cá có vây, có vẩy, có mang, biết bơi; Con Cua có 8 cẳng, 2 càng, có mai, bò ngang.
 * HĐ 3: Luyện tập, củng cố 
+ Trò chơi 1: Nhanh và đúng.
- Cách chơi: Lần 1: Cô nói tên con vật, trẻ chọn và nêu đặc điểm con vật đó.
 Lần 2: Cô nêu đặc điểm của con vật trẻ nêu tên con vật.
+ Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội có tên là đội cua hồng và đội cá vàng nhiệm vụ của 2 đội là lần lượt từng bạn phải bật qua ô sau đó tìm và chọn ra được con vật sống ở dưới nước và thả về ao của đội mình. 
- Luật chơi: Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc cũng là hết giờ và mỗi bạn lên chỉ được lấy 1 con vật.
- Cho trẻ chơi: Cô kiểm tra kết quả 
3) Kết thúc
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học
- Đọc đồng dao về con cua.
Cả lớp hát và vận động.
Trẻ trả lời.
Trẻ khám phá.
Con cá chép.
Dưới nước
Trẻ quan sát, đàm thoại cùng cô
Trẻ trả lời.
Giúp cá bơi
Trẻ làm động tác cá bơi.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ quan sát.
Trẻ hát và vận động.
Con cua
Trẻ quan sát.
Có mai cua, càng cua, cẳng chân,bò ngang
Trẻ lắng nghe.
Trẻ quan sát.
Trẻ quan sát.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ trả lời
Trẻ đọc đồng dao.
Giao án: Phát triển nhận thức ( KPKH)
Đối tượng: Mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
Đề tài: Tìm hiểu 1 số con vat sản phẩm của nghề kim khí
(Chốt cửa dọc , Sợi xích)
Người dạy: Tào Thị Thu Hiền
Ngày dạy : 09/12/2014
I. Mục đích-yêu cầu
KT: 	-Trẻ biết tên 1 số sản phẩm của nghề kim khí như : chốt cửa,Sơi xích
-Biết công dụng của sản phẩm đó đối với cuộc sống của con người
-Biết những sản phẩm đó là sản phẩm của nghề truyền thống thôn rùa hạ xã thanh thùy quê hương của bé 
KN: 	-Trẻ nhớ được tên 1 số sản phẩm của nghề kim khí và nói lên được những công dụng của sản phẩm đó đối với nhu cầu cuộc sống con người một cách rõ ràng mạch lạc 
-Trẻ chọn được các lô tô theo yêu cầu của cô
-Trẻ chơi trò chơi nhanh nhẹn
TĐ: - trẻ hứng thú học và tham gia tìm hiểu cùng cô
 	-Trẻ yêu quý làng nghề của quê hương mình
II. Chuẩn bị:
 *Đồ dùng của cô : 
 -1 hộp quà đựng vật thật: chốt cửa dọc,cá búa
 -Tranh ảnh về 1 số sản phẩm kim khí ( xích, móc nở,vít cầu thang,móc gió)
 -Một đoạn vi deo về 1 xưởng cơ khí đang làm việc 
 *Đồ dùng của trẻ:
 -Mỗi trẻ 1 rổ lô tô về chốt cửa dọc,Sợi xích
-Lô tô các sản phẩm khác nhau của nghề kim khí, nhạc không lời
 - Bảng nhám dính
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
ổn đinh tổ chức
Xúm xít – gọi trẻ lại bên cô
-Cô giới thiệu khách
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao “ ve vẻ,vè ve”
- Trong bài đồng giao có nhắc đến nghề gì?
Cho trẻ xưm 1 đoạn băng hình các bác thợ kim đang làm việc ở 1 xưởng trong thôn Rùa Hạ 
 2.Tiến hành 
* HĐ 1: Tìm hiểu khám phá các sản phẩm của nghề kim khí qua trò chơi
-Cô trẻ lên lấy quà trong hộp ra
-Cô giơ lên cho trẻ quan sát 
+ Hỏi trẻ đây là cái gì đây?( chốt cửa)
 ( Cho trẻ sờ và cảm nhận )
- Cho trẻ nói lên cảm giác khi sờ vào chốt cửa? 
- Chốt cửa được làm bằng gì? Dùng để làm gì? Cái chốt này dùng ở cửa nào là chính?Các con đã nhìn thấy cái chốt này ở đâu?Cho trẻ gọi tên đồ dùng.
=> Cô nhấn mạnh : Đây là cái chốt cửa dọc ,cái chốt này dùng ở cửa ra vào là chính ,ngay ở trong lớp mình cũng có rất nhiều chốt ở gia đình chúng ta cũng có dùng chốt cửa ,chốt cửa dùng khi chúng ta đống cửa thì nó giữ cho cánh cửa không bị tung ra nữa ,chốt cửa có nhiều loại ,đó là chốt bi,chốt vuông.......và những loại chốt dọc loại nhỏ)những loại chốt này đều được làm từ sắt qua đôi bàn tay khéo léo của các bác thợ kim khí thô Rùa Hạ -xã Thanh Thùy
* Tìm hiểu sợi xích
-Cho trẻ lên lấy tiếp quà trong hộp ra
- Hỏi trẻ đây là cái gì? (Cho trẻ quan sát sờ và cảm nhận )
-Cho trẻ nói lên cảm giác khi sờ vào sợi xích
-Sợi xích được làm bằng gì?
- Sợi xích dùng để làm gì?
-Cho trẻ gọi tên đồ dùng
=> Cô nhấn mạnh : xích được làn bằng sắt và dùng để xích chó hoặc mèo đấy các con ạ
* HĐ 2: So sánh- chốt cửa và xích
- Hỏi trẻ các sản phẩm này giống nhau và khác nhau ở điểm nào ?
+ Giống nhau: Các sản phẩm này đều được làm từ sắt và đều là sản phẩm của nghề kim khí thôn Rùa Hạ
+ Khác nhau : Chốt cửa dùng để giữ cho cửa ra vào chặt lại 
-Sợi xích dùng để xích các con vật 
*Mở rộng:-Cho trẻ quan sát 1 số sản phẩm khác của nghề kim khí như : Xích ,móc nở,vít cầu thang,móc gió ,móc màn.......vừa cho trẻ quan sát cô vừa giới thiệu cho trẻ biết 1 số công dụng của những đồ dùng đó
=> Cô nhấn mạnh :Tất cả những sản phẩm đó đều là sản phẩm của nghề truyền thống quê bé vậy ngay từ bây giờ các con phải làm gì để tỏ lòng yêu quý làng nghề quê hương mình? ( Đi học ngoan,nghe lời cô giáo ,không khóc) 
* HĐ 3 : Ôn luyện
- Trò chơi 1 : Nhanh và đúng
-Phát rổ lô tô cho trẻ
- Mỗi trẻ có 1 rổ lô tô : chốt cửa dọc ,sợi xích
-Cách chơi : Lần 1 : Khi cô nói tên sản phẩm nào thì trẻ chọn nhanh tìm và giơ lên và gọi tên sản phẩm đó và nói được công dụng của sản phẩm đó
+Lần 2 : khi cô nêu đặc điểm của sản phẩm nào thì trẻ chọn nhanh và giơ lên và gọi tên đồ dùng 
*Trò chơi 2: Bé nào thông minh hơn
-Cách chơi : cô chia trẻ thành 2 đội 1 đội hoa hồng và 1 đội hoa cúc nhiệm vụ là phải bật qua con suối nhỏ lên chọn những sản phẩm của nghề kim khí mang lên bảng ,đội nào gắn nhanh và được nhiều đội đó là đội chiến thắng
 -Luật chơi :Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc cũng là hết giờ 
-Cho trẻ chơi : Cô kiểm tra kết quả 
3: kết thúc
-Cô nhận động viên khen trẻ và cho trẻ nhắc lại tên 1 số sản phẩm của nghề kim khí vừa được tìm hiểu
- trẻ chào khách 
trẻ chào khách
trẻ đọc
trẻ trả lời
Trẻ lấy quà ra
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lấy quà ra
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
trẻ nghe
Trẻ nhận xét
Trẻ quan sát
trẻ nghe
Trẻ chọn lô tô theo yêu cầu của cô
trẻ nghe
Trẻ chơi tc
Trẻ chơi tc
Trẻ chơi tc
Trẻ chào khách và hát

File đính kèm:

  • docKPKH_con_cua_con_ca.doc