Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nặn một số đồ dùng trong gia đình
I/ Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ biết nặn một số đồ dùng trong gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết chia đất biết sử dụng kỹ năng xoay tròn, lăn dẹt để nặn một số đồ dùng trong gia đình.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ các đồ dùng trong gia đình và sản phẩm mình tạo ra.
- Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật tốt.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Chủ đề : Gia đình Đề tài : Nặn một số đồ dùng trong gia đình ( mẫu ) Độ tuổi : 5 tuổi Ngày LKH: 10/11/2015 Người LKH: Phạm Thị Huyên I/ Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức -Trẻ biết nặn một số đồ dùng trong gia đình mà mình thích, biết đặt tên cho sản phẩm của mình. 2. Kỹ năng - Trẻ biết chia đất biết sử dụng kỹ năng xoay tròn, lăn dẹt để nặn một số đồ dùng trong gia đình. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Rèn kỹ năng ghi nhớ quan sát. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ các đồ dùng trong gia đình và sản phẩm mình tạo ra. - Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật tốt. II/ Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: + Một số đồ dùng thật: bát đĩa, thìa, đũa + Một số mẫu nặn: bát, đĩa, thìa, đũa - Đồ dùng của trẻ : bảng , đất nặn, khăn lau. - Địa điểm hoạt động: trong lớp học - Bài hát : "gánh gánh, gồng gồng”, “cả nhà thương nhau” III/ Cách tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô cùng trẻ thể hiện bài hát '' Cả nhà thương nhau '' - Trò chuyện về bài hát vừa thể hiện: - Chúng mình vừa hát bài gì ? - Bài hát có những ai ? - Mọi người trong gia đình dành tình cảm cho nhau thế nào. - Giáo dục: trẻ yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại - Cô thấy lớp mình hát rất hay, chúng mình hãy cùng với cô đi tham quan khu triển lãm về một số đồ dùng trong gia đình nhé ! - Cho 2 bàn, cho trẻ quan sát từng bàn một: + Bàn 1: bát , đũa, thìa + Bàn 2: đĩa.. - Hỏi trẻ: + Đây là gì ? Dùng làm gì ? - Cô hệ thống lại - Giáo dục : tất cả đồ dùng này đều là đồ dùng trong gia đình. Vì vậy khi sử dụng các con phải giữ gìn, cẩn thận không làm vỡ, phải cất gọn gàng. - Cô cho trẻ quan sát những mẫu vật nặn như : bát, đĩa, đĩa, thìa. - Các con có thích nặn đồ dùng trong gia đình mình không ? - Cô gợi ý cách nặn và để trẻ có thể tự chọn cho mình những đồ dùng mà trẻ thích. Hoạt động 3:Trẻ thực hiện - Cô nhắc lại cách nặn như: chia đất, làm mềm, lăn tròn -Hỏi trẻ con sẽ nặn gì ? Nặn như thế nào ? - Cho trẻ nặn và cô sẽ theo dõi quá trình trẻ thực hiện, kích thích trẻ sáng tạo ( nhạc bài gánh gánh gồng gồng) Hoạt động 4 : nhận xét sản phẩm - Trẻ hoàn thành xong, trưng bày sản phẩm lên bàn. - Hỏi trẻ con thích bài nào ? Tại sao ? - Cô sẽ chọn một số bài nặn đẹp để phân tích. - Cô khen thưởng. - Củng cố, giáo dục. - Hôm nay chúng mình đã nặn gì nhỉ ? - Giáo dục trẻ yêu quý những vật dụng trong gia đình và sản phẩm do chính tay mình tạo ra. Hoạt động 5: kết thúc - Nhận xét: tuyên dương. - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Điểm: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
File đính kèm:
- phat_trien_tham_mi.docx