Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Đề tài: Trườn theo hướng thẳng

III. Tiến hành hoạt động

* Ổn định

- Lớp hát bài “ vườn cây của ba”.

- Các con vừa hát bài hát gì?(Vườn cây của ba)

- Trong bài hát ba trồng những cây gì ? (Cây sầu riêng, cây mít, cây điều)

- À vườn cây ba trồng cây rất sợ những quả nào cũng ngoan, cây cho ta nhiều ích lợi, nhà bạn nào có trồng cây thì phải biết chăm sóc bảo vệ chúng. Hôm nay cô cho các con vẽ vườn cây ăn quả các con thích không.

* Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh mẫu.

+ Cô có tranh vẽ gì? ( vườn cây).

+ Các con có nhận xét gì về bức tranh của cô?(trẻ trả lời)

- Bức tranh này cô vẽ vườn cây như thế nào và có gì khác với bức tranh lúc nảy? (Cô vẽ quả )

+ Có bạn nào biết cô đã dùng những nét gì để vẽ không?

+ Thế các con có muốn vẽ vườn cây ăn quả giống cô không?

- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi cách cầm bút khi vẽ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Đề tài: Trườn theo hướng thẳng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2021
 TD: TRƯỜN THEO HƯỚNG THẲNG
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết cách phối hợp bàn tay và cẳng chân để trườn theo hướng thẳng.
- Trẻ thực hiện được vận động trườn theo hướng thẳng.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động, có tính nhanh nhẹn trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị
- Nơ, vòng thể dục 15 cái
- Sàn nhà bằng phẳng
- Đội hình hai hàng ngang. Tập trước 1 trẻ làm mẫu.
	 X X X X X X X X
 X Hướng trườn
 > 
 X
 X X X X X X X X X
III.Tiến hành hoạt động
1. Khởi động: Cô cho trẻ đi chạy các kiểu chân theo hiệu lệnh
2. Trọng động: Tập BTPTC
- ĐT tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (4l x 2n)
- ĐT bụng: Đứng chống hông nghiên người sang hai bên (2l x 2n)
- ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (4l x 2n)
- ĐT bật: Bật chân trước chân sau (2l x 2n)
* Vận động cơ bản: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
- Trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang đối diện
- Mời trẻ tập trước lên làm mẫu lần 1 không giải thích
- Lần 2 kết hợp cô giải thích
- TTCB nằm sát vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh trườn thì các con trườn thẳng về trước, khi trườn phối hợp nhịp nhàng chân nọ, tay kia. Khi tới đích thì các con đứng lên và đi về chổ.
- Lần 4 làm mẫu không giải thích.
- Mời 2 trẻ lên làm thử, (cô sửa sai)
- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện (cô theo dõi sửa sai)
- Mời trẻ làm đẹp lên làm lại cho trẻ xem 
* Trò chơi: “Thỏ về chuồng”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi cô theo dõi quan sát.
3. Hồi tĩnh: Đi bộ hít thở nhẹ nhàng
 Thứ ba ngày 12 tháng 01 năm 2021
HĐTH : VẼ TÔ MÀU VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết vẽ tô màu vườn cây ăn quả.
- Trẻ vẽ và tô màu được vườn cây ăn quả.
- Trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh, cây ăn quả.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu vườn cây ăn quả của cô.
- Bút chì, màu tô đủ cho cháu.
- Giấy A4, xắc xô.
- Bài hát « Vườn cây của ba »
- Bàn ghế
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Lớp hát bài “ vườn cây của ba”.
- Các con vừa hát bài hát gì?(Vườn cây của ba)
- Trong bài hát ba trồng những cây gì ? (Cây sầu riêng, cây mít, cây điều)
- À vườn cây ba trồng cây rất sợ những quả nào cũng ngoan, cây cho ta nhiều ích lợi, nhà bạn nào có trồng cây thì phải biết chăm sóc bảo vệ chúng. Hôm nay cô cho các con vẽ vườn cây ăn quả các con thích không.
* Hoạt động 1: Cho trẻ xem tranh mẫu.
+ Cô có tranh vẽ gì? ( vườn cây).
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh của cô?(trẻ trả lời)
- Bức tranh này cô vẽ vườn cây như thế nào và có gì khác với bức tranh lúc nảy? (Cô vẽ quả ) 
+ Có bạn nào biết cô đã dùng những nét gì để vẽ không?
+ Thế các con có muốn vẽ vườn cây ăn quả giống cô không? 
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi cách cầm bút khi vẽ.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cô phát giấy bút, màu tô cho trẻ ngồi vào bàn thực hiện.
- Cô hỏi ý định của trẻ vẽ như thế nào? 
- Con muốn vườn cây của mình có nhiều cây hay ít cây?
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô quan sát, theo dõi và sửa sai cho trẻ.
- Cô nhắc thời gian để trẻ hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 3. Đánh giá sản phẩm
- Trẻ đặc sản phẩm lên giá tạo hình, mời trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Cô nhận xét bổ sung ý kiến động viên những sản phẩm chưa hoàn thành để hôm sau trẻ vẽ tốt hơn.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương kết thúc hoạt động.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
 Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2021
 LQVH: CHUYỆN “SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG”
	I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ hứng thú theo dõi câu chuyện, nắm được tính cách nhân vật trong chuyện.
- Trẻ tích cực tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ có ý thức hiếu thảo, chăm chỉ, chia sẻ với người khác, có thái độ yêu quý và bảo vệ cây xanh.
	II. 	Chuẩn bị
	- 1 con đường rộng khoảng 20cm, dài khoảng 1,5m với 2 bên đường là những mảng cỏ được làm từ xốp bitit’ màu xanh lá cây.
- Hình ảnh các loại củ: Củ hành, củ gừng, củ xu hào, củ khoai lang.
- Các slide theo trình tự nội dung câu chuyện.
- Slide về các ô số thú vị: 6 ô số, click chuột vào ô số nào thì câu hỏi ở ô số đó hiện lên.
- 1 củ khoai lang nướng.
- Cây khoai lang thật.
- 2 thửa ruộng được làm bằng 2 miếng xốp và rải cát lên.
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Cô cho trẻ xem hình ảnh của từng loại củ. Với mỗi slide, cô hỏi trẻ: Đây là củ gì ? ( Củ hành, củ gừng, củ xu hào, củ khoai lang)
- Củ khoai lang nướng hay luộc thì có rất nhiều người thích ăn, nhưng ngày xưa chưa có củ khoai đâu. Các con có muốn biết vì sao lại có củ khoai lang không nào ? Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Sự tích cây khoai lang”, các con hãy chú ý lắng nghe nhé !
* Hoạt động 1. Kể chuyện trẻ nghe
- Kể lần 1: cô kể bằng lời có điệu bộ minh họa.
- Kể lần 2: cô kể chuyện theo các slide về trình tự nội dung câu chuyện.
* Đàm thoại, kể trích dẫn và giải thích từ khó bằng trò chơi “Ô số thú vị” .
- Cô thấy các con đã rất chú ý lắng nghe cô kể chuyện, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi. Trò chơi của cô có tên là: “Ô số thú vị”. Các con nhìn lên màn hình và đếm xem cô có bao nhiêu ô số nào?( 1, 2, 3, 4, 5, cô có tất cả 5 ô số)
- Sau mỗi ô số này là các câu hỏi rất thú vị, các con hãy thể hiện trí nhớ và sự thông minh bằng cách trả lời những câu hỏi nhé !
- Cô mời 1 trẻ lên click chuột vào ô số 1
- Câu hỏi 1 cô muốn hỏi cả lớp: Câu chuyện mà cô vừa kể có tên là gì ? (Sự tích cây khoai lang). 
- Cô mời 1 trẻ lên click chuột vào ô số 2 
- Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật ? Đó là những nhân vật nào?( Trong câu chuyện có 3 nhân vật: Bà lão, cậu bé, ông Bụt)
- Cô click vào ô số 3 
- Câu hỏi 3: Khi lớn lên cậu bé đã nói gì với bà cậu bé ?( Khi lớn lên, cậu bé đã nói với bà: cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cấy lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn)
- Câu hỏi 4: Điều gì không may đã xảy ra với nương lúa của cậu bé?( Khu rừng bị cháy, nương lúa của cậu bé cũng bị cháy).
+ Cô kể trích dẫn bằng slide đoạn truyện nương lúa bị cháy và cậu bé gặp ông Bụt
- Câu hỏi 5 cô muốn hỏi 1 số bạn: Củ lạ mà cậu bé tìm được trong rừng có đặc điểm gì? ( Củ lạ có ruột màu vàng nhạt, bột mịn mềm, mùi thơm ngòn ngọt, màu tím đỏ)
- Mùi thơm ngòn ngọt: cô đưa củ khoai lang nướng, bẻ đôi ra, cô cho trẻ ngửi để thấy mùi thơm, ăn thử để cảm nhận vị ngòn ngọt của củ khoai lang nướng.
+ Lớp nhắc lại: “cây khoai lang”, “củ khoai lang”.
 - Giáo dục. Qua câu chuyện này các con học được điều gì ?( Phải hiếu thảo với bố mẹ, ông bà; Phải chăm chỉ; Phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh)
* Hoạt động 2. Trò chơi: “ Trồng khoai giúp bà”
- Cô chia lớp thành 2 đội lên thi đua.
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho các con 2 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng 2 luống đất và cô cũng đã có sẵn những dây khoai lang rồi. Các con hãy là cậu bé hiếu thỏa, chăm chỉ trong câu chuyện để trồng khoai giúp bà nhé!
+ Luật chơi: Đội nào trồng xong trước và trồng đều các cây khoai lang trên 2 luống đất đó là đội giành chiến thắng.
* Kết thúc: Cô tuyên dương cả lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm2021
 GDAN : DẠY HÁT: “ EM YÊU CÂY XANH”
 Nhạc sĩ: “ Hoàng Văn Yến”.
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ thuộc bài hát và nhớ tên bài hát, tên tác giả bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Trẻ hát được bài hát
- Trẻ ý thức chăm sóc cây cảnh, yêu thương giúp đở bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ, mủ chóp kín.
- Cô hát tốt bài “Em yêu cây xanh”, “ Vườn cây của ba”.
- Đĩa nhạc bài hát “Em yêu cây xanh, Vườn cây của ba”.
- Máy tính, ti vi
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Chơi “Trời sáng trời tối” xuất hiên cây xanh.
- Trò chuyện về nội dung trò chơi.
- Cô giới thiệu bài hát “Em yêu cây xanh”.
* Hoạt động 1: Hát “Em yêu cây xanh”.
- Cô hát lần 1.
- Cô hát lần 2 với nhạc không lời.
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài hát gì? ( Em yêu cây xanh).
+ Bài hát nói về điều gì ? (Em rất thích trồng cây)
- Cho cả lớp hát cùng cô vài lần với nhạc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cho trẻ hát lại lần nữa.(cô sửa sai)
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Vườn cây của ba”.
- Cô giới thiệu bài hát và hát với nhạc cho trẻ nghe 2 lần .
- Lần 3 cô cho trẻ nghe nhạc ở trên ti vi các con cùng vận động theo nhạc với cô.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán tên bạn hát”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cô mời 1 trẻ lên đội mủ chóp kín sau đó cô chỉ định 1 trẻ khác hát, trẻ hát xong về chỗ ngồi ,trẻ lấy mủ ra và đoán đúng tên bạn vừa hát xong.
+ Luật chơi: Lắng nghe và đoán được tên bạn hát .
- Trẻ chơi, cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
 	* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
 Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2021
 KPKH: TÌM HIỂU VỀ CÂY LÚA
 I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết cây lúa làm ra gạo để nấu cơm,làm bánh
 - Trẻ sắp xếp được qui trình trồng lúa qua trò chơi.
- Trẻ ý thức trật tự trong giờ học, kính trọng bác nông dân.
II. Chuẩn bị 
- Hình ảnh qui trình làm ra cây lúa.
- Một số hình ảnh chế biến món ăn từ gạo.
- Các tranh lô tô về quá trình của cây lúa.
- Câu đố “ Về cây lúa”
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Cô đọc câu đố về cây lúa
 “ Cây gì nho nhỏ
 Hạt nó nuôi người
 Chín vàng khắp nơi
 Mọi người đi gặt”
 Đố các con cây gì ? (Cây lúa)
- À muốn biết cây lúa được trồng như thế nào. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về cây lúa nhé.
* Hoạt động 1: Khám phá về cây lúa.
- Cho trẻ xem hình ảnh ruộng lúa.
- Cây lúa có những bộ phận gì ? lá lúa như thế nào? (trẻ trả lời)
- Bông lúa khi chín có màu gì ? (màu vàng)
- Hạt lúa khi bóc vỏ ra thì thành gì? (hạt gạo)
- Ai là người trồng ra cây lúa? (bác nông dân)
- Để có lúa gạo chúng ta ăn bác nông dân phải làm gì? (cày cấy chăm bón rất vất vả)
- Cô cho trẻ xem qui trình trồng lúa
- Cày đất - gieo mạ - bón phân – làm cỏ - lúa chín - gặt lúa - phơi lúa - đem xay thành gạo.
- Cô cho trẻ xem và gọi tên các loại gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt.
* Đàm thoại
+ Gạo có thể làm ra rất nhiều loại món ăn, bánh các loại.
+ Cô khái quát giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Cũng cố chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh hai bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn một lô tô về qui trình của cây lúa gắn lên bảng sau đó chạy về đập vào tay bạn thứ hai rồi chạy về đứng cuối hàng, cứ như vậy đến khi hoàn thành qui trình của cây lúa.
+ Luật chơi: Khi bạn chạy về đập vào tay của bạn mới được chạy lên, mỗi lần chạy lên chỉ chọn và gắn một tranh lô tô. Cuối trò chơi đội nào hoàn thành nhanh và đúng theo qui trình của cây lúa là thắng cuộc. 
- Cô cho trẻ chơi cô bao quát nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2021
NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG MỘT TAY
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết dùng cầu ném trúng đích bằng 1 tay.
- Trẻ nhắm hướng và ném trúng đích được một tay.
- Trẻ có ý thức trong giờ học 
II. Chuẩn bị 
- Túi cát, rổ 
- Đội hình: Hai hàng ngang đối diện
- Bóng, xắc xô 
 X X X X X X 
 X
 X
 X X X X X X X
	III. Tiến hành hoạt động
	1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy kết hợp với các kiểu đi khác nhau theo hiệu lệnh cô.
	2. Trọng động: Tập BTPTC
 - ĐT tay : Tay đưa ra trước lên cao 	 (4l x 2n )
 - ĐT bụng : Đứng cúi gập người tay chạm ngón chân 	(2l x 2n )
 - ĐT chân : Ngồi khụyu gối 	 (4l x 2n )
 - ĐT bật : Tách chân khép chân 	 (2l x 2n )
* Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng một tay
 - Cô giới thiệu vận động
 - Cô làm mẫu lần 1.
 - Cô làm mẫu lần 2, cô giải thích
 - TTCB : Đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía chân sau. Khi ném tay cầm quả cầu hoặc túi cát đưa ra phía trước rồi vòng tay ra sau rồi đưa lên cao dùng sức nhắm đích ném.
 - Mời 1 trẻ lên làm thử 
 - Lớp thực hiện : mỗi lần 2 cháu cô theo dõi sữa sai.
 - Mời 2 tổ thi đua, cô nhận xét tuyên dương.
* Trò chơi: “chuyền bóng” 
 - Cô nhận xét tuyên dương sau lần chơi.
3. Hồi tỉnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
 Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2021
 KPKH: BÉ VỚI CÁC LOẠI RAU CỦ 
I. Mục đích - yêu cầu 
- Trẻ biết tên các loại rau củ
- Trẻ nói được các loại rau củ như: Mồng tơi, xà lách xoan, củ dền, củ cà rốt...
- Trẻ chăm sóc và bảo vệ các loại rau 
II. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh về các loại rau (Rau muốn,mồng tơi, rau cải, xà lách xoan, cà chua, cà rốt, củ cải trăng, củ dền, bí đỏ)
- Xắc xô, 
- Ti vi, máy tính.
- Bài hát bầu bí thương nhau
- Lô tô các loại rau
III. Tiến hành hoạt động 
* Ổn định 
- Cho trẻ nghe bài hát “Bầu bí thương nhau”
- Bài hát nói về quả gì? (bầu bí)
- Các con ăn bầu bí chưa? (ăn rồi)
- Bầu bí là loại rau quả dùng để nấu canh hoặc xào ăn rất bổ dưỡng.
* Hoạt động 1: Bé với một số loại rau.
- Cô cho trẻ lên quan sát các loại rau mà cô đã chuẩn bị sẵn.
+ Đây là loại rau gì? ( rau mồng tơi).
+ Các con biết gì vê rau mồng tơi? ( trẻ kể).
+ Rau mồng tơi có màu gì? (màu xanh).
+ Dùng để làm gì? ( để ăn).
- Cô chỉ vào rau cải và hỏi trẻ: 
+ Đây là rau gì? ( rau cải).
+ Các con biết gì về rau cải? ( trẻ kể).
+ Rau cải dùng để làm gì? ( để ăn).
+ Trẻ quan sát củ dền và củ cà rốt đàm thoại.
- Các con cho cô biết rau mồng tơi với củ dền củ cà rốt có điểm gì giống và khác nhau?
 + Giống nhau: Rau cải và rau mồng tơi đều có màu xanh, dùng để chế biến các món ăn trong cuộc sống hằng ngày.
 + Củ dền và củ cà rốt đều dùng nấu canh, cùng có chất vitamina, 
 + Khác nhau: Rau mồng tơi thì lá nhỏ, có dây leo còn rau cải thì lá to, có nhiều bẹ.
 + Củ dền hình tròn màu tím, củ cà rốt hình dài màu đỏ cam.
- Cô tiếp tục mở tivi lên và giới thiệu từng loại rau cho trẻ biết thêm.
- Các con phải làm gì để biết ơn những người đã tạo ra những loại rau củ cho chúng ta ăn? ( chăm sóc và bảo vệ).
- Cô khái quát lại: Đúng rồi để có các loại rau cho chúng ta ăn thì các cô các bác nông dân đã vất vã chăm sóc chúng. Vì vậy chúng ta phải biết biết ơn, yêu mến, chăm sóc các loại rau.
* Mở rộng đàm thoại:
- Ngoài các loại râu các con vừa quan sát khám phá, còn có nhiều loại rau khác nữa bây giờ các con cùng xem nhé.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các loại rau như: Xà lách xoan, bắp cải, rau dền
* Hoạt động 2: Trò chơi: Chọn rau lô tô theo yêu cầu
- các con có các lô tô các loại rau củ, cô nói tìm rau hoặc nói đặc điểm của loại rau củ nào thì các chọn nhanh rau củ đó giơ lên và đọc to.
- Trẻ chơi cô quan sát theo dõi trẻ.
+ Trò chơi “Đi chợ mua rau, củ, quả”.
- Lớp chia 3 đội
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh 3 bạn đứng đầu hàng chậy lên chọn mua một loại rau củ quả theo yêu cầu rồi chạy về bỏ vào giỏ của đội mình, rồi về đứng ở cuối hàng, bạn thứ hai tiếp tục chạy lên cứ như vậy cho đến khi hết thời gian qui định, đội nào chọn mua nhiều loại rau củ là thắng cuộc.
+ Luật chơi: Mỗi lần chạy lên chỉ chọn mua một loại rau củ rồi chạy về.
- Trẻ chơi cô theo dõi quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi thành thạo.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................
 Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2021
 HĐTH: DÁN HOA QUẢ
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết dán hoa quả không nhăn.
- Trẻ sắp xếp dán được hoa quả.
- Trẻ có thái độ yêu hoa lá, cây cảnh không bứt lá bẻ cành.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu của cô
- Bút giấy màu tô... đủ cho trẻ.
- Bàn ghế đủ cho trẻ.
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Lớp hát bàu “Quả”
- Các con vừa hát bài hát gì
- Đây là quả gì? 
- Quả có màu gì
- Vậy hôm nay cô cho các con dán hoa quả các con thích không.
* Hoạt động 1: Xem mẫu và đàm thoại.
- Cô treo tranh mẫu cho trẻ xem và nhận xét.
- Hoa cô dán như thế nào ? hoa tròn hay dài ?
- Quả cô dán như thế nào?
- Hoa quả trên băng giấy các con thấy như thế nào ? (xen kẻ và cách đều nhau)
* Hướng dẫn vẽ mẫu
- Đầu tiên để dán được hoa quả các con phải sắp xếp lên giấy, rồi lật mặt trái hình hoa hoặc quả bôi keo rồi dán, nếu dán hoa trước sau đó dán quả nhớ cách đều nhau ra để cho bức tranh thêm đẹp.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô quan sát gợi ý để trẻ dán cho bứt tranh thêm đẹp
- Động viên khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- Trẻ treo sản phẩm lên giá tạo hình
- Mời trẻ nhận xét sản phẩm trẻ thích, cô nhận xét bổ sung ý kiến
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..................................................................................................................
Thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2021
 GDAN: DẠY HÁT “BẦU BÍ THƯƠNG NHAU”
 Nhạc và lời “Phạm Tuyên”
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ thuộc bài hát và nhớ tên bài hát, tên tác giả, bài hát “Bầu bí thương nhau” của tác giả “Phạm Tuyên”.
- Trẻ hát được bài hát theo nhạc.
- Trẻ ăn các loại rau củ quả rất tốt cho sức khỏe.
II. Chuẩn bị
- Xắc xô
- Đĩa nhạc bài hát “bầu bí thương nhau, Chuyện tình rau muống biển”.
- Máy tính, ti vi
- Các hình ảnh rau, cú, quả.
- Nhạc nhanh chậm cho trẻ chơi trò chơi
III. Tiến hành hoạt động
* Ổn định
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “quả bầu, quả bí)
- Quả bầu, quả bí dùng để làm gì? (Nấu canh)
- Các con ăn quả bầu bí chưa? (Trẻ trả lời)
- Ăn quả bầu bí cho ta chất gì ? (vitamin và muối khoáng)
- Khái quát giáo dục giới thiệu bài hát “Bầu bí thương nhau”, của tác giả “Phạm Tuyên” sáng tác hôm nay cô và các con cùng hát.
* Hoạt động 1: Dạy hát bài “Bầu bí thương nhau”.
- Cô hát lần 1.
- Cô hát lần 2 với nhạc không lời.
+ Cô vừa hát bài hát gì? ( Bầu bí thương nhau).
+ Tác giả nào sáng tác? (Tác giả Phạm Tuyên)
- Cho cả lớp hát cùng cô vài lần với nhạc (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cho trẻ hát lại lần nữa.(cô sửa sai)
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “lý cây bông” dân ca Nam bộ.
- Cô giới thiệu bài hát và hát với nhạc cho trẻ nghe 2 lần .
- Lần 3 cô cho trẻ nghe nhạc các con cùng vận động theo nhạc với cô .
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Đoán tên bạn hát”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cô mời một trẻ lên đứng quay mặt phía trên, mời một trẻ ở dưới đứng lên hát, sau đó cho trẻ đoán đó là tên bạn nào vừa hát.
+ Luật chơi: Bạn nào đoán không được tên bạn vừa hát là nhảy đúng lò cò 3 vòng.
- Trẻ chơi, cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: Nhận xét tuyến dương.
	ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2021
                LQVT:     SẮP XẾP THEO QUY TẮC XEN KẺ
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết cách sắp xếp the

File đính kèm:

  • docphat trien the chat 3 tuoi_13011016.doc
Giáo Án Liên Quan