Giáo án mầm non lớp mầm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

 Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

 Giai đoạn trẻ 3 tuổi là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm . Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo Mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén, kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động .

Vậy giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “ dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “ con ơi con ngủ cho ngon”. Đã hoà vào hồn ta và ru ta khôn lớn, vì vậy cho trẻ khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trẻ khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên(cỏ cây, hoa lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau). Và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.

Trên thực tế hiện nay các tiết học khám phá khoa học tại trường Mầm non PTII cho trẻ 3-4 tuổi” còn rất tẻ nhạt, giáo viên ngại dạy, trẻ chưa có húng thú học tập vì vậy việc sử dụng những biện pháp gây hứng thú hay những phương pháp cho trẻ khám phá nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ là rất cần thiết, chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học” làm đề tài nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2015- 2016.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - hạnh phúc
ĐỀ TÀI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên	: Lưu Thị Hồng Vân
Chức vụ	: Giáo viên
 Đơn vị công tác: :Trường mầm non Phương Trung II 
 Thanh Oai – Hà Nội
 Trình độ chuyên môn: Đại học
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
3
1
Lý do chọn đề tài
3
2
Nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu
4
3
Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài
5
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
1
Cơ sở lý luận
6
2
Cơ sở thực tiễn
6
3
Các biện pháp thực hiện
6
4
Kết quả so sánh đối chứng
17
III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
18
1
Kết luận
18
2
Bài học kinh nghiệm
18
3
Khuyến nghị
18
Lêi c¶m ¬n
	T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn để tôi có cơ hội đÓ thực đề tài tại nhà trường, đồng thời cũng là dịp để tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho mình để cố gắng hơn nữa trên con đường sự nghiệp nuôi dạy trẻ. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong của Hội đồng khoa học đóng góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả.
 Tôi xin chân trọng cảm ơn!
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình  mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
      Giai đoạn trẻ 3 tuổi là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình... Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm ... Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo Mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén, kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động .
Vậy giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “ dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên  “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “ con ơi con ngủ cho ngon”... Đã hoà vào hồn ta và ru ta khôn lớn, vì vậy cho trẻ khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trẻ khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên(cỏ cây, hoa lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau). Và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.
Trên thực tế hiện nay các tiết học khám phá khoa học tại trường Mầm non PTII cho trẻ 3-4 tuổi” còn rất tẻ nhạt, giáo viên ngại dạy, trẻ chưa có húng thú học tập vì vậy việc sử dụng những biện pháp gây hứng thú hay những phương pháp cho trẻ khám phá nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ là rất cần thiết, chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học” làm đề tài nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2015- 2016.
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khám phá khoa học là một trong 2 lĩnh vực của phát triển nhận thức. Khám phá khoa học có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy.
Trong phạm vi đề tài tôi nghiên cứu thực trạng,  tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Phương trung II.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ những thực trạng để đã tìm ra một số biện pháp năng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học,  góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ 3 - 4 tuổi trường Mầm non Phương Trung II
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu là trẻ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường Mầm non  Phương Trung II
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sủ dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát và đàm thoại:
- Phương pháp cho trẻ thực hành.
- Phương pháp ghi chép, tổng hợp.
- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp
- Phương pháp động viên khen trẻ kịp thời.
Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luông sử dụng lồng ghép và linh hoạt các biện pháp để có được kết quả tốt.
* Khảo sát thực tế: 
- Thuận lợi:
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. 
+ Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên trao dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con
+ Bản thân thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày.
- Khó khăn:
 Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá 
Góc thiên nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, chưa được chăm sóc nhiều nên chưa tươi tốt.
Một số trẻ chưa có được sự quan tâm nhiều của phụ huynh .
Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên và  xã hội  của trẻ còn hạn chế .
3. Số liệu điều tra:
Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C4.
Lớp có 35 trẻ: 16 nam, 19 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ.
* Số liệu khảo sát đầu năm học 2015 – 2016:
STT
Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm của đối tượng
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Loại tốt
5
14%
2
Loại khá
7
20%
3
Loại TB
10
29%
4
Loại yếu
13
37%
4. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:
 Năm học 2015 – 2016( từ tháng 9/2015 đến tháng 4 năm 2016) và tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cở sở lý luận
Dạy trẻ làm quen với bộ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học đã rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá  kiến thức. Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
2. Cơ sở thực tiễn
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết cho trẻ khám phá khoa học , tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ còn ít, đặc biệt trẻ rất dễ nhầm lẫn, khi gọi tên các con vật. Mặt khác khả năng quan sát, phân loại của trẻ gặp rất nhiều khó khăn
3. Các biện phap:
 * Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
Quá trình khám phá khoa học có đạt  đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan trọng. Nó chứa đựng các phương tiện cần thiết để tổ chức cho trẻ khám phá. Trẻ mầm non phần lớn sống trong gia đình và trường lớp mẫu giáo vì vậy việc taọ môi trường cho trẻ  thực hiện các hoạt động khám phá là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ  hoạt động khám phá khoa học  như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động .
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc  hình ảnh động cho tiết học sinh động và có sự sáng tạo và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Đặc biệt tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt  Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép  khô, các loại hột hạt Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ rễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc, trai, sò, vỏ trứng được vệ sinh sạch sẽ  vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm .
     Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô :
-  Lô tô con vật xếp vào một ô .
- Lô tô các loại quả xếp vào một ô. 
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bảng quay tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ .
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện,  đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ, đóng góp nguyên vật liệu như cây hoa cây cảnh, sản phẩm của địa phương mà gia đình có, động vật nhỏ như cá, tôm cua và cho mượn một số động vật như gà, vịt... mà gia đình các phụ huynh có.
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: vải vụn làm dối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ xung gian đồ chơi của trẻ.
Từ những nguyên vật liệu phế thải và thiên nhiên trẻ tạo ra được bát, cốc, bàn ghế, ấm chén từ vỏ sữa su su...Với các chủ điểm thế giới động vật trẻ làm con cua từ vỏ chai chai, con cá từ vỏ con ngao, con gà trống từ vỏ can dầu rửa bát, con lợn từ vỏ váng sữa chua, con thỏ, con gấu từ vỏ sữa su su. Với chủ điểm thế giới thực vật trẻ xé dán hoa lá từ lá cây mít khô, lá cây cảnh có màu đỏ, vàng và hột hạt để làm tranh tổng hợp và hạt đỗ đen, hạt na làm mắt các con vật.
Trẻ rất hứng thú khi đến hoạt động làm đồ chơi và trẻ phấn khởi khoe với bạn bè và bố mẹ mình đã tạo ra được sản phẩm. 
* Biện pháp 2: Qua tiết học khám phá khoa học:
 Tiết học khám phá khoa học  thể hiện tối ưu đồng bộ các nhiệm vụ cho trẻ khám phá khoa học. Tạo điều kiện để trẻ được tích cực hoạt động. Nội dung khám phá khoa học vô cùng đa dạng và phong phú như môi trường thiên nhiên, xã hội và con người. 
Ví dụ: Tôi cho trẻ khám phá về “ Con mèo”  với thức ăn
Tôi hỏi trẻ: Theo con mèo thích ăn gì nhất? ?hoặc tôi hỏi mèo có thể ăn thức ăn gì? Để biết được điều đó  hôm nay cô chuẩn bị một số thức ăn. Chúng mình cùng làm thí nghiệm: ? Ai có thể giúp cô cho mèo ăn? Từ đó đưa ra kết luận: Mèo thích ăn cá nhất và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác.
+ Mối quan hệ với nắng: Mèo thích phơi nắng. Mùa đông thích sưởi ấm hay nằm bếp ro, ...
+ Mối quan hệ với con người: Nó thích được người âu yếm, vuốt ve. Khi nó cáu giận nó kêu, cào, cấu.
+ Mèo đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Tôi cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình.
Ví dụ: Khi dạy về con cá. Cho trẻ quan sát con cá ở chậu. Tại sao cá có mồm mà không thưa? Vậy mồm cá biết làm gì? Bạn nào lên đây cho cá ăn? Chúng mình cùng xem cá ăn như thế nào? Chúng mình mời cá ăn đi. Ồ thì ra cá có mồm nhưng chỉ biết ăn, không biết nói đúng không nào.
Phát triển kỹ năng xã hội nhằm phát triển kinh nghiệm giao tiếp, giúp trẻ biết hợp tác thoả thuận chia sẻ kinh nghiệm để đạt được mục đích giao tiếp. Đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng làm việc  theo nhóm.
Giáo dục trẻ có thái độ hình thành tình cảm đạo đức, ứng xử, hành vi, thói quen. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “ Cây xanh” Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc  và bảo vệ cây xanh.
Khi xác định đúng mục đích yêu cầu đến các hoạt động tôi xác định rõ từng loại tiết để có phương pháp giáo dục phù hợp như:
Loại tiết về đồ vật, động vật, thực vật:
+ Gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học. Dùng nhiều  biện pháp cho trẻ được trải nghiệm, hành động và tìm kiếm. Tôi đặt câu hỏi kích thích trẻ quan sát vào đối tượng, hành động về đối tượng
Ví dụ: Chúng mình đã biết rất nhiều về con mèo, hãy đặt câu đố hay vẽ lại con mèo. Tại sao lại khó thế nhỉ bởi chúng ta chưa thấy nó bao giờ? Để đặt câu đố, vẽ dễ hơn chúng mình cùng quan sát về con mèo nhé.
Sử dụng câu đố, bài hát, thơ ca gây hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
  Cho trẻ làm  quen với con cá, tôi dùng câu đố :
                               “Con gì có vẩy có vây
                          Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”
  Trẻ trả lời đó là con cá.
+ Hoạt động khám phá đối tượng: Tôi cho trẻ quan sát nhận ra đặc điểm đặc trưng rõ nét như ten gọi, màu sắc, vận động, tiêng kêu...
Khi quan sát tôi cho trẻ trải nghiệm để trẻ được sử dụng các giác quan Ví dụ: Khi quan sát về quả tôi cho trẻ mắt nhìn, tay sờ...Ai có thể dùng tay bóc quả bưởi cho cô?
Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật, làm giàu biểu tượng cho trẻ bằng cách làm các thí nghiệm 
Ví dụ : Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai càng to, tám chân Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “các con có biết con cua nó đi như thế nào không?” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như  thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.
Trong hoạt động khám phá tôi lồng ghép tích hợp các môn khác như: Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước.
Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.
“ Nhà hình soắn lằm ở dước ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình .”
                      ( con ốc )
Con gì đầu bẹp .
Hai ngạnh hai bên
Râu ngắn vểnh lên
Mình trơn bóng nhỡn
( con cá trê)
Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn . 
 * 3 biện pháp 3: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm :
Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn  giản  luôn  tạo  cho  trẻ  sự  hứng  thú,  kích  thích  trẻ  tích  cực  hoạt động,  phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,....chính vì vậy mà phương pháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá khoa học.
Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
* Mục tiêu:
       Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng được.
* Chuẩn bị:
          Một vài hạt đậu tương, đậu đen2 Khay nhỏ, một ít đất .bình nước tưới.
*Tiến hành:
- Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên .
- Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản thân .
* Giải thích và kết luận:
  Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.
Ví dụ 2: Trò chơi với nước, không khí và ánh sáng : “Bóng cây thay đổi”
* Mục tiêu:
       Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối thì các vật trên mặt đất được chiếu vào sẽ tạo ra bóng một cách khác nhau.
* Chuẩn bị::
-  Phấn, thước đo, một số cây trên sân.
- Đố trẻ bóng người, nhà ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có thay đổi không? Theo trẻ thay đổi như thế nào?.
- Cùng trẻ đo bóng cây, một người, nhà ở hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày (sáng- trưa- tối).
- Cho trẻ nhận xét vị trí của bóng cây thay đổi như thế nào? tìm hiểu vì sao bóng cây thay đổi theo các thời điểm trong ngày như vậy. so sánh khi nào bóng ngắn, dài nhất. 
Cho trẻ trực tiếp tham gia quan sát và đo bóng cây sau đó tự nêu ra các yêu cầu của bài thí nghiệm.
* Giải thích và kết luận:
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng cây xanh nên không đi qua được nên tạo ra bóng trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ có các bóng xuất hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển.
Ví dụ 4: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.
* Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, cục nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch.
+Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
- Tiến hành: Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, và yêu cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?
Kết quả: Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu những đồ vật làm từ những nguyên liệu nặng sắt, thép, nhôm như bi sắt , bát, thìa inox, . những đồ vật làm từ nguyên liệu nhẹ: gỗ, xốp, giấy, nhựa,.thì nổi trên nước .
Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được  mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm,  vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả năng diễn đạt tổt hơn.
 * Biện pháp 4: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
      Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ.
     Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết khám phá khoa học cho nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học.
       Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ
      Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như: Đồ dùng trực quan bằng vật thật: cốc, chén, con cá, các loại rau-quả, Các loại mô hình: Mô hình máy bay, Tàu hỏa...Các loại tranh ảnh, lô tô.
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với những đồ dùng trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, con vậtQua những đồ chơi được làm khéo léo giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi,

File đính kèm:

  • docSKKN_nang_cao_CL_cho_tre_trong_HD_KPKH.doc