Giáo án mầm non lớp mầm năm 2015 - Chủ đề: Những con vật đáng yêu

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt hang ngày. Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống hàng ngày.

- Phát triển vận động cơ bản bò, đi, ném, chạy, tung bắt theo khả năng của trẻ. Rèn luyện khả năng thực hiện các bài tập theo lứa tuổi.

2. Phát triển nhận thức:

- Hình thành cho trẻ kiến thức cơ bản phát triển nhận thức của trẻ.

- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của con vật.

- Trẻ nhận biết một số bộ phận, phân biệt con vật 4 chân và con vật 2 chân.

 - Hình thành cho trẻ khả năng quan sát phán đoán tò mò ham hiểu biết về sự vật xung quanh trẻ.

 - Biết được lợi ích của một số con vật. Tích cực tham gia vào hoạt động khám phá xung quanh, bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ. Nhận biết được con vật to – nhỏ.

 - Nhận biết được màu sắc của con vật ( Đỏ - vàng – xanh ).

 

doc53 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2015 - Chủ đề: Những con vật đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Thời gian thực hiện 5: tuần từ ngày 21/12 đến ngày 01/01/2015
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt hang ngày. Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống hàng ngày.
- Phát triển vận động cơ bản bò, đi, ném, chạy, tung bắt theo khả năng của trẻ. Rèn luyện khả năng thực hiện các bài tập theo lứa tuổi.
2. Phát triển nhận thức:
- Hình thành cho trẻ kiến thức cơ bản phát triển nhận thức của trẻ.
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của con vật.
- Trẻ nhận biết một số bộ phận, phân biệt con vật 4 chân và con vật 2 chân. 
 	- Hình thành cho trẻ khả năng quan sát phán đoán tò mò ham hiểu biết về sự vật xung quanh trẻ.
 - Biết được lợi ích của một số con vật. Tích cực tham gia vào hoạt động khám phá xung quanh, bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ. Nhận biết được con vật to – nhỏ.
 - Nhận biết được màu sắc của con vật ( Đỏ - vàng – xanh ).
3. Phát triển ngôn ngữ:
 - Trẻ gọi được tên và nói được tên một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc. Trẻ biết nói lên những điều bé quan sát được, những hiểu biết của mình về các con vật quen thuộc bằng các câu nói đơn giản.
 - Biết lắng nghe và bắt chước tiếng kêu của một số con vật. 
 - Trẻ đọc được một số câu đố, bài thơ về các con vật gần gũi, quen thuộc
 - Dạy trẻ biết diễn đạt theo ý muốn của mình bằng câu đơn giản.
 - Biết trả lời những câu hỏi của cô và những người xung quanh.
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua các tiết học như kể chuyện, đọc thơ.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội thẩm mĩ:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm, chia sẻ quan tâm giúp đỡ người khác.
- Biết yêu quý các con vật thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện.
- Dạy trẻ có một số kỹ năng nghe âm thanh, nghe tiếng kêu nhớ tên con vật.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động: múa hát, kể chuyện, đọc thơ, di màu, xếp hình, trò chơi.
 - Có cảm xúc khi nghe cô hát, đọc thơ, kể chuyện về các con vật
 - Thích xem tranh ảnh, tô màu, xếp hình, nặn...
II. MẠNG NỘI DUNG
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Con vật kỳ diệu dưới nước
- Tên gọi và nói được những đặc điểm rõ nét, màu sắc, cấu tạo.
- Nơi sống của một số loài cá.
- Ích lợi và các món ăn được chế biến từ cá.
- Yêu thích, cách chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Con vật nuôi trong gia đình
- Trẻ NB tên gọi của các con vật nuôi trong gđ và đặc điểm khác.
- Trẻ nhận biết con vật 4 chân và 2 chân. tiếng kêu, thức ăn của con vật khác.
- Các món ăn từ các loài động vật cung cấp dinh dưỡng và cách BVCS con vật. 
Côn trùng quanh bé
- Tên gọi của một số côn trùng
- Đặc điểm nổi bật, hình dạng
màu sắc, các bộ phận chính, môi trường sống..
+ Thức ăn
+ Vận động
- Ích lợi, nơi sống.
Khu rừng bí ẩn
- Trẻ NB và gọi đúng tên cuả một số con vật sống trong rừng.
- Một số đặc điểm nổi bật của các con vật như hình dáng cấu tạo, môi trường sống của các con vật.
- Ích lợi của từng con vật, biết cách chăm sóc, bảo vệ.
+ Thức ăn
II. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- NB chú mèo, chú chó.
- NB gà vịt.
- Nhận biết gà trống, gà mái, vịt
- NB số lượng 1 và nhiều.
- NB gọi tên con vật sống trong rừng.
- NB màu đỏ màu vàng
- Bé làm quen với cá với tôm, cua
- Chú chim đáng yêu
- Phân biệt hình vuông hình tròn
- Phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*BTPTC: Gà gáy, thỏ con, tập với gậy, với vòng.
*VĐCB:Bò chui qua cổng, bò qua vật cản, đi theo hiệu lệnh, đi theo ngoằn ngoèo, ném bóng về trước.
*TC.Con bò dừa, Gà trong vườn hoa, trời nắng trời mưa, mèo con, cáo và thỏ, mèo và chim sẻ
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
PTTCKNXHVTM
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình thông qua bài hát, hành vi giao tiếp với cô giáo và các bạn.
- Dạy trẻ hát:
- Nghe:Đàn gà trong sân, Chú mèo con, những khúc nhạc hồng, cá tôm đua tài, cá vàng bơi.
- Hát và VĐTN: Con gà trống, Chú mèo, cá đến từ nơi nào, vì sao con mèo rửa mặt,con chim.
- Xếp đường đi vào chuồng cho gà vịt
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trẻ biết lắng nghe và thức hiện 1 số yêu cầu lời nói, câu hỏi đơn giản.
- Dạy trẻ đọc thơ: Đàn gà con, con cá chép, con Công
- Truyện: Con cáo, quả trứng, thỏ con không vâng lời. đôi bạn nhỏ, gấu con, Thỏ ngoan
- Chơi T/ C : Chi chi chành chành...
KẾ HOẠCH TÔT CHỨC HOẠT ĐỘNG TUẦN 16
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 Thời gian thực hiện:( từ ngày 21/12/2015 đến ngày 01/01/2016)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ vệ sinh học tập, vui chơi
- Trẻ biết một số thao tác đơn giản trong kỹ năng tự phục vụ ; xúc cơm ăn, cầm cốc uống, đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân; Bò đi, chạy nhảy, bật..Biết đi theo hướng của hiệu lệnh, bò trong đường hep, Đi cầm vật trên hai tay, phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi.
- Phát triển các cử động của cơ bàn tay : xâu vòng xé giấy, nặn xếp hình
- Trò chuyện với trẻ về các con vật quen thuộc
- Đọc thuộc bài thơ, ca dao về các những con vật đáng yêu.
- Nghe hát : Gà trống, mèo con và cún con, con gà trống, Rửa mặt như mèo..
- Chơi các trò chơi âm nhạc
- Trẻ nhận biết và gọi tên, phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của các con vật nuôi trong gia đình.
- Hình thành cho trẻ biết yêu thích, chăm sóc bảo vệ chúng.
- Trẻ biết thức ăn từ những loài động vật cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
Tên
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đi sớm 15 phút mở cửa thông thoáng phòng nhóm.
- Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện cùng trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình trẻ.
- Điêm danh, báo ăn
TD Sáng
1. Khởi động:Cô cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp các
2.Trọng động: BTPTC " Tiếng chú gà trồng gọi"
Hoạt động học
* PTTC:
-VĐCB: Bò chui qua cổng
- TC: Gà trong vườn rau
*PTNT:
NB chú mèo, chú chó nhà em
*PTNN:
Thơ : Đàn gà con
*PTNT:
NB số lượng 1 và nhiều
*PTTM:
Xếp đường đi cho gà, vịt
Hoạt động ngoài trời
QS: Con mèo, chó
TC.Lộn cầu
Chơi tự do
QS: Con gà
TC.Bắt trước tiếng kêu
Chơi tự do
QS. Thiên nhiên vườn trường
TC.Lộn cầu
Chơi tự do
QS: Con cá
TC.Bắt trước tiếng kêu
Chơi tự do
QS. Đàn chim
TC.Lộn cầu
Chơi tự do
Hoạt động góc
Xếp chuồng chovật nuôi
Xếp chuồng cho vật nuôi
Xếp chuồng cho vật nuôi
Xếp chuồng cho vật nuôi
Xếp chuồng cho vật nuôi
Học tập
Học tập
Học tập
CS,
ND
- Cô hướng dẫn trẻ thói quen đi vệ sinh.
- Tổ chức ăn ngủ đúng giờ.
Hoạt động chiều
Múa hát về chủ đề
Kể chuyện đọc thơ về chủ đề
Ôn HĐ sáng
Hướng dẫn trẻ HĐVC
Biểu diễn văn nghệ
Trả trẻ
- Cô vệ sinh cho trẻ, chơi tự do, cho trẻ ra người thân.
Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
VĐCB: Bò chui qua cổng
TC: Gà trong vườn rau
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Trẻ nhớ được tên vận động cơ bản: Bò chui qua cổng
 	- Trẻ hiểu cách bò chui qua cổng với tư thế bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân, khéo léo khi bò qua cổng, đầu không chạm vào cổng, không làm đổ cổng.
	- Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay, chân, bò bằng hai tay và hai cằng chân, rèn luyện sự khéo léo khi bò chui qua cổng, tham gia vận động trẻ không nhón chân, đầu không chạm vào cổng
- Phát triển cơ tay, cơ chân.
- Qua trò chơi vận động, rèn phản xạ lắng nghe
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 
- Trẻ biết đoàn kết thi đua trong quá trình vận động.
- Ngoan ngoãn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn
- Cổng chui, xắc xô
- Trẻ mặc quần áo gọ gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
- Cô gọi trẻ đến bên cô đàm thoại về chủ đề.
 	- Cô trò chuyện với trẻ : Muốn cơ thể khoẻ mạnh cô con mình phải làm gì nhỉ. Chúng mình ăn nhiều chất và tập thể dục thường xuyên nhé
2. Hoạt động trọng tâm:
a, Khởi động:
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát bài : đoàn tàu nhỏ xíu” cô cho trẻ thực hiện các động tác khởi động theo khẩu lệnh của cô: tàu đi thường, tàu đi nhanh,...tàu về ga.
- Cô cho trẻ đứng tại chỗ.
 b,Trọng động: 
* BTPTC: Gà gáy.
- ĐT1: “Gà gáy” 
+ TTCB:Trẻ đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.
1. Giơ 2 tay sang ngang đồng thời hít thở sâu. Vỗ 2 tay vào đùi nói” ò, ó o” đồng thời thở ra thật sâu. 
2. về tư thế chuẩn bị( tập 3- 4lần)
- ĐT2: Gà tìm bạn.
+ TTCB:Trẻ đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.
1. 2 tay chống hông, lân lượt nghiêng sang trái, nghiêng sang phải.
2. Về tư thế chuẩn bị ( 3- 4lần)
- ĐT3: Gà mổ thóc.
+ TTCB:Trẻ đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.
1. Ngồi xổm xuống, gõ 2 tay xuống sàn nói” Cốc cốc cốc” rồi đứng lên.( tập 3 lần) 
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Cho trẻ chuyển thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
* VĐCB: "Bò chui qua cổng"
- Cô giới thiệu bài tập
- Cô tập mẫu 2 lần:
 + Lần 1: Tập nhanh
 + Lần 2: Phân tích khi bò chui qua cổng, cô bò khéo bằng hai tay và hai cẳng chân, không nhón ngón chân lên cao, tới cổng cô cúi xuống bò khéo léo qua cổng mà không làm đổ cổng.
	- Trẻ thực hiện:
+ Cô mời 2 trẻ tập mẫu 
+ Cô nhận xét phân tích kỹ năng động tác của trẻ
- Cô lần lượt cho cả lớp tập.
- Tô tập dưới hình thức thi đua.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ bò qua cổng
* Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Một bạn làm Bác chủ nhà còn các bạn khác làm các chú gà. Khi có hiệu lệnh các chú gà đi kiếm ăn thì các chú gà giả vờ làm động tác mổ thóc đi vào vườn rau. Bác chủ nhà xuất hiện đuổi các chú gà chạy thật nhanh về chuồng không sẽ bị bắt.
- Cô cho trẻ chơi 2 đến 3lần.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
c, Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng.
3. Kết thúc hoạt động:	
- Cô củng cố nội dung bài, cô nhận xét tuyên dương trẻ, cô cho trẻ chuyển
hoạt động.
NHẬT KÝ:
Trẻ đến lớp:.......................................................................................................................................................................................................
Trẻ có sức khoẻ tốt:..................................................................................................................................................................................
Trẻ hừng thú tham gia hoạt động:............................................................................................................................................
Lý do:.......................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC
NB: Chú chó, chú mèo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của con chó, con mèo
	- Biết nơi sống và thức ăn của con chó, mèo. Biết con chó, mèo là vật nuôi trong gia đình và ích lợi của chúng.
	- Bắt chước tiếng kêu của chó, mèo
	- Rèn khả năng chú ý, quan sát, ghi ngớ của trẻ
	- Luyện phát âm một số từ và câu ngắn :" Con chó, con mèo"
	- Giáo dục trẻ biết yêu quý con chó, mèo
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình trang trại.
- Tranh con chó, mèo.
- Tranh lô tô
- Đoạn phim về con chó, mèo
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
- Cô gọi trẻ đến bên cô hát bài:" Gà trống, mèo con, cún con" thăm quan mô hình trang trại.
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình.
2.Hoạt động trọng tâm:
a, Nhận biết tên con chó, đặc điểm nổi bật của con chó
	Các con ơi nhà các con có nuôi một số con vật, các con xem gồm những con gì nhé.
	- Cô bật ghi âm tiếng kêu của con chó sủa.
	- Các con vừa nghr thấy tiếng kêu của con gì?
- Cô treo tranh con chó:
	+ Đây là con gì?
	+ Cả lớp nói "Con chó" cho trẻ nói theo tổ, cá nhân
	+ Con chó có những bộ phận nào?
	+ Đây là phần nào của con chó?
	+ Mắt con chó ở đâu?
	+ Tai con chó đâu? Mồm con chó đâu? Chân con chó đâu?
	+ Con chó sủa như thế nào?
	+ Chó sống ở đâu?
	+ Nhà chúng mình nuôi chó để làm gì?
	- Cô củng cố lại.
- GD trẻ : Chó là loại vật có ích, chó biết giữ nhà vì vậy chúng mình phải biết yêu quí chúng.
b, Nhận biết tên đặc điểm nổi bật của con mèo
'' Meo... meo.. Meo. ''
- Tiếng của con gì đấy nhỉ ? Ai giỏi cho cô và các bạn biết nào ?
	- Con gì đây? Cho cả lớp nói: "Con mèo" cá nhân trẻ nói
	+Con mèo có các bộ phận nào? (đầu, mình, đuôi, chân)
	+ Cô mời cá nhân trẻ lên chỉ từng bộ phận của con mèo (mồm, mắt, tai, chân, đuôi).
	+ Mèo sống ở đâu? ( Mèo được nuôi trong gia đình)
	+ Mèo thích ăn gì? Nuôi mèo để làm gì?
	- Cô củng cố lại.
Cô giáo dục trẻ: Mèo là loại vật có ích biết bắt chuột không cho chuột cắt quần áo, ăn lúa gạo của chúng mình đấy. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí không làm hại mèo nhé.
c. Trò chơi: 
- Cô cho trẻ chơi trò chơi '' Ai nhanh hơn '' Cô phát cho mỗi trẻ một rổ lô tô, và cô nêu lên cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi. Khi cô đọc tên con vật nào trẻ nhanh tay cầm lô tô hình con vật đó và giơ lên.
- Trò chơi: Bắt trước tiếng kêu con vật.
- Cô phổ biến cách chơi lật chơi cho trẻ chơi. Cô chơi cùng trẻ
3. Kết thúc hoạt động:
	- Cô cho trẻ vận động theo bài hát " Ai cũng yêu chú mèo"
NHẬT KÝ:
Trẻ đến lớp:.......................................................................................................................................................................................................
Trẻ có sức khoẻ tốt:..................................................................................................................................................................................
Trẻ hừng thú tham gia hoạt động:............................................................................................................................................
Lý do:.......................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thơ: Đàn gà con
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  	- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
  	- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
  	- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của con gà con.
  	- Dạy trẻ thuộc thơ, thể hiện được điệu bộ qua bài thơ.
  	- Phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
  	- 95- 97% trẻ thuộc thơ.
  	- Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ.
  	- Qua bài thơ giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường và yêu quí con vật.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung bài
 	- Giáo án đầy đủ
  	- Trang phục gọn gàng.
  	- Máy vi tính có bài giảng điện tử, có nội dung bài thơ, ghế, thảm ngồi, que chỉ
  	- Các câu hỏi đàm thoại.
  	- Mô hình đàn gà con.
  	- Nhạc bài hát:  “ đàn gà con” “Khúc hát dạo chơi” “đàn gà trong sân”
  	- Cho trẻ ngồi hình chữ U trên ghế, ngồi thảm.
  	- Mũ gà con.
  	- Trang phục gọn gàng sạch sẽ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
Các con rất là ngoan nên cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi nhé.
- Vậy cô con mình sẽ chơi trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật nhé.”
- Các chú mèo con của cô ơi?
 	- Còn con lợn kêu thế nào?
 	- Chúng mình làm tiếng kêu của chú vịt nào?
- Con gà trống  đánh thức mọi người dậy vào buổi sáng nào?
- Gà mẹ gọi gà con cục cụccục
- Cô thấy chúng mình bắt chước tiếng kêu của các con vật rất là giống rồi đấy cô khen các con nào?
- Các con vừa bắt chước tiếng kêu của các con vật nào?
- Gà, lơn, mèo, là động vật nuôi ở đâu ?
- Ngoaì các  con vật đó ra nhà bạn nào nuôi các con vật khác nữa kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
 	- Các con ạ những con vật nuôi này rất là gần gũi, quen thuộc.đặc biệt là các chú gà con rất   đáng yêu .nên nhà thơ Phạm Hổ đã sáng tác một bài thơ rất là hay để miêu tả về đàn gà con đấy. Để biếtbài thơ hay như thế nào cô mời cả lớp hãy ngồi xuống và lắng nghe cô đọc bài thơ “ Đàn gà con” của chú Phạm Hổ nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Cô đọc thơ diễn cảm:
- Cô đọc lần một: ( làm cử chỉ điệu bộ)
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?
+ Bài thơ “ Đàn gà con ”  do ai sáng tác nhỉ ?
+ À bài thơ thật là hay đúng không các con. Và bây giờ cô mời chúng mình hướng nên màn hình cùng  lắng nghe và xem những hình ảnh xinh đẹp của những chú gà con nhé!
- Cô đọc lần 2:( nghe băng kết hợp xem hình ảnh trên máy)
- Các con vừa nghe bài thơ gì?
- Cô giảng nội dung bài thơ
 	- Các con ạ, từ những quả trứng nhờ sự ấp ủ của gà mẹ đã nở thành những chú gà con rất xinh xắn và đáng yêu đấy.
 b. Đàm thoại:
- Cô đố các con biết nhé con gà đẻ trứng hay đẻ con nào?
- Gà mẹ làm gì với những quả trứng?
- Các con ơi “Âp ủ “ có nghĩa là gà mẹ giang rộng đôi cánh để che chở, sưởi ấm  cho những quả trứng đấy các con ạ.
- Những quả trứng được ấp ủ thì đã nở thành gì ?
- Vẻ đẹp của các chú gà được miêu tả như thế nào nhỉ?
 	- Và hôm nay cô có một món quà muốn dành tặng lớp mình, chúng mình cùng khám phà với cô xem món quà đó là gì nhé?
- Con gì đây các con?
- Cô đi xung quanh lớp và cho trẻ quan sát và sờ con ga con. Và nói rõ về chú gà con.
- Lông vàng mát dịu có nghĩa là khi chú gà con mới nở thì lông có màu vàng nhạt, khi sờ vào ta có cảm giác rất mềm và mát.
- Tình cảm của nhà thơ với chú gà con được thể hiện qua câu thơ nào?
* Giáo dục:
- Còn chúng mình thì sao? Các con có yêu quý những chú gà không?
 	- Để yêu quý những chú gà thì các con phải làm gì?
- Con gà là con vật nuôi sống trong gia đình rất gần gũi với chúng ta và rất đáng yêu các con nhớ phải luôn yêu quí, chăm sóc cho những con gà thật mau lớn nhé.
c. Dạy trẻ đọc thơ:
- Các con ơi bạn Bú bê rất là vui mừng khi các con tới thăm nhà bạn ý đấy để đáp lại tình cảm đó các con hãy đọc thật hay bài thơ  “ đàn gà con ” để tặng bạn Búp bê  nào.
 Cô sửa sai sửa ngọng cho trẻ (nếu có)
- Để bài thơ được hay hơn nữa cô mời các con đứng dậy đọc thể hiện bài thơ “đàn gà con” theo nhạc  nhé.!
	- Cả lớp đọc hai lần.
	- Tổ đọc 3 tổ
	- Nhóm đọc: 3 nhóm, cán hân trẻ đọc 3 cháu 
- Các bạn đọc thơ hay quá các con khen bạn nào.
- Cả lớp đọc lại hỏi lại trẻ tên bài thơ, tác giả
- Hôm nay, bầu trời trong xanh và nắng ấm  cô sẽ là gà mẹ các con sẽ là những chú gà con chúng mình cùng đi kiếm mồi nhé.
d. Trò chơi “Gà đi kiếm mồi.”
- Các chú gà con  của cô ơi? Chúng ta đi kiếm mồi thôi.
  	- Cô bật nhạc bài hát “ đàn gà con”
- Các chú gà con ơi ?có thích không ? các chú gà  con ơi bên kia khu vườn  ở đó có rất là nhiều mồi ngon đấy chúng ta cùng đi sang đó kiếm mồi nữa nhé các chú gà con ơi có vui không?
3. Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ hát “ đàn gà trong sân ” đi ra ngoài
NHẬT KÝ:
Trẻ đến lớp:.......................................................................................................................................................................................................
Trẻ có sức khoẻ tốt:..................................................................................................................................................................................
Trẻ hừng thú tham gia hoạt động:................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc