Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề 5: Thế giới động vật

- Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. - Dạy trẻ tập được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

- Trẻ biết chạy được 40 – 60m liên tục theo hướng thẳng. - Dạy trẻ giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

- Dạy trẻ biết chạy được 40 – 60m.

- Biết một số thực phẩm có nguồn gốc động vật. - Dạy trẻ biết tên một số thực phẩm có nguồn gốc động vật. Có ý thức ăn uống đầy đủ hợp lý.

- Dạy trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

 

doc89 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề 5: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHỦ ĐỀ 5 : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT	
 (Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 12/12 – 06/ 1/ 2017)
A. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ.
LĨNH VỰC
ĐỘ TUỔI
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
- Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Dạy trẻ tập được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Thông qua giờ thể dục buổi sáng trẻ tập động tác, Tay, lưng, bụng, lườn, chân.
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Trẻ biết chạy được 40 – 60m liên tục theo hướng thẳng. 
- Dạy trẻ giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Dạy trẻ biết chạy được 40 – 60m.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời, hoạt động học: 
* Vận động cơ bản:
+ Đi kiễng gót.
+ Chạy chậm 40 – 60m.
Phát triển thể
Chất
- Biết một số thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Dạy trẻ biết tên một số thực phẩm có nguồn gốc động vật. Có ý thức ăn uống đầy đủ hợp lý.
- Dạy trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
* Dạy trẻ thông qua hoạt động khác:
- Trò chuyện về lợi ích của các con vật trong cuộc sống: Gọi tên các thức ăn hàng ngày trong gia đình.
- Tích hợp giáo dục dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, cách phân biệt thức ăn tốt cho cơ thể trong các bữa ăn, thức ăn vào trong các tiết học.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Trẻ biết chạy được 60 – 80m liên tục theo hướng thẳng.
- Trẻ biết đập bóng xuống sàn bằng hai tay và truyền bóng cho bạn.
- Trẻ biết bò liên tục theo hướng thẳng.
- Biết chơi một số trò chơi có luật và trò chơi dân gian.
- Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản rau có thể luộc, nấu canh thịt có thể luộc, rán, kho.
- Dạy trẻ giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Dạy trẻ biết chạy được 60 – 80m.
- Dạy trẻ biết đập bóng xuống sàn bằng hai tay và truyền bóng cho bạn.
- Dạy trẻ biết bò theo hướng thẳng.
- Phổ biến luật chơi, cách chơi một số trò chơi có luật, dân gian.
- Dạy trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của 1 số thực phẩm, món ăn.
* Vận động cơ bản:
+ Đi kiễng gót, đi bằng gót chân.
+ Chạy chậm 60 – 80m.
+ Đập bóng xuống sàn bằng hai tay và truyền bóng cho bạn.
+ Bò theo hướng thẳng.
* Hoạt động vui chơi:
+T/c: Chuyền bóng
+ T/c: Kéo cưa lừa xẻ
+ T/c: Mèo đuổi chuột.
+ Bịt mắt bắt dê.
+ Lộn cầu vồng.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập và trò chơi dân gian.
* Hoạt động góc:
“Mẹ con”, “Cửa hàng bán thực phẩm”.
Phát triển tình cảm 
xã hội
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
- Trò chuyện qua hoạt động vui chơi, cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. 
- Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi)
- Tích cực hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)
- Trong giờ học, cho trẻ lấy đồ dùng, phát đồ dùng cho các bạn giúp cô, cất dọn đồ sau khi chơi.
- Trẻ thích quan sát cảnh vật thiên và chăm sóc con vật.
- Bảo vệ, chăm sóc con vật.
- Biết chăm sóc những con vật bé nhỏ, còn non.
- Tích hợp giáo dục trẻ yêu các con vật vào hoạt động học, trò chuyện quan sát, vui chơi.
- Trẻ thực hiện được 1 số quy định ở lớp. Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi.
- Trẻ nhận biết được cảm xúc vui, 
- Một số quy định ở lớp (lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Dạy trẻ biết nhận biết một số trạng 
- Hoạt động vui chơi: Chia nhóm, cho trẻ nhận góc chơi, lấy đồ chơi để chơi đoàn kết; Cất đồ chơi về góc quy định.
- Thông qua giờ kể chuyện sáng tạo cô 
buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh.
thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.
cho trẻ đóng các nhân vật trong tranh, để trẻ biết thể hiện giọng kể của từng nhân vật trong câu chuyện.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết giữ gìn 
và bảo vệ môi trường như: Vứt rác đúng nơi qui định, không hái hoa, ngắt lá, vệ sinh đúng chỗ 
- Dạy trẻ biết giữ 
gìn và bảo vệ môi trường như: Vứt rác đúng nơi qui định, không hái hoa, ngắt lá, vệ sinh đúng chỗ 
- Thông qua các hoạt
 động lao động. trực nhật trẻ biết tự phục vụ bản thân và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường.
- Trẻ thích chăm sóc con vật quen thuộc.
- Trẻ có 1 số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở.
 - Trẻ không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp.
- Dạy trẻ biết bảo vệ, chăm sóc con vật.
- Dạy trẻ 1 số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở.
- Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo.
* Hoạt động góc:
- Xây chuồng trại chăn nuôi.
- Xây vườn bách thú.
- Thông qua giờ ăn nhắc nhở trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
* Thông qua hoạt động ngoài trời, vui chơi, bao quát, nhắc nhở trẻ không tự ý bỏ về, không đi theo người lạ.
Phát triển ngôn
ngữ
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Trẻ sử dụng được các từ chỉ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Dạy trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề.
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
* Hoạt động học:
+ Thơ: Đàn gà con
+ Thơ: Rong và cá
+ Truyện: “Ba con gấu”
+ Truyện: “Chuột, gà trống và mèo”.
- Thông qua giờ học cô dạy trẻ kể chuyện, cô tổ chức dạy trẻ đóng vai các nhân vật trong các câu chuyện.
- Trẻ biết sử dụng các từ: Vâng ạ, dạ, thưa trong giao tiếp.
- Nói đủ nghe, không nói lí nhí.
- Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. 
* Trò chuyện thông qua hoạt động vui chơi ở góc, chơi ngoài trời.
- Trò chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ phát âm chuẩn, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với những người xung quanh.
- Dạy trẻ phát âm chuẩn không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh.
* Hoạt động học:
- Thông qua hoạt động học dạy trẻ phát âm chuẩn.
- Trẻ hiểu nội dung truyện thơ, trả lời tốt các câu hỏi theo trình tự câu chuyện, bài thơ cô dạy trong chủ điểm.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố có nội dung liên quan đến chủ đề động vật.
- Thông qua bài học trẻ hiểu nội dung câu truyện, bài thơ có nội dung liên quan đến chủ đề động vật.
- Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Trẻ có kỹ năng trong giao tiếp, thể hiện sự ngoan ngoãn lễ phép khi tiếp xúc với người xung quanh.
- Dạy trẻ kể lại chuyện đã được nghe
- Dạy trẻ có kỹ năng trong giao tiếp, thể hiện sự ngoan ngoãn lễ phép khi tiếp xúc với người xung quanh.
- Thông qua giờ học tập cho trẻ kể chuyện theo tranh,
 tập đóng kịch.
- Thông qua giờ đón trả trẻ cô dạy trẻ kỹ năng trong giao tiếp, thể hiện sự ngoan ngoãn lễ phép khi tiếp xúc với người xung quanh.
Phát triển nhận thức
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ biết đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật quen thuộc. 
- Dạy trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật quen thuộc. 
* Hoạt động học:
- Một số con vật nuôi trong gia đình (Gia cầm).
- Một số con vật nuôi trong gia đình (Gia súc).
- Một số con vật sống trong rừng.
- Một số con vật sống dưới nước.
* Tích hợp trong các hoạt động học và vui chơi.
- Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa con vật quen thuộc với môi trường sống của chúng.
- Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa con vật quen thuộc với môi trường sống của chúng.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi.
- Trẻ biết đếm trên đối tượng, đếm theo thứ tự.
- Trẻ biết đếm số lượng trong phạm vi 4.
- Ôn số lượng trong phạm vi 4.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ. 
- Trẻ biết phân biệt màu đỏ, màu vàng, màu xanh trong thực tế. 
- Gộp tách số lượng 4 các phần theo nhiều cách khác nhau.
- Dạy trẻ biết phân biệt màu đỏ, màu vàng, màu xanh.
- Chia nhóm số lượng 4 thành hai phần theo các cách khác nhau (3+4 tuổi) - Dạy trẻ biết phân biệt màu đỏ, màu vàng, màu xanh. (3+4 tuổi).
- Đếm trên đối tượng, đếm theo thứ tự.
- Ôn số lượng và chữ số trong phạm vi 4.
- Ôn số lượng và chữ số trong phạm vi 4.
- Trẻ biết so sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
- Dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
- So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
- Trẻ biết quan sát phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật.
- Dạy trẻ biết quan sát phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật.
* Hoạt động góc:
- Xây chuồng trại chăn nuôi.	
- Xây vườn bách thú.
- Xây ao thả cá.
- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật.
- Chăm sóc và bảo vệ con vật.
- Trẻ hát tự nhiên, hát được giai điệu bài hát quen thuộc.
- Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
* Hoạt động học:
+ Dạy hát: Đàn gà con 
- Trẻ vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo nhịp vận động minh họa).
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.
+ Hát VĐ: Con chim non
+ Hát VĐ: Gà trống mèo con và cún con
+ Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của.
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn 
+ Nghe hát: Rửa mặt như mèo
+ Nghe hát: Cò lả
+ Nghe hát: Gà gáy
mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng
vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Trẻ vui sướng, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng...) của các sản phẩm tạo hình.
- Dạy trẻ cách nói lên cảm xúc của mình: “Bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hình dáng đẹp con thấy thích sản phẩm này......”
* Hoạt động học
+ Xé, dán quả trứng.
+ Tô màu tranh con mèo.
+ Vẽ con cá 
+ Nặn con sâu 
Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục..
- Dạy trẻ xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục..
* Hoạt động học
+ Xé, dán quả trứng.
- Trẻ biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Dạy trẻ vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
* Hoạt động học
+ Vẽ con cá.
- Trẻ biết tô màu tạo thành bức tranh đơn giản.
- Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc.
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
- Trẻ hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài hát. Vận động nhịp nhàng, thể hiện tình cảm của bài hát.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Biết chơi các trò chơi âm nhạc.
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
- Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.
* Hoạt động học
+ Tô màu về chủ đề.
- Trò chơi âm nhạc: “Gà gáy – vịt kêu”.
- Thông qua hoạt động học:
+ Xé, dán quả trứng.
+ Tô màu tranh con mèo. Vẽ con cá. Nặn con sâu.
+ Hát VĐ: Con chim non
+ Hát VĐ: Gà trống mèo con và cún con
+ Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ 5 : ĐỘNG VẬT
( Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 12/12 – 06/01/ 2017)
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 1 
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
(Hai chân, có mỏ có cánh)
 (Từ 12/12 –16/12)
Tuần 2
ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
(Bốn chân, đẻ con)
 (Từ 19/12 – 23/12)
Hai
PTNT
Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình. (Gia cầm)
Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình. (Gia súc)
Ba
PTTC
Trẻ 3 tuổi: Đi kiễng gót
Trẻ 4 tuổi: Đi kiễng gót, đi bằng gót chân.
Trẻ 3 tuổi: Chạy chậm 40 -60cm.
Trẻ 4 tuổi: Chạy chậm 80 - 60cm.
PTNN
 Thơ: “Đàn gà con”
Truyện: “Chuột, gà trống và mèo”.
Tư
PTTM
Xé, dán quả trứng
Tô màu tranh con mèo
Năm
PTTM
 Dạy hát “Đàn gà con”
 Nghe hát: “Gà gáy”
 Trò chơi: “Gà gáy – vịt kêu”
Hát, vận động: “Gà trống, mèo con và cún con” 
Nghe hát: “Rửa mặt như mèo”
Trò chơi: “Gà gáy – vịt kêu”
Sáu
PTNT
So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
Dạy trẻ biết phân biệt màu đỏ, màu xanh, màu vàng
Hoạt động góc
Phân vai
Cửa hàng bán thực phẩm từ vật nuôi. Gia đình nấu ăn.
Cửa hàng bán thực phẩm từ vật nuôi. Gia đình nấu ăn.
Xây dựng
Xây trang trại chăn nuôi
Xây trang trại chăn nuôi
Học tập
Xem tranh ảnh về các con vật.
Tạo hình
Tô màu các con vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích
- Quan sát tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
- Quan sát con gà, con vịt, con ngan.
- Kể chuyện sáng tạo về các con vật.
- Vẽ con gà trống bằng phấn trên sân trường.
- Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Quan sát tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
- Quan sát con mèo, con chó, con lợn.
- Kể chuyện sáng tạo về các con vật.
- Vẽ con vật bằng phấn trên sân trường.
- Dạy trẻ đọc đồng dao.
Trò chơi
có luật:
- TCHT: Trời tối – trời sáng.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
- TCHT: Con gì kêu
- TCVĐ: Ai sống trong ngôi nhà này.
- TCDG: Bịt mắt bắt dê.
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động
chiều
- Luyện đọc chữ cái b
- Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
- Luyện đọc chữ cái d
- Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 3 
ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
 ( Từ ngày 26/12 – 30/12)
Tuần 4
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
 ( Từ ngày 02/01 – 06/01)
Hai
PTNT
Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng.
Nghỉ tết dương lịch.
Ba
 PTTC
Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay và truyền bóng cho bạn.
Bò theo hướng thẳng
PTNN
 Truyện: “Ba con gấu”
Thơ: “Rong và cá”
Tư
 PTTM
Nặn con sâu
Vẽ con cá
 Năm
PTTM
Nghe hát: “Cò lả”
Hát vận động: “Con chim non”
Trò chơi: “Nghe tiếng kêu, đoán con vật”.
 Biểu diễn văn nghệ
Sáu
 PTNT
Chia nhóm số lượng 4 thành hai phần theo các cách khác nhau
Ôn số lượng trong phạm vi 4.
Hoạt động góc
Phân vai
Người chăm sóc vườn bách thú, lớp đi thăm quan vườn bách thú.
Cô cấp dưỡng, cửa hàng bán cá.
Xây dựng
Xây vườn bách thú.
Xây ao cá.
Học tập
Xem hình ảnh về các con vật sống trong rừng.
Âm nhạc
Hát, múa biểu diễn các bài hát về chủ đề.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động
có
mục đích
- Quan sát tranh ảnh về các con vật sống trong rừng.
- Vẽ con vật bằng phấn trên sân trường.
- Quan sát con voi, con hổ, con khỉ.
- Kể chuyện sáng tạo về các con vật.
- Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Quan sát tranh ảnh về các con vật sống dưới nước.
- Vẽ con vật bằng phấn trên sân trường.
- Quan sát con tôm, con cá, con cua.
- Kể chuyện sáng tạo về các con vật.
- Dạy trẻ đọc đồng dao.
Trò chơi
- TCHT: Thi xem ai xếp nhanh.
- TCVĐ: Gấu và ong
- TCDG: Nu na nu nống
- TCHT: Con gì kêu
- TCVĐ: Thỏ đổi chuồng
- TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động
chiều
- Luyện đọc chữ cái đ
- Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
- Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo.
= = = = = = = = = = * * * * * * = = = = = = = = =	
B. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
 Chủ đề nhánh 1: “MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”
(Hai chân, có mỏ, có cánh)
 (Từ ngày 12 – 16/12/2016)
T. gian
H. động
Thứ hai
12/12
Thứ ba
13/12
Thứ tư
14/12
Thứ năm
15/12
Thứ sáu
16/12
Đón trẻ
Trò chuyện
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, nhắc trẻ biết chào hỏi cô giáo, ông bà bố mẹ lễ phép, biết yêu quý bản thân và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng. 
- Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với 1 số phụ huynh.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích.
- Trò chuyện với trẻ gợi ý trẻ kể tên những con vật nuôi trong gia đình trẻ, và miêu tả một số đặc điểm của chúng.
- Cô gợi ý giúp trẻ miêu tả các chi tiết như đặc điểm về hình dáng và vận động, thức ăn, sinh sản.
- Chốt lại ý đúng của trẻ và nhấn mạnh một số đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc và gia cầm.
- Cho trẻ xem tranh ảnh 1 số con vật nuôi trong gia đình.
Thể dục sáng
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu theo hiệu lệnh của cô, tập khởi động theo bài “Bài tập buổi sáng”. Xếp đội hình hàng ngang.
2. Trọng động:
- Cô tập cho trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập tháng 12, bài: “Chú bộ đội”:
+ Dạo nhạc: Cho trẻ dậm chân theo nhịp 1-2.
+ ĐT1: “Vai chú... hòa bình”: Đánh khuỷu tay, đưa lên cao, sang ngang, hạ tay xuống 2L x 8N. 
+ ĐT 2: (Dạo nhạc): Nhún bước chân rộng bằng vai. Tay trái gập khuỷu, ngón tay chạm vai, tay phải đưa ngang tập 2 lần x 8 nhịp.
+ ĐT 3: “Vai chú... hòa bình”: Tay đánh sang hai bên, chân bước dậm theo nhịp 1 – 2 quay ngược theo chiều kim đồng hồ.
+ ĐT 4: “Vai chú... hòa bình”: Bước chân trái rộng bằng vai, tay phải chống hông, nghiêng lườn đưa tay trái 1 góc 45 độ sau đó hất ngược tay lên đầu, đưa chéo, hạ tay xuống, sau đó đổi bên. Tập 2 lần x 8 nhịp. 
+ ĐT 5: “Dạo nhạc”: Bước chân trái sang bên, hai tay đưa ra trước, đánh chéo sang trái, đưa trước, hạ tay xuống, sau đó đổi bên: tập 2 lần x 8 nhịp.
+ ĐT 6: “Vai chú... hòa bình”: Bật tách, bật khép, kết hợp một tay chạm vai, tay đưa ngang. 2 L x 8N. 
- ĐT 7: Điều hoà. (Cô tập với trẻ và bao quát trẻ tập).
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng .
Hoạt
động
học
 * PTNT: 
Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình (Gia cầm).
* PTTC: 
 Trẻ 3 tuổi: Đi kiễng gót.
Trẻ 4 tuổi: Đi kiễng gót, đi bằng gót chân
*PTNN: 
Thơ: “Đàn gà con”
* PTTM: 
Xé, dán quả trứng.
 * PTTM: DH:“Đàn gà con”. 
NH:“Gà gáy”
T/c: “Gà gáy – vịt kêu”.
 * PTNT:
So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
Hoạt
động
góc
* Góc Phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm từ vật nuôi. Gia đình nấu ăn.
* Góc Xây dựng: Xây dựng trại chăn nuôi.
* Góc Học tập: Xem sách tranh về các con vật, kể chuyện về các con vật.
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ thể hiện đúng vai chơi, phản ánh được 1 số công việc của người bán và người mua, giữa các thành viên trong gia đình dạy trẻ kĩ năng nấu ăn. Cách xắp xếp bàn ăn. Giáo dục trẻ có hành vi đúng đắn trong giao tiếp. Biết liên kết các nhóm chơi.
- Biết lựa chọn các nguyên liệu sẵn có như các khối gỗ, nhựa, hàng rào, sỏiđể xây thành trại chăn nuôi 1 cách khoa học, sáng tạo. 
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. Phát triển trí tưởng tượng.
- Chơi đoàn kết với bạn không tranh giành đồ chơi trong khi chơi. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi, - Trẻ thích thú xem sách tranh, nghe truyện về các con vật trên màn hình máy tính...
II. Chuẩn bị: 
- Bộ đồ chơi nấu ăn: Bếp ga, bát đũa, bàn, giường, búp bê, mâm, vật liệu cho trẻ nấu ăn, một số đồ chơi bằng nhựa lẩn phẩm của vật nuôi như trứng gà, thịt, cá... Các vỏ lọ, vật liệu cho trẻ gói nem, làm chả xiên ( bóng kính trắng, giấy màu cắt vụn, que, đất nặn), lược, thẻ số. 
- Vật liệu xây dựng: Gạch, một số loại hình, khối lắp ráp ...Hàng rào...
+ Bộ đồ chơi lắp ghép, một số cây que, hột hạt,1 số con vật nuôi trong gia đình bằng nhựa.
- Một số loại sách, truyện có tranh minh hoạ về con vật nuôi. Giá sách, bàn. Tranh truyện to để trẻ tập kể truyện theo tranh.
III. Cách tiến hành:
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cùng trẻ hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”, trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chủ đề.
 - Giới thiệu các góc chơi, hỏi ý định của trẻ thích chơi ở góc nào? Ý định của trẻ thể hiện vai chơi đó như thế nào? Mời trẻ về góc chơi.
2. Quá trình chơi:
* Góc phân vai: “Cửa hàng bán thực phẩm từ vật nuôi, Gia đình nấu ăn”.
- Trẻ về góc chơi lấy đồ chơi và tổ chức chơi, nhóm chơi " Cửa hàng bán thực phẩm" chơi trò chơi bán hàng thực phẩm, người bán hàng bày hàng và mời khách mua hàng, giới thiệu các sản phẩm...người mua đến hỏi hàng và mua, trả tiền. Cô quan sát trẻ chơi, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi có ý nghĩa, kết hợp giáo dục trẻ về tác dụng của một số

File đính kèm:

  • docchu de dong vat_12176400.doc
Giáo Án Liên Quan