Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề: Bản thân – mùa thu và tết trung thu

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động :

.- Trẻ có khả năng thực hiện vận động ( đi, chạy, nhảy, leo, trèo.) theo nhu cầu của bản thân.

- Có kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày

( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, vẽ, cất dọn đồ chơi .).

- Biết thực hiện các bài tập vận đông: Đi trong đường hẹp, bò theo hướng thẳng, ném bóng trúng đích. bật về trước.

* Dinh dưỡng, sức khỏe:

- Biết ích lợi của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, chân, tay, răng, miệng, quần áo và giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.

- Biết mặc quần áo, đội mũ, nón . phù hợp khi thời tiết thay đổi.

 

doc108 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Chủ đề: Bản thân – mùa thu và tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: BẢN THÂN – MÙA THU VÀ TẾT TRUNG THU
Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 18/09 – 13/10/2017)
---------------------- ˜ & ™ --------------------
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
.- Trẻ có khả năng thực hiện vận động ( đi, chạy, nhảy, leo, trèo....) theo nhu cầu của bản thân.
- Có kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày 
( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, vẽ, cất dọn đồ chơi ...).
- Biết thực hiện các bài tập vận đông: Đi trong đường hẹp, bò theo hướng thẳng, ném bóng trúng đích. bật về trước.
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Biết ích lợi của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, chân, tay, răng, miệng, quần áo và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
- Biết mặc quần áo, đội mũ, nón ... phù hợp khi thời tiết thay đổi.
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học: 
- Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài ( Cao, thấp, béo, gầy, tóc dài, tóc ngắn...)
- Trẻ có thể biết tên mình, tên bạn trong lớp. 
- Trẻ biết trên cơ thể có những bộ phận, giác quan gì.
- Trẻ biết vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ. 
- Biết giữ gìn một số đồ dùng cá nhân. 
- Biết tết trung thu là tết cổ truyền của dân tộc, ngày tết được đi rước đèn, phá cỗ.
* Làm quen với toán: 
- Trẻ nhận biết kích thước cao – thấp, dài ngắn, nhận biết tay phải, tay trái so với bản thân. Biết hình dạng của hình chữ nhật, hình tam giác.
- Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2, nhận biết một và nhiều.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt, chú ý, ghi nhớ. 
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ có khả năng sử dụng các từ chỉ tên gọi. 
- Trẻ có thể lắng nghe và trả lời câu hỏi đơn giản phù hợp với độ tuổi, biết đọc thơ, ca dao, biết kể chuyện ngắn.
- Sử dụng đúng từ vâng dạ trong giao tiếp.
- Biết tự giở sách vở, xem tranh minh hoạ và gọi tên những hình ảnh trong tranh, sách câu truyện ngắn.
4. Phát triển thẩm mỹ:
* Làm quen tạo hình: 
- Trẻ có thể vẽ, tô màu một số đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Trẻ có thể sử dụng một số nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học.
* Làm quen âm nhạc: 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát trong chủ đề.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (Nhanh,chậm, phối hợp).
- Chăm chú lắng nghe cô hát, nhận xét về giai điệu nội dung câu bài hát, bản nhạc và thể hiện cảm xúc phù hợp. 
5. Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người thân đối với bản thân.
- Trẻ có thể nói được tên mình, tên của bạn trong lớp. Trẻ biết tự giới thiệu về bản thân mình. 
- Biết biểu lộ một số cảm xúc vui, buồn. 
- Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Biết cất đồ chơi sau khi chơi 
- Chú ý lắng nghe cô và bạn. Sử dụng đúng ngôn ngữ trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh, ảnh, truyện, sách về chủ đề “Bản thân, mùa thu và tết trung thu”.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề “Bản thân, mùa thu và tết trung thu”. 
- Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ...
- Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng.
- Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; 
- Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy màu, hồ dán, kéo ...
- Lô tô về chủ đề “Bản thân, mùa thu và tết trung thu”.
- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
III. MẠNG NỘI DUNG: 
Cơ thể tôi
- Cơ thể tôi có nhiều bộ phận hợp thành và không thể thiếu bộ phận nào
- Tôi có 5 giác quan và mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh 
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giác quan 
Tôi là ai?
- Tôi có thể phân biệt được các bạn qua đặc điểm cá nhân: Tên tuổi, ngày sinh, giới tính và người thân trong gia đình của tôi 
- Tôi khác các bạn về hình dạng bên ngoài, 
- Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân 
- Tôi cảm nhận được cảm xuác, vui- buồn, tức- giận, hạng phúc và có ứng xử phù hợp. Tôi luôn quan tâm đến mọi người.
BẢN THÂN – MÙA THU VÀ TẾT TRUNG THU
Mùa thu – Tết trung thu
- Ngày tết trung thu: 15/08 âm lịch: Phá cỗ, rước đèn
- Đêm trung thu trăng tròn và sáng
- Mong muốn đến rằm trung thu.
- Các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.
- Các loại hoa quả có trong mùa thu: Bưởi, na, thị hồng.
- Thời tiết mùa thu : Trong lành, mát mẻ
Tôi cần gì lớn lên và khoẻ mạnh?
- Tôi được sinh ra nhờ có bố mẹ, người thân chăm sóc
- Tôi có được sự quan tâm chăm sóc của người thân, cô giáo... 
- Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khoẻ để cơ thể khoẻ mạnh 
- Môi trường xanh, sạch đẹp , an toàn sẽ giúp tôi khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học :
- Trò chuyện, đàm thoại, tìm hiểu về bản thân.
- Trên khuôn mặt bé có gì?
- Trò chuyện về một số bộ phận cơ thể và chức năng của chúng.
- Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khoẻ trẻ.
- Mùa thu, tết trung thu
* Toán:
- Nhận biết tay phải – tay trái.
- Đếm số lượng các bộ phận trên cơ thể, các giác quan.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 2.
- Xác định phía trên - phía đươi; phía trước - phía sau của bản thân. .
Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng:
- Trß chuyÖn vÒ c¬ thÓ kháe m¹nh vµ mét sè biÓu hiÖn khi èm ®au, mét sè n¬i nguy hiÓm cho b¶n th©n.
- Trò chuyện và làm quen các món ăn trong trường mầm non, ích lợi của việc ăn uống cơ thể và sức khỏe của bé.
* Bài tập phát triển chung:
- Tập các động tác phát triển các nhóm hô hấp: tay, lưng, bụng, lườn, chân, bật.
* Vận động cơ bản:
- Bật về phía trước. Đi theo đường hẹp. Bò theo hướng thẳng. Chuyền bóng theo hàng ngang.
BẢN THÂN– MÙA THU VÀ TẾT TRUNG THU
Phát triển ngôn ngữ:
- Trß chuyÖn vµ kÓ ngµy trung thu vµ ®µm tho¹i qua tranh bÐ lín lªn nh­ thÕ nµo.
* Thơ:Bé ơi, chơi ngoan, bạn của bé, đôi mắt, cái lưỡi, sáo học nói, trăng sáng, bé yêu trăng.
* Truyện: Cậu bé mũi dài. Câu chuyện của tay phải, tay trái. Gấu con bị đau răng. Thỏ trắng biết lỗi. Đôi tai tôi dài quá. Bé Minh Quân dũng cảm.
Phát triển thẩm mỹ:
* Tạo hình:
- Tô màu: Mũ bé trai, bé gái. Vẽ trang trí khăn mùi xoa. Nặn các vòng màu. Nặn bánh hình dài.
* Âm nhạc:
+ Hát, vận động: - Bạn ở đâu. Tay thơm tay ngoan. Cái mũi. rửa mặt như mèo. Hãy xoay nào. Khám tay. Mời bạn ăn. Rước đèn, đêm trung thu.
+ Nghe hát: Năm ngón tay ngoan, em thêm một tuổi, chúc mừng sinh nhật, Càng lớn càng ngoan, ru con. chiếc đèn ông sao.
* Trò chơi: Đoán xem ai hát, tai ai tinh, ai nhanh nhất
Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trò chuyện với trẻ về điểm khác nhau giữa trẻ và các bạn khác.
- Trò chơi lắp ghép: Sân chơi, hàng rào, ghép hình các bạn. 
- Trò chơi: “Hãy đổi đồ dùng, đồ chơi cho bạn”:
- Thực hành và luyện tập hành vi ứng xử với bạn, với người lớn.
 - Trß truyÖn qua tranh, quan s¸t thùc tÕ t×m hiÓu nh÷ng tr¹ng th¸i c¶m xóc, thùc hµnh biÓu lé c¶m xóc qua trò chơi ®ãng vai: Gia ®×nh phßng kh¸m, cöa hµng thùc phÈm, siªu thÞ ®å ch¬i
Chủ đề nhánh 1: TÔI LÀ AI?
Thời gian thực hiện từ ngày: 18/09 – 22/09/2017)
----------------------—&–------------------
I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ.
- Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ. 
- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
- Trò chuyện với trẻ về bản thân, tuổi, giới tính của trẻ và của bạn
THỂ DỤC SÁNG
Bài tập: Tập kết hợp với bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” 
Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hứng thú tham gia tập.
Chuẩn bị:
- Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo.
- Quần áo trẻ gọn gàng.
Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều.
2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” 4 lần x 4 nhịp
- Tay: Hai tay đưa ra trước, nắm lấy hai tai nghiêng sang hai bên : “Đưa tay ra nào.....................lắc lư cái đầu” (4 lần x 4 nhịp)
- Bụng: Hai tay ra trước rồi chống vào hông, nghiêng sang hai bên : “ đưa tay ra nào..................... lắc lư cái mình ( 4 lần x 4 nhịp)
- Chân: đưa hai tay lên cao, cúi người, hai tay chạm chân: “ đưa tay ra nào.................... lắc lư cái đùi” (4 lần x 4 nhịp)
- Bật: Giậm chân tại chỗ: “ là lá...............la la” ( 4 lần x 4 nhịp)
3. Trò chơi vận động: Thổi bóng
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần.
4. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1 - 2 vòng
ĐIỂM DANH
- Cô thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên và quan tâm đến nhau. Có thể cô lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho mỗi trẻ một thẻ tên - kí hiệu. 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức:
Khám phá khoa học
Trò chuyện, tìm hiểu về bản thân
Phát triển thể chất:
Thể dục
- Bật về phía trước
- Trò chơi: Thổi bóng
Phát triển nhận thức:
Toán
- Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
Phát triển ngôn ngữ:
Văn học
Thơ: Bạn của bé
Phát triển thẩm mỹ:
Âm nhạc
Dạy hát: Khám tay Nghe hát: Cho con
Trò chơi: Tai ai tinh
HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai
- gia đình, cô giáo, bác sĩ, bác cấp dưỡng
Xây dựng
- Xây dựng lắp ghép công viên
Học tập
- Xem tranh ảnh của mình và các bạn
Nghệ thuật
- Tô , vẽ, nặn, xé dán tranh theo chủ đề.
- Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề
Thiên nhiên
- Chăm sóc cây xanh của lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có mục đích:
- Quan sát tóc của bạn
2. Trò chơi:
- “Chi chi chành chành ”
3. Chơi tự do
1. Hoạt động có mục đích:
- Quan sát bạn trai
2. Trò chơi: - Đuổi bóng
3. Chơi tự do
1. Hoạt động có mục đích:
- Quan sát bạn gái
2. Trò chơi: 
- Đoán xem ai hát?
3. Chơi tự do
1. Hoạt động có mục đích:
- Quan sát trang phục bạn trai
2. Trò chơi:
- “Chi chi chành chành ”
3. Chơi tự do
1.Hoạt động có mục đích:
- Quan sát trang phục bạn gái.
2.Trò chơi:
- Đoán xem ai hát?
3.Chơi tự do
VỆ SINH ĂN TRƯA
- Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cô sắp xếp công việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn. 
- Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Lớp có hai cô thì phân công một cô giám sát trẻ lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và cô còn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn.
NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ. Khi quá số tre vào cô mới cho trẻ nằm để ngủ. Phòng ngủ phải thoáng mát, tránh ánh sáng nhiều. Khi ổn định chỗ ngủ cô có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe hát các bài ru, dân ca. Những trẻ khó ngủ cô vỗ về cho trẻ ngủ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện, chơi các trò chơi về chủ đề
- Chơi trò chơi tự do
- Ôn bài cũ và làm quen bài mới.
- Chơi tự do
- Ôn bài cũ
- Chơi trò chơi dân gian
- Ôn thơ, kể lại truyện trong chủ đề
- Chơi tự do ở các góc
- Văn nghệ cuối tuần
- Nêu gương, bình bầu bé ngoan.
VỆ SINH – TRẢ TRẺ
- Cô giúp trẻ làm vệ sinh, đi giầy dép, mặc quần áo gọn gàng.
- Trả trẻ: Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân, chào hỏi mọi người. Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
Thời gian
Tên trò chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
7h – 8h00
Chơi trong giờ đón trẻ
Chơi theo ý thích của trẻ với đồ chơi của lớp.
- Trẻ chơi đoàn kết, biết tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình
- Các đồ chơi theo chủ đề ở góc đầy đủ
- Cô gợi ý trẻ xem trẻ thích chơi đồ chơi gì? Chơi ở góc nào?
- Khi trẻ chơi cô bao quát chung và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ có những sản phẩm đẹp, hành vi tốt.
- Trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
8h – 8h40
Chơi trong giờ hoạt động có chủ đích
1. Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bộ lô tô về các bộ phận cơ thể bé. Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ tìm và giơ lên.
2.Trò chơi; “ Tổ nào nhanh nhất”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ. Trong thời gian là 1 bản nhạc, lần lượt từng thành viên trong tổ lên bật qua vòng và tìm tranh về các bộ phận của cơ thể bỏ vào rổ của đội mình. Khi bản nhạc kết thúc, tất cả trẻ dừng chơi. Tổ nào lấy được nhiều tranh nhất tổ đó thắng cuộc.
3. Trò chơi: “ Thổi bóng”
- Cách chơi: 
+ Tùy vào số lượng bóng, giáo viên tập hợp trẻ thành những hàng dọc theo những nhóm nhỏ, thẳng hướng với bóng.
+ Trẻ lần lượt tiến đến gần quả bóng, hít vào thật sâu rồi ngẩng đầu thổi bóng lên cao. Mỗi trẻ thổi 3 - 5 lần, rồi quay trở về tập hợp về phía cuối của hàng mình. Bóng thổi lên càng cao càng tốt. Giáo viên khen ngợi những trẻ thổi bóng được lên cao.
+ Ngoài hình thức cá nhân như trên, giáo viên có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm : thi đua thổi liên tục không cho rơi bóng.
4. Trò chơi; “ Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, nhắm mắt lại sau đó cô mời một bạn hát và các con sẽ đoán xem là ai.
- Luật chơi: cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
5. Trò chơi: “Thi xem ai đúng”
- Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc bàn chải đanh răng và 1 chiếc cốc đựng nước, khi cô nói đến tay nào trẻ cầm đồ chơi ở tay đó giơ lên.
- Luật chơi: Trẻ nào xác định chưa đúng phải xác định lại.
8h40 –9h20
Chơi, hoạt động ở các góc
Phân vai
- Cô giáo, học sinh. 
- Bác sĩ 
- Gia đình
- Bán hàng
- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. 
- Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai mình đóng
- Đồ chơi gia đình: Nồi, bát đĩa, trang phục...
- Cô giáo: Tranh ảnh, đồ chơi, xắc xô...
- Bác sĩ: ống nghe, tủ thuốc...
1. Ổn định:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Bạn của bé”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
* Các con vừa đọc bài thơ “ Bạn của bé” đấy. Đây cũng chính là chủ đề mà hôm nay cô sẽ giới thiệu cho lớp mình biết. Tuần này lớp mình sẽ học về chủ điểm: Bản thân và chủ đề nhánh là : Tôi là ai?
- Buổi đầu cô giới thiệu về chủ đề nhánh và các góc chơi. Các buổi sau cô gợi ý cho trẻ nói.
+ Phân vai: gia đình, bán hàng, bác sĩ
+ Xây dựng: Xây công viên.
+ Nghệ thuật: vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ theo chủ đề
+ Học tập: xem tranh ảnh của bạn mình và của các bạn.
+ Thiên nhiên: chơi với đất và cát.
 Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào thì về góc đó chơi và rủ bạn cùng chơi nhé.
* Trước khi chơi các con phải lấy đồ chơi nhẹ nhàng và trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các con phải thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé!
2. Thỏa thuận trước khi chơi: 
- Cô và trẻ đàm thoại:
- Con thích chơi ở góc nào?
- Bạn nào cũng thích chơi ở góc này?
- Còn bạn nào thích chơi ở góc khác?
- Cô giới thiệu các góc chơi và giáo dục trẻ:
+ Phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sĩ.
+ Xây dựng: Xây công viên.
+ Nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn theo chủ đề. Hát, đọc thơ theo chủ đề
+ Học tập - sách: xem tranh ảnh của bạn mình và của các bạn.
+ Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
Bây giờ bạn nào chơi ở góc nào thì về góc đó chơi và rủ bạn cùng chơi nhé.
* Trước khi chơi các con phải lấy đồ chơi nhẹ nhàng và trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết với bạn. Khi chơi xong các con phải thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé!
- Cho trẻ tự về góc mình thích , về góc trẻ tự thoả thuận vai chơi
3. Hướng dẫn quá trình chơi:
* Góc phân vai:
- Cô gợi ý trẻ nhận vai chơi, nếu trẻ chưa biết chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ.
- Ở trường mầm non có những ai? Cô giáo làm những việc gì?...
- Cô dạy trẻ các thao tác chơi cơ bản: Chọn thực phẩm, sơ chế, bày hàng, dạy hát, tập thể dục...
* Góc xây dựng:
- Trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ
- Cô quan sát hướng dẫn, tạo tình huống chơi cùng trẻ.
- Trẻ xếp hàng rào, vườn cây trong công viên
* Góc Nghệ thuật:
- Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình dể gây hứng thú cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ tạo sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu.
- Lựa chọn một vài bài hát có tiết tấu và lời ca đơn giản đẻ trẻ tập biểu diễn.
- Dạy trẻ cách sử dụng đúng các nhạc cụ, tập đứng theo đội hình dể biểu diễn, khuyến khích trẻ sáng tạo động tác minh họa đơn giản.
* Góc học tập:
 - Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và nhận xét về tranh, hướng dẫn trẻ làm sách tranh theo chủ đề, ghép tranh về trường mầm non.
- Trẻ về góc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong khi trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý cách bố trí tranh hợp lý
* Góc thiên nhiên:
- Cô chú ý tạo ra nhiều tình huống cho trẻ giải quyết, và giao lưa giữa các góc chơi
4. Kết thúc : 
- Cô nhận xét nhóm nào hoạt động xong trước rồi đến các nhóm tiếp theo.
+ Góc phân vai: các cô nội trợ và bán hàng hôm nay đã nấu ăn rất ngon bà bán hàng rất đúng giá đấy.
+ Góc xây dựng: Hôm nay các bác thợ xây đã xây công viên rất đẹp và chắc chắn đấy.
+ Góc học tập - sách: Các con đã biết phân biệt được bạn trai, bạn gái rồi đấy, các con rất giỏi
+ Góc nghệ thuật: Các nhạc sĩ, ca sĩ hôm nay đã hát rất hay và đúng nhạc đấy
+ Góc thiên nhiên: À các bạn đã biết cách chăm sóc cây xanh rồi đấy.
+ Cô nhận xét chung cả lớp và khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Xây dựng
- Xây công viên
- Trẻ biết xếp các khối, xếp cạnh, xếp chồng.
- Hứng thú tham gia các hoạt động. 
- Hàng rào, cổng, gạch, khối.
- Các miếng ghép đồ chơi.
Học tập - sách
Xem tranh trò chuyện về bản thân mình.
- Chơi lô tô về chủ đề.
- Trẻ biết về nhóm chơi, biết cầm và giở sách đúng cách
- Chuẩn bị thêm sách, truyện theo chủ đề.
- Báo, tạp chí cũ để trẻ tập làm quen với việc tự giở sách.
Nghệ thuật
- Hát một số bài hát theo chủ đề.
- Bước đầu có một số kĩ năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm.
- Thích thú biểu diễn một số bài hát và vỗ đệm bằng các nhạc cụ.
- Đất năn, đồ chơi cô nặn mẫu.
- Băng nhạc theo chủ đề.
- Mũ, nhạc cụ...
Thiên nhiên
- Trồng cây.
Chăm sóc cây .
- Trẻ biết chăm sóc cây
Và thích được chăm sóc cây
Vườn thiên nhiên sạch sẽ, an toàn
- Nước, khăn lau Bộ đồ chơi làm vườn.
9h20 – 10h00
Chơi ngoài trời
1. Trò chơi vận động: “Đuổi bóng”
Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng vận động
Chuẩn bị:
- 5 quả bóng
Cách chơi:
Cho trẻ đứng về 1 phía , cô tung cho bóng lăn về phía trước mặt trẻ và trẻ phải đuổi bóng. Khi nào bóng dừng lại trẻ mới được dừng lại để bắt bóng, sau đó lại tiếp tục chơi.
- Cả lớp cùng tham gia trò chơi
- Cô nhận xét trò chơi sau mỗi lần thực hiện.
2. Trò chơi học tập: Đoán xem ai hát?
Mục đích:
- Phát triển tai nghe, phân biệt và nhận ra giọng hát của bạn .
Chuẩn bị: 
- Mũ chóp kín.
Luật chơi:
- Bạn nào đoán sai thì ra khỏi vòng chơi.
Cách chơi: 
- Cô cho một trẻ đội mũ chóp kín. Gọi một trẻ trai hoặc một trẻ gái lên hát. Trẻ đội mũ chóp sẽ phải đoán bạn đang hát là bạn trai hay là bạn gải hoặc tên bạn, tên bài hát.
3. Trò chơi dân gian: “Chi Chi Chành Chành”
 Mục đích:
+ Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
 Chuẩn bị:
+ Số lượng: 5 - 6 trẻ
+ Không gian cho trẻ chơi theo nhóm như: Sân trường, lớp học.
 Luật chơi:
+ Trẻ nào bị ”cái” nắm được ngón tay là thua cuộc.
 Cách chơi:
+ Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Chi Chi Chành Chành”:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa lại”
+ Một nhóm (khoảng 5 - 6 trẻ) quây tròn lại,

File đính kèm:

  • docCHU_DE_BAN_THAN_TET_TRUNG_THU_3_4_TUOI_NAM_2017_2018.doc
Giáo Án Liên Quan