Giáo án mầm non lớp mầm năm 2017 - Lĩnh vực: Phát triển thể chất
- MT6:Tung - Bắt bóng với người đối diện khoảng cách 3m.(CS4)
- Trẻ biết cách tung và bắt bóng nhằm phát triển các cơ tay và cơ chân cho trẻ cho trẻ.
Quan sát khi trẻ thực hiện và chú ý sửa sai cho trẻ.
VĐCB: vượt qua các chướng ngai vật và lấy bóng .
- MT19: Biết một số thực phẩm , món ăn có nguồn gốc từ động vật, ích lợi của các món ăn từ động vật với sức khoẻ con người . - Giúp trẻ biết tác dụng và ích lợi của các chất dinh dưỡng từ các món ăn được chế biến từ động vật
- Trẻ biết tên một số loại thức ăn. - Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT Thời gian thực hiện: Từ ngày 19/12/2016 đến ngày 13/1/2017 MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - MT6:Tung - Bắt bóng với người đối diện khoảng cách 3m.(CS4) - Trẻ biết cách tung và bắt bóng nhằm phát triển các cơ tay và cơ chân cho trẻ cho trẻ. Quan sát khi trẻ thực hiện và chú ý sửa sai cho trẻ. VĐCB: vượt qua các chướng ngai vật và lấy bóng . - MT19: Biết một số thực phẩm , món ăn có nguồn gốc từ động vật, ích lợi của các món ăn từ động vật với sức khoẻ con người . - Giúp trẻ biết tác dụng và ích lợi của các chất dinh dưỡng từ các món ăn được chế biến từ động vật - Trẻ biết tên một số loại thức ăn. - Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. - MT20: Biết tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật . - giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chân tay sạch sẽ. - biết tránh xa các vật nguy hiểm đối với bản thân trẻ. - cho trẻ nhận biết thông qua các hình ảnh trong các tiết học. Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI - MT131: Thể hiện được cảm xúc qua các bài hát , vận động nhịp nhàng theo nhạc nói về các con vật - Trẻ biết thể hiện tình cảm và thái độ của mình qua các bài hát, vận động các bài hát mà trẻ yêu thích. - Thông qua các hoạt động âm nhạc, hoạt động góc... để giáo dục trẻ. - MT132: Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có màu sắc hài hoà qua vẽ nặn , cắt xé, dán , xeeps hình về các con vật theo ý thích . - Giúp trẻ có thể tự tay hoàn thiện các sản phẩm của mình và yêu quý nó. Và thể hiện tình cảm của mình đối với những đồ vật xung quanh - Thông qua các giờ học tạo hình hoạc hoạt động góc.. Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP - MT80: Biết kể lại các sự việc đơn giản theo trình tự thời gian ( CS25) -Trẻ biết kể lại các trình tự thời gian mà trẻ quan sát được trong ngày hoặc trong các buổi học Thông qua các giờ học hoạt độngchính, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc - MT82: Biết nói lên những điều trẻ quan sát được , nhận xét , trao đổi , thảo luận với người lớn , các bạn về nhữngcon vật và nói lên những hiểu biết của mình. - MT81: Biết sử dụng các từ , Biết lắng nghe , biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan. -Trẻ mạnh dạn hỏi những người xung quanh về các con vât và các các thưc ăn, nơi sống của chúng mà trẻ chưa biết -Trẻ biết sử dụng các từ ngữ rõ ràng lành mạch để hỏi các bạn xung quanh mình và trả lời câu hởi của người khác -Thông qua các giờ học khám phá, mọi lúc mọi nơi Thông qua các giờ học, đón trả trẻ để trò chuyện với trẻ. Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - MT47 : Biết cách chăm sóc và bảô vệ con vật gần gũi . - MT48: Biết gộp 2 nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 4 và đếm. - Trẻ biết yêu quý , chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. - Trẻ biết gộp 2 nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 4 và đếm - Thông qua các giờ học có chủ đích: khám phá khoa học. - thông qua giờ học làm quen với toán. MT49:So sánh chiều cao của 2 con vật , sử dụng được từ cao hơn - thấp hơn - MT50: Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả gần gũi.(CS21) - Trẻ nhận biết được chiều cao của hai con vật, sử dụng được từ cao hơn tới thấp hơn. - Trẻ biết được lợi ích của của một số đặc điểm nổi bật và lợi ích từ các con vật gần gũi. - Qua các hoạt động trong làm quen với toán, hoạt động với các đồ vật MT51:So sánh nhận ra sự giống nhau và khác nhau về độ lớn của các đối tượng -Trẻ nhận biết được sự giống và khác nhau về độ lớn cuuả các đối tượng - Trò chuyện với trẻ qua các hoạt động học, hoạt động góc. Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẪM MỸ MT107:Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua các hoạt động nghệ thuật như:Âm nhạc, tạo hình, đọc thơ - Trẻ biết thể hiện bộc lộ tình cảm trạng thái qua các nét mặt và hành động. Thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát. Thông qua các giờ hoạt động âm nhạc, hoạt động góc, liên hoan văn nghệ cuối tuần. MT102:Biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm (vẽ, nặn, xé dán). (CS35) -Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm của mình. Qua hoạt động làm quen tạo hình, hoạt động góc và cho trẻ vẽ mõi lúc mọi nơi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: Từ ngày 19/12/2016 đến ngày 23/12/2016 ĐÓN TRẺ - Đón trẻ và hướng dẫn trẻ cất các đồ dùng vào lớp. Nhắc nhở trẻ chào bame ông bà trước khi đi học. Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ. - Thể dục buổi sáng theo nhạc “thương con mèo”. - Điểm danh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát thời tiết, dạo chơi sân trường. Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Vẽ phấn trên sân hình các con vật nuôi trong gia đình - Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát theo chủ đề động vật - Chơi vận động: mẹ và con, bắt vịt trên cạn. - Chơi trò chơi dân gian: “ bỏ giẻ, ô ăn quan,” - Chơi theo ý thích . + Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên. + Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, chơi cát, nước. HOẠT ĐỘNG HỌC * Cô trò chuyện cùng trẻ - Trò chuyện với trẻ về những cảm xúc của trẻ trong ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện với trẻ về những con vật nuôi trong gia đình của trẻ * Thời khóa biểu Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 KPKH: Một số động vật nuôi trong gia đình. LQVH: truyện ‘cáo thỏ và gà trống’ LQ VTOÁN Nhận biết số lượng và chữ số 5 LQTH: vẽ gà con ( theo mẫu). LQAN: dạy hát: ‘thương con mèo’ Nghe hát:‘gà máy le te’ HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn, bán hàng. - Góc xây dựng: xây dựng trang trại của bé. - Góc tạo hình: vẽ, tô màu các con vật trong trong gia đình - Góc thư viện: Xem sách truyện tranh ảnh về chủ điểm động vật. - Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, rau lá. Tưới cây, Nhặt lá khô. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Dạy tiếng việc cho lớp có dân tộc thiểu số - Ôn bài cũ, làm quen bài mới. - Trẻ chơi các trò chơi theo chủ đề - Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc: Tổ chức lao động tập thể, lau rửa, cất dọn đồ chơi - Nghe đọc truyện hoặc kể lại chuyện, ôn bài hát, bài thơ, đồng dao/ đố vui. - Biểu diễn Văn nghệ cuối tuần. - Nhận xét, nêu gương cuối ngày. TRẢ TRẺ Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để chuẩn bị cho trẻ ra về Nhắc nhở trẻ nhớ chào cô, chào bận và ba mẹ khi đi học về. Trao đổi tình hình của các cháu trong ngày với phụ huynh. HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Hoạt động ở các góc Hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Thực hiện 1. Góc phân vai: -gia đình, nấu ăn, bán hàng - Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ - Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp hành động chơi - Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi - Búp bê - Bánh kẹo đồ chơi - Bộ đồ dùng nhà bếp - Một số đồ dùng, đồ chơi cô giáo, lớp học : sách, vở, bút, bàn ghế - Đóng vai những người thân trong gia đình. - Gợi ý HD cho trẻ thể hiện vai chơi các thành viên trong gia đình, các bác bán hàng,nấu ănbếp ăn - Chơi mẹ đưa bé đến trường, đi khám bệnh, đi chợ nấu ăn - Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi - Biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi 2. Góc xây dựng: - xây dựng trang trại của bé. - Trẻ biết sử dụng các khối gỗ gạch, xốp để xây dựng khuôn viên của bé, làm đồ chơi, ghế đá, hàng ràosắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra. - Các khối gỗ, xốp, cổng hàng rào, cây cảnh, hoa, cỏ. - Đồ chơi lắp ráp - Cô trò chuyện với trẻ về công việc của các bác xây dựng. - Cho trẻ tự nhận vai chơi, tự bầu ra một nhóm trưởng, một bạn làm kỹ sư thiết kế nhóm xây dựng - Cả nhóm cùng hợp tác để xây khu vui chơi mơ ước của bé, có cây cảnh ,vườn hoa, cây xanh, ghế đá đồ chơi, hàng rào - Cô bao quát cùng tham gia, đặt câu hỏi tình huống như bác ơi sao nơi vui chơi của các cháu ít đồ chơi vậy, bác phải làm thế nào để các cháu chơi vui vẻ, thích thú chứ gợi ý cùng trẻ. 3. Góc tạo hình: - vẽ, tô màu các động vật trong gia đình - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé dán, tô, nặn để tạo ra những sản phẩm liên quan tới bản thân. -Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. - Giấy, bút, màu, hồ dán, đất nặn. -Tranh ảnh trong báo, ảnh chụp cá nhân - Trò chuyện cho trẻ tự nhận nhóm chơi cô khơi gợi giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ,vẽ nặnlàm ra những sản phẩm đẹp để tặng ông bà và những người thân trong gia đình. - Bộ tranh ảnh đóng thành tập theo thứ tự và cô giáo ghi tên trẻ lên . 4.Góc thư viện: -Xem sách truyện tranh ảnh về chủ điểm động vật - Trẻ biết lật sách, biết xem tranh ảnh về chủ điểm, không làm quăn sách. - Biết để sách đúng nơi quy định khi đã xem xong - Sách truyện, tranh ảnh về chủ điểm - Lô tô đồ dùng đồ chơi về chủ điểm. - Cô cho trẻ về góc chơi cô gợi ý hỏi trẻ nội dung một số tranh để khai thác trẻ trả lời. Cho trẻ nhìn hình đoán nội dung - Cô hướng dẫn các cháu tìm sách theo chủ đề 5. Góc khám phá khoa học Chăm sóc cây,rau lá. Tưới cây Nhặt lá khô - Hứng thú tham gia hoạt động : lau lá cây và chăm sóc cây - Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát - Thau nước, bình nước ca,để trẻ tự chăm sóc cây HD trẻ tỉa cây, tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày cho sạch bụi trong góc thiên nhiên Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng , nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống . Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY CỦA BÉ” ĐÓN TRẺ: Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe, ăn uống, vệ sinh của trẻ Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. THỂ DỤC SÁNG: Bài tập thể dục nhịp điệu:' thương con mèo”. Điểm danh lớp. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời , thời tiết, dạo chơi sân trường. Nghe hát đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề Chơi vận động: mèo và chim sẽ, bắt vịt trên cạn Chơi trò chơi dân gian: mít mật mít dai, mèo đuổi chuột. Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, chơi cát, chơi nước Vẽ phấn trên sân hình các con vật trong gia đình. HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên và biết được những điễm rõ nét về cấu tạo , môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết kể tên các món ăn được chế biến từ thịt và trứng. Hiểu giá trị dinh dưỡng của chúng 2.Kỹ năng: -Trẻ biết so sánh và nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa các con vật. 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết cách ăn nhiều đủ các chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh II. Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh vẽ các con vật. - Đĩa ghi các bài hát theo chủ đề - Rổ đựng - Xắc xô. III. Cách tiến hành: Hoạt động 1:Vận động theo nhạc “ vì sao chim hay hót' Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề Ngoài những con vật trên, trong gia đình mình còn những con vật gì nữa. Cô quan sát, và giáo dục trẻ. Hoạt động 2: nội dung Làm quen các con vật: Làm quen con gà mái: Cho trẻ quan sát mô hình trại chăn nuôi. Cô cho trẻ quan sát con gà mái. Cô hỏi trẻ: Ai biết gì về con gà mái? Cô dùng thước chỉ vào từng bộ phận của mô hình con gà mái và hỏi trẻ: Con gà mái có mấy chân? Nó có mấy cách. Làm quen con gà trống: Cô cho trẻ quan sát mô hình con gà trống Còn đây là con gì? Gà trống và gà mái có điểm gì khác nhau. Cô cho trẻ nhắm mắt xem con gì biến mất. Cô cất con gà trống và hỏi trẻ: Con gì đã biến mất. Làm quen con vịt: Các con hãy lắng nghe xem tiếng kêu của con gì đây nhé. Cô bắt chước tiếng kêu của con vịt. Cô đưa con vịt ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ kể đặc điểm của con vịt, cô tổng kết các đặc trưng của con vịt. So sánh sự giống và khác nhau của các con vật. Hoạt động 3: trò chơi Trò chơi 1: ‘ nêu đặc điểm đoán tên con vật’ Cô nêu cách chơi và luật chơi Cô cho trẻ chơi, cô chú ý sửa sai cho trẻ. Trò chơi 2: thi kể tên các món ăn được chế biến từ thịt và trứng của các con vật. Cô nêu cách chơi và luật chơi Cô cho trẻ chơi, cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương trẻ V. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Chơi và hoạt động ở các góc) - Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn, bán hàng. - Góc xây dựng: xây dựng trang trại của bé. - Góc tạo hình: vẽ, tô màu các con vật trong trong gia đình - Góc thư viện: Xem sách truyện tranh ảnh về chủ điểm động vật. - Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, rau lá. Tưới cây, Nhặt lá khô. VI. VỆ SINH, TRẢ TRẺ VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU (Chơi và hoạt động theo ý thích) - Ôn bài cũ: KPKH: một số động vật nuôi trong gia đình. - Làm quen bài mới: LQVH: Truyện ‘cáo thỏ và gà trống’ - Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi. * Chơi trò chơi: “Đố biết con gì”: + Cô làm động tác mô phỏng vận động của các con vật kết hợp với những tiếng kêu của chúng và để trẻ biết đó là con gì. - Bình cờ cuối ngày. VIII: TRẢ TRẺ - Vệ sinh cho trẻ - Cho trẻ chơi tự do, khi trẻ về nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ - Giáo viên trao đổi với phụ huynh các cháu trong ngày. IX. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............. ............ ............. ***************************** Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY CỦA BÉ” ĐÓN TRẺ: Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe, ăn uống, vệ sinh của trẻ Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. THỂ DỤC SÁNG: Bài tập thể dục nhịp điệu:' thương con mèo”. Điểm danh lớp. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời , thời tiết, dạo chơi sân trường. Nghe hát đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề Chơi vận động: mèo và chim sẽ, mẹ và con Chơi trò chơi dân gian: mít mật mít dai, mèo đuổi chuột. Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, chơi cát, chơi nước Vẽ phấn trên sân hình các con vật trong gia đình. HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: TRUYỆN: CÁO THỎ VÀ GÀ TRỐNG I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tên tác giả tác phẩm 2.Kỹ năng: -Trẻ đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn. - Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ 3.Thái độ: - giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật trong gia đình II. Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh vẽ các con vật. - Đĩa ghi các bài hát theo chủ đề - Rổ đựng - Xắc xô. III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: ổn định tổ chức: Cô diễn rối tay nhân vật thỏ. Cô cho cả lớp hát bài trời nắng trời mưa. Đố các con biết gà trống gáy như thế nào. Cô đố trẻ. Chúng ta hãy xâu chuỗi các sự kiện; mùa xuân, thỏ con, anh gà trống thì nhớ đến câu chuyện gì. Cô quan sát, và giáo dục trẻ. Hoạt động 2: nội dung Kể diễn cảm và đàm thoại; Cô kể diễn cảm lần 1. Cô và trẻ cùng nhau đàm thoại về nội dung câu chuyện. Cô vừa kể chuyện gì. Trong chuyện có những nhân vật nào. Vì sao cáo không ở nhà mình mà phải sang nhà thỏ sưởi nhờ. Bị cướp mất nhà thỏ ngồi khóc ai đã đến an ui thỏ. Bầy chó, bác gấu, anh gà trống đã hỏi thỏ như thế nào. Thỏ trả lời như thế nào. Bầy chó và bác gấu đuổi thỏ ra sao. Bày chó và bác gấu có đuổi được thỏ không. Cáo làm gì để bầy chó và bác gấu bỏ chạy. Cô giáo dục trẻ. Trong câu chuyện này các con yêu ai, ghét ai. Các con có nên bắt nạt các bạn khác như nhân vật cáo không. Dạy trẻ đóng kịch: Cô cho trẻ mặc trang phục đội mũ nhân vậttheo vai và diễn vỡ kịch gà trống thông minh. Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Kết thúc: cho trẻ hát bài hát; gà gáy. V. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Chơi và hoạt động ở các góc) - Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn, bán hàng. - Góc xây dựng: xây dựng trang trại của bé. - Góc tạo hình: vẽ, tô màu các con vật trong trong gia đình - Góc thư viện: Xem sách truyện tranh ảnh về chủ điểm động vật. - Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, rau lá. Tưới cây, Nhặt lá khô. VI. VỆ SINH, TRẢ TRẺ VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU (Chơi và hoạt động theo ý thích) - Ôn bài cũ: LQVH: Truyện ‘cáo thỏ và gà trống’ - Làm quen bài mới: LQVT: nhận biết số lượng và chữ số 5 - Làm quen với tiếng việt: Đề tài :làm quen từ: tí hon, bé xíu, mát rượi 1/ Mục đích yêu cầu. - Kiến thức : Trẻ đọc đúng các từ tí hon, bé xíu, mát rượi - Kỹ năng : Luyện đọc đúng,rõ ràng chính xác. - Phát triển : Ngôn ngữ, mở rộng vốn từ tiếng việt cho trẻ. - Giáo dục : Trẻ có ý thức trong giờ học. 2. Chuẩn bị : gấu,thỏ,quả bóng 3. Phương pháp : Trực quan hành động với đồ vật . 4. Cách tổ chức: a. Mở đầu hoạt động : Lớp đọc bài thơ" đàn gà con' - Lớp mình vừa đọc bài thơ gì? - Đúng rồi! Cô trẻ một số con vật nuôi trong nhà mà trẻ biết - Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình làm quen với ba từ tiếng việt đó là từ: tí hon, bé xíu, mát rượi - Các con chú ý quan sát và nghe cô đọc để tí nữa đọc theo cô cho đúng nhé b. Hoạt động trọng tâm: * Quan sát đàm thoại. - Cô cho trẻ xem tranh hình chú gà con, và hỏi trẻ. - Bây giờ các con nghe cô đọc từ bé xíu nhé . - Cô đọc 3 lần. - Lớp đọc 4,5 lần . - Lần lượt cho các tổ đọc 3,4 lần . - Mời 4,5 nhóm đứng lên đọc . - Lần lượt mời từng cá nhân đứng lên đọc. - Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ . - Cô cho lớp đọc lại 1 lần. - Các từ: tí hon, mát rượi cô cũng tiến hành như trên. * Trò chơi: tìm những con các giống nhau - Cách chơi: trẻ quan sát và tìm ra những con các giống nhau. Cô gọi lần lượt từng trẻ lên dùng phấn nối trúng lại với nhau. Có thể chơi tương tự với trò chơi ‘ tìm những bông hoa giống nhau. - Cho lớp đọc lại các từ vừa học 1 lần. c. Kết thúc hoạt động. - Lớp đọc thơ đàn gà con - Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi. - Bình cờ cuối ngày. VIII: TRẢ TRẺ - Vệ sinh cho trẻ - Cho trẻ chơi tự do, khi trẻ về nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ - Giáo viên trao đổi với phụ huynh các cháu trong ngày. IX. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............. ............ ............. ***************************** Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY CỦA BÉ” ĐÓN TRẺ: Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe, ăn uống, vệ sinh của trẻ Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. THỂ DỤC SÁNG: Bài tập thể dục nhịp điệu:' thương con mèo”. Điểm danh lớp. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời , thời tiết, dạo chơi sân trường. Nghe hát đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề Chơi vận động: mèo và chim sẽ, bắt chước tạo dáng Chơi trò chơi dân gian: bỏ giẻ, mèo đuổi chuột. Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, chơi cát, chơi nước Vẽ phấn trên sân hình các con vật trong gia đình. HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề Tài: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG VÀ CHỮ SỐ 5 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết được chữ số 5, và nhóm có 5 đối tượng 2.Kỹ năng: -Trẻ đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn. - Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ 3.Thái độ: - Trẻ có ý thức học tập và làm theo các yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô: - Mỗi trẻ 5 con gà , 5 con chim, 5 chú thỏ, 5 củ cà rốt, các thẻ số từ 1-5 - Đĩa ghi các bài hát theo chủ đề - Rổ đựng - Xắc xô. III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: ổn định tổ chức Cô mở máy vi tính cho trẻ quan sát và trò chuyện về các con vật cung cấp thực phẩm cho con người. Cô quan sát, và giáo dục trẻ. Hoạt động 2: nội dung Ôn số lượng 4, Cô chuẩn bị xung quang lớp có các nhóm lợn, gà là 4, cho trẻ tìm, đếm và gắn số tương ứng. Trẻ tìm xung quanh lớp đếm và gắn số tương ứng. Giới thiệu bài: Hôm nay cô cùng các con đếm đến 5 và nhận biết các nhóm có 5 đối tượng. Trẻ lắng nghe. Một buổi sáng đẹp trời những chú chim bay đến đậu trên cành cây. Cô vừa nói vừa xếp 5 con chim ra bảng. Trẻ thực hiện Thấy chim, 4 chú cá bèn bơi lại gần. Này bạn chim ơi, chim có biết bơi xuống đây cùng chơi (Cô xếp 4 con cá ra bảng). Trẻ xếp 4 con cá ra bảng. Những chú cá rủ chim đi chơi, chúng mình đếm xem có đủ 4 con cá chưa? Không bằng nhau Nhóm cá và nhóm chim như thế nào so với nhau? Không bằng nhau Tại sao biết là không bằng nhau? Vì 1 chú chim chưa có bạn cá. Muốn cho nhóm cá bằng nhóm chim thì chúng mình phải làm thế nào? Thêm một chú cá Vậy 4 thêm 1 là mấy? ( thêm 1 chú cá) 4 thêm 1 là 5 Cô cùng trẻ đếm nhóm chim và cá. Trẻ đếm Để tương ứng với 5 con chim và 5 con cá thì phải dùng số mấy? Số 5 Cô đưa số 5 ra giới thiệu và cho cả lớp và cá nhân phát âm. Trẻ phát âm Thấy làn nước trong xanh 1 chú cá bơi lượn phía trước
File đính kèm:
- giao_an_dong_vat_lop_choi.docx