Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề tháng 6: Nghị lực

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Trẻ biết gọi tên các loại đồ dùng trong nhà bếp.

- Biết công việc của các cô, các bác cấp dưởng là đi chợ, nấu cơm, chế biến thức ăn, để cháu có cơm dẻo, canh ngọt.

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và lễ phép với các cô bác trong trường.

II.CHUẨN BỊ:

*Đối với cô: Tranh ảnh về trường mầm non, tranh ảnh về các khu vực trong trường, các loại đồ dùng trong nhà bếp, món ăn trong ngày của trẻ

*Đối với trẻ: Tranh ảnh về món ăn trong ngày của trẻ

III.TIẾN HÀNH:

*Hoạt động 1: ổn định

 - Ôn định: Cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”

 - Trò chuyện:

-Các con vừa hát bài gì?

-Trong trường mình có những ai?

-Ai là người nấu cơm dẻo canh ngọt cho các con ăn hằng ngày?

-Hôm nay cô cùng các con cùng tham quan xung quanh trường của mình và đến nhà bếp xem các cô cấp dưởng nấu cơm dẻo canh ngọt như thế nào?

• *Hoạt động 2: Quan sát các đồ dùng trong nhà bếp:

- Quan sát các khu vực trường mầm non

- Các con nhìn xem cô có tranh gì?

- Ngoài khu vực cho các con chơi, các dãy phòng còn có nhà bếp nữa!

- Vậy khu vực nhà bếp dùng để làm gì?

 + Giáo dục: Các con không được tự ý vào trong khu vực nhà bếp vì khu vực đó rất nguy hiểm.

- Nhìn xem cô có tranh gì đây?

- Bếp dùng để làm gì?

- Ai là người nấu ăn trong bếp?Cô còn có gì nữa đây? Ngoài xoong, chảo, thau, dao, thớt trong nhà bếp còn có tô, chén, muổng cho các con ăn cơm, vì vậy khi ăn các con phải biết giữ gìn tô, chén không làm vỡ, không khua bát đĩa,

- Hôm nay cô cấp dưỡng chế biến cho các con ăn những món gì ? món ăn đ1o có ích lợi gì cho cơ thể bé.

- Cá, thịt dùng để chế biến những món gì?

- Rau dùng để làm gì?

- Mẹ thư¬ờng nấu món gì từ thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau.

- Đây là những thực phẩm giàu chất gì?

- Giáo dục trẻ ăn hết suất, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

 

docx9 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề tháng 6: Nghị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ THÁNG 6: NGHỊ LỰC
TUẦN 1 THÁNG 6
( Từ ngày ..)
Hoạt động
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Học và 
thực hành
Phát triển kỹ năng
Tham quan bếp ăn, trò chuyện về các món ăn trong ngày của bé.
Phát triển nhận thức
Bầu trời của bé
Phát triển ngôn ngữ
- Truyện: Nhổ củ cải
Phát triển nghệ thuật
Dạy hát và vận động theo nhạc : Giờ ăn đến rồi
Phát triển vận động
Bò chui qua cổng
Hoạt động
ngoài trời
Trò chuyện về những tấm gương vượt khó
Trò chơi vận động: trời nắng trời mưa, – Nhảy cóc
Dạo chơi ngoài trời
Hoạt động
vui chơi
- Trò chơi phân vai: Cô giáo - Trò chơi xây dựng: Xây khuôn viên trường
- Nghe hát, đọc thơ các bài hát, bài thơ về tình yêu thương
Hát và nghe hát các bài hát : mây và gió, có ông bà có ba có má, ba ngon nến lung linh , cho con  
Hoạt động
tiếng anh
English
English
English
English
English
Hoạt động
ngoại khóa
Sáng tạo – Kỹ năng sống – Bơi lội
Thứ 2 , ngày tháng năm 
Phát triển kỹ năng:
Tham quan bếp ăn, trò chuyện về các món ăn trong ngày của bé.
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
Trẻ biết gọi tên các loại đồ dùng trong nhà bếp.
 Biết công việc của các cô, các bác cấp dưởng là đi chợ, nấu cơm, chế biến thức ăn,  để cháu có cơm dẻo, canh ngọt.
Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và lễ phép với các cô bác trong trường.
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô: Tranh ảnh về trường mầm non, tranh ảnh về các khu vực trong trường, các loại đồ dùng trong nhà bếp, món ăn trong ngày của trẻ 
*Đối với trẻ: Tranh ảnh về món ăn trong ngày của trẻ 
III.TIẾN HÀNH: 
*Hoạt động 1: ổn định 
 - Ôn định: Cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
 - Trò chuyện:
-Các con vừa hát bài gì?
-Trong trường mình có những ai?
-Ai là người nấu cơm dẻo canh ngọt cho các con ăn hằng ngày?
-Hôm nay cô cùng các con cùng tham quan xung quanh trường của mình và đến nhà bếp xem các cô cấp dưởng nấu cơm dẻo canh ngọt như thế nào?
*Hoạt động 2: Quan sát các đồ dùng trong nhà bếp:
- Quan sát các khu vực trường mầm non
Các con nhìn xem cô có tranh gì?
Ngoài khu vực cho các con chơi, các dãy phòng còn có nhà bếp nữa!
Vậy khu vực nhà bếp dùng để làm gì?
 + Giáo dục: Các con không được tự ý vào trong khu vực nhà bếp vì khu vực đó rất nguy hiểm.
Nhìn xem cô có tranh gì đây?
Bếp dùng để làm gì?
Ai là người nấu ăn trong bếp?Cô còn có gì nữa đây? Ngoài xoong, chảo, thau, dao, thớt trong nhà bếp còn có tô, chén, muổng cho các con ăn cơm, vì vậy khi ăn các con phải biết giữ gìn tô, chén không làm vỡ, không khua bát đĩa,
Hôm nay cô cấp dưỡng chế biến cho các con ăn những món gì ? món ăn đ1o có ích lợi gì cho cơ thể bé.
Cá, thịt dùng để chế biến những món gì?
 Rau dùng để làm gì?
Mẹ thường nấu món gì từ thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau...
Đây là những thực phẩm giàu chất gì?
Giáo dục trẻ ăn hết suất, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
*Hoạt động 3: Trò chơi 
 - Trò chơi " chọn và tô màu tranh các món ăn trong ngày bé thích "
Chia lớp làm 5 nhóm thi đua nhau
Nhận xét kết quả chơi .
 Thứ 3 , ngày tháng năm 
Phát triển nhận thức:
Bầu trời của bé
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
 - Trẻ biết bầu trời ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các vì sao, đó là những hành tinh ở cách xa chúng ta.
- Trẻ phân biệt được bầu trời ban ngày và ban đêm
- Giáo dục cháu có những thói quen tốt vào những thời gian nhất định.
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô: 
+ Máy chiếu( máy tính)
+ Lô tô, 2 tranh ban ngày, ban đêm.
*Đối với trẻ: 
+ Lô tô, 2 tranh ban ngày, ban đêm.
III.TIẾN HÀNH: 
*Hoạt động 1: ổn định 
 Hát và vận động bài “ Thỏ đi tắm nắng ” .
 - Các con nhìn xem xung quanh chúng ta có gì nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh về bầu trời ban ngày lúc bình minh lên.
*Hoạt động 2: Quan sát bầu trời :
- Các con thấy hình ảnh gì xuất hiện đó nào ? 
- Mặt trời mọc vào thời điểm nào trong ngày ? 
- Mặt trời mọc lên từ hướng đông chiếu ánh nắng vàng ấm áp xuống mặt đất. Khi mặt trời mọc lên người ta còn gọi là bình minh đấy các con.
- Khi bình minh lên mọi vật trở nên sống động và con người chúng ta sẽ làm gì ?
- Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì?
- Các con thấy ánh nắng buổi sáng như thế nào ?
- Cô đố các con lúc nào mình cảm thấy nóng và ra rất nhiều mồ hôi? ( Nắng gắt)
- Thế vào buổi nào thì bầu trời sẽ nắng gắt, ánh nắng chói chang ?(buổi trưa )
- Khi đi ra ngoài nắng chúng ta phải làm gì ? ( Hình ảnh) => giáo dục
-Vậy cô đố các con mặt trời lặn vào buổi nào ?(Buổi chiều )
- Mặt trời đâu rồi các con ?
- Mặt trời đang từ từ lặn xuống hướng tây mà người ta gọi là “hoàng hôn” đấy các con.
- Cô đã cho các con làm quen với bầu trời. Vậy các con cho cô biết đây là bầu trời ban ngày hay ban đêm ?
- Thế các con cho cô biết đây là bầu trời ban ngày hay ban đêm?
- Tại sao con biết đây là bầu trời ban đêm? ( bầu trời tối, có trăng )
- Các con nhìn xem mặt trăng ở đây như thế nào? ( trăng khuyết )
Còn mặt trăng bây giờ như thế nào ?
- Mặt trăng chỉ có một nhưng rất kì diệu trăng có lúc khuyết lúc tròn. Vậy cô đố các con đêm nào trong tháng trăng tròn và sáng nhất nhỉ? ( đêm rằm ).
- Những đêm không có trăng các con thấy bầu trời như thế nào ?
 ( Bầu trời tối và có nhiều vì sao lấp lánh )
- Vào ban đêm, các con ăn uống, chơi đùa, mọi người thì xem ti vi, đọc sách. Vậy các con thường đi ngủ lúc mấy giờ? trước khi đi ngủ phải làm gì nào?
- Cô kết hợp giáo dục trẻ
Trẻ hát bài " Chúc bé ngủ ngon "
*Hoạt động 3: Trò chơi ghép tranh
Cô đã chuẩn bị 2 bức tranh đều có cảnh ban đêm và ban ngày, cô chia lớp thành 2 đội các con thi đua bật qua vòng lên ghép tranh đúng theo thời điểm đánh dấu của tranh mẫu: ( trời tối – ghép mặt trăng; trời sáng ghép mặt trời.).
- Sau khi trò chơi kết thúc cô cùng trẻ đếm số tranh được ghép đúng của từng đội, đội nào được nhiều tranh đúng đội đo thắng cuộc.
* Kết thúc.
Cho trẻ vào bàn vẽ ông mặt trời, mặt trăng.
Thứ 4 , ngày tháng năm 
Phát triển ngôn ngữ:
- Truyện: Nhổ củ cải
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
 - Trẻ nhớ tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện “nhổ củ cải”, hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu
- Trẻ hứng thú tham gia vào bài học, mạnh dạn phát biểu và trả lời câu hỏi của cô
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô: 
Tranh mịnh họa chuyện “Nhổ củ cải”
- Các nhân vật bằng rối que
- Bài hát “Cả nhà thương nhau”
*Đối với trẻ: 
- Các nhân vật bằng rối que
- Bài hát “Cả nhà thương nhau”
III.TIẾN HÀNH: 
*Hoạt động 1: ổn định 
Cô đọc câu đố trẻ đoán:
 “Cây xanh cái lá cũng xanh
 Mà củ trắng nõn nấu canh ngọt lừ"
 Đố bé là củ gì?
- ăn củ cải có gì cho cơ thể 
Cô cũng biết một câu chuyện rất hay kể về một cây củ cải khổng lồ, các con có muốn biết tại sao lại có cây củ cải khổng lồ như vậy không?
- Vậy chúng mình hãy cùng chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện”Nhổ củ cải” nhé.
*Hoạt động 2: Cô kể chuyện
* Cô kể lần 1:Cô cho trẻ ngồi xung quanh nghe cô kể diễn cảm bằng lời, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ.
* Cô kể lần 2: Cô kể kết hợp với sa bàn rối
* Bé tìm hiểu câu chuyện:
 + Cô vừa kể câu chuyện gì ? Của tác giả nào ?
 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Ông lão mang cây gì về trồng ở vườn?
 + Hàng ngày ồng lão chăm sóc cây như thế nào?
+ Vì sao ông lão lại không nhổ được củ cải?
+ Ông đã nhờ những ai ra nhổ củ cải?
+ Bà lão gọi chái gái như thế nào?
+ Cô cháu gái đã gọi ai ra giúp?
+ Cún con gọi mèo con như thế nào?
+ Mèo con đã làm gì khi vẫn chưa nhổ được củ cải?
 + Qua câu chuyện này tác giả muốn nhắn nhủ các con phải như thế nào ?
- Cô giáo dục trẻ: 
- Các con phải biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ những người thân và bạn bè của mình khi gặp khó khăn. 
*Hoạt động 3: Trò chơi: Người làm vườn tí hon
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi cô thưởng cho lớp chúng mình một trò chơi đó là trò chơi “Người làm vườn tí hon” các con có muốn chơi trò chơi không?
- Hôm nay cô đã chuẩn bị cho hai đội hai mảnh vườn trồng rất nhiều củ cải trắng đấy, chúng mình sẽ đóng vai làm các bác nông dân đi nhổ củ cải mang về nhé. 
- Từng bạn một sẽ chạy thật nhanh lên mảnh vườn của đội mình nhổ một củ cải và để vào giỏ rồi chạy về hàng của đội mình, sau khi một bạn về hàng rồi thì bạn khác sẽ tiếp tục lên nhổ củ cải, cứ như vậy cho đến khi nhổ hết củ cải hoặc hết thời gian. Đội nào nhổ được nhiều củ cải hơn sẽ là đội chiến thắng, còn đội nào nhổ được ít hơn sẽ là đội thua cuộc Thời gian chơi trong một bản nhạc.
- Cô cho trẻ chơi và nhận xét
Thứ 5 , ngày tháng năm 
Phát triển nghệ thuật:
Dạy hát và vận động theo nhạc : Giờ ăn đến rồi
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
- Hát đúng lời, vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát .
-Rèn tai nghe âm nhạc cho trẻ ,trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể,ăn uống đủ các chất để giúp cơ thể khỏe mạnh.
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với cô: Đàn , săc xô, phách nhịp 
*Đối với trẻ: săc xô, phách nhịp,đĩa cho trẻ nghe hát bài
III.TIẾN HÀNH: 
*Hoạt động 1: ổn định 
 -Chơi “ Trốn cô”, 
-Trẻ bịt mắt lại cô cho trẻ ngưởi một số mùi thơm từ món ăn cho trẻ đoán đó là món gì?
-Cô hỏi trẻ khi nào mới có được các mùi đó và sẽ được ăn?
- Đó là giờ ăn, bây giờ cả lớp mình cùng hát với cô bài “Giờ ăn đến rồi”
*Hoạt động 2:Hát và vận động theo nhạc: 
	- Chúng mình hãy hát lại bài hát này theo nhạc nhé vừa hát chúng mình cùng kết hợp với vỗ tay theo nhịp của bài hát.
	-Chúng mình vừa hát và kết hợp với vỗ tay theo nhịp ,bây giờ cô muốn các con sử dụng sắc xô để gõ theo nhịp của bài hát này nhé !
- Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay, gõ phách 2-3 lần. 
- Từng tổ hát và vỗ tay, tổ hát tổ gõ phách; nhóm trẻ lên hát và vỗ tay, gõ phách. Gọi 1 vài cá nhân trẻ lên hát và vận động. Chú ý đến trẻ yếu.
- Cho trẻ vận động nhún nhảy, vỗ tay theo ý thích. 
- Cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
*Hoạt động 3: Nghe hát bài:” biết vâng lời mẹ”
 -Các con vừa hát và vận động bài” Giờ ăn đến rồi ” rất ngoan cổ thưởng cho con nghe bài “biết vâng lời mẹ” nhé.
 -Cho cháu nghe lần 1.
 -Cô nói: bài hát “ biết vâng lời mẹ” nói về một em bé rất ngoan, khi đi học không khóc nhè nên được cô giáo và các bạn rất yêu quí.
 -Giáo dục cháu ngoan nghe lời cha mẹ đi học không khóc nhè.
 -Cho cháu nghe bài hát 1-2 lần.
 -Khuyến khích cháu làm động tác theo lời bài hát.
*Hoạt động 4: Trò chơi : Nhận hình đoán tên 
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi.
- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi.
Cách chơi : Cô sẽ đưa ra những bức tranh và các con chú ý quan sát hình ảnh trong bức tranh để đoán đúng tên bài hát. Mỗi đội chơi sẽ phải đoán đúng tên bài hát và cử 1 bạn đại diện cho đội đứng lên hát 1 đoạn trong bài hát đó.
Luật chơi : Nếu đội nào đoán sai tên bài hát hoặc hát sai thì sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Nếu đội nào đoán đúng và hát được 1 đoạn trong bài hát đó thì đội đó sẽ thắng cuộc.
 Kết thúc nhận xét .
Thứ 6 , ngày tháng năm 
Phát triển vận động:
Bò chui qua cổng
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia để bò chui qua cổng, không chạm vào cổng. Khi bò mắt nhìn thẳng, đầu ngẩng. Thích chơi trò chơi và không chen lấn khi chơi.Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
II.CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: Cổng thể dục
2.Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một cờ thể dục.
Đèn tín hiệu: xanh đỏ vàng
III.TIẾN HÀNH: 
*Hoạt động 1: Khởi động
Di chuyển thành vòng tròn
Cô cho cả lớp đi theo hiệu lệnh của cô:
Đi thường
Đi bằng mũi chân
Đi thường
Đi bằng gót chân
Đi thường
Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – về vị trí.
*Hoạt động 2: Trọng động
Di chuyển về hàng ngang.
Bài tập phát triển chung:
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Động tác tay: Hai tay giơ ra trước, đầu ngón tay chạm vai(3 lần x 8 nhịp)
Động tác chân: Ngồi khuỵu nhún chân (3 lần x 8 nhịp)
Động tác bụng: Nghiêng người sang hai bên (2 lần x 8 nhịp)
Động tác bật: Bật tách, khép chân (2 lần x 4 nhịp)
b.Vận động cơ bản “Bò chui qua cổng”. 
-Được đến trường là niềm vui của các cháu thiếu nhi, trường học là nơi dạy các con học tất cả các môn học trong đó còn có học thể dục để rèn luyện sức khoẻ tốt. Để cơ thể khoẻ mạnh thì hôm nay cô và các con cùng tập bài thể dục “Bò chui qua cổng”nhé
-Lần 1: Cô cho vài bé lên đứng thành 1 hàng và làm mẫu
-Lần 2: Sau đó cô phân tích động tác , giải thích: hai tay và chân đặt sát sàn, chân thẳng, khi cô hô hiệu lệnh, bò phối hợp tay nọ chân kia, đầu ngẩng, mắt nhìn tới trước, bò đến cổng thì chui qua cổng( không chạm vào cổng)
- Cho hai cháu khá lên làm thử( cô nhận xét)
-Tập mỗi lần từ 3 đến 4 cháu. 
- Cho cả lớp thực hiện :cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Tập cho hai tổ thi đua “Thi xem tổ nào nhanh”.
Cô chú ý theo dỏi cháu 
c.Trò chơi vận động “cờ tín hiệu’
- Luật chơi: làm đèn tín hiệu và về đúng chổ
- Cách chơi: các cháu cầm cờ tín hiệu(cờ)xanh, đỏ, vàng, cô cầm cờ tín hiệu lớn hơn, cho cả lớp vừa chạy vừa hát khi thấy tín hiệu của cô, các bạn có cờ cùng màu chạy nhanh về phía cô, cháu nào không đúng sẽ ngưng một lần chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng và hít thở thật sâu
GIÁO ÁN MẦM NON
Có giáo án mầm non soạn sẳn nếu cô nào cần liên hệ số điện thoại: 0127 70 9 70 70 gặp Cô Mai.
Đây là giáo án Mầm non soạn đầy đủ 10 chủ đề trong năm, theo chương trình khung, và áp dụng chỉ số vào mục tiêu yêu cầu bài dạy, ngoài ra có kèm theo cho các cô Kế hoạch năm, và Hồ sơ đánh giá trẻ theo chỉ số. Nếu chưa phù hợp với chương trình giảng dạy của địa phương thì cũng dễ dàng chỉnh sửa vì đã có đầy đủ các nội dung của lứa tuổi và bài dạy đúng chương trình khung của từng lứa tuổi, đây là giáo án thuận lợi cho các cô không có thời gian soạn giáo án, hoặc mới ra trường giảng dạy còn lúng túng .
-Giá :500.000đ 1bộ/ cả năm 35 tuần( cho từng lứa tuổi) có đầy đủ các lứa tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.Có nhiều mẫu khác nhau để các cô dễ dàng lựa chọn mẫu giảng dạy thích hợp với trường mình.
Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu và kế hoạch riêng của từng trường, (giá soan theo yêu cầu 50.000đ/Tuần), Có giáo án dạy hè, có nhận soạn giáo án trình chiếu pp phục vụ cho thao giảng, hội giảng, thi của các cô tại trường.
Nếu các cô liên hệ để xem và chọn mẫu giáo án của trường mình áp dụng, xin liên hệ ĐT:
C.Mai: 0127 70 9 70 70
Có bài soạn mẫu soạn sẳn để tham khảo phương pháp soạn .

File đính kèm:

  • docxgiao_an_he.docx