Giáo án mầm non lớp mầm - Nhớ lời cô dặn - Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố - Trò chơi: Ai nhanh nhất
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát , hát rõ lời , đúng nhịp biết vận động gõ đệm theo nhịp của bài hát “ Nhớ lời cô dặn “ cùng với cô.
- Trẻ hứng thú nghe cô hát trọn ven bài hát và cảm nhận đ¬¬ược giai điệu bài hát
“ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ biết cách chơi trò chơi: Ai nhanh nhất
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng hát rõ lời đúng nhịp , kĩ năng vận động gõ đệm theo nhịp
- Thông qua bài học giáo dục trẻ biết đi đúng luật giao thông.khi có tín hiệu đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng đi chậm.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát: Nhớ lời cô dặn, Em đi qua ngã tư đường phố.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Xắc xô, phách tre.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ VTTN : Nhớ lời cô dặn Nghe hát : Em đi qua ngã tư đường phố Trò chơi : Ai nhanh nhất I/ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát , hát rõ lời , đúng nhịp biết vận động gõ đệm theo nhịp của bài hát “ Nhớ lời cô dặn “ cùng với cô. - Trẻ hứng thú nghe cô hát trọn ven bài hát và cảm nhận được giai điệu bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” - Trẻ biết cách chơi trò chơi: Ai nhanh nhất 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng hát rõ lời đúng nhịp , kĩ năng vận động gõ đệm theo nhịp 3. Tư tưởng: - Thông qua bài học giáo dục trẻ biết đi đúng luật giao thông.khi có tín hiệu đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng đi chậm. II. Chuẩn bị: 1.Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát: Nhớ lời cô dặn, Em đi qua ngã tư đường phố. 2. Đồ dùng của trẻ: - Xắc xô, phách tre. III. Nội dung tích hợp. LVPT NT : MTXQ: 1 số PTGT, luật giao thông đường bộ . - LVPTNN: Thơ: Đèn giao thông IV. Phơng pháp tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé quan sát hình ảnh luật giao thông Cô cho trẻ ngồi gần cô quan sát hình ảnh luật giao thông( Đi bộ trên vỉa hè, tín hiệu đèn). - Các con vừa được quan sát hình ảnh gì? - Cô đố các con biết khi đi bộ các con đi như thế nào? - Khi gặp tín hiệu đèn các con phải như thế nào? - Các con ạ khi đi ra đường thì các con nhớ đi đúng phần đường của mình luôn luôn đi bên phía tay phải Khi các con đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, không được nô đùa trên đường. Cô biết có một bài hát rất hay cũng nhắc nhở chúng mình đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường. Các con biết bài hát gì không? Chúng mình hãy cùng cô hát vang bài hát này nhé . - Lần 1: Trẻ hát nhún nhảy quanh cô - Lần 2: Hát và đi về ghế ngồi. Hoạt động 2 : Bé xem cô vận động mẫu. * Cô vận động mẫu - Vừa rồi cô thấy các con đã hát thuộc lời bài hát rồi. Để bài hát hay hơn sinh động hơn chúng mình sẽ vỗ tay theo nhịp bài hát nhé. - Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ đệm theo nhịp: Nhịp 1 hai lòng bàn tay cô vỗ vào nhau . nhịp 2 là hai lòng bàn tay cô mở ra cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng theo lời bài hát cho đến hết bài hát . bây giờ cô sẽ vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp các con hãy chú ý nhìn lên cô nhé . - Lần 1: Cô hát vỗ tay theo nhịp bài hát (Không nhạc) - Lần 2: Phân tích: Với bài hát “ Nhớ lời cô dặn" là nhịp thiếu nên nhịp 1 cô vỗ vào tiếng " nay " nhịp 2 cô mở ra vào tiếng " đi trên đường " . nhịp 1 cô lại vỗ vào tiếng " phố " , nhịp 2 cô mở ra vào tiếng ỡpe cộ " cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng cho đến hết bài hát ... Hoạt động 3: Bé nào khéo - Cô cho trẻ vỗ tay theo nhịp đếm 1- 2 - Các con vô tay theo nhịp đếm rất giỏi rồi giời các con hãy vô tay theo nhịp bài hát nhé - Cho cả lớp vận động gõ đệm theo nhịp bài hát cùng cô - Cho các bạn trai và bạn gái sử dụng nhạc cụ âm nhạc vận động theo nhịp - Cho các tổ thi đua vận động dùng dụng cụ gõ đệm theo nhịp. - Mời 3- 4 nhóm, 1-2 cá nhân lên vận động cho cả lớp cùng xem Khi trẻ vận động cô dùng lời dẫn dắt để trẻ hứng thú và cảm nhận đợc nội dung của bài hát... - Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ , động viên khen ngợi trẻ kịp thời . Hoạt động 4 : Bé nghe hát : Em đi qua ngã tư đường phố. - Hàng ngày khi đi trên đường qua các ngã tư đường chúng mình thường nhìn thấy gì ? Lần 1: Lắng nghe giai điệu bài hát - Muốn biết khi đi qua ngã tư đường các phương tiện phải đi như thế nào và các đèn tín hiệu đó nhắc nhở chúng ta điều gì thì các con hãy lắng nghe cô hát bài hát " Em đi qua ngã tư đường phố." - Lần 2: Cô hát kết hợp với cử chỉ điệu bộ. - Cô vừa hát tặng lớp mình bài hát gì? Nội dung: Các con ạ bài hát em đi qua ngã tư đường phố nhạc sĩ...nói về các bạn nhỏ chơi giao thông, khi gặp tín hiệu đèn đỏ các bạn ấy biết dừng lại, tín hiệu đèn xanh mới được đi, đèn vàng đi chậm đấy, bài hát muốn nhắc nhở chúng ta phải đi đúng luật đấy. Và để hiểu rõ luật giao thông thì các con cùng nghe lại bài hát này một lần nữa nhé. - Lần 3: Ca sĩ nhí hát Hoạt đông 5: Trò chơi âm nhạc : Ai nhanh nhất - Hôm nay cô thấy các bạn lớp 3 tuổi C học rất ngoan,cô se thưởng cho lớp mình 1 trò chơi. Đó là trò chơi Ai nhanh nhất - CC: Cô có vòng nhiều màu, khi thấy nhạc bật nhỏ các con đi xung quanh vòng, nhạc to các con nhảy vào vòng, bạn nào chậm chân không nhảy vào vong sẽ bị nhảy lò cò. - Chơi dưới nhiều hình thức: Nhạc to nhỏ, vỗ tay to nhỏ, hát to nhỏ. - LC: Mỗi vòng chỉ được một bạn nhảy vào. Số vòng tăng đàn lên. Lưu ý số vòng ít hơn số trẻ. Hoạt động 6: Bé đọc thơ Đèn giao thông - Cho cả lớp đọc bài thơ " Đèn giao thông". - Đèn giao thông - Trẻ trả lời. - Chú ý lắng nghe - Trẻ hát cùng cô - Trẻ chú ý xem cô làm mẫu và nắm đợc kĩ năng vận động gõ đệm theo nhịp - Trẻ vô tay theo nhịp đếm 1- 2 - Trẻ hát đúng lời đúng nhịp bài hát , biết vận động gõ đệm theo nhịp cùng cô - Lần lượt các tổ , nhóm , cá nhân lên vận động theo yêu cầu của cô - Các đèn tín hiệu giao thông - Trẻ lắng nghe - Bài Em đi qua ngã tư đường phố. - Lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát cùng cô. - Có ạ ! - Trẻ hứng thú, tham gia vào trò chơi biết cách chơi và luật chơi. - Trẻ đọc thơ kết hợp cất đồ dùng V/ Nhận xét cuối ngày: 1.Thái độ trạng thái cảm xúc hành vi của trẻ : .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Kiến thức và kỹ năng của trẻ .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Những trẻ có biểu hiện tích cực đặc biệt trong hoạt động : .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Những trẻ chưa có biểu hiện tích cực : ...........................................................................................................................................................................................................................................,........................................ 5.Những hoạt động trong ngày chưa thực hiện được ( lý do) ...........................................................................................................................................................................................................................................,......................................
File đính kèm:
- cay_day_leo.doc