Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 30 - Chủ đề: Quê hương. Đất nước. Bác hồ. Chủ đề nhánh: Bác Hồ kính yêu - Năm học 2020-2021

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- 5T: Trẻ biết khởi động và biết tập một số động tác trong bài tập phát triển chung. Trẻ biết chơi trò chơi

- 4T: Trẻ biết đi kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô và tập các động tác theo các anh chị

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ

- Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.

3. Giáo dục:

- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 30 - Chủ đề: Quê hương. Đất nước. Bác hồ. Chủ đề nhánh: Bác Hồ kính yêu - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Chủ đề nhánh: Bác Hồ kính yêu
Từ ngày 19/ 04 - 23/04/ 2021
Thể dục sáng
Đề tài: Tập các động tác: Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 5
I. Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức:
- 5T: Trẻ biết khởi động và biết tập một số động tác trong bài tập phát triển chung. Trẻ biết chơi trò chơi
- 4T: Trẻ biết đi kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô và tập các động tác theo các anh chị
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ
- Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
3. Giáo dục:
- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
II. Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ. Xắc xô
III. Các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường – Đi má bàn chân – Đi thường - Chạy chậm- Chạy nhanh - Chạy chậm - Đi thường. Xếp đội hình hàng dọc, quay trái, giãn hàng
HĐ 2: Trọng động:	
- Cô tập mẫu, trẻ tập cùng cô các động tác
+ Hô hấp: Hít vào, thở ra
+ Tay 2: Hai tay ra trước, sang ngang
Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay dang ngang
.2 tay ra phía trước
.2 tay đưa sang ngang
. Hạ 2 tay xuống
+ Bụng 1: Đứng cúi người về phía trước 
Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu
. Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất
. Đứng lên, 2 tay giơ cao
. Đứng thẳng, tay xuôi theo người
+ Chân 5: Bật về các phía
Đứng thẳng, tay chống hông
. Nhảy lên phía trước
. Nhảy về phía sau
. Nhảy sang bên phải
 .Nhảy sang bên trái
Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ 
- Trò chơi vận động: “Đồng hồ quả lắc”
+ Cách chơi: Trẻ làm động tác theo lời bài đồng dao
+ Tiến hành cho trẻ chơi 2 - 3 lần
+ Nhận xét trẻ sau khi chơi
HĐ 3: Hồi tĩnh: 
Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2vòng quanh sân
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ tập theo cô
(2lx8n)
(2lx8n)
(2lx8n)
(2lx8n)
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
Hoạt động chơi
Đề tài: 
GPV: Cửa hàng – gia đình
GXD: Xây Lăng Bác Hồ
GTH: Vẽ vườn hoa, trang trí khung ảnh Bác Hồ
GÂN: Múa hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc
GTV: Xem sách truyện, làm Abuml truyện về Bác Hồ 
GKPKH - TN: KH: Phân loại tranh lô tô về hình ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi thành các nhóm nhỏ. Đặt thẻ số tương ứng 
 TN: Tưới cây, lau lá cây
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 5t: Trẻ biết nhập vai chơi, thể hiện nội dung chơi, biết phản ánh một số công việc của người lớn (Người bán hàng tươi cười mời khách và trả tiền thừa lại cho khách, biết sắp xếp cửa hàng hợp lý...). 
+ Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu tạo thành công trình đơn giản: Lăng Bác có nhà sàn Bác Hồ, ao cá, đường đi, cây xanh, hàng rào, cổng ra vào.
- 4T: Trẻ biết tên các góc chơi, biết nhập vai chơi, thể hiện nội dung chơi, biết chơi theo nhóm cùng các bạn
2. Kĩ năng:
- 5t: Trẻ có kĩ năng xếp, bố cục hợp lý, rèn kĩ năng tạo nhóm và chơi theo nhóm. Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
- 4t: Trẻ có kĩ năng xếp, rèn kĩ năng tạo nhóm và chơi theo nhóm. Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết nói lời lịch sự, trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng, để đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng GPV: Bộ đồ chơi gia đình, bút màu, hoa, một số đồ lưu niệm, ...
- Đồ dùng GXD: Các nút ghép, khối hình, cây xanh
- Đồ dùng GTH: Giấy A4, bút màu, đất nặn. 
- Đồ dùng GTV: Sách truyện về Bác Hồ, tranh ảnh Lăng Bác, Bác Hồ
- Đồ dùng GKPKHT- TN: Tranh lôtô về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, thẻ số 1-10
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Thoả thuận trước khi chơi 
- Cô cho trẻ đọc thơ “em vẽ Bác Hồ”
- Trò chuyện:
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Lăng Bác Hồ ở đâu?
+ Các con sẽ làm gì để được về thăm Lăng Bác?
=> Cô giáo dục trẻ
- Hôm nay các con bầu ai làm trưởng trò?
- Các bạn ơi! Muốn trở thành kĩ sư xây dựng chúng ta chơi ở góc nào?
- Thế bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng?
 + Hôm nay góc xây dựng sẽ làm gì?
 + Xây Lăng Bác cần có những ai?
 + Công việc của các bác là gì?...
- Muốn làm người lớn phải chơi ở góc nào nữa?
GPV: Bạn nào đóng người bán hàng? Người bán hàng phải như thế nào và làm những công việc gì?
- Những bạn chăm ngoan khéo tay sẽ chơi ở góc nào?
+ Bạn nào muốn chơi ở góc tạo hình nữa nào?
+ Hôm nay góc tạo hình sẽ làm gì?
- Còn các ca sĩ đâu?
+ Các bạn chơi ở góc chơi nào?
+ Các bạn sẽ biểu diễn những bài hát nào?
- Những bạn thông minh học giỏi sẽ chơi ở góc nào?
+ Góc khám phá khoa học thiên nhiên hôm nay các bạn sẽ làm gì?
+ Những bạn nào sẽ chơi ở góc khám phá khoa học thiên nhiên?
- Muốn xem tranh ảnh, sách truyện các bạn sẽ chơi ở góc chơi nào?
+ Góc thư viện hôm nay sẽ chơi gì?
- Thoả thuận cùng trẻ:
+ Để buổi chơi vui vẻ các con phải làm gì? Chơi với bạn như thế nào? Cất lấy đồ chơi ra sao?
Cô giáo dục trẻ.
HĐ2: Quá trình chơi.
- Cho trẻ cầm biểu tượng về góc chơi của mình
- Trẻ chơi, cô bao quát trẻ. Cô có thể đóng vai chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi và xử lí tình huống xảy ra (nếu có).
- Cô tạo tình huống cho trẻ chơi.
 HĐ 3: Kết luận:
- Cô nhận xét góc chơi kết thúc sớm trước.
- Cho trẻ về góc chơi chính. Trẻ nhận xét, cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ. 
- Trẻ đọc
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ bầu trưởng trò
- Chơi góc xây dựng
- Trẻ nhận vai
- Cá nhân trẻ trả lời
- Trẻ ý kiến
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai chơi
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Chơi góc tạo hình
- Trẻ nhận vai
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Chơi góc âm nhạc
- 2-3 ý kiến trẻ 5T trả lời
- Trẻ trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai chơi
- Trẻ trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Chơi vui vẻ
- Trẻ cầm biểu tượng về góc chơi.
- Trẻ chơi ở các góc.
- Trẻ nhận xét.
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2021
Làm quen Tiếng Việt
Đề tài: Làm quen với chuỗi câu: 
Đây là Bác Hồ
Bác Hồ đang bế bạn nhỏ
Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5
I. Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Đây là Bác Hồ; Bác Hồ đang bế bạn nhỏ; Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được và nói đúng chuỗi câu: Đây là Bác Hồ; Bác Hồ đang bế bạn nhỏ; Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là Bác Hồ; Bác Hồ đang bế bạn nhỏ; Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5”, nói đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- 4 tuổi: : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là Bác Hồ; Bác Hồ đang bế bạn nhỏ; Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5”. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ ngoan, vâng lời, kính yêu Bác Hồ
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về Bác Hồ
- Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi
III. Các hoạt động=
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”
+ Bài hát nói về gì?
+ Trong bài hát Bác Hồ có đặc điểm như thế nào?
=> Cô giáo dục trẻ và hướng trẻ vào bài học
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ và hỏi trẻ:
+ Đây là ai?
- Cô đọc mẫu “Đây là Bác Hồ” 1 - 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ
- Ngoài ra các con có thể phát triển thành câu nào khác về Bác nữa?
* Câu “Bác Hồ đang bế bạn nhỏ”
- Cô hỏi trẻ 
+ Bác Hồ đang làm gì?	
- Cô nói mẫu câu “Bác Hồ đang bế bạn nhỏ”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân )
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* Câu “Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5”
- Cô hỏi trẻ
+ Sinh nhật Bác là ngày nào?
- Cô nói mẫu câu “Sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5”
- Thực hành: Cô tổ chữ cho trẻ nói các hình thức ( Nhóm, cá nhân )
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* TC: “Truyền tin”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là bạn đầu hàng sẽ nói thầm cho bạn phía sau câu vừa học, lượt chơi cứ tiếp tục đến bạn cuối hàng sẽ chạy lên nói to câu của đội mình
Luật chơi: Bạn nào nói to sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi. Đội nào nói đúng câu sẽ giành chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HĐ 3: Kết luận:
- Trẻ nhắc lại chuỗi câu vừa học?
- Cho trẻ đọc thơ “Hoa quanh Lăng Bác”
- Trẻ hát
- Trẻ 4T trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ 5T trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ 5T phát triển câu
- 2-3 ý kiến trẻ 5T trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cá nhân trẻ trả lời
- Trẻ đọc
Hoạt động học: Toán	
Đề tài: 
Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
I. Mục đích yêu cầu :
 1. Kiến thức: 
- 5T: Trẻ nhận biết các con số xuất hiện xung quanh trẻ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày đó là các số điện thoại khẩn cấp như: cảnh sát 113, cứu hỏa 114, cứu thương 115, số nhà, biển số xe, số trên đồng hồ, số trên tờ lịch, số ngày sinh nhật...trẻ biết trong trường hợp khẩn cấp liên lạc số điện thoại nào, 
- 4T: Trẻ nhận biết các con số xuất hiện xung quanh trẻ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như: số điện thoại bố mẹ,số điện thoại khẩn cấp, số trên giày dép, quần áo...
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày như xe cảnh sát 113, cứu hỏa 114, cưu thương 115.
3. Giáo dục:
- Trẻ ngoan, vâng lời, biết gọi vào các số khẩn cấp khi cần thiết như khi gặp nguy hiểm gọi cảnh sát 113 hoặc khi gặp đám cháy, hỏa hoạn gọi 114, khi gặp trường hợp cần cấp cứu gọi 115.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: các con số 1-10, số 113,114,115, tranh ảnh xe cảnh sát, xe cứu hỏa,xe cứu thương.video về đám cháy.
- Đồ dùng của trẻ: bảng, các con số
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài
Cho trẻ hát bài: Nhớ ơn Bác
+Chúng mình vừa hát bài gì?
+Bài hát nói về điều gì?
-> Cô khái quát hướng trẻ vào bài.
HĐ 2: Phát triển bài
 Ôn các con số 1-10
 - Cô cho trẻ đọc các con số xuất hiện trên màn hình
- Các con ạ các những con số mà chúng mình vừa đọc chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày vì vậy hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu xem các con số có ý nghĩa gì tronng cuộc sống hằng ngày nhé.
Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Cho trẻ quan sát tranh xe cảnh sát
- Đây là xe của ai?
- Vậy số điện thoại khẩn cấp của các chú cảnh sát là gì?
- Cô chốt : 113 là số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát.
- cho trẻ nhắc lại nhiều lần dưới các hình thức
- Khi nào các con gọi các chú cảnh sát?
- GD trẻ: Khi đi lạc, khi gặp nguy hiểm,khi thấy có người bị tai nạn giao thông thì các con nhớ gọi cho các chú cảnh sát để nhờ sự giúp đỡ.
- Cho trẻ quan sát video về đám cháy 
- Khi gặp đám cháy đang bốc cháy ùn ùn thì các con sẽ gọi cho ai?
- Vậy số điện thoại của các chú cứu hỏa là số nào?
- Số 114 là số điện thoại của ai?
- Cô chốt: “số 114 là số điện thoại của các chú cứu hỏa”
(cho trẻ nhắc lại nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau.
- GD trẻ: Khi có đám cháy xảy ra các con nhớ gọi số 114 là các chú cảnh sát cứu hỏa sẽ có mặt để dập tắt đám cháy.
- Nếu trong gia đình các con mà có người ốm cần gọi xe cấp cứu thì các con sẽ gọi số điện thoại nào?
- Vậy số điện thoại của xe cứu thương la bao nhiêu ?
- Số bao nhiêu đây các con (cho trẻ qs)
- Vậy số 115 là số điện thoại của ai vậy?
- Cô chốt và cho trẻ nhắc lại dưới các hình thức: số 115 Là số ĐT của xe cứu thương
- Khi các con gặp người ốm, ngất, tai nạn mọi người cần sự giúp đỡ các con nhớ gọi cho xe cứu thương số điện thoại 115 các con nhé.
- Ngoài các con số trên còn có rất nhiều con số khác nhau trong đời sống hằng ngày như số nhà, biển số xe, số sz giầy dép, số sz quần áo, số điện thoại....(cho trẻ quan sát tren màn hình máy chiếu)
*Liên hệ thực tế:
- Ngoài các con số trên mà chúng mình vừa tìm hiểu thì còn những con số nào trong đời sống hằng ngày nữa vậy. Các con hãy tìm xung quanh lớp xem có những con số nào nữa nào?
Trò chơi củng cố: Nhớ số ( EM 11)
- cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô xe cứu thương,xe cảnh sát, xe cứu hỏa, cô gắn sẵn các con số 113,114,115 ở quanh lớp trẻ vừa đi vừa hát khi cô có hiệu lệnh nhớ số trẻ nhanh chân tìm về đúng số tương ứng với lô tô trên tay.
- cho trẻ chơi 2-3 lần và đổi lô tô cho nhau.
HĐ 3: Kết luận: 
- Cô nhận xét chung
- Trẻ đọc thơ “Bác Hồ của em” và cất đồ dùng
- Trẻ hát
- 4t: Bài hát: Nhớ ơn Bác
- Trẻ chú ý
- Trẻ đọc các con số trên màn hình
- Trẻ quan sát
- 5t: xe cảnh sát
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ chú ý
- Trẻ nhắc lại dưới các hình thức khác nhau
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ chú ý
- Trẻ quan sát
- Trẻ ý kiến
- Trẻ nói
- Trẻ nói
- Trẻ chú ý
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chú ý
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ nói
- Số 115 ạ
- Số của xe cứu thương
- Trẻ nhắc lại dưới các hình thức.
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý
- Trẻ tìm quanh lớp
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ.
Hoạt động ngoài trời
Đề tài: Quan sát tranh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
 TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ
 Chơi tự chọn: đu quay,xích đu,cầu trượt
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
-5T: Trẻ hứng thú quan sát và biết trả lời câu hỏi đàm thoại của cô giáo
- 4T: Trẻ quan sát và trả lời một số câu hỏi đơn giản
2. Kĩ năng:
- Rèn trẻ quan sát, ghi nhớ, tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu quý kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ.
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - Cô cùng trẻ hát bài: “Em mơ gặp Bác Hồ”. Đi đến địa điểm quan sát
- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát
Hoạt động 2: Phát triển bài
Quan sát có chủ đích: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát
+ Đây là ai?
+ Bác Hồ đang đứng cùng ai?
+ Các cháu thiếu nhi được bác đang làm gì?
- Ngày tết trung thu hay tết thiếu nhi bác Hồ rất hay đến với các cháu thiếu nhi để phát kẹo cho các cháu. Bác rất quan tâm đến thế hệ măng non của đất nước.
+ Vậy chúng mình phải làm gì để không phụ lòng bác?
- Tương tự: Tranh bác Hồ đeo khăn quàng cho các cháu
TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ.
Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng  trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nước lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm.
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi
Chơi tự do: Đu quay,xích đu,cầu trượt
- Cô giới thiệu các đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động 3: Kết luận
- Tập trung trẻ nhận xét trẻ trong giờ chơi
- Trẻ rửa tay, vệ sinh vào lớp
- Trẻ hát đi cùng cô
- Trẻ quan sát tranh
- 4t: Tranh bác Hồ 
- Các cháu thiếu nhi (4t)
- 1-2 trẻ trả lời. (5t)
- Trẻ nghe
-1-2 trẻ trả lời. (5t)
- Trẻ quan sát trả lời
- Trẻ nghe
- Lớp chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Rửa tay vào lớp
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chơi 1: “Đồng hồ quả lắc”
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị một cái đồng hồ, trên mặt đồng hồ có gắn các thẻ chữ và số, cô sẽ quay kim dài của đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào chữ cái nào thì chúng mình phát âm thật to chữ cái đó và nêu cấu tạo chữ cái đó nhé!
->Cho trẻ chơi 2 – 3 lần (sau mỗi lần cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ).
+ Cô mời một vài trẻ lên chơi.
- Trò chơi 2 : “Nhảy vào ô chữ" (EL28)
+Cô có các ô trong mỗi ô có gắn thẻ chữ mà chúng mình đã học. Cô chia lớp thành 2 đội đứng quay mặt vào nhau. Từng bạn của mỗi đội sẽ lên bật lần lượt vào từng ô và phát âm to, rõ ràng chữ cái trong ô.
- Luật chơi.
+Bật lần lần lượt vào từng ô, không bật cách ô.
+Cho trẻ chơi 2 lần.
+Đổi thẻ sau mỗi lần chơi.
- Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi.
Nhận xét, nêu gương, vệ sinh trả trẻ cuối ngày.
- Cô nhận xét về các bạn ngoan và chưa ngoan
- Cô động viên khích lệ trẻ. 
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan. Trả trẻ
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:	
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:	
- Kiến thức kĩ năng của trẻ:
Thứ ba ngày 20 tháng 04 năm 2021
Làm quen Tiếng Việt
Đề tài: Làm quen với chuỗi câu: 
- Đây là lăng Bác Hồ
- Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội
- Các bạn xếp hàng vào thăm Lăng Bác
I. Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức: 
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Đây là lăng Bác Hồ; Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội; Các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được và nói đúng chuỗi câu: Đây là lăng Bác Hồ; Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội; Các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là lăng Bác Hồ; Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội; Các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác”, nói đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- 4 tuổi: : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là lăng Bác Hồ; Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội; Các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác”. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ ngoan, vâng lời kính yêu Bác Hồ
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh Lăng Bác
- Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ hát bài "Từ rừng xanh cháu về thăm lăng bác”
+ Bài hát nói đến gì?
+ Đố các bạn biết Lăng Bác Hồ ở đâu?
=>Cô giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi kính yêu Bác Hồ
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành:
- Cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi trẻ:
+ Đây là hình ảnh gì?
- Cô đọc mẫu “Đây là Lăng Bác Hồ” 1 - 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ
- Bạn nào có thể phát triển câu khác với Lăng Bác?
* Câu “Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội”
- Cô hỏi trẻ:
+ Lăng Bác ở đâu?
- Cô làm mẫu và nói câu “Lăng Bác ở Thủ đô Hà Nội”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân ). (Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* Câu “các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác”
- Cô hỏi trẻ
+ Các bạn đang làm gì?
- Cô làm mẫu và nói mẫu câu “các bạn Xếp hàng vào thăm Lăng Bác”
- Thực hành: Cô tổ chức cho trẻ nói các hình thức ( Nhóm, cá nhân )
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Bạn nào có thể phát triển câu khác?
- Cô giáo dục trẻ ngoan, kính yêu Bác Hồ
* TC: “Bé nói giỏi”
- Cách chơi: Cô nói 1 từ trong câu và chỉ, trẻ nói chuỗi câu vừa học.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HĐ 3: Kết luận:
- Các con vừa được làm quen với chuỗi câu nào?
- Cô nhận xét chung, động viên trẻ
- Trẻ hát
- Trẻ 4T trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ 4T trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- 2-3 ý kiến trẻ 5T phát triển câu
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- 2-3 ý kiến trẻ 5T trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục kĩ năng
	 Đề tài: Bật qua vật cản
 TCVĐ: Ném bóng vào rổ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- 5 tuổi: Trẻ nhớ tên bài tập và kĩ thật bật qua vật cản 20 cm . Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. Biết chơi trò chơi ném bóng vào rổ.
- 4 tuổi: Trẻ nhớ tên và biết bật qua vật cản 15 cm . Biết kết hợp chân tay nhịp nhàng. Biết chơi trò chơi ném bóng vào rổ 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_30_chu_de_que_huong_dat_nuoc_ba.doc
Giáo Án Liên Quan