Giáo án mầm non lớp Nhà trẻ - Cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh – chậm

 Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được tiết tấu nhanh- chậm thông qua 1 số hoạt động: Thuyền đu đưa và vận động nhanh- chậm theo giai điệu bài hát, theo tiết tấu nhanh- chậm của tiếng xắc xô và tiếng trống

2. Kỹ năng:

- Trẻ nghe và phân biệt được tiết tấu nhanh- chậm

- Trẻ thể hiện bằng cơ thể, cảm xúc khi nghe các tiết tấu nhanh- chậm bằng các hoạt động: Đung đưa người trong thuyền thúng theo nhạc, dậm, nhún chân lắc lư người qua các tiết tấu nhanh- chậm của bản nhạc, tiếng xắc xô và tiếng trống vỗ

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú với âm nhạc qua vận động: dậm, nhún chân lắc lư người

 

docx5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Nhà trẻ - Cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh – chậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO
GIÁO ÁN KIẾN TẬP
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Tên đề tài: Cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh- chậm
 Lứa tuổi: Nhà trẻ 24- 36 tháng
 Số lượng: 10- 12 trẻ
 Thời gian: 15- 20 phút
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Lệ Quyến
	Năm học 2019- 2020
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA 
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO
GIÁO ÁN KIẾN TẬP
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Tên đề tài: Cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh – chậm
 Lứa tuổi: Nhà trẻ 24 – 36 tháng
	 Số lượng trẻ: 10 -12 trẻ
	 Thời gian tổ chức: 15 – 20 phút
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Lệ Quyến 
 Đặng Thị Hồng Nhâm 
 NĂM HỌC 2019-2020
I. Mục đích- yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được tiết tấu nhanh- chậm thông qua 1 số hoạt động: Thuyền đu đưa và vận động nhanh- chậm theo giai điệu bài hát, theo tiết tấu nhanh- chậm của tiếng xắc xô và tiếng trống
2. Kỹ năng:
- Trẻ nghe và phân biệt được tiết tấu nhanh- chậm
- Trẻ thể hiện bằng cơ thể, cảm xúc khi nghe các tiết tấu nhanh- chậm bằng các hoạt động: Đung đưa người trong thuyền thúng theo nhạc, dậm, nhún chân lắc lư người qua các tiết tấu nhanh- chậm của bản nhạc, tiếng xắc xô và tiếng trống vỗ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với âm nhạc qua vận động: dậm, nhún chân lắc lư người
II. Chuẩn bị:
1. Không gian, địa điểm
- Phòng học rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ
- Trẻ ngồi dưới thảm
2. Đồ dùng
a. Đồ dùng của cô:
- Đàn organ (piano điện tử): 1 chiếc
- Máy tính, hệ thống loa
- Trang phục Thỏ trắng
- Xắc xô
- Trỗng vỗ
b. Đồ dùng của trẻ:
- Thuyền thúng: 06 thúng
- Thuyền cá: 02 chiếc
- Thuyền trăng: 03 chiếc
- 1 số dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, xắc xô, quả lắc tự tạo, vòng tay tự tạo có gắn quả chuông
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng chơi TC về phản xạ nghe “Bé thật là siêu”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Hoạt động 1: Thuyền đu đưa
- Cho trẻ nghe 1 bản nhạc êm dịu về biển (có tiếng gió, sóng biển) 
- Trò chuyện với trẻ về bản nhạc
+ Các con nghe thấy tiếng gì trong bản nhạc?
+ Cô giới thiệu về bản nhạc mà trẻ vừa nghe: Bản nhạc có giai điệu dịu êm, có tiếng gió, tiếng sóng biển dịu dàng và khi nghe cô và các con thật là thích thú, say mê và cùng lắc lư theo điệu nhạc
- Cô giới thiệu những chiếc thuyền: Thuyền thúng, thuyền cá, thuyền trăng
- Động viên trẻ lấy thuyền -> ngồi vào thuyền, ngồi cầm thành đung đưa theo nhạc qua các giai điệu (Cô bật cho trẻ nghe bản nhạc về biển) 
+ Các con vừa được đi đâu đấy? 
+ Các con đi thuyền có thích không?
+ Các con vừa được dạo chơi trên biển trên những con thuyền bồng bềnh rất là thích cùng những giai điệu du dương, có lúc sôi nổi thật tuyệt vời đúng không nào?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ phản ứng theo tiết tấu nhanh- chậm
- Bạn Thỏ trắng đến chơi vui hát và nhún nhảy lắc lư theo giai điệu bài hát “Thỏ trắng dễ thương” với tiết tấu chậm- nhanh
+ Bạn Thỏ trắng hát chậm, Thỏ trắng lắc lư như thế nào? 
+ Thỏ trắng hát nhanh thì sao? Thỏ trắng đi ntn? Nhanh hay chậm nhỉ?
- Lần 1: Dạy trẻ phản ứng nhanh- chậm theo tiếng trống
+ Thỏ vỗ trống chậm -> các con lắc người chậm, dậm chân thế nào?
+ Thỏ vỗ trống nhanh -> các con lắc người nhanh, dậm chân nhanh hay chậm?
(Cô sửa cho trẻ khi trẻ phản ứng còn lúng túng và khuyến khích trẻ lắc lư, dậm chân và nhiều cách khác nhau)
- Lần 2: Trẻ phản ứng nhanh- chậm theo tiếng cười
 (Cô quan sát, khuyến khích và sửa cho những trẻ phản ứng chưa tốt)
+ Cô cho trẻ cười hì hì hì theo tiếng vỗ nhanh- chậm của cô
+ Cô cho trẻ cười ha ha ha theo tiếng vỗ tay nhanh- chậm của cô
- Lần 3: Thỏ tặng nhạc cụ cho trẻ
+ Cho trẻ biểu diễn theo giai điệu nhanh- chậm của bài hát “Thỏ trắng dễ thương”
3. Kết thúc:
+ Cô cho trẻ chơi với 1 số bản nhạc vui có tiết tấu nhanh- chậm 
- Trẻ nghe và lắc lư theo khả năng của trẻ
- Trẻ nghe và lắc lư theo giai điệu của bản nhạc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ngồi vào thuyền và đung đưa theo tiết tấu chậm- nhanh
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia tích cực, hào hứng cùng bạn Thỏ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi và phản xạ tốt với tiết tấu nhanh- chậm
- Trẻ lấy nhạc cụ âm nhạc và chơi theo giai điệu của bài hát
- Trẻ biểu diễn cùng cô

File đính kèm:

  • docxga_an_cam_thu_tiet_tau_nhanh_cham_212202016.docx