Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề 5: Cây và những bông hoa đẹp - Nhánh 2: Quả ngọt bé thích

1. Đón trẻ.

- Trẻ chơi cùng bạn trong nhóm

2. Thể dục sáng.

Tập bài: “Cây cao, cây thấp”.

3. Điểm danh.

4. Trò chuyện với trẻ về các loại quả gần gũi, quen thuộc, về các hoạt động trong ngày hội của các chú bộ đội qua tranh.

5. Dự báo thời tiết

 - Trẻ vui vẻ đến lớp, biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp.

- Trẻ cùng với bạn vui vẻ và đoàn kết với bạn.

- Trẻ biết tập đúng các động tác trong bài tập phát triển chung cùng cô.

- Biết dạ khi cô gọi đến tên mình.

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số loại quả và biết được một vài hoạt động cuả các chú bộ đội trong ngày hội 22/12.

- Biết cách chăm sóc cây.

- Tập cho trẻ nhận biết được những dấu hiệu đơn giản về thời tiết. - Cô đến sớm vệ sinh và thông thoáng phòng học.

- Đồ chơi mầm nonở các góc

- Phòng tập rộng rãi, đài đĩa.

- Sổ theo dõi lớp.

- Tranh về một số loại quả gần gũi, hình ảnh về hoạt động của các chú bộ đội.

- Bảng dự báo thời tiết.

 

docx28 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề 5: Cây và những bông hoa đẹp - Nhánh 2: Quả ngọt bé thích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: “CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP”
( Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ ngày 14/12/2016 đến 01/01/2017
Tuần 17 Nhánh 2: “QUẢ NGỌT BÉ THÍCH”
Thời gian thực hiện từ ngày 21- 26/12/ 2016 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG
ND HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
1. Đón trẻ.
- Trẻ chơi cùng bạn trong nhóm
2.  Thể dục sáng.
Tập bài: “Cây cao, cây thấp”.
3. Điểm danh.
4. Trò chuyện với trẻ về các loại quả gần gũi, quen thuộc, về các hoạt động trong ngày hội của các chú bộ đội qua tranh.
5. Dự báo thời tiết
- Trẻ vui vẻ đến lớp, biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp.
- Trẻ cùng với bạn vui vẻ và đoàn kết với bạn.
- Trẻ biết tập đúng các động tác trong bài tập phát triển chung cùng cô.
- Biết dạ khi cô gọi đến tên mình.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số loại quả và biết được một vài hoạt động cuả các chú bộ đội trong ngày hội 22/12.
- Biết cách chăm sóc cây.
- Tập cho trẻ nhận biết được những dấu hiệu đơn giản về thời tiết.
- Cô đến sớm vệ sinh và thông thoáng  phòng học.
- Đồ chơi mầm nonở các góc
- Phòng tập rộng rãi, đài đĩa.
- Sổ theo dõi lớp.
- Tranh về một số loại quả gần gũi, hình ảnh về hoạt động của các chú bộ đội.
- Bảng dự báo thời tiết.
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA TRẺ
1. Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ nhắc nhở trẻ biết chào hỏi lễ phép. Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ hàng ngày.
- Cho trẻ vào góc chơi mà trẻ thích, quan sát trẻ chơi.  
2.  Thể dục sáng: Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
* Khởi động: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập theo cô 1 - 2 phút. Cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn.
* Trọng động: Tập với bài “Cây cao, cây thấp”
- Động tác 1: “Cây cao”: Hai tay giơ lên cao, hạ xuống. (Tập 3 - 4 lần)
- Động tác 2: “Cỏ thấp”: Ngồi xổm xuống, đứng lên.
(Tập 3 - 4 lần)
- Động tác 3: “Hái hoa”: Cúi người về phía trước, hai tay vờ ngắt hoa, đứng thẳng người lên, nói “Hoa đẹp quá”. (Tập 3 - 4 lần)
* Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
3. Điểm danh:
- Cô gọi tên từng trẻ theo danh sách lớp.
- Đánh dấu trẻ đến lớp và những trẻ nghỉ học.
4.  Cô cho trẻ nghe ngồi xúm xít xung quanh cô, cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về một số loại quả và những hình ảnh về ngày hội của các chú bộ.
- Cô giáo dục bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
5. Dự báo thời tiết:
-  Hôm nay các con thấy thời tiết nắng hay mưa?
- Mưa/nắng thì các con chọn ký hiệu nào?
- Cô cho trẻ chọn ký hiệu và gắn tương ứng.
-  Trẻ lễ phép chào hỏi
- Trẻ chơi ở góc cùng bạn
- Trẻ thực hiện đi chạy và về đội hình vòng tròn.
- Trẻ tập thể dục sáng cùng cô.
- Trẻ đi nhẹ nhàng theo cô.
-  Trẻ dạ cô khi cô gọi đến tên mình.
- Trẻ trò chuyện cùng cô về các loại quả và hoạt động củ chú bộ đội. 
- Trẻ quan sát, nhận xét và dự đoán về thời tiết trong ngày.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
ND HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
1.  Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát quả bòng
- Quan sát quả dưa chuột
- Dạy trẻ vẽ một số loại quả trên sân trường
2. Chơi vận động: Trò chơi: Hái quả, Ai nhanh nhất, trò chơi với các giác quan.
3. Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời
- Trẻ biết được đặc điểm của một số loại quả gần gũi với trẻ.
- Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây xanh
- Trẻ có thể vẽ hình dáng một số quả gần gũi với trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ những kỹ năng vẽ  nét cong, thẳng theo ý thích.
- Trẻ biết tên chơi trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Luyện vận động chạy và phản ứng nhanh.
- Giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy nhau, không rứt lá bẻ cành, không hái quả xanh
- Trẻ biết cách chơi an toàn với những đồ chơi thiết bị mầm non ngoài trời.
-  Địa điểm quan sát râm mát, sạch sẽ.
- Quả bòng, quả dưa chuột
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng và an toàn với trẻ
- Đồ chơi sạch sẽ
- Địa điểm chơi bằng phẳng.
- Phấn viết.
HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân, xếp hàng kiểm tra sức khoẻ ra hoạt động ngoài trời.
2. Giới thiệu bài.
- Cô giới thiệu với trẻ về nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
3. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích
* Quan sát quả bòng.
- Các con có biết đây là quả gì không?
- Quả bòng có màu gì?
- Quả bòng có dạng gì? Da quả bòng nhẵn hay sần ?
- Các con hãy đoán xem bên trong quả bòng có những gì? Khi ăn bòng các con thấy chúng có vị gi?
=> Giáo dục trẻ muốn có nàn da đẹp thì chúng mình phải thường xuyên ăn bòng, khi ăn xong thì vứt rác đúng nơi quy định.
* Quan sát quả Dưa Chuột
- Đây là quả gì? Có màu gì
- Quả dưa chuột có dạng gì? Chúng mình đã được ăn dưa chuột bao giờ chưa?
=> Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ, chăm sóc bảo vệ các loại cây.
* Dạy trẻ vẽ một số loại quả trên sân trường
- Cô vẽ mẫu một số quả gần gũi cho trẻ quan sát.
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ
- Cô cho trẻ vẽ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
b. Hoạt động 2:  Trò chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cô chơi cùng trẻ và động vên trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
c. Hoạt động 3: Chơi tự do với thiết bị đồ chơi mầm non   ngoài trời.
- Cô chú ý bao quát và chơi cùng trẻ
- Đẩm bảo an toàn cho trẻ khi chơi
- Động viên trẻ tham gia chơi
4. Củng cố- Giáo dục
- Cô hỏi lại nội dung buổi hoạt động
- Giáo dục trẻ
5. Nhận xét- Tuyên dương.
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân
- Trẻ lắng nghe
- Quả bòng  ạ
- Màu vàng ạ
- Bên trong quả bòng có múi ạ
- Trẻ lắng nghe
- Quả dưa chuột
- Có màu xanh ạ
- Trẻ quan sát cô vẽ
- Trẻ vẽ theo cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi.
- Trẻ trả lời
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
1. Góc thao tác vai:
- Gia đình thu hoạch các loại quả
- Gian hàng bán hoa quả,
2. Góc hoạt động với đồ vật:
- Xây vườn cây ăn quả của bé.
- Xâu vòng bằng các loại hình quả khác nhau.
3. Góc nghệ thuật:
- Hát một số bài hát về chủ đề.
- Tô màu tranh một số loại quả bé thích
4. Góc chơi với đồ chơi, thiết bị vận động:
- Chơi trò chơi: “Nhảy bật qua vũng nước đến thăm vườn cây ăn quả”.
- Trẻ biết các vai chơi, biết nhập vai chơi, chơi theo nhóm, chơi cùng bạn
- Trẻ xây được vườn cây ăn quả dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Trẻ khéo léo, kiên trì trong các hoạt động.
- Trẻ biết hát một số bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế khi ngồi tô bài
- Trẻ được rèn luyện sự can đảm, sức mạnh của đôi bàn chân.
- Cây có gắn các loại quả
- Các loại quả, làn, tiền để trẻ chơi phân vai
- Gạch xây dựng, các laoij quả bàng nhựa để trẻ có thể xâu vòng.
- Một số dụng cụ âm nhạc
- Tranh các loại quả để trẻ tô màu
- Vườn cây ăn quả, 1 dãnh nước...
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA TRẺ
Bước 1: Thoả thuân chơi
- Cô cho trẻ vận động theo nhạc  hát bài  “Quả”.
- Cho trẻ đi tham quan và trò chuyện về các góc chơi, giới thiệu với trẻ về chủ đề chơi.
* Góc thao tác vai: Ở góc thao tác vai, các con sẽ chơi gia đình thu hoạch các loại quả và trong vai người bãn và mua hoa quả các con có đồng ý không?
* Góc hoạt động với đồ vật: Các con sẽ xây vườn cây ăn quả của bé và xâu vòng bằng các loại hình quả khác nhau.
* Góc nghệ thuật: Ở góc này các con sẽ hát các bài hát về chủ đề và tô màu tranh một số loại quả, đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội.
* Góc chơi với chơi với đồ chơi thiết bị VĐ: Chúng mình sẽ được chơi trò chơi “nhảy bật qua vũng nước đến thăm vườn cây ăn quả”.
- Các con thích chơi ở góc chơi nào? Cho trẻ nhận vai chơi
Bước  2: Quá trình chơi.
- Trẻ đi về các góc chơi, trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn và nhập vai với trẻ và chơi cùng trẻ
- Quan sát và bao quát các góc chơi, xử lý nhanh những tình huống xảy ra trong quá trình chơi để trẻ chơi hứng thú cho đến hết cuộc chơi.
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô cho trẻ đi tham quan các góc chơi và cho trẻ dừng ở góc hoạt động với đồ vật cho nhóm trưởng giới thiệu về góc chơi của mình
- Cô nhận xét các góc chơi, cách nhập vai chơi của trẻ, động viên trẻ
- Kết thúc cô cho trẻ thu dọn đồ dùng dạy học mầm noncùng cô.
- Trẻ vận động theo nhạc
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ đi tham quan các góc chơi và lắng nghe cô giới thiệu tên góc chơi,  trò chơi trong góc.
- Trẻ chọn góc chơi theo sự gợi ý của cô.
- Trẻ về góc chơi
- Trẻ tiến hành chơi ở các góc.
- Trẻ nhắc lại tên các góc chơi và các trò chơi theo sự gợi ý của cô
- Trẻ cất đồ chơi cùng cô.
TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG ĂN
Nội Dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
- Trước giờ ăn:
+ Hướng dẫn trẻ kê bàn, xếp ghế
+ Vệ sinh cá nhân của cô và trẻ
- Trong khi ăn:
+ Cô giới thiệu tên món ăn và giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn
- Sau khi ăn: Sắp xếp bàn ghế đúng nơi quy định và vệ sinh sau khi ăn
- Kê bàn đầy đủ hợp lý, đảm bảo đủ bàn ăn chỗ ngồi cho trẻ, đầy đủ đồ dùng chia cơm
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
- Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ
- Trẻ ăn ngon miệng hết xuất
- Rèn luyện thói quen văn minh trong ăn uống, biết mời cô và các bạn, ăn từ tốn không nói chuyện, không làm rơi cơm và thức ăn
- Trẻ biết vệ sinh sạch sẽ sau bữa ăn
- Giúp trẻ ngủ ngon không tè dầm
- Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ ăn ngon ăn hết xuất và biết mời cô và các bạn
- Bàn, ghế đủ cho trẻ
- Bát,  thìa
Cơm, canh, thức ăn mặt
- Đĩa đựng cơm rơi, khăn ướt
- khăn mặt, bàn trải đánh răng, kem đánh răng.
HOẠT ĐỘNG NGỦ
- Trước khi trẻ ngủ: Sắp xếp chỗ ngủ hợp lý, yên tĩnh, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
+ Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
- Trong khi trẻ ngủ: Cô quan sát, bao quát lớp, kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ
- Sau khi trẻ ngủ dậy:  Cô động viên trẻ cất gối,  cô cất chăn, chiếu và cho trẻ đi vệ sinh
- Chỗ ngủ yên tĩnh, đảm bảo
an toàn cho trẻ
- Trẻ biết đi vệ sinh trước khi ngủ
- Tạo nên sự cân bằng cho hệ thần kinh sau nửa ngày hoạt động
- Trẻ ngủ ngon giấc , không làm ồn mất trật tự
- Trẻ có ý thức sau khi ngủ dậy
- Phản ngủ, chiếu, gối
HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Trước khi ăn:
- Cô hướng dẫn trẻ cùng kê bàn, ghế và chuẩn bị khăn lau tay, khăn lau mặt và đĩa đựng cơm rơi vãi chia đều ra các bàn.
- Cho trẻ xếp hàng vào rửa tay bàng xà phòng theo đúng quy trình. Khi rửa tay xong ra lau mặt
-> Cô bao quát và hướng dẫn trẻ, trẻ lau mặt xong cô cho trẻ về bàn.
- Cô đầu tóc gọn gàng, đeo găng tay, khẩu trang  giới thiệu món ăn và chia cơm. Cô giáo dục thói quen văn minh trong ăn uống
+ Cho trẻ mời cô và các bạn sau đó ăn, cô nhắc trẻ ăn hết xuất không rơi vãi và không nói chuyện xúc cơm sang bát của bạn.
* Trong khi ăn: Cô bao quát và cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết xuất
* Trẻ ăn xong cô cho trẻ đánh răng, lau miệng, uống nước vào giường ngồi chơi nhẹ nhàng chuẩn bị ngủ trưa
- Trẻ kê bàn và chuẩn bị khăn lau đia cơm rơi cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ngồi
- Trẻ nghe
- Trẻ mời và ăn
- Trẻ thực hiện
* Trước khi trẻ ngủ:- Hướng dẫn trẻ cùng cô kê phản, chiếu
- Cô sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, cho trẻ nằm theo giới tính, cô nhắc trẻ nằm đúng tư thế, Chú ý đến những trẻ khó ngủ, đi vệ sinh nhiều, tách những trẻ hay nói chuyện xa nhau để tiện theo dõi
- Cho trẻ đọc  thơ mầm non hay” Giờ đi ngủ” rồi ngủ
* Trong khi trẻ ngủ:Trẻ ngủ cô thức trông trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô quan sát xử lý tình huống kịp thời
* Sau khi ngủ dậy
- Đến giờ dậy cho trẻ dậy cô cất phản, chiếu, gối sếp và đúng nơi quy định, sau đó cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài “ Con gà trống” sau đó đi vệ sinh.
- Trẻ kể phản, giải chiếu cùng cô
- Trẻ vào giường nằm theo giới tính dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ đọc
- Trẻ ngủ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vận động
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ND HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
- Vận động quà chiều theo bài hát “Quả”
- Ôn lại các nội dung đã học trong tuần
+ NBTN Quả cam- quả chuối
+ Thơ: Quả thị
+Tạo hình: Tô màu quả cam
- Download tranh tô màu cho bé 3 tuổi
- Chơi một số trò chơi trong chủ đề.
- Chơi theo ý thích ở các góc
- Vệ sinh đồ dùng đồ chơi cùng cô
- Biểu diễn văn nghệ
- Vệ sinh trả trẻ
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Trẻ được thoải mái sau giờ ngủ trưa.
- Trẻ được củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trong tuần
- Trẻ biết tên gọi và đạc diểm nổi bật của một số laoij quả
- Trẻ thuộc được bài thơ Quả thị
- Trẻ tiếp tục hoàn thành bài tô màu quả cam
- Trẻ được chơi ở các góc mà trẻ thích
- Trẻ biết giúp đỡ cô giáo những công việc vừa sức mình
- Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ đề.
- Trẻ mạnh dạn hơn trong các hoạt động.
- Trẻ biết mình ngoan hay chưa ngoan và biết cô gắng hơn trong tuần tới.
- Nhạc bài hát quả
- Tranh ảnh quả cam quả chuối
- Tranh bài thơ quả thị
- Sách toạ hình bài tô màu quả cam
- Một số trò chơi trong chủ đề
- Đồ chơi ở các góc.
- Đồ dùng vệ sinh
- Các dụng cụ âm nhạc
- Bé ngoan
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ vận động quà chiều theo bài hát “Quả”
- Ôn lại các nội dung đã học trong tuần.
* NBTN: Quả cam- Quả chuối.
- Cô dưa ra bức tranh và hỏi trẻ. Đây là quả gì?
- Chúng có những đặc điểm gì?
- Chúng có lợi ích như thế nào đối với đời sống con người?
=> Giáo dục trẻ trồng và chăm sóc cây.
* Ôn thơ “Quả thị”
- Có một bài thơ rất hay của tác giả Thanh Thảo nói về quả thị đố các con biết đó là bài thơ gì?
- Cô cho trẻ đọc thơi quả thị 2-3 lần.
- Tác giả đã ví quả thị giống như ai?
- Tác giả miêu tả quả thị đẹp như thế nào?
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.
* Tạo Hình: Tô màu quả cam
- Cô cho trẻ tiếp tục hoàn thiện bài của mình vào trong vở.
* Chơi một số trò chơi trong chủ đề, chơi theo ý thích
- Cô giới thiệu một số trò chơi, luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi các trò chơi trong chủ đề.
- Cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ, cô chú ý bao quát và chơi cùng trẻ.
* Biểu diện văn nghệ
- Cô cho trẻ lựa chọn các dụng cụ âm nhạc và biểu diễn các bài hát mà trẻ thích trong chủ đề.
* Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần
- Trẻ vận động quà chiều
- Quả cam, quả chuối ạ
- Quả có dạng tròn, dạng dài, vỏ nhẵn, ăn có vị chua(ngọt)...
- Trẻ lắng nghe
- Bài thơ “ Quả thị”
- Trẻ đọc thơ
- Giống mặt trăng ạ
- Da nhẵn, có mùi thơm
- Trẻ tô bài
- Trẻ chơi các trò chơi trong chủ đê
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ chọn dụng cụ âm nhạc biểu diễn văn nghệ
- Trẻ lắng nghe
Giáo án phương tiện giao thông đường thủy 3 tuổi
Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông
Chủ đề nhánh phương tiện giao thông đường hàng không giáo án 24-36 tháng
Giáo án nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề cây và những bông hoa đẹp
Hoạt động chính: Thể Dục
CHẠY THEO HƯỚNG THẲNG
Hoạt động bổ trợ: Trò chơi “Gieo hạt”
I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
 1. Kiến thức: 
- Trẻ biết chạy theo hướng thẳng.
- Trẻ biết phối hợp các giác quan như tay, chân, mắt một cách nhịp nhàng.
- Biết chơi trò đúng luật chơi, cách chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, tập trung chú ý có chủ định cho trẻ.
- Rèn nề nếp lớp học và tính kỷ luật cao trong học tập.
- Rèn cho trẻ các tố chất nhanh- mạnh- khéo.
3. Giáo dục - thái độ:
 - Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, ngắt lá.
- Trẻ có ý thức đoàn kết, vui vẻ tham gia cùng các bạn trong hoạt động.
II- CHUẨN BỊ
a) Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:
- Đĩa nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh”, “Quả”.
- Đầu đĩa, màn hình, xắc xô.
- Vạch xuất phát, đường thẳng
- Sa bàn vườn cây ăn quả nhà bác Gấu, 2 giỏ đựng quả, 2 rổ
2. Địa điểm:
- Trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức.
- Xúm xít! Xúm xít! Cô trò chuyện với trẻ:
- Các con ơi! Hôm qua cô đến thăm nhà bác Gấu đấy, bác Gấu đang bị ốm mà vườn cây ăn quả của bác đã sắp đến ngày thu hoạch rồi, bác Gấu muốn nhờ lớp mình đến giúp hái quả! Các con có đồng ý không?
2. Giới thiệu bài.
- Đường đến nhà bác Gấu rất xa và phải chạy nhanh qua cây cầu dài, chúng mình có làm được không?
- Để có thể giúp bác gấu được thì chúng mình cần có sức khoẻ thật tốt
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
3. Nội dung
a. Hoạt động 1: Khởi động:
 - Cho trẻ đi khởi động theo vòng tròn theo bài hát “Em yêu cây xanh” đi với các kiểu đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi chậm - đi nhanh - đi chậm - dừng lại.
- Về đội hình vòng tròn to để tập BTPTC.
b. Hoạt động 2: Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Cây cao, cây thấp”
- Các con ơi! Đến nơi rồi, các con có thấy mệt không? Vậy chúng mình cùng tập 1 vài động tác theo bài tập “Cây cao, cỏ thấp” cho người đỡ mệt nhé!
- Động tác 1: “Cây cao”: Hai tay giơ lên cao, hạ xuống. (Tập 3 - 4 lần)
- Động tác 2: “Hái hoa”: Cúi người về phía trước, hai tay vờ ngắt hoa, đứng thẳng người lên, nói “Hoa đẹp quá”. (Tập 3 - 4 lần)
- Động tác 3: “Cỏ thấp”: Ngồi xổm xuống, đứng lên.
(Tập 3 - 4 lần)
* Vận động cơ bản: “Chạy theo hướng thẳng”
- Các con muốn chạy được qua cầu để đến nhà bác gấu thật nhành thì các con háy chú ý quan sát cô thược hiện trước nhé.
- Cô làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp với phân tích động tác.
- TTCB: Đứng chân trước chân sau  trước vạch xuất phát
- TH: Khi có hiệu lệnh của cô là một tiếng xắc xô thì các con bắt đầu chạy theo hướng thẳng sao cho chân không chạm vào mép vạch, hết đoạn đường này thì các con quay về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lên thực hiện cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.
- Lần 3: Cô cho 1-2 bạn lên thực hiện mẫu.
* Tổ chức cho trẻ tập luyện:
- Lần 1: Cho lần lượt từng trẻ tập 1 lần. (Cô bao quát, sửa sai cho trẻ)
 - Lần 2: Cho trẻ tập nối tiếp nhau theo tổ, cô bật bài hát “Quả” trong khi trẻ thi đua chạy lên thu hoạch quả giúp Bác Gấu
* Trò chơi vận động: “Gieo hạt”
- Cô giới thiệu trò chơi “Gieo hạt”.
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi.
 - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần (Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi)
- Sau mỗi lần chơi cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
c. Hoạt động 2: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh chỗ tập theo nền nhạc bài hát “Quả”.
4. Củng cố - Giáo dục
- Cho trẻ nhắc lại tên bài học
- Cô nhắc lại, giáo dục trẻ qua nội dung bài.
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây
5. Nhận xét- Tuyên dương
- Nhận xét chung giờ học, động viên, khen trẻ.
- Trẻ xúm xít quanh cô
- Trò chuyện cùng cô
- Đồng ý ạ
- Có ạ
- Kiểm tra sức khoẻ cùng cô
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Cầm tay nhau thành vòng tròn.
- Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô.
- Trẻ xếp thành hai hàng ngang
- Quan sát và lắng nghe cô thực hiện mẫu
- 1 trẻ tập mẫu
- Trẻ thực hiện bài tập
- Hai đội thi đua
- Trẻ chơi trò chơi vận động “Gieo hạt”
- Trẻ đi nhẹ nhàng
- Trẻ nhắc lại tên bài vận động cơ bản và tên trò chơi.
- Trẻ lắng nghe
Số trẻ nghỉ học(Ghi rõ họ và tên):
......
Lý do: .........
Tình hình chung của trẻ trong ngày:
..........................
Rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động(đón trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ)
.............. .
Hoạt động chính: NBTN
QUẢ CAM - QUẢ CHUỐI
Hoạt động bổ trợ:  Một số bài hát, trò chơi trong chủ đề.
I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
 1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi được tên quả cam, quả chuối.
- Nhận biết được một số đặc điểm của quả cam, quả chuối.
- Mở rông thêm vốn từ cho trẻ
2. Kỹ năng:
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn nề nếp lớp học
3. Giáo dục - thái độ:
- Giáo dục cho trẻ ích lợi của các loại quả với sức khỏe con người và biết giữ gìn vệ sinh môi trường khi ăn quả.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loai cây
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng - đồ chơi cho cô và trẻ:
- Quả cam, quả chuối, bòng, táo, khế, nhãn...( thật).
- Tranh lô tô quả cam, quả chuối.
- Rổ nhựa, một số quả bằng nhựa như cam, chuối, thanh long, táo, cà chua..
2. Địa điểm:
- Trong lớp học.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát, vận động bài “ Quả”.
- Cô trò chuyện với trẻ về một số quả mà trẻ thích ăn.
- Giáo dục trẻ về việc ích lợi cần phải trồng cây
2. Giới thiệu bài.
- Bạn Thuỳ Dương rất thích trồng và chăm sóc cây nên thành quả của bạn là cây đa ra rất nhiều quả đấy và hôm nay cô con mình cùng nhau khám phá về các loại quả các con có đồng ý không?
3. Nội Dung
a. Hoạt động 1: Nhận biết tập nói Quả Cam- Quả Chuối
* Nhận biết, tập nói quả cam:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”
- Cô cho 1 trẻ lên chơi
- Đây là qu

File đính kèm:

  • docxnha_tre.docx
Giáo Án Liên Quan