Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Bản thân - Năm học 2022-2023
- Thực hiện đúng, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh.
* Trẻ biết chuyền, tung, đập và bắt bóng bằng 2 tay
* Trẻ biết thực hiện được các vận động bật một cách nhịp nhàng
* Trẻ biết thực hiện được các vận động đi, chạy một cách nhịp nhàng.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian thực hiện: 04 tuần Từ ngày 26/9/2022 - 21/10 năm 2022 I. Mục tiêu, nội dung, hoạt động giáo dục Lĩnh vực phát triển Số TT mục tiêu Mục tiêu GD Nội dung GD Hoạt động GD PTTC 1.2* - Thực hiện đúng, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh. - Thực hiện các động tác thể dục sáng ngoài trời. - Tập các bài tập TD buổi sáng theo hướng dấn của cô giáo. 2.2* * Trẻ biết chuyền, tung, đập và bắt bóng bằng 2 tay - Tung bóng lên cao bằng 2 tay - Tung và bắt bóng bằng 2 tay - Chuyền bóng qua chân - Đập và bắt bóng - HĐCĐ: Tung bóng = 2 tay. 3.1* * Trẻ biết thực hiện được các vận động bật một cách nhịp nhàng - Bật tiến về trước - Bật liên tục qua 3 vòng HĐ CĐ: Bật tiến về trước 4.2* * Trẻ biết thực hiện được các vận động đi, chạy một cách nhịp nhàng. - Đi trên vạch kẻ sẵn trên sàn. - Đi ngang bước dồn trên ghế - HĐCĐ: Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế. - Đi ngang bước dồn trên ghế 8.2* - Trẻ biết tự cài- cởi cúc. -Tự mặc quần áo đúng cách - Cài và mở được hết các cúc. - So hai vạt áo, hai ống quần không bị lệch. HĐG, HĐCĐ.HĐMLMN - HĐNG: Dạy trẻ cài, cởi cúc, xâu, buộc dây. 10 - Trẻ biết kể tên 1 số món ăn hàng ngày. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh; chấp nhận ăn nhiều loại khác nhau. - Trẻ kể được 1 số món ăn hàng ngày. - Trẻ biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ chất. - Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau HĐH.HĐCĐ.HĐMLMN 11 - Trẻ biêt rửa tay, lau mặt, xúc miệng.vệ sinh răng miệng, đội mũ ra nắng, mặc áo ấm, đi dép - Làm quen với cách đánh răng, lau mặt, rửa tay. - Tập luyện một số thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe. - Lợi ích của giữ gìn vệ sinh thân thể. HĐCĐRửa tay bằng xà phòng -Trẻ biết và không ăn, uống: đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe. - Nhận ra dấu hiệu của một số đồ ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu. 12 - Trẻ biết nói với người lớn khi bị đau - Nhận biết 1 số biểu hiện khi ốm. HĐNG, HĐCĐ PTNT 16 * Trẻ biết chức năng của các giác quancủa cơ thể để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. - Trẻ biết sử dụng các giác quan để xem xét tìm hiểu đối tượng: nhận, nghe, ngửi, sờ để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. HĐCĐ: Trò chuyện về cơ thể bé, về nhu câu dinh dưỡng đối với trẻ. 21.2 * Trẻ biêt so sánh số lượng 2 nhóm ĐT trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và đọc được các từ: = nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Nhận biết một và nhiều. - Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi - HĐCĐ:Nhận biết một và nhiều 24.2* Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5. bằng các cách khác nhau, nhiều hơn ít hơn. - Nhận biết chữ số, sl và số thứ tự trong phạm vi 5 - Biết nhóm nhiều hơn, nhóm ít hơn trong phạm vi 5 - HĐCĐ: Nhận biết số lượng 3, nhóm có 3 đối tượng. So sánh thêm bớt trong phạm vi 3. 25.2* * Trẻ biêt nhận dạng và gọi tên hình: tròn, V, TG, CN. - Nhận biết, gọi tên các hình: tròn, V, TG, CN và nhận dạng các hình đó trong thực tế. HĐCĐ: Nhận biết hình tròn hình vuông. 28 - Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi trò chuyện - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài sở thích của bản thân. - HĐCĐ: Nhận biết một số đặc điểm giống nhau-khác nhau của bé và các bạn. 34 * Trẻ thực hiện được 1 số yêu cầu đơn giản - Trẻ hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản. HĐCĐ.HĐG.HĐVC... 38 . * Trẻ biết sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm Trẻ nói rõ để người nghe có thể hiểu được - Biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm... HĐVC, HĐCĐ, giờ ăn... PTNN 40.2 *Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.. - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. - HĐCĐ: Dạy trẻ đọc thơ: Thỏ bông bị ốm, Cái lưỡi. Đồng dao: Nhớ ơn. 41.2* * Trẻ nghe,hiểu nội dung câu chuyện,tên truyện,thơ,ca dao,đồng dao - Nghe hiểu được nội dung chuyện, thơ phù hợp HĐCĐ: Truyện câu bé mũi dài. Gâu con bị sâu răng... 46 - Trẻ biết mô tả sự vật hiện tượng, tranh ảnh - Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh HĐCĐ.HĐG.HĐVC... 47 - Trẻ nói được điều Bé thích, không thích. Những điều bé thích, không thích. HĐCCĐ, HĐG... KPKH:Sở thích của bé 51 Trẻ nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cư chỉ, qua tranh, ảnh. - Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãI, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cư chỉ, qua tranh, ảnh của người khác HĐVC, HĐG PTTCXH 54 - Trẻ thực hiện được 1 số quy định ở lớp và gia đình: cất đồ chơi, vâng lời - Một số quy định ở lớp và gia đình: cất đồ chơi, vâng lời HĐCĐ:HĐVC.HĐMLMN... PTTM 61.2* - Hát đúng giai điệu lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ... - Hát đúng giai điệu lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát . - HĐCĐ: “Mừng sinh nhật” “ Tìm Bạn thân” . “Mời bạn ăn”. Em ngoan hơn búp bê” 64.2* * Sử dụng 1 số kỹ năng vẽ để tạo ra SP đơn giản. - Sử dụng các kỹ năngđể tạo SP có màu săc, hình dáng khác nhau - HĐCĐ: Trang trí áo bé trai, váy bé gái. Cắt dát các khuôn mắt biểu lộ cảm xúc..., nặn, xếp hình... Tô màu vòng đeo cổ 68.2* *Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc. - Vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát quen thuộc. - HĐCĐ: “Mừng sinh nhật” “ Tìm Bạn thân” . “Mời bạn ăn” . ... II. Chuẩn bị PHẦN CÔ PHẦN TRẺ - Giáo án. - Tranh ảnh theo chủ đề. - Đồ dùng đồ chơi. - Các góc chơi. - Phòng lớp sạch sẽ thoáng mát - Máy nhạc, đĩa nhạc cho chủ đề Bản Thân - Một số đồ phế thải như “ Thìa nhựa, hộp sữa chua..” - Một số tranh ảnh và đồ dùng để làm album Bản thân III. Mạng chủ đề CƠ THỂ CỦA BÉ 3 -7/10/2022 BÉ LÀ AI 26 - 30/9/1022 BẢN THÂN BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN KHỎE MẠNH 10 – 14/10/2022 SỞ THÍCH CỦA BÉ 17 -21/10/2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH Tên chủ đề nhánh: “Bé là ai?” Thời gian thực hiện: 1 tuần Từ ngày: 26- 30/09/2022 I. Mục tiêu, nội dung, hoạt động, giáo dục: Lĩnh vực phát triển Mục tiêu GD Nội dung GD Hoạt động GD PTTC 1.2 *- Thực hiện đủ các các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bài hát bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp 3.1* Trẻ biết thực hiện được các vận động bật một cách nhịp nhàng -Thực hiện đủ các các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bài hát bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp - Bật tiến về trước - Bật liên tục qua 3 vòng - Tập các bài tập TD buổi sáng theo hướng dấn của cô giáo. - HĐCĐ: Bật tiến về trước PTNT 21.2*- So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng cách khác nhau và đọc được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. 28- Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được trò chuyện. - Nhận biết một và nhiều. - Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi - Tên, tuổi, giới tính của bản thân. - HĐCĐ:Nhận biết một và nhiều - Hoạt động có chủ đích: Bé Giới thiệu về mình và làm quen với các bạn PTNN 41.2** Trẻ nghe,hiểu nội dung câu chuyện,tên truyện,thơ,ca dao,đồng dao - Nghe hiểu được nội dung chuyện, thơ phù hợp - HĐCĐ: - Truyện : Mỗi người một việc. PTTCXH 54- Trẻ thực hiện được 1 số quy định ở lớp và gia đình: cất đồ chơi, vâng lời. - Một số quy định ở lớp và gia đình: cất đồ chơi, vâng lời -HĐVC: Chơi và cất đồ chơi PTTM 64.2* - Sử dụng 1 số kỹ năng vẽ để tạo ra SP đơn giản. 61.2* - Hát đúng giai điệu lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ... - Sử dụng các kỹ năngđể tạo SP có màu săc, hình dáng khác nhau - Hát đúng giai điệu lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát . - HĐCĐ: Tô màu mũ bé trai, gái - HĐCĐ: Em ngoan hơn búp bê II. Chuẩn bị: PHẦN CÔ PHẦN TRẺ - Tranh ảnh sách truyện, mô hìnhvề bản thân. - Tranh vẽ minh họa truyện “Mỗi người một việc ”. - Giấy vẽ, bút màu, giấy màu, các loại hình: tròn, tam giác to nhỏ khác màu. - Giấy vẽ, bút màu, giấy màu, các loại hình: tròn, tam giác to nhỏ khác màu. KẾ HOẠCH TUẦN 4 Chủ đề nhánh: BÉ LÀ AI Thực hiện từ ngày 26 – 30/ 09 / 2022 Thứ HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất dép, mũ đúng nơi quy định. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân. Thể dục buổi sang - Cho trẻ đi các kiểu đi, chạy chậm, chạy nhanh, đội hình vòng tròn tập thể dục. + Hô hấp: Hít vào thở ra đưa tay ra phía trước xuống. + Tay: thay nhau đưa ra trước ra sau (2l x 4n) + Chân: Ngồi xổm đứng lên (2l x 4n) + Bụng: Đưa tay lên cao, cúi gập người xuống (2l x 4n) + Bật: Bật tại chỗ (2l x 4n) Hoạt động học PTTC: -VĐCB: Bật tiến về phía trước. KPKH: Bé Giới thiệu về mình và làm quen với các bạn. PTNT: - Một và nhiều PTNN: - Truyện : Mỗi người một việc. PTTM: DH: “Em ngoan hơn búp bê” Hoạt động ngoài trời - Hoạt động có chủ đích: + Quan sát bé tập thể dục sáng. + Quan sát tranh các giác quan. + Quan sát bạn trai, bạn gái. + Thu thập lá cây xếp hình ngôi nhà của bé. -Hoạt động trải nghiệm: + Tô màu bé tập thể dục. + Tô màu cái mũi. + Tô màu bạn trai, bạn gái. + Tô màu ngôi nhà của bé. -Trò chơi vận động: + Bánh xe quay. + Nhảy vào nhảy ra. + Thi xem tổ nào nhanh. + Về đúng nhà. -Hoạt động lao động, chơi tự do:+ Chơi với đồ chơi trong sân trường. + Cho trẻ nhặt rác. + Cho trẻ nhổ cỏ trong sân trường. + Rửa tay bằng xà phòng Hoạt động góc * Góc phân vai: Trò chơi gia đình 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ phản ảnh được các hành động tuần tự của người mẹ như khuấy bột, cho con ăn, ru con ngủ, đưa con đi chơi và thái độ của người mẹ đối với con như ân cần, chu đáo, yêu thương, chăm sóc con. - Phát triển ở trẻ kỹ năng đóng vai khi chơi, biết gọi nhau đúng vai chơi: Ai đóng vai mẹ, ai đóng vai con khi chơi trong nhóm, trẻ trò chuyện tự nhiên với nhau. - Trẻ không bỏ dở cuộc chơi, chơi xong cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. 2.Chuẩn bị: Góc chơi, bàn ghế, đồ chơi gia đình bác sĩ, búp bê. 3.Tổ chức hoạt động: a.Thỏa thuận trước khi chơi Cô hỏi “ Hôm nay các con thích chơi trò chơi gì?(gia đình). Bây giờ ai sẽ đóng vai mẹ? Ai sẽ đóng vai con? Ai đóng vai bố?.Cô cùng chơi với trẻ b. Quá trình chơi: -Trẻ biết phản ánh hoạt động (mẹ cho con đi nhà trẻ, mẹ dẫn đi mua đồ chơi và đi chơi công viên) c. Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét vai trẻ chơi, động viên những cháu còn nhút nhát hôm sau chơi mạnh dạng hơn.Hôm sau cô cháu mình cùng chơi hay hơn nữa trò chơi gia đình *Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà cho bé. 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết lắp ghép hình ngôi nhà cho bé. -Biết các bộ phận ngôi nhà. -Thể hiện đúng vai chơi, chơi xong cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không bỏ dở cuộc chơi. 2.Chuẩn bị: - Góc chơi, các hình vuông , tròn, chữ nhật.. 3.Tổ chức hoạt động: - Hát bài “Cái mũi” - Cô và trẻ cùng đàm thoại về cơ thể bé. - Gợi ý nêu những bộ phận trên cơ thể. - Cháu chơi cô gợi ý bao quát, hướng dẫn trẻ. - Cháu tự nhận xét sản phẩm của mình- Cô nhận xét chung. *. Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu chân dung bé 1 Mục đích yêu cầu: - Sử dụng kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán để làm tranh ảnh theo ý tưởng của mình về bản thân và các giác quan. - Rèn kỹ năng vẽ tô màu, kỹ năng xé cho trẻ. - Trẻ biết thu dọn gọn gàng khi chơi xong. 2. Chuẩn bị: - Báo cũ, lịch, hồ dán, bút màu, hột hạt các loại. - Góc chơi, bàn ghế. 3.Tổ chức hoạt động: - Cô trò chuyện về chủ đề cùng trẻ. -Gợi ý cho trẻ chơi. -Cô bao quát, giúp đỡ trẻ hoàn thành sản phẩm của mình có nội dung phong phú, phù hợp, đẹp mắt. - Cô và trẻ cùng đánh giá nhận xét vai chơi. Hoạt động chiều - TCDG: Nu na nu nống HĐTH:Tô màu mũ bé trai, gái - Ôn bài cũ. - Làm quen bài: Bé bo bị đau răng. - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần Trả trẻ - Vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. - GD đức tính trung thực, chăm ngoan, biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cô giáo. - Trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết: học tập - sức khỏe của trẻ. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 26 tháng 09 năm 2022 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: Bật tiến về trước I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết bật tiến về trước bằng 2 chân chụm. - Phát triển cơ chân và sự khéo léo nhanh nhẹn trong vận động. - Giáo dục trẻ ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe, biết tự phục vụ bản thân. II. Chuẩn bị: - Vạch mức và bóng. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Khởi động: - Cô cho trẻ đi các kiểu chân. - Để có cơ thể khỏe mạnh chơi được nhiều trò chơi thì chúng ta cùng tập thể dục với cô nhé. 2. Hoạt động 2: Trọng động a. BTPTC + Động tác tay: “dấu tay, tay đâu” + Động tác chân: “Cỏ thấp, cây cao” + Động tác bụng: Gà mổ thóc + Động tác bật: Bật tại chỗ b. VĐCB - Bật tiến về trước - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau. - Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản. - Hôm nay sinh nhật bạn búp bê, búp bê mời lớp mình đến dự tiệc, nhưng đường đến nhà búp bê rất khó đi phải nhảy qua rãnh nước mới đến được nhà bạn ấy. - Cô làm mẫu 2 lần + Lần 1: Không phân tích từng động tác + Lần 2: phân tích động tác khó - TTCB: đứng thẳng xuôi tay chuẩn bị 2 tay đưa ra trước, khụy gối lấy đà, 2 tay thả xuống kết hợp kiễng gót, đạp mạnh bật nhảy về trước đồng thời 2 tay đưa ra sau giữ thăng bằng 2 chân chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân. - Cô cho 2 trẻ lên làm thử và chú ý sửa sai. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ cho trẻ thực hiện 2 lần. Động viên khuyến khích để những trẻ nhút nhát lên tập và trẻ nào tập chưa tốt cô cho trẻ bật nhiều lần hơn. - Cho trẻ bật với thi đua với nhau tuyên dương trẻ. Nêu bài học và giáo dục trẻ phải rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt. - Mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại. c. Trò chơi: “Chuyền bóng” - Chia trẻ làm 4 tổ đua nhau. - Cô hướng dẫn trò chơi. - Cô nói luật chơi. - Cho trẻ chơi: 1 – 2 lần. - Kiểm tra kết quả chơi. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng * HOẠT ĐỘNG CHIỀU : - Vệ sinh ăn chiều. - Chơi TCDG: Nu na nu nống ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Sức khoẻ ............................................................................................................... ..................................................................................................................................... . - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: :.......................................................................................... ..................................................................................................................................... - Kiến thức và kỷ năng của trẻ: :................................................................................................ .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 27 tháng 09 năm 2022 KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Bé giới thiệu về mình và làm quen với bạn I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tên tuổi, sở thích của mình, giới tính của mình. - Trẻ biết chơi ngoan cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. II. Chuẩn bị: * - Tranh ảnh bé trai, bé gái. - Băng nhạc có bài hát “Nụ cười làm quen”. - Búp bê. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1:Hát “ Nụ cười làm quen “ - Cô mở băng cùng trẻ hát bài “Nụ cười làm quen”. Cô cùng trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát : Có 1 bạn nhỏ trong bài hát đã quên mất tên của mình rồi, bây giờ trong lớp mình có bạn nào nhớ tên của mình không, hãy giới thiệu cho cô nghe nào, nhà của mình ở đâu? Cô hướng dẫn trẻ . 2. Hoạt động 2: Trò chuyện về Bản thân trẻ - Cô cho xuất hiện búp bê và giả làm tiếng búp bê để giới thiệu về bạn bupd bê tên là Hiền, 3 tuổi tôi là con gái, bố tôi là Tuấn, mẹ tôi là Hòa, sở thích của tôi thích ăn kem, đi chơi với bố mẹ. Tôi thích đi học và không khóc nhè. - Cô cho trẻ tự giới thiệu về mình, nếu trẻ không nói được cô hướng dẫn trẻ để trẻ mạnh dạn hơn khi kể về mình. 3. Hoạt động 3: Trò chơi - Chơi trò chơi “Về đúng nhà”. - Cách chơi : Cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà bạn trai, nhà bạn gái và sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét về nhóm bạn trai, bạn gái xem nhóm nào nhiều bạn hơn. - Cho cháu chơi 1- 2 lần. - Cô nhận xét , khen trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Đề tài: Tô màu mũ bạn trai, bạn gái ( mẫu) I. Mục tiêu đích yêu cầu: - Trẻ biết cách vẽ và tô màu, tô không lem ra ngoài, trẻ ngồi đúng tư thế khi tô. - Có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.Trẻ có hứng thú với tiết học. - Giáo dục vệ sinh sạch sẽ để có đôi bàn tay luôn đẹp. II. Chuẩn bị: - Bút màu. Vở vẽ, tranh mẫu cô. - Bàn, ghế. - Nơi trưng bày sản phẩm. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: xem tranh - Cô cho trẻ xem tranh đôi bàn tay và cách bảo vệ đôi tay bằng xà phòng. - Cho trẻ quan sát tranh về bé trai, bé gái. Trò chuyện về tranh. - Hôm nay các bạn hãy giúp cô tô những chiếc mũ của bạn trai, bạn gái thật xinh nhé. - Cô tô màu mẫu cho trẻ quan sát, vừa tô cô vừa nói các thao tác tô màu cho trẻ biết 2. Hoạt động 2: Bé tập làm họa sĩ - Cô cho trẻ ngồi vào bàn hướng dẫn trẻ ngồi tô không tỳ ngực vào bàn cho trẻ cầm bút màu và làm thao tác cầm bút, tô màu trong chân không. - Tô màu chiếc mũ đẹp. - Cô cho trẻ tô vào vở, cô bao quát và sữa sai cho trẻ. Nhắc trẻ không tỳ ngực vào bàn, tô cẩn thận không để màu lem ra ngoài. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm: - Mời trẻ ngừng tay và đem sản phẩm gắn lên giá treo sản phẩm. - Các con nhìn xem sản phẩm của bạn nào đẹp nhất? - Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao?. - Cô nhận xét chung và khuyến khích trẻ. Tuyên dương trẻ. * Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Sức khoẻ ............................................................................................................... ..................................................................................................................................... . - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .......................................................................................... ..................................................................................................................................... - Kiến thức và kỷ năng của trẻ: ............................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 28 tháng 09 năm 2022 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Một và nhiều I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được số lượng một và nhiều đồ vật. Phát triển ngôn ngữ toán học “ một”, “ nhiều”. - Giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ, phát triển tư duy. - Giáo dục cháu chú ý trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh bạn trai, bạn gái. - Vở toán và bút màu. - Bài hát “Em đi mẫu giáo”. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động1: Bé ca hát - Cho trẻ hát “Em đi mẫu giáo” 2. Hoạt động 2: Ổn định qua trò chơi và ôn luyện: - Trò chơi: “ Gió thổi” ( gió thổi cây nghiêng lá rụng nhiều lá ). - Các con hãy lấy những gì có trong rổ xếp ra ngoài như cô nào. - Các con có biết đây là gì không?. - Có mấy bạn trai?. - Cô cho cả lớp đồng thanh, mời cá nhân. - Còn đây là gì?. - Có một bạn gái hay nhiều bạn gái?. - Cô cho cả lớp đồng thanh, cá nhân?. 3. Hoạt động 3: + Tìm đúng: - Cô giới thiệu một số đồ chơi ở trên bàn có số lượng một và nhiều. - Yêu cầu trẻ lên tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô. - Cô yêu cầu trẻ giơ một ngón tay, nhiều ngón tay. + Trò chơi: Về đúng nhà: - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. * Cách chơi: Trẻ đi chơi xung quanh lớp khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là một trẻ chạy về đúng ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều. Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần. - Khuyến khích trẻ chơi tốt. + Thực hiện vở làm quen với toán: Cô
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_nha_tre_chu_de_ban_than_nam_hoc_2022_2023.doc