Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Bé Và Các Bạn - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước

- Giáo án điện tử LQVH “Lợn con ở Bẩn”, KPKH “Khuôn mặt của bé”

- Tranh ảnh về chủ điểm bé và các bạn, đồ dùng của be.

- Tranh vẽ cơ thể bé.

- Hình ảnh minh họa bài thơ “Đôi mắt, Chiếc bóng, gấu con bị đau răng, tay trái tay phải”.

- Truyện tranh, sách, ảnh về bản thân.

- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm bé và các bạn.

- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.

- Các loại sách, báo, tạp chí cũ, nguyên vật liệu có sẵn: giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu,.

- Đồ chơi xây dựng, gia đình: mủ dép, quần áo, khăn mặt, bàn chải răng

- Hoa các loại, quả nhựa, bánh kẹo bằng xốp màu

- Chai nước màu, vòng

- Bảng ô ăn quan, đan tết

- Chữ số 1, 2, rỗng bằng bìa cứng.

- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán

- Hột hạt khác nhau, cát nước cây cảnh.

- Bình tưới, khuông làm bánh .

 

doc34 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Bé Và Các Bạn - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Vạn Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN PHƯỚC
¶¶¶¶¶
KẾ HOẠCHNUÔI DƯỠNG
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
 	 Nhóm trẻ: 24 – 36 Tháng
 Chủ đề: Bé Và Các Bạn
 Thời gian thực hiện: 3 Tuần
 Từ ngày 03/10/2022 đến 21/10/2022
Năm học: 2022 - 2023
CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian thực hiện: 3 Tuần
( Từ ngày 03 tháng 10 đến ngày 21 tháng 10 năm 2022 )
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày
I. Phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
2.Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi, bước. 
- Đi trong đường ngoằn ngoèo, đi theo hiệu lệnh
- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
- Bước co 1 chân, bước lên xuống bục
- Đi bước vào vòng.
- Thực hiện các động tác phát triển chung
- Đi trong đường ngoằn ngoèo
6. Trẻ thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném.
- Ném xa bằng 1 tay
- Ném vào đích
- Ném xa bằng 1 tay
+ TCVĐ: Bắt bóng, quả bóng tròn, lăng bóng, tìm cờ, bé tìm đúng nhà, ném lên cao, ai đi nhẹ hơn
+ TCDG: chi chi chành chành, Tập tầm vông, nu na nu nống, lộn cầu vòng
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
13.Trẻ biết một số vật dụng nguy hiểm và nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần như ổ căm điện, nước bình nước nóng, 
- Một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh như: trèo lên bàn, cửa sổ, chơi các vật sắc nhọn... 
- Nhận biết một số dụng cụ nguy hiểm.
- Biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh
19. Trẻ biết được một số biểu hiện khi ốm.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Trò chuyện về một số thói quen hành vi ăn uống và nhận biết một số biểu hiện khi bị ốm.
- Trò chuyện với trẻ cách đánh răng lau mặt, vệ sinh thân thể
- KPXH thực phẩm bé cần
II. phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học
21. Trẻ nhận biết tên, chức năng chính của một số bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tay, chân, nhận ra mình trong gương.
 - Nhận biết, gọi tên, chức năng các bộ phận trên cơ thể bé: mắt, mũi, miệng
- Khuôn mặt của bé
 + CNT: Quan sát bóng bé trên sân
23. Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Trẻ nhận biết trang phục của bạn trai, bạn gái
- Giới thiệu về bản thân
+ CNT: Quan sát trang phục bạn trai, bạn gái
24. Trẻ nhận biết được tên thành viên gia đình, công việc người thân trong gia đình.
- Gọi tên, biết công việc của người thân trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về công việc của những người thân tron gia đình trẻ
+ Chơi HĐ ở các góc:Chơi gia đình, mẹ con, bán hàng.
33. Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và ích lợi.
 - Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày
- Trẻ biết tiết kiệm nước
- Trò chuyện với trẻ về một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày 
- Xem tranh và trò chuyện về các hành vi lãng phí và tiết kiệm nước trong sinh hoạt
b) Làm quen với toán
36. Trẻ nhận biết, phân biệt so sánh hai đối tượng về kích thước: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.
- Nhận biết, phân biệt. So sánh 2 đối tượng về kích thước: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau
- Nhận biết to - nhỏ
- Làm quen VLQVT nhận biết phân biệt to nhỏ
+ CNT: Nhặt sỏi đếm số lượng theo ý thích
37. Trẻ nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông;
- Tìm đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông.
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông
41. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
- Nhận biết tay phải, tay trái, phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết phía phải, trái của bản thân 
+ Chơi HĐTYT: Thực hiện vở khám phá MTXQ
c) Khám phá xã hội
43. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân trẻ
- Trẻ nhận biết đặc điểm, sự khác biệt giữa nam và nữ
- Trò chuyện về tên tuổi, giới tính của bản thân trẻ
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của bản thân và sự khác biệt giữa nam và nữa
- Quan sát các bạn trong lớp
44. Trẻ nói được tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình. 
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện vơi trẻ về tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình trẻ
45. Nhận biết được ngày lễ hội trong năm.
- Ngày lễ hội: tết trung thu, tết nguyên đán, ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày hội bà, mẹ và cô giáo, bé vào hè.
- Trò chuyện với trẻ về ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam 
3. phát triển ngôn ngữ
47. Trẻ thích nghe các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Trẻ biết lắng nghe cô đọc các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Thơ “Đôi mắt của em, bé ơi, miệng xinh” 
- Chuyện “Cậu bé mũi dài, tay phải tay trái, lợn con ở bẩn, thỏ trắng biết lỗi”
51. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Trẻ sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
+ Chơi HĐ ở các góc: Xem tranh, lật sách, tô màu cái áo ,cái mũ
+ CTYT: Xem tranh truyện ở góc đọc sách, kể truyện qua tranh
4. phát triển thẩm mĩ
a) Âm nhạc
56. Trẻ biết hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc
- Hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc
+ Nghe hát: Sinh nhật hồng, năm ngón tay ngon, tay thơm tay ngoan, bé trập đánh răng
- Hát : Đôi bàn tay, mừng sinh nhật
59.Trẻ biết hát kết hợp với vận động theo nhịp bài hát, bản nhạc.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)
- Biểu diễn văn nghệ
- Sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát
b) Tạo hình
62. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Dán váy bé gái, áo bé trai, tô màu áo quần
- Di màu theo ý thích
- Tô màu cái mũ
- Nặn vòng đeo tay
- Dán nến cho bánh sinh nhật
5. phát triển tình cảm – xã hội
67. Trẻ tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi khi mình cần.
- Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi khi mình cần
-Trò chuyện với trẻ về công dụng của một số đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Tập cho trẻ biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi cần và sau khi sử dụng
- Nhặt lá rơi
+ Chơi HĐG:Xây nhà của bé, chơi ghép hình
69. Trẻ biết quan tâm đến vật nuôi, cây trồng
- Quan tâm đến vật nuôi trong gia đình như: cho gà ăn, cho cá ăn...
- Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình trẻ
- Trò chuyện vơi trẻ cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình trẻ
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM
(Bé Và Các Bạn)
I. Tranh ảnh đồ dùng
- Giáo án điện tử LQVH “Lợn con ở Bẩn”, KPKH “Khuôn mặt của bé” 
- Tranh ảnh về chủ điểm bé và các bạn, đồ dùng của be.
- Tranh vẽ cơ thể bé.
- Hình ảnh minh họa bài thơ “Đôi mắt, Chiếc bóng, gấu con bị đau răng, tay trái tay phải”.
- Truyện tranh, sách, ảnh về bản thân.
- Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm bé và các bạn.
- Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì.
- Các loại sách, báo, tạp chí cũ, nguyên vật liệu có sẵn: giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu,...
- Đồ chơi xây dựng, gia đình: mủ dép, quần áo, khăn mặt, bàn chải răng
- Hoa các loại, quả nhựa, bánh kẹo bằng xốp màu
- Chai nước màu, vòng
- Bảng ô ăn quan, đan tết
- Chữ số 1, 2, rỗng bằng bìa cứng.
- Lá khô, giấy màu, giấy A4, keo dán
- Hột hạt khác nhau, cát nước cây cảnh.
- Bình tưới, khuông làm bánh .
II. Nguyên vật liệu 
- Trao đổi với phụ huynh, về lịch cũ, bìa và các nguyên vật liệu cũ để sử dụng các hoạt động để làm đồ dùng.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm, giúp trẻ có kiến thức về chủ điểm.
- Một số cây hoa, cây xanh các loại ...
- Đĩa hư, nắp hộp, hộp sữa các loại .
- Một số đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: BÉ LÀ AI
Thực hiện từ ngày: 03/10/2022 đến 07/10/2022
Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm
Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Trò chuyện về tên tuổi, giới tính của bản thân trẻ
- Trò chuyện vơi trẻ về tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình trẻ
- Trò chuyện với trẻ về công việc của những người thân tron gia đình trẻ
- Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình trẻ
- Trò chuyện vơi trẻ cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình trẻ
* Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang 
* Trọng động: BTPTC
 - Hô hấp: Thổi bóng
 - Động tác tay : Giơ tay lên cao đưa ra trước
 - Động tác bụng : cuối người về phía trước
 - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên
 - Động tác bật : Bật chụm, tách chân 
 - Mỗi động tác tập 2l x2n
* Hồi tĩnh: Trẻ đi, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động học
Đi trong đường ngoằn ngèo
Khuôn mặt của bé
Nhận biết phân biệt to – nhỏ
Thơ “miệng xinh”
Hát “ đôi bàn tay”
Chơi hoạt động ở các góc
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé, chơi ghép hình.
* Góc phân vai: Chơi gia đình, mẹ con, bán hàng.
* Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa, những bài hát về bản thân , sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát. (năm ngón tay ngon, tay thơm tay ngoan..)
* Góc tạo hình: di màu theo ý thích, áo bé trai,tô màu cái áo ,cái mũ , tô màu tranh chủ điểm cùng cô. 
* Góc học tập : Làm quen VLQVT nhận biết phân biệt to nhỏ
* Sách: Xem tranh, lật sách, kể chuyện qua tranh
* Khám phá: làn thí nghiệm hạt tiêu chạy trốn 
Chơi hoạt động ngoài trời
* QS: trang phục bạn trai, bạn gái
* Chơi: 
- Bắt bóng
- Nu na nu nống
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Quả bóng tròn
- Chơi: chi chi chành chành
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Lăng bóng
- Tập tầm vông
*Chơi tự do
* Nhặt sỏi đếm số lượng theo ý thích
* Chơi: 
- Đội nào giỏi
- Nu na nu nống
* Chơi tự do
* Chơi: 
- Tìm cờ
- Lộn cầu vòng
*Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Tập trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn, uống và đi vệ sinh.
- Tập trẻ mời cô và cac bạn trước khi ăn cơm
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
Chơi hoạt động theo ý thích
- Thực hiện vở khám phá MTXQ
- Thơ “ bé ơi”
Chơi” đồ vật nào biến mất”
- Nghe kể Chuyện “ tay phải tay trái”
- Nghe hát “bé tập đánh răng”
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
- Chơi tự do theo ý thích 
- Vệ sinh trả trẻ
 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022
TD: ĐI TRONG ĐƯỜNG NGOẰNG NGOÈO
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đi trong đường ngoằng ngoèo. 
- Trẻ đi được trong đường ngoằng ngoèo, đi thẳng người, đầu không cúi.
- Trẻ vâng lời cô chú ý trong giờ học .
II. Chuẩn bị
- Vẽ sẵn vạch, đường ngoằn ngoèo.
- Xắc xô, vật định hướng, vạch chuẩn bị, đường ngoằng ngoèo.
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện.
	X X X X X X X X X X
X	
X	
	X X X X X X X X X X
III. Tiến hành hoạt động
1. Khởi động: Cô cùng trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi. Sau đó chuyển đội hình 
2. Trọng động: Tập BTPTC
+ ĐT Tay: Tay giơ cao, đưa ra trước (2l x 2n)
+ ĐT Bụng: Nghiêng người qua phải, qua trái (2l x 2n)
+ ĐT Chân: Ngồi xuống, co duỗi từng chân (3l x 2n)
+ ĐT Bật: Bật tại chỗ (2l x 2n) 
 * VĐCB: " Đi trong đường ngoằng ngoèo"
- Cô làm mẫu cho trẻ xem.
- Cô làm lần 2 vừa thực hiện vừa giải thích: Đi thẳng người đầu không cúi, không dẫm lên hay bước qua vạch giới hạn, mắt nhìn thẳng theo hướng đi.
* Trẻ thực hiện
- Lần lượt cho từng cá nhân trẻ lên thực hiện . Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia.
- Cô cho cả lớp đi lại 1 lần nữa.
* TCVĐ: " Đi như gấu bò như chuột "
- Cô giới thiệu lại cách chơi và cho trẻ chơi
- Cho cả lớp cùng chơi 3- 4 lần (cô bao quát và cùng chơi với trẻ).
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
 Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2022
KPKH: KHUÔN MẶT CỦA BÉ 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết các bộ phận của cơ thể bé (mắt, mũi, miệng, tai.)
- Trẻ gọi được tên các bộ phận trên khuôn mặt.
- Trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ, không cho tay, các vật lạ vào mắt, mũi, miệng, tai.
II. Chuẩn bị
- Tranh về cơ thể bé
- Nhạc bài hát “Hãy xoay nào”, xắc xô
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Xem tranh “Cơ thể bé”
- Trẻ quan sát tranh cơ thể bé và gọi tên các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tai
- Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ.
- Cái gì đây? - Đúng rồi: con mắt.
- Cô đọc: con mắt (3 lần)
- Cho lớp, tổ, cá nhân trẻ đọc: con mắt, cô chú ý sửa sai.
- Cô cho trẻ biết ( nhờ có mắt mình mới nhìn thấy mọi vật xung quanh).
- Cô hỏi trẻ: mũi đâu? mũi để làm gì?
- Cô đọc: cái mũi (3 lần)
- Cho lớp, tổ, cá nhân trẻ đọc: cái mũi, cô chú ý sửa sai.
- Cô hỏi trẻ nói bằng cái gì? Miệng đâu? Miệng để làm gì? ( cô gợi ý để trẻ nói được: miệng để ăn, uống, nói, hát, cuời). Kết hợp nhận biết cái tai qua thao tác nghe.
- Cô đọc (3 lần), cho lớp, tổ, cá nhân trẻ đọc: cái miệng, cái tai, cô chú ý sửa sai.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ mắt, mũi, miệng, tai không cho các vật lạ vào.
- Chơi: chỉ nhanh các bộ phận theo yêu cầu. cô nói tên các bộ phận nào trẻ chỉ nhanh và gọi tên bộ phận đó. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Hãy xoay nào”
- Cô giới thiệu bài hát “Hãy xoay nào”. Cô hát cho trẻ nghe.
- Trẻ vỗ tay hưởng ứng cùng cô.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 05 tháng 10 năm 2022
LQVT: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT TO – NHỎ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết to – nhỏ qua đồ dùng của bé.
- Trẻ phân biệt được quả bóng to, quả bóng nhỏ.
- Trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
II. Chuẩn bị 
- Bóng to, bóng nhỏ, rổ to, rổ nhỏ
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Nhận biết phân biệt to – nhỏ
- Cô và trẻ cùng đến nhà banh chơi. Trong nhà banh có rất nhiều quả bóng.
- Cô xuất hiện đồng thời 2 quả bóng to – nhỏ và hỏi trẻ: Đây là gì? Quả bóng như thế nào? Cô cho trẻ chỉ và nói theo cô: bóng to – bóng nhỏ.
- Cô cho trẻ nói theo cô 2 – 3 lần.
- Hướng dẫn cho trẻ chơi: “Ai chọn đúng” => chọn bóng theo yêu cầu của cô. Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát tuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ nhận biết rổ to – rổ nhỏ. Cho trẻ chọn bóng nhỏ bỏ vào rổ nhỏ, bóng to bỏ vào rổ to. Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát nhận xét. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Đội nào giỏi nhất”
- Cô chia trẻ làm 2 đội. Đội 1 cô phát rổ to, đội 2 cô phát rổ nhỏ. Đội 1 đi nhặt những quả bóng to bỏ vào rổ to, đội 2 nhặt những quả bóng nhỏ bỏ vào rổ nhỏ.
- Cô quan sát và nhận xét khi trẻ chọn xong => cho trẻ gọi tên: bóng to – bóng nhỏ.
- Cô và trẻ cùng cầm bóng đi chơi kết hợp nghe nhạc. Kết thúc hoạt động
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
...
Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2022
LQVH: THƠ "MIỆNG XINH"
 Tác giả “Phạm Hổ”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên và nội dung bài thơ “Miệng xinh” 
- Trẻ đọc được theo cô bài thơ “Miệng xinh”
- Trẻ chơi với bạn không được đánh nhau, cãi nhau.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài thơ “Miệng xinh”, nhạc bài “Tay thơm tay ngoan”
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Đọc thơ “Miệng xinh”
- Cô trò chuyện cho trẻ nghe về một bạn đi học luôn khóc nhè, cái miệng khóc rất xấu. hỏi trẻ biết ai đi học khóc nhè không?
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1
- Cô giới thiệu bài thơ “Miệng xinh” đọc cho trẻ nghe, lần 2 kèm theo tranh. 
- Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe
* Đàm thoại
+ Bài thơ tên gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Các cháu phải như thế nào để miệng luôn xinh?
- Cô khái quát lại nội dung bài thơ: chơi với bạn là không được cãi nhau, cái miệng rất là xinh để nói những điều hay.
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 3 – 4 lần, cô quan sát khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô. Cô cho từng tổ, cá nhân trẻ đọc bài thơ cùng cô,
- Giáo dục trẻ chơi với nhau luôn nhường nhau, hòa đồng không cãi nhau. Cái miệng xinh kaf để nói những điều hay, không khóc nhè phải cười thật xinh.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động minh họa: “Tay thơm tay ngoan”
- Cô giới thiệu bài hát “Tay thơm tay ngoan”. Cô hát cho trẻ nghe kết hợp minh họa.
- Cô cho cả lớp đứng lên quan sát vận động theo bài hát cùng Cô.
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Kết thúc hoạt động.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.
Thứ sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2022
GDAN: Dạy hát "ĐÔI BÀN TAY"
	 Tác giả: Sưu tầm	
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên bài hát “Đôi bàn tay” 
- Trẻ hát được cùng cô bài hát “Đôi bàn tay”.
- Trẻ luôn giữ cho đôi tay được sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- Xắc xô, máy, băng nhạc. 
- Bài hát "Đôi bàn tay"
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Dạy hát “ Đôi bàn tay ”. 
- Cô và trẻ cùng chơi bàn tay sạch. 
- Trò chuyện cùng trẻ: bàn tay sạch của con đâu? Cho cô xem thử nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát, trẻ gọi tên bài hát cùng cô
	- Cô hát 1-2 lần. Đàm thoại về nội dung bài hát (Em có đôi bàn tay trắng tinh, xinh xắn, nghe lời cô em giữ sạch hàng ngày). Kết hợp giáo dục trẻ luôn biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
- Trẻ gọi tên bài hát và tập hát cùng cô.
- Cô cho trẻ vỗ tay và hát cùng cô.
- Trong quá trình trẻ hát cô lắng nghe và khuyến khích trẻ hát to, rõ lời.
* Hoạt động 2: Nghe hát bài "Em ngoan hơn búp bê"
 - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 với nhạc.
 - Lần 2 cô cho trẻ nghe nhạc bài hát trên ti vi cô và trẻ vận động theo nhạc.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Chân nào khỏe hơn ”
- Cô giới thiệu tên bài hát vận động “ Chân nào khỏe hơn ”
- Cô cùng trẻ đứng lên vừa hát vừa vận động đôi chân của mình (2 – 3 lần)
- Trong quá trình trẻ vận động cô quan sát khuyến khích trẻ vận động cùng cô
* Kết thúc: Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng.
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2: CƠ THỂ BÉ
Thực hiện từ ngày: 10/10/2022 đến 14/10/2022
Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm
Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của bản thân và sự khác biệt giữa nam và nữa
- Trò chuyện với trẻ cách đánh răng lau mặt, vệ sinh thân thể
- Trò chuyện, gợi ý cho trẻ nói được mong muốn tham gia vào các hoạt động cùng cô.
-Trò chuyện với trẻ về công dụng của một số đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Trò chuyện với trẻ về một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày 
* Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang 
* Trọng động: BTPTC
 - Hô hấp: Thổi bóng
 - Động tác tay : Giơ tay lên cao đưa ra trước
 - Động tác bụng : cuối người về phía trước
 - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên
 - Động tác bật : Bật chụm, tách chân 
- Mỗi động tác tập 2l x2n 
* Hồi tĩnh: Trẻ đi, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động học
Ném xa bằng một tay
Giới thiệu về bản thân
Tô màu cái mũ
 Nhận biết phía phải, trái của bản thân 
Chuyện “ lợn con ở bẩn”
Chơi hoạt động ở các góc
* Góc xây dựng: Xây nhà của bé, chơi ghép hình.
* Góc phân vai: Chơi gia đình, mẹ con, bán hàng.
* Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa, những bài hát về bản thân , sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát. (năm ngón tay ngon, tay thơm tay ngoan..
* Góc tạo hình: di màu theo ý thích, dán váy bé gái, tô màu tranh chủ điểm cùng cô. 
* Góc học tập : làm quen vơt LQVT
* Sách: Xem tranh, lật sách, kể chuyện qua tranh
* Khám phá: làm thí nghiệm giấy đi trong nước
Chơi hoạt động ngoài trời
* QS: các bạn trong lớp
 * Chơi: 
 - Bé tìm đúng nhà
- Lộn cầu vòng
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Ném lên cao
- chi chi chành chành
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Ai đi nhẹ hơn
- Tập tầm vông
*Chơi tự do
* Nhặt lá rơi
* Chơi: 
- quả bóng tròn
- Nu na nu nống
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Đuổi bóng
- Lộn cầu vòng
*Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Tập trẻ ăn cơm thường với các loại thức ăn khác nhau trong các bữa ăn hàng ngày
- Trẻ tập trẻ cầm muỗng xúc ăn
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
Chơi hoạt động theo ý thích
- Đếm ngón tay biểu thị số lượng
- Biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh
- Thơ “ đôi mắt của bé”
- Nhận biết một số dụng cụ nguy hiểm.
- Biểu biễn văn nghệ 
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_be_va_cac_ban_nam_hoc_202.doc
Giáo Án Liên Quan