Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Bé vui Trung thu ở trường Mầm non

4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

- HĐCĐ: Cho trẻ ra sân cùng nghe cô kể chuyện về chị Hằng, chú cuội

- Trò chơi: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với đồ chơi bán hàng, chơi với dây, chơi ném lon, chơi với đồ chơi ngoài trời). Nhặt rác bỏ vào thùng. Cô quan sát trẻ chơi, nhắc cháu không tranh đồ chơi không đánh bạn.

Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại nhận xét. Cho cháu và lớp.

 

docx16 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Bé vui Trung thu ở trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề: BÉ VUI TRUNG THU Ở TRƯỜNG MẦM NON
Từ ngày: 20/9 đến ngày: 24/09/2021
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
* Cho trẻ nghe các bài hát về tết trung thu 
- Chơi tự do theo ý thích.
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc.
* Điểm danh- Báo cơm.
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
* Trò chuyện về ý nghĩa ngày tết trung thu
- Chơi tự do theo ý thích.
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc.
* Điểm danh- Báo cơm.
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
* Cho xem các vi deo về múa lân ngày trung thu
- Chơi tự do theo ý thích.
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc.
* Điểm danh- Báo cơm.
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
trẻ.
* Trò chuyện về một số hoạt động đêm trung thu
- Chơi tự do theo ý thích.
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc.
* Điểm danh- Báo cơm.
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết.
- Chơi tự do theo ý thích.
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc.
* Điểm danh- Báo cơm.
Hoạt động học
KPKH: 
-Trò chuyện về tết trung thu
TH:Tô màu chiếc đèn ông sao
ÂN :
Rước đèn dưới trăng
TD :
Bò theo hướng thẳng
VH:
- Thơ: Bé yêu trăng
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ ra sân cùng nghe cô kể chuyện về chị Hằng, chú cuội
- Lộn cầu vồng
-Chơi tự do với các nhóm (Chơi với đồ chơi bán hàng, chơi với dây, chơi ném lon, chơi với đồ chơi ngoài trời)
- Chơi nhặt lá, hoa xếp hình ông trăng
Đọc thơ Bé yêu trăng.
- Ai biến mất
- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với cát, chơi với vòng, chơi với lá, chơi với đồ chơi ngoài trời)
- Cô trò chuyện về mâm cỗ trung thu
- Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với sỏi, chơi với vòng, chơi với góc giao thông, chơi với đồ chơi ngoài trời)
- Trò chuyện về các món ăn trong ngày tết trung thu
-Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với góc giao thông, Chơi với lá,chơi với đồ chơi ngoài trời).
- Chơi với chiếc đèn ông sao, cho cháu cùng cô dán và treo đèn ở sân trường.
- Kéo co.
- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với cát, chơi với vòng, chơi với lá, chơi với đồ chơi ngoài trời)
Hoạt động góc
*Góc phân vai
*Góc thư viện, góc học tập
*Góc nghệ thuật (Góc chính)
*Góc xây dựng.
- Chơi đóng vai Gia đình ba mẹ đưa con đi học, đi chợ, bán hàng (bán các mặt hàng trung thu mặt nạ, đèn ông sao)
- Góc thư viện: Cho trẻ xem sách tranh về chủ đề trung thu.
- Tô màu đèn ông sao
-Xây hàng rào.
- Chơi đóng vai Gia đình mẹ đưa con đi học, ba đi làm, mẹ đi chợ, bán hàng.
- Cho cháu đọc thơ, hát về chủ đề tết trung thu
- Dán quà trung thu 
-Xây hàng rào, xây trường
- Chơi gia đình đi mua đồ về làm mâm cỗ trung thu. Bán hàng (bán các mặt hàng trung thu)
- Chơi lô tô về các loại hoa quả
- Dán trang trí chiếc đèn ông sao
- Xây trường Mầm Non.
Xây hàng rào, xây cổng, 
- Chơi gia đình, bán hàng, cô giáo 
- Chơi trò chơi 1 và nhiều, làm vở toán
- Nặn quả làm mâm ngũ quả cùng cô.
- Xây trường Mầm Non.
Xây hàng rào, xây cổng, trồng cây xanh.
- Chơi gia đình, bán hàng, và tới tham gia buổi trưng bày của góc nghệ thuật.
- Cháu đọc thơ, đồng giao về ngày trung thu. Tham gia buổi trưng bày của góc nghệ thuật.
- Tô màu lồng đèn. Tổ chức buổi trưng bày các sản phẩm trong tuần.
- Xây trường Mầm Non.
Xây hàng rào, xây cổng, cây xanh và hoa.
Tham gia buổi thăm quan của góc nghệ thuật
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa,
Ăn phụ
- Tập cho cháu rửa tay trước khi ăn cơm. Vệ sinh sau khi ăn cơm.
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong ngày.
- Ngủ trưa. Cô nhắc cháu khi ngủ không nói chuyện để yên cho bạn ngủ. cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, sửa tư thế ngủ cho trẻ.
- Ăn phụ. Cho cháu ăn hết suất ăn của mình.
Tăng cường tiếng Việt
-Trung thu
- Bạn
- Đồ chơi
- xe ô tô
- Quả bóng
- Búp bê
- Cây xanh
- Bông hoa
- Ngôi nhà
- Thăm quan
Hoạt động chiều
- Chơi tự do ở các góc. Đọc bài thơ “Ông trăng ơi” để ngày hôm sau học. 
- Chơi tự do ở các góc. 
Làm vở toán, chơi với nhóm 1 và nhiều
- Chơi tự do ở các góc. 
Làm vở tạo hình
- Chơi tự do ở các góc. 
- đọc thơ, hát múa về chủ đề
- Cho cháu chơi ở góc, ôn bài thơ, bài đã hát học.
Vệ sinh, trả trẻ
- Cho cháu đi vệ sinh đúng nơi qui định. Lau mặt cho trẻ.
- Cô chải đầu, cột tóc, sửa quần áo gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trong một ngày.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: BÉ VUI TRUNG THU Ở TRƯỜNG MẦM NON
Thứ hai ngày 28/9/2020
1/ĐÓN TRẺ: - Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
 - Cho trẻ nghe các bài hát về tết trung thu . Cho trẻ chơi theo ý thích 
2/THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo nhạc: pica chu, rửa tay, búp bê bằng bông.
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 ĐỀ TÀI: Trò chuyện về tết trung thu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết các hoạt động trong ngày tết trung thu.
2. Kĩ năng: Luyện sự quan sát, ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục: Biết nói lời cảm ơn khi được nhận quà
II. Chuẩn bị: Tranh, slide trên máy tính về các hoạt động trong ngày tết trung thu như: Múa lân, rước đèn, phá cỗ...
- Hoa quả, các loại bánh trung thu 
- Một số bài hát trong ngày tết trung thu
* Tích hợp: âm nhạc
* Hình thức: Quan sát, trò chuyện.
III. Tiến Trình hoạt động:
*Hoạt động 1 : Cho trẻ hát vận động bài « Đêm trung thu »
Trò chuyện
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Trong đêm trung thu các con thường đi (lượt) chơi những đâu ?
*Hoạt động 2 : - Các con à ! Mỗi năm cứ đến rằm tháng 8 âm lịch là tết trung thu lại về, ngày đó có rất nhiều trò chơi, các con được đi rước đèn, được phá cỗ. Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về ngày tết trung thu nhé !
Cho trẻ xem vi deo múa lân
- Các con thấy các bạn nhỏ đang làm gì nào ?
- Ai có thể kể cho cô biết trong đoàn lân thì có những ai nào ?
Cho trẻ xem tranh rước đèn
- Các bạn nhỏ đang làm gì ?
- Con biết những loại đèn trung thu nào ?
- Đêm trung thu các con cong được làm gì nữa nào ? (Được phá cỗ)
- Các con có thích được phá cỗ không nào ? Vậy các con biết mâm cỗ trung thu có những gì không ? 
Bây giờ cô và các con cùng nhau trang trí mâm cỗ trung thu nhé !
Cô cùng trẻ trang trí mâm cỗ trung thu.
*Hoạt động 3 : Cho trẻ cầm đèn múa « Chiếc đèn ông sao » 
Cô cho các cháu phá cỗ. Giáo dục trẻ khi tham gia nhận quà biết nói cảm ơn
Cho trẻ nghỉ
4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- HĐCĐ: Cho trẻ ra sân cùng nghe cô kể chuyện về chị Hằng, chú cuội
- Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do với các nhóm (Chơi với đồ chơi bán hàng, chơi với dây, chơi ném lon, chơi với đồ chơi ngoài trời). Nhặt rác bỏ vào thùng. Cô quan sát trẻ chơi, nhắc cháu không tranh đồ chơi không đánh bạn.
Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại nhận xét. Cho cháu và lớp.
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
1/ Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, nội dung chơi các góc, cho trẻ lấy biểu tượng về các góc, hướng dẫn cụ thể cách chơi các góc, cô gợi ý cho trẻ thỏa thuận vai chơi với trẻ ở các góc . Nhấn mạnh các góc chơi chính trong tuần. 
 3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
- Phân vai: Các cháu sẽ chơi gì ở góc phân vai? (- Chơi đóng vai Gia đình ba mẹ đưa con đi học, đi chợ, bán hàng (bán các mặt hàng trung thu mặt nạ, đèn ông sao)
- Xây dựng: Các cháu sẽ làm gì ở góc xây dựng?( Xây hàng rào)
- Góc thư viện: Cho trẻ xem sách tranh về chủ đề trung thu.
- Nghệ thuật: Các con đang học chủ đề gì? Ở chủ đề này các con sẽ làm gì? (Dự kiến tổ chức buổi thăm quan các sản phẩm về chủ đề trung thu) Hôm nay các con sẽ làm gì? (Tô màu bập bênh)
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ khi cần thiết. (Bạn)
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định./.
6/ VỆ SINH, ĂN NGỦ.
- Cô hướng dẫn các cháu đi vệ sinh đúng nơi qui định. Nam riêng nữ riêng.
- Cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, quan tâm đến những cháu ăn chậm, cháu biếng ăn. Động viên trẻ ăn hết suất.
7/HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi tự do ở các góc. Đọc bài thơ “Ông trăng ơi” để ngày hôm sau học. 
- Chải tóc, lau mặt cho các cháu, chờ ba mẹ đón.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình sức khỏe của cháu.
8/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....
.................................................................................................................................
....
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: BÉ VUI TRUNG THU Ở TRƯỜNG MẦM NON
Thứ ba ngày 21/9/2021
1/ĐÓN TRẺ:
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
 Trò chuyện về ý nghĩa ngày tết trung thu 
2/THỂ DỤC SÁNG: 
Tập theo nhạc: pica chu, rửa tay, búp bê bằng bông.
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH
 Đề tài: Tô màu chiếc đèn ông sao
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết cách cầm bút và tô màu tranh chiếc đèn ông sao. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện cách cầm bút, kĩ năng tô màu.
 3.Giáo dục: Trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
II.Chuẩn bị
- Tranh tô mẫu của cô, tranh để trẻ tô, bút màu. 
- Tích hợp: MTXQ, âm nhạc.
- HTTC: Hội thi: “Bé tập tô màu”.
III. Tiến trình: 
*Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: “Chiếc đèn ông sao” và trò chuyện với trẻ:
- Bài hát nói về cái gì?
- Ai biết gì về đèn ông sao kể cho cô và các bạn cùng nghe? 
- Dẫn dắt vào bài
*Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét tranh mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng trẻ:
+ Tranh vẽ cái gì?
+ Đèn ông sao được tô bằng những màu gì?
+ Vòng tròn bên ngoài được tô màu gì?
+ Ông sao bên trong tô màu gì?
+ Khi tô màu các con phải chú ý điều gì?
- Các con ạ! hôm nay cô cùng các con sẽ thể hiện niềm vui của mình khi tết trung thu sắp đến qua tác phẩm tạo hình: “Tô màu đèn ông sao”, cô muốn các con hãy tô các bức tranh đèn ông sao thật đẹp nhé!
*Hoạt động 3: Cô tô mẫu
- Cô vừa tô vừa nói cách tô kết hợp đàm thoại cùng trẻ.
Trước tiên cô cầm bút bằng tay phải tô theo nét chấm mờ đèn ông sao, sau đó cô lựa chọn màu cho phù hợp để tô, cô tô màu khéo léo không chờm ra ngoài...
- Cô nhấn mạnh cách tô, cách chọn màu sắc phù hợp để tô.
*Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Cô cho trẻ tô, cô đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp thời.
*Hoạt động 5: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ.
4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Hoạt động chủ đích: Chơi nhặt lá, hoa xếp hình ông trăng. Đọc thơ “Bé yêu trăng”
- Trò chơi “Ai biến mất”
- Chơi tự do: Chơi tự do với các nhóm (Chơi với cát, chơi với vòng, chơi với lá, chơi với đồ chơi ngoài trời). Nhặt rác bỏ vào thùng. Cô quan sát trẻ chơi, nhắc cháu không tranh đồ chơi không đánh bạn.
Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại nhận xét. Cho cháu và lớp.
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
1/ Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, nội dung chơi các góc, cho trẻ lấy biểu tượng về các góc, hướng dẫn cụ thể cách chơi các góc, cô gợi ý cho trẻ thỏa thuận vai chơi với trẻ ở các góc . Nhấn mạnh các góc chơi chính trong tuần. 
 3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
- Phân vai: Các cháu sẽ chơi gì ở góc phân vai? (Chơi đóng vai Gia đình mẹ đưa con đi học, ba đi làm, mẹ đi chợ, bán hàng.) 
- Xây dựng: Ở góc xây dựng các con sẽ làm gì? (Xây hàng rào, xây trường)
- Học tập : Ở góc học tập hôm nay các con sẽ chơi gì? (Đọc thơ, hát về chủ đề tết trung thu)
- Nghệ thuật:Hôm qua các con đã làm gì ở góc nghệ thuật?( Tô màu đèn ông sao). Hôm nay các con sẽ làm gì ở góc nghệ thuật? (Dán quà trung thu)
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ khi cần thiết. 
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định./.
6/ VỆ SINH, ĂN NGỦ.
- Cô hướng dẫn các cháu đi vệ sinh đúng nơi qui định. Nam riêng nữ riêng.
- Cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, quan tâm đến những cháu ăn chậm, cháu biếng ăn. Động viên trẻ ăn hết suất.
7/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi tự do ở các góc. 
Làm vở toán, chơi với nhóm 1 và nhiều
- Chải tóc, lau mặt cho các cháu, chờ ba mẹ đón.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của các cháu ở lớp.
8/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: BÉ VUI TRUNG THU Ở TRƯỜNG MẦM NON
Thứ tư ngày 22/9/2021
1/ ĐÓN TRẺ: - Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết.
- Cho xem các vi deo về múa lân ngày trung thu
2/ THỂ DỤC SÁNG: 
Tập theo nhạc: pica chu, rửa tay, búp bê bằng bông.
* Điểm danh báo ăn
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
Hát: Rước đèn dưới trăng
Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc bài hát 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hát đúng nhạc 
3. Giáo dục: Trẻ yêu ca hát 
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Rước đèn dưới trăng, chiếc đèn ông sao”, Xắc xô
- Tích hợp : MTXQ
- HTTC: Thực hành
III. Tiến hành hoạt động: 
 * Hoạt động 1: Ổn định
- Cô đố các con gần đến ngày gì?
- Ngày tết trung thu các con thường được làm gì?
- Ngày tết trung thu các con sẽ được tham gia nhiều hoạt động ở trường và còn được nhà văn hóa thiếu nhi phát bánh trung thu và các con còn được mang đồ đẹp, được ba mẹ mua cho các con lồng đèn để đi cộ đèn với các bạn.
 * Hoạt động 2: Dạy hát. Rước đèn dưới ánh trăng.
Cô biết có một nhạc sĩ viết về ngày trung thu rất hay đó là bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” do chú  Phạm Tuyên sáng tác bây giờ cô sẽ dạy cho lớp mình hát. Chúng mình cùng nghe cô hát mẫu nhé.
- Cô hát mẫu lần1
- Các bạn nhỏ rước đèn trung thu dưới ánh trăng vàng trong đêm rất là vui và vô cùng náo nhiệt!.
- Để cho bài hát được hay hơn thì cô sẽ hát với nhạc
- Cô hát lần 2 + Nhạc
- Cô vừa hát bài gì?Bài hát nói về?  các bạn làm gì dưới ánh trăng?
Giáo dục trẻ yêu ca hát
- Bây giờ các con hát cùng cô nhé!
Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
Mời tổ, nhóm, cá nhân hát
Khi trẻ hát cô sửa sai cho trẻ.
- Lớp hát lại lần cuối
- Các con hát rất hay cô sẽ cho các con cùng đến xem triễn lãm đèn trung thu nhé!
- Cho trẻ xem các loại đèn trung thu
- Các con thấy những chiếc đèn trung này đẹp không? Nhìn những chiếc đèn này cô chợt nhớ đến bài “ Chiếc đèn ông sao” cũng là chú Phạm Tuyên sáng tác. Bây giờ lớp mình cùng lắng nghe cô hát bài chiếc đàn ông sao nhé!
* Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”
- Cô hát lần 1 + Nhạc
- Lần 2 cô hát + vận động minh họa (trẻ ngồi lắc lư theo bài hát)
+ Nội dung : Bài hát nói đến  đêm trung thu rất là vui các bạn nhỏ ở khắp mọi nơi trên đất nước cung cầm đèn ông sao lung linh đầy màu sắc đón tết trung thu trong niềm hân hoan náo nức của các bé?
Kết thúc:Cho trẻ hát lại bài “Rước đèn dưới trăng”
4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Hoạt động chủ đích: Cô trò chuyện về mâm cỗ trung thu
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Chơi tự do: Cho cháu chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Nhặt rác bỏ vào thùng. Cô quan sát trẻ chơi, nhắc cháu không tranh đồ chơi không đánh bạn.
Hết giờ chơi cô tập trung trẻ lại nhận xét. Cho cháu và lớp.
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
1/ Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, nội dung chơi các góc, cho trẻ lấy biểu tượng về các góc, hướng dẫn cụ thể cách chơi các góc, cô gợi ý cho trẻ thỏa thuận vai chơi với trẻ ở các góc . Nhấn mạnh các góc chơi chính trong tuần. 
 3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
- Phân vai: Các chau sẽ chơi gì ở góc phân vai? (Chơi gia đình đi mua đồ về làm mâm cỗ trung thu. Bán hàng (bán các mặt hàng trung thu)
- Xây dựng: Ở góc xây dựng các con sẽ làm gì? (Xây trường Mầm Non.
Xây hàng rào, xây cổng)
- Học tập : Ở góc học tập hôm nay các con sẽ chơi gì? (Chơi lô tô về các loại hoa quả)
- Nghệ thuật:Hôm qua các con đã làm gì ở góc nghệ thuật?( Dán quà trung thu). Hôm nay các con sẽ làm gì ở góc nghệ thuật? (Dán trang trí chiếc đèn ông sao)
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ khi cần thiết. 
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định./.
6/ VỆ SINH, ĂN NGỦ.
- Cô hướng dẫn các cháu đi vệ sinh đúng nơi qui định. Biết xin cô khi có nhu cầu, không đi tự do. Không kiếm cớ để ra ngoài chơi. Nam đi riêng nữ đi riêng.
- Cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ giấc, quan tâm đến những cháu ăn chậm, cháu biếng ăn. Động viên trẻ ăn hết suất.
7/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi tự do ở các góc. (quả bóng, búp bê)
- Làm vở tạo hình 
- Chải tóc, lau mặt cho các cháu, chờ ba mẹ đón.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của các cháu ở lớp.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa đón đúng giờ.
8/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....
.................................................................................................................................
...
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: BÉ VUI TRUNG THU Ở TRƯỜNG MẦM NON
Thứ năm ngày 23/9/2021
1/ĐÓN TRẺ: 
- Đo thân nhiệt , sát khuẩn tay cho trẻ.Trao đổi với phụ huynh với trẻ cần thiết
trẻ.
- Trò chuyện về một số hoạt động đêm trung thu
2/THỂ DỤC SÁNG: 
Tập theo nhạc: pica chu, rửa tay, búp bê bằng bông.
3/ HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Đề tài: BÒ THEO HƯỚNG THẲNG.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ bò đúng tư thế, bò thẳng hướng. Phối hợp tay chân nhịp nhàng.
2.Kĩ năng: Rèn luyện tính nhanh nhẹn và luyện cho cơ tay, chân .
3.Giáo dục: Dạy trẻ thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
II/Chuẩn bị
- Nền nhà sạch sẽ. Kẻ 2 đường thẳng song song cách nhau 40 cm. - 1 số đồ chơi.
- Tích hợp: Âm nhạc 
* Hình thức tổ chức: Chương trình “Vui khỏe có ích”.
III. Tiến trình hoạt động: 
*Hoạt động 1: - Cho trẻ xếp hàng. Giới thiệu chương trình “Vui khỏe có ích”.
- Cô nói: Hôm nay cô và c/c cùng lên tàu hỏa đi tham gia chương trình “Vui khỏe có ích” nhé!
- Hát bài: “Đoàn tàu nhỏ xíu” cho trẻ đi các kiểu chân chạy nhanh, chạy chậm, tàu về ga.
- GD trẻ đi tàu không được đùa nghịch. Không được thò đầu, tay ra ngoài nhé!
Tập trung 3 hàng dọc.
Hoạt động 2: *BTPTC:
Phần thi thứ nhất: thể dục nhịp điệu. Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp, động tác chân tập 4 lần 8 nhịp.
- HH: Thổi nơ bay.
- TV: Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước
- BL: Đứng (zăng) tay chống hông, xoay người sang từng bên
- C: Ngồi (tợt) xổm đứng lên liên tục.
Cô nhận xét tuyên dương. Chuyển ĐH 2 hàng ngang đối diện.
Phần thi thứ hai: Thi ai nhanh.
Hoạt động 3*VĐCB: 
Cô mời 2 cháu lên bò thử cho các bạn xem. Cô nhận xét tuyên dương cháu.
- Cô làm mẫu 3 lần.
- Lần 2, 3 cô phân tích.
TTCB: Chống 2 bàn tay và quỳ gối xuống sàn sát vạch chuẩn, đầu ngẩng lên, mắt nhìn về trước, khi có hiệu lệnh “bò” thì các cháu bò thẳng tới phía trước phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng. Đầu không cúi, mắt luôn nhìn về phía trước. Không bò ra khỏi vạch kẻ 2 bên. Khi bò lên đến đích các cháu đứng lên đi về cuối hàng của tổ mình.
- Mời mỗi đội 1 cháu lên làm thực hiện
Cô nhận xét tuyên dương. Sửa sai cho cháu.
- Cho cháu thực hiện:
Lần 1: Mỗi lần cô mời 5-6 cháu lên thực hiện.
Cô chú ý sửa sai và nhắc cháu bò thẳng hướng tuyên dương cháu bò nhanh nhất.
Lần 2: 
- Thực hiện cá nhân: mỗi lần 4 cháu của 2 đội lên thực hiện, cô chú ý sửa sai, tuyên dương cháu bò nhanh nhất, đúng tư thế nhất.
- Lần 2: Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất’.
* Cách chơi: mỗi lần 2 cháu của 2 đội bò thi, cháu nào bò lên đến đích trước thì đứng lên lấy 1 đồ chơi bỏ vào rổ của đội mình. Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều đồ chơi hơn là đội đó thắng.
Luật chơi: mỗi lần cô bỏ vào đích 1 cái đồ dùng và chỉ có 1

File đính kèm:

  • docxkham pha xa hoi 5 tuoi_13183249.docx
Giáo Án Liên Quan