Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu. Đề tài: Dạy trẻ đi tất. Hoạt động: Giáo dục chuyên biệt - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Yên
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách đi tất vào chân, và biết đi tất để giữ ấm cho đôi chân để bảo vệ sức khỏe.
2. Kỹ năng
- Dạy trẻ bước đầu có kỹ năng mang tất vào chân, hình thành cho trẻ thói quen tự mang tất khi trời lạnh.
3. Thái độ
- Góp phần giáo dục trẻ biết giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh và đặc biệt là đôi chân. biết giữ gìn cho tất sạch và cất tất gọn gàng đúng chỗ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. Hoạt động: Giáo dục chuyên biệt Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu Đề tài: Dạy trẻ đi tất. Lứa tuổi: 25 – 36 tháng Thời gian: 12-15 phút Ngày dạy: 22/02/20224 Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Yên Đơn vị: Trường Mầm non Thanh Nê – Huyện Kiến Xương I.Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết cách đi tất vào chân, và biết đi tất để giữ ấm cho đôi chân để bảo vệ sức khỏe. 2. Kỹ năng - Dạy trẻ bước đầu có kỹ năng mang tất vào chân, hình thành cho trẻ thói quen tự mang tất khi trời lạnh. 3. Thái độ - Góp phần giáo dục trẻ biết giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh và đặc biệt là đôi chân. biết giữ gìn cho tất sạch và cất tất gọn gàng đúng chỗ. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị. 1. Của cô. - Một hộp quà, mỗi trẻ 1 đôi tất. - Búp bê, mô hình ngôi nhà búp bê, bài hát: Đôi dép, bài đồng dao: “Chúng mình” - Nhạc không lời, khuôn mặt cười, mặt mếu. 2. Của trẻ - Trang phục gọn gàng, tâm thế sẵn sàng hoạt động. III. Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Hoạt động: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Cô và trẻ cùng đến chơi nhà búp bê (bài hát: đôi - Trẻ hát dép) - Cả lớp chào bạn búp bê nào. - Chào bạn búp bê - Búp bê ơi nay trời lạnh Búp Bê mặc quần áo ấm quá nhưng Búp Bê còn thiếu gì để giữ ấm nhỉ các - Tất chân ạ bạn? - Đúng rồi tất của Búp Bê đâu vậy? Ôi thương - Vâng ạ búp bê quá, Vậy chúng ta cùng mời Búp Bê học đi tất cùng chúng ta hôm nay nhé! 2. Nội dung a. Hoạt động 1: Dạy trẻ đi tất - Cô mở hộp quà bạn búp bê tặng cả lớp ra và hỏi trẻ: - Đôi tất - Bạn búp bê tặng chúng mình cái gì đây? - Trẻ đọc cùng cô - Cả lớp cùng đọc: Đôi tất - Để giữ ấm chân - Đôi tất dùng để làm gì? * Cô hướng dẫn trẻ cách đi tất - Trẻ quan sát. - Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích - Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích: - Trẻ quan sát và lắng nghe. Cô có 2 chiếc tất và gọi là 1 đôi tất. Tất có 3 phần là cổ tất, gót tất và mũi tất. Để đi được tất vào chân cô cần phân biệt mặt trên và mặt dưới của tất, mặt dưới của tất có gót tất gót này ta sẽ kéo vào gót chân. Chúng ta dùng 2 ngón tay cái kéo. mạnh cổ tất để cổ tất rộng ra và đưa vào mũi chân Sau đó dùng tay kéo cổ tất lên nhấc nhẹ gót chân lên và chỉnh gót tất vào gót chân. Vậy là cô đã đi được 1 bên rồi. Chân còn lại cô cũng đi tương tự như chân vừa rồi. - Một trẻ lên thực hiện. - Bạn nào có thể lên đây lấy tất và đi vào chân cho bạn búp bê nhìn và học theo nào? (Cô mời 1 trẻ lên). - Đi tất ạ. - Bạn vừa làm gì? * Trẻ thực hiện: - Cả lớp thực hiện - Cô quan sát, động viên, giúp đỡ và sửa sai cho trẻ. - Cô hướng dẫn trẻ đi tất từng chân một và chú ý luồn tay vào giữa tất,mang đúng mặt trên và mặt dưới của tất. - Rồi ạ - Các con đã đi được tất chưa? - Không vứt tất lung tung, - Giáo dục: Muốn cho đôi tất luôn sạch đẹp con không kéo tất sẽ làm gì? - Cô khái quát lại: Khi trời lạnh các con nên đi tất vào cho ấm chân và để tất luôn sạch đẹp các con phải biết giữ gìn không được kéo tất, không vứt tất lung tung mà phải để đúng chỗ. b. Hoạt động 2: Luyện tập - Trẻ chơi 2-3 lần - Trò chơi: Chọn hành vi đúng sai - Cô cho trẻ quan sát những hành vi nên làm và không lên làm để trẻ lựa chọn( Trời lạnh thì đi tất, trẻ kéo tất, tự ý tháo tất .) nên làm dơ mặt cười, không nên làm trẻ dơ mặt mếu. - Cô kiểm tra kết quả của trẻ trong quá trình chơi. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ đứng lên và đọc bài đồng dao “ - Trẻ đọc Chúng mình” “Chúng mỉnh, chúng mình Xinh xinh, bé bé Chúng mình vui nhé Bé bé, xinh xinh” Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Yên
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_me_va_nhung_nguoi_than_ye.pdf