Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Nghành nghề bé yêu thích

I PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau để nhằm mục đích là phục vụ cho đời sống của con người

- Giúp trẻ biết được vai trò, ý nghĩa của các nghề

II PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

- Biết giao tiếp bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng, lễ phép

- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lac, phù hợp để trò chuyện,thảo luận,nêu những nhận xét về một số nghề mà trẻ biết(Tên,dụng cụ, sản phẩm,ích lợi)

-Biết một số từ mới về nghề,có thể kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.

- Biết đọc thơ kể truyện diễn cảm.

- Biết bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của mình với người khác bằng câu đơn giản

 

docx18 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Nghành nghề bé yêu thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: 
NGHÀNH NGHỀ BÉ YÊU THÍCH 
(5 TUẦN )
I PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau để nhằm mục đích là phục vụ cho đời sống của con người
- Giúp trẻ biết được vai trò, ý nghĩa của các nghề 
II PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Biết giao tiếp bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng, lễ phép
- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lac, phù hợp để trò chuyện,thảo luận,nêu những nhận xét về một số nghề mà trẻ biết(Tên,dụng cụ, sản phẩm,ích lợi)
-Biết một số từ mới về nghề,có thể kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.
- Biết đọc thơ kể truyện diễn cảm.
- Biết bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của mình với người khác bằng câu đơn giản 
III PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
-Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quí, đáng chân trọng.
- Biết thể hiện tình cảm của mình thông qua các góc chơi.
- Biết quý trọng người lao động, biết tôn trọng, giữ gìn thành quả lao động
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi biết giữ gìn vệ sinh quần áo sạch đẹp.
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cay cối và các con vật.
- Biết mô phỏng về một số tranh vẽ, trò chơi...
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong lớp
- Thể hiện một cách tự nhiên, có cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát về chủ đề nghề nghiệp
- Biết biểu lộ thái độ và hưởng ứng cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát...
- Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu để tạo ra các sản phẩm tạo hình, giữ gìn bảo vệ sản phẩm của mình của bạn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.
IV PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
- Biết lợi ích của việc ăn uống hợp lý và đủ chất đối với sức khoẻ của con người: (cần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt...)
- Biết làm một số công việc tự phục vụ mình trong sinh hoạt hàng ngày.
- Có một số kỹ năng trong vận động: chạy bật,nhảy, bò trườn...
- Phối hợp nhịp nhàng có thể mô phỏng một số hành động, thao tác trong một số nghề
MẠNG CHỦ ĐỀ
NGHÀNH NGHỀ BÉ YÊU THÍCH ( 5 tuần)
Từ ngày 16/11 đến ngày 18/12/2020
BÉ LÀM CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG 
(1 Tuần)
Từ 07/12->11/12/2020
-Trẻ biết tên gọi và công việc hàng ngày của chú cảnh sát giao thông
-Trẻ yêu mến và thích được làm chú cảnh sát giao thông
BÉ YÊU CHÚ BỘ ĐỘI ( 1 Tuần) từ 14/12->18/12/2020
-Trẻ biết được tên gọi và công việc của chú bộ đội
-Trẻ yêu mến và biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội
BÉ TẬP LÀM BÁC SĨ
( 1 tuần)
Từ 23/11>27/11/2020
-Trẻ biết tên gọi và công việc của bác sĩ
-Trẻ biết tên một số dụng cụ quen thuộc của bác sĩ
-Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ của mình và mọi người
MỪNG NGÀY TẾT CÔ GIÁO 20/11
(1Tuần)Từ 16/11->20/11/2020
-Trẻ biết ngày 20.11 là ngày nhà giáo việt nam
-Trẻ biết thể hiện sự yêu thương kính trọng cô giáo của mình
BÉ THÍCH LÀM THỢ MAY( 1 tuần) Từ 01/12->04/12/2020
-Trẻ biết tên gọi và công việc của các bác thợ may
-Trẻ yêu quý và giữ gìn sản phảm của các bác thợ may làm ra
Chủ đề nhánh: MỪNG NGÀY TẾT CÔ GIÁO 20/11( 1 Tuần )
Tuần 10: Từ ngày 16/11/ 2020 – 20/11/2020
GDLG
Dạy trẻ không khóc nhè khi tới lớp
Giáo dục trẻ biết chào mẹ chào cô khi tới lớp
Đón trẻ 
Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp 
- Trò chuyện với trẻ: hỏi trẻ về công việc hàng ngày của cô giáo
Chơi trò nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ
TDS
Chim sẻ
 Hoạt động ngoài trời 
Quan sát 
 Trò chơi vận động 
 Chơi tự do trong thiên nhiên 
Ngày thứ 
Thứ hai
16/11
Thứ ba 
17/11
Thứ tư 
18/11
Thứ năm 
19/11
Thứ sáu 
20/11
Hoạt động 
 Học 
NBTN:Trò chuyện về cô giáo của bé 
GDAN
Dạy hát:Cô và mẹ
Nghe hát:Cô giáo
LQVH
Thơ:Mẹ và cô
Vận động: BTPTC:tập với gậy
VĐCB: Chạy theo hướng thẳng
TCVĐ:Nu na nu nống
Tạo hình tô màu chiếc áo cô giáo
Hoạt động vui chơi 
XD: Xây lớp học
PV: Bán các loại đồ chơi
Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng bạn phân nhóm đồ vật có màu xanh, xếp cái bàn 
HT: Xem hình của bạn, gọi tên. Xem tranh về bạn, lớp học, đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non
Góc VĐ: Lăn bóng cho bạn
Hoạt động chiều 
VĐTN: đoàn tàu nhỏ xíu, đuổi bắt cô giáo 
Đọc thơ bài hát trong tuần, kéo cưa lùa xẻ, cắp cua bỏ vỏ, nu na nu nống 
Trả trẻ 
Đọc thơ, hát các bài đã học 
Xem phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi 
HỌAT ĐỘNG NỘI DUNG 
CHUẨN BỊ- HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 ĐÓN TRẺ 
1/ Mục đích yêu cầu 
 - Trẻ thoải mái khi đến lớp biết chào cô chào ba mẹ biết cùng tham gia chơi cô với bạn 
 - Trẻ chọn đồ chơi để chơi và biết cất đồ chơi đúng nơi qui định khi chơi xong 
 - Giáo dục Trẻ chào hỏi cô khi đến lớp, biết cùng chơi với bạn, không giành đồ chơi khi chơi 
2/ Chuẩn bị :
 - Địa điểm: Phòng học 
 - Cô: Vệ sinh sạch sẽ, một số đồ chơi lắp ráp, xâu vòng tranh lô tô, bóng 
 -Trẻ: Sức khỏe tốt khi đến lớp 
3/ Hướng dẫn 
 - Cô niềm nở ân cần nhắc trẻ chào ba, mẹ,ông, bà, chào cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quan sát trẻ về sức khỏe trẻ trao đổi với phụ huynh 
-Thứ hai: Xem tranh về cô giáo
Cô chuẩn bị một số tranh về cô giáo và gơị ý cho trẻ xem yêu cầu trẻ chọn tranh gọi tên giáo dục trẻ yêu quý cô giáo của mình
- Thứ ba: giới thiệu công việc hàng ngày của cô giáo
Cô tập trung trẻ lại và giới thiệu cho trẻ biết về công việc hang ngày của cô
Giáo dục trẻ đi học ngoan, yêu bạn, yêu cô. 
- Thứ tư: Kể chuyện cho trẻ nghe câu cô giáo của em
Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo
- Thứ năm: hướng dẩn trẻ chơi trò chơi một số trò chơi dân gian như, lộn cầu vồng, chồng nụ chồng hoa chơi với các đồ chơi trẻ thích 
Giáo dục trẻ biết rủ bạn cùng chơi bạn cùng chơi không giành đồ chơi với bạn 
- Thứ sáu: Chơi với đồ chơi ở lớp có hình tròn hình tam giác
Cô chuẩn bị một số đồ chơi của lớp 
Cho trẻ cùng chơi cô cùng chơi với cháu 
Giáo dục các cháu không giành đồ chơi mà phải biết rủ bạn cùng chơi với nhau
THỂ DỤC SÁNG
CHIM SẺ
II/ Mục đích yêu cầu :
-Trẻ biết tập các động tác bài Chim sẻ
- Trẻ tập được các động tác theo hướng dẫn 
 - Giáo dục trẻ biết tập thể dục cho người được khỏe mạnh 
II/ Chuẩn bị :
- Địa điểm: Sân gạch an toàn 
- Cô: Nắm vững động tác 
- Cháu: Gọn gàng khi tập 
III/ Hướng dẫn :
1) Khởi động: Cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm,chạy nhanh, đi thường, về đứng thành vòng tròn 
2) Trọng động: Tập với bài tập CHIM SẺ
Động tác thở: cho trẻ hít vào và thở ra 
Động tác 1: Thổi lông chim (Tập 3 – 4 lần )
TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chụm lại để trước miệng 
* Cô nói: “ Thổi lông chim” trẻ hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ .Trở lại vị trí ban đầu 
Động tác 2:Chim vẫy cánh. Tập 3- 4 lần 
TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
*Cô nói: chim vẫy cánh hai tay trẻ dang ngang rồi vẫy
Động tác 3: Chim mổ thóc( Tập 3- 4 lần )
TTCB: Đứng hai chân dang ngang, Tay thả xuôi, 
*Cô nói: Chim mổ thóc trẻ cúi xuống, hai tay gõ vào đầu gối và nói tóc tóc
*Cô nói: thôi trẻ đứng lên như ban đầu
Động tác 4: Chim bay Tập 3-4-lần 
TTCB: Trẻ đứng như động tác 1
 Cô nói : Chim bay trẻ làm động tác như chim bay vòng quanh sân tập 2-3 vòng.
Hồi tĩnh: cho trẻ đi thường hít thở đều
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ hai, thứ ba 
Thứ hai, thứ ba 
Quan sát cây hoa sứ
TCVĐ: bắt bướm
Chơi tự do trong thiên nhiên
Thứ tư, thứ năm 
Quan sát bầu trời 
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ 
Chơi tự do 
Thứ sáu
 Quan sát đồ chơi ngoài trời
TCVĐ: lộn cầu vồng
Chơi tự do
I.Chuẩn bị:
 - ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học
 - ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ
 - Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ 
* Tập trung dặn dò trẻ trước khi ra sân.
- Quan sát cây hoa sứ
+ Đây là cây hoa gì?
+ Cậy hoa sứ có những phần nào?
+ Muốn cây xanh tốt thì các con phải làm gì?
-Cô gọi nhiều cá nhân đứng lên nói
-Giáo dục trẻ phải biết tưới cây không hái hoa ngắt lá
* Chơi vận động:Bắt bướm.
 Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô, cô cầm con bướm và nói “ Các cháu xem này, có con bướm đang bay( cô giơ lên , hạ xuống), bây giowfcacs con hãy nhảy lên cao để bắt được con bướm”. Cô giơ lên , hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau, cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa, ai chạm tay vào con bướm coi như đã bắt được con bướm.
Luật chơi: chạm tay vào con bướm coi như bắt được bướm
Cô cho trẻ chơi vài lần
*Chơi tự do: cô giới thiệu các nhóm chơi
-Trẻ tự do chọn nhóm
-Cô bao quát theo dõi nhắc nhở trẻ, cô báo sắp hết giờ
- trẻ vào lớp vệ sinh tay chân
Thứ tư, thứ năm 
I.Chuẩn bị: 
ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học
ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ
Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ
II. Tiến hành:
- Tập trung trẻ dặn dò trước khi ra sân.
- Quan sát bầu trời
- Bầu trời hôm nay như thế nào?
- Bầu trời có màu gì?
- Khi đi ra ngoài trời nắng thì c/c phải làm gì?
- Bầu trời khi chuyển mưa như thế nào?
+ Khi đi ra ngoài mưa thì phải như thế nào?
* Cô và trẻ cùng trò chuyện với trẻ chọn quần áo phù hợp thời tiết
- Khi trời lạnh thì chúng ta mặc quần áo gì?
- Vậy c/c lựa chọn trang phục như thế nào?
- Khi trời nắng thì chúng ta mặc quần áo gì?
- Vậy c/c lựa chọn trang phục như thế nào?
- Còn khi trời mưa mình ra đường phải mặc áo gì?
+ Giáo dục trẻ phải ăn mặc phù hợp thời tiết để không bị bệnh, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ 
- TCVĐ: “ Ô tô và chim sẻ”
+ Cách chơi:Cô chọn một bạn làm con mèo ngồi núp một góc. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các con chim sẻ vừa bay đi kiếm mồi vừa kêu “chích chích chích”. Khi mèo xuất hiện thì các con chim sẻ bay nhanh về tổ của mình. Con nào bay chậm sẽ bị mèo bắt và phải ra một vòng chơi
+ Luật chơi: 
- Khi nghe tiếng mèo kêu thì các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ bắt những chú chim sẻ ở ngoài tổ
* Chơi tự do: Cô giới thiêu các nhóm chơi
 - Trẻ tự do chọn nhóm
 - Cô bao quát theo dõi, nhắc nhở trẻ. Cô báo sắp hết giờ
 - Trẻ vào lớp làm vệ sinh tay chân
I.Chuẩn bị:
 - ĐD của cô: Trống lắc, giỏ đồ chơi, nội dung bài học
 - ĐD của trẻ: quần áo gọn gàng, sạch sẽ
 - Địa điểm: Sân sạch, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ 
Hướng dẫn:
* Tập trung trẻ, dặn dò trẻ trước khi ra sân. 
- Trẻ quan sát bập bênh 
+ Bâp bênh có màu gì?
+ Bập bênh làm bằng gì?
+ Con chơi bập bênh phải ngồi thế nào?
Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi ngoài trời
* Chơi vận động: lộn cầu vồng
- Cách chơi:trẻ nắm tay nhau thành từng đôi,miệng đọc đồng giao.Khi đọc đến câu “ra lộn cầu vồng” thì hai bạn cùng nắm tay giơ cao và lộn ra thành lưng đối lưng. Tiếp tục vừa đọc vừa đung đưa người theo nhịp và lộn trở về vị trí ban đầu 
- * Chơi tự do: 
 - Trẻ tự do chọn nhóm
 - Cô bao quát theo dõi, nhắc nhở trẻ. Cô báo sắp hết giờ
 - Trẻ vào lớp làm vệ sinh tay chân
HOAT ĐỘNG VUI CHƠI
XD: Xây lớp học
PV: Bán các loại đồ chơi
Góc nghệ thuật: Xâu vòng tặng bạn phân nhóm đồ vật có màu xanh, xếp cái bàn 
HT: Xem hình của bạn, gọi tên. Xem tranh về bạn, lớp học, đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non
VĐ: Lăn bóng cho bạn
Mục đích yêu cầu
 -Trẻ làm quen với theo tác chơi, biết sử dụng một số đồ chơi phù hợp
- Trẻ biết trao đổi phân công công việc trong quá trình chơi
- Trẻ yêu thương, kính trọng ba mẹ của mình, khong tranh giành đồ chơi với bạn. chơi cất gọn đồ chơi
*Chuẩn bị: 
Cô: búp bê, dây, vòng, khối gỗ, tranh,bóng
Trẻ: biết góc chơi, quần áo sạch sẽ, gọn gàng
Địa điểm: trong lớp sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng.
* Gợi ý hoạt động
Cô và cả lớp chơi trò chơi: “Tìm bạn” giúp trẻ phân biệt được bạn trai, bạn gái từ đó gợi ý để trẻ nói lên được niềm vui thích được đi đến trường. Hỏi trẻ những công việc chính của cô giáo ở lớp? trẻ thể hiện vai trò của cô giáo với nhóm bạn cùng chơi
Cho trẻ quan sát đồ chơi trong góc. Gợi ý trẻ xây hàng rào rồi mới xây các lớp học
Cho trẻ xem vật mẫu. Trẻ nặn các đồ chơi quen thuộc mà trẻ thích.
- Ngoài ra cô còn có nhiều góc chơi khác
- Cho trẻ về góc chơi, trong quá trình trẻ cô bao quát giúp đỡ trẻ. Báo sắp hết giờ, hết giờ. Nhận xét các góc chơi
HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ NGỦ DẬY 
HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
1/. Mục đích yêu cầu 
-Dạy trẻ làm quen cách chơi các trò chơi 
-Trẻ cùng chơi các trò chơi theo hướng dẫn của cô 
- Gíao dục trẻ tham gia chơi trò chơi để được thoài mái sau giờ ngủ dậy và cẩn thận khi chơi 
II/ Chuẩn bị :
-Cô : nắm được các trò chơi, nhạc, bướm 
-Cháu :sức khỏe tốt 
III/. Hướng dẫn 
Thứ hai: VĐTN : Đàn vịt con, trời nắng trời mưa 
Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ cùng vận động theo nhạc bài đàn vịt con vài lần cho trẻ được thoải mái khi ngủ dậy 
Thứ ba: Chơi gà trong vườn rau, lộn cầu vồng 
Cô cho trẻ cùng chơi vài lần cho trẻ được tỉnh táo 
Giáo dục trẻ tích cực tham gia chơi 
Thứ tư: Chơi gà gáy, vịt kêu, chim sẽ ô tô 
Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ chơi vài lần cho trẻ thoải mái khi ngủ dậy 
Giáo dục trẻ cẩn thận khi chơi
Thứ năm: Chơi chi chành chành 
Cô cho trẻ cùng chơi với cô vài lần trò chơi cho trẻ được tỉnh giấc 
Giáo dục trẻ khi chơi không xô đẩy nhau cẩn thận khi chạy 
Thứ sáu: Chơi kéo cưa lừa xẻ, chơi tay đẹp 
Cô cho trẻ cùng tham gia chơi vài lần trò chơi 
Giáo dục trẻ cùng tích cực tham gia chơi
1/. Mục đích yêu cầu :
-Dạy trẻ biết tập trung vào nhóm khi ăn chiều xong 
-Trẻ biết lắng nghe và hát theo nhạc khi xem, đọc thơ theo cô 
- Trẻ không xô đẩy nhau,biết tham đọc thơ với cô 
II/ Chuẩn bị :
Địa điểm: phòng học 
Cô: băng nhạc, phim 
Cháu: vệ sinh sạch sẽ 
III/. Hướng dẫn : 
-Thứ hai: cho cháu cùng chơi trò chơi chi chi chành chành , cùng đọc với cô bài thơ đi nhà trẻ, chim hót 
-Thứ ba : cho cháu cùng xem phim hoạt hình ba chú heo con 
-Thứ tư :tập trung cho cháu cùng chơi với cô trò chơi 
-Thứ năm: cho cháu xem phim ca nhạc với các bài hát cháu được học trong tuần 
-Thứ sáu; cô cháu cùng hát đọc thơ các bài thơ bài hát đã được học 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai : 16/11/ 2020
NBTN
Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ CÔ GIÁO CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ nhận biết gọi tên cô giáo và biết công việc hàng ngày của cô giáo
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động.
- Trẻ biết chào hỏi, lễ phép, kính trọng cô giáo 
II. Chuẩn bị.      
 - Địa điểm: Tại lớp
- Đồ dùng của cô: Tranh cô giáo mặc áo dài, tranh cô giáo đang dạy học
- Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ có lô tô cô giáo và cô giáo dạy học. 
III. Tiến hành.
*1-Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
+ Cô cho trẻ hát bài “cô và mẹ”
Cô đàm thoại với trẻ
+ Trong bài hát của cô có ai?
+ Hàng ngày các con đến lớp găp ai?
Vậy ai cho cô biết công việc hàng ngày của cô là gì?
* Hoạt động 2: trò chuyện về cô giáo của bé
* Khám phá bức tranh Cô giáo:
- Cô đưa tranh Cô giáo ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi:
+ Đố chúng mình biết ai đây?
- Cô nói: Cô giáo
- Cho cả lớp nói: Cô giáo 2 – 3 lần
- Cho cá nhân trẻ nói: Cô giáo
+ Cô giáo mặc áo màu gì?
- Cô nói: Màu xanh
- Cho cả lớp nói: Màu xanh 2 – 3 lần
- Cá nhân trẻ nói: Màu xanh
- Trên tay cô giáo cầm cái gì?
- Cô nói: Cái cặp
- Cho cả lớp nói: Cái cặp 2 – 3 lần
- Cá nhân trẻ nói: Cái cặp
- Cái cặp dùng để làm gì?
+ Cô giáo làm công việc gì?
- Cô chốt lại: Đây là bức tranh cô giáo mặc áo dài màu xanh, trên tay cô cầm cái cặp để đựng sách vở, cô giáo làm công việ dạy học
- Chúng mình có yêu quý cô giáo không?
- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo
* Khám phá bức tranh Cô giáo dạy học:
- Cô đưa tranh Cô giáo dạy học ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi:
+ Bức tranh có ai đây?
- Đây là ai?
- Cô giáo mặc áo màu gì?
- Cô giáo đang làm gì?
- Trên tay cô giáo cầm gì?
+ Cô giáo đang làm công việc gì?
- Đây là ai?
- Các bạn đang làm gì?
- Cô chốt lại, đây là bức tranh vẽ cô giáo và các bạn, cô giáo mặc áo màu đỏ, trên tay cô giáo cầm que chỉ, cô giáo đang dạy học, còn các bạn đang ngồi học bài
- Ngoài công việc dạy học ra cô giáo còn làm công việc gì?
- Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ: Ngoài công việc dạy học ra hàng ngày cô giáo còn làm rất nhiều việc khác chăm sóc cho chúng mình như xúc cơm cho chúng mình ăn, trông cho chúng mình ngủ...
* Giáo dục: Biết chào hỏi, lễ phép, yêu quý, kính trọng và nghe lời cô giáo. Chăm ngoan học giỏi để cô giáo vui lòng.
* Hoạt Động 3 : Trò chơi : Ai chọn đúng
- Cách chơi: Cô chia cho mỗi trẻ một rổ đựng hình ảnh Cô giáo và hình ảnh Cô giáo dạy học. Trẻ chọn hình ảnh Cô giáo, Cô giáo dạy học theo yêu cầu của cô giơ lên và gọi tên hình ảnh được chọn
- Luật chơi: Nếu chọn sai thì phải chọn lại
- Cho trẻ chơi và bao quát trẻ
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
Kết thúc: cho trẻ nghỉ 
Đánh giá cuối ngày
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
************
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba: 17/11/ 2020
Đề tài: dạy hát “CÔ VÀ MẸ”
 NGHE HÁT: CÔ GIÁO
 TCAN : Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả
Trẻ hát đúng lời,đúng giai điệu bài hát
Trẻ yêu thích ca hát và hứng thú chơi trò chơi
II CHUẨN BỊ 
Địa điểm: Phòng học thoáng mát
ĐD cảu cô: Nhạc.
ĐD của trẻ: Quần áo gọn gàng
III HƯỚNG DẪN
 *HĐ 1: Ổn định gây hứng thú:
- Hôm nay đến lớp con được gặp ai?
- Ở lớp ai là người chăm sóc các con?
À đúng rồi hằng ngày cô giáo là người chăm sóc yêu thương chúng mình đấy. Có một bài hát cũng nói về tình cảm yêu thương cô giáo dành cho các con như 2 người mẹ hiền, các ban có biết đó là bài hát gì k?
* HĐ 2:  Dạy hát  “Cô và mẹ” sáng tác Phạm Tuyên
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 không nhạc
- Cô vừa hát bài hát gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác? (Cho cả lớp nhắc lại)
- Bài hát nhắc đến ai?
- Cô chăm sóc con giống như ai?
- Cô hát lần 2 kết hợp với âm nhạc
- Giáo dục: Cô giáo là người mẹ thứ 2 luôn yêu thương chăm sóc các con như người mẹ hiền. vì vậy các con phải nghe lời mẹ và cô giáo, khi đi học không được khóc nhè nhé.
- Cô và các con cùng hát bài hát “Cô và mẹ” nhé. Để hát thuộc, hát hay bài hát các con cùng hát theo cô nhé
- Cô dạy trẻ từng câu một (1- 2 lần)
- Hát kết hợp cùng với nhạc
- Hát theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cô sửa sai cho trẻ
- Hát vỗ tay theo nhịp
- Cả lớp cùng hát
+ Cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
+ Cho cả lớp hát, vận động theo nhạc 1-2 lần.
Nghe hát : “Cô giáo”
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả:
-Hát  lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
-Hát lần 2:  Kết hợp nhạc đệm, biểu diễn.
-Cô mở băng nhạc bài “Cô giáo”, khuyến khích trẻ hát và làm động tác minh hoạ cùng cô.
Họat động 3: TCAN: Lắng nghe tìm đồ vật
Cách chơi: cô cho cả lớp ngội đội hình vòng tròn, một trẻ đi ra ngoài, cô chọn một đồ chơi và để sau lưng 1 bạn, sau đó cô cho cả lớp cất tiến hát và bạn đi ra ngoauf bước vào vòng tròn. Khi trẻ đó đến gần đồ vật thì trẻ cất tiếng hát to, khi bạn di xa thì cả lớp hát nhỏ lại
Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
*Đánh giá cuối ngày :....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
**************
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư :18/11/ 2020
LQVH
Thơ: MẸ VÀ CÔ
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Trẻ biết tên bài thơ “Mẹ và cô” của nhà thơ “Trần Quốc Toàn”
-Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
II CHUẨN BỊ : 
Địa điểm: Phòng học sạch 
Đồ dùng của cô: Tranh truyện
Đồ dùng của cháu: quần áo gọn gàng
III/ HƯỚNG DẪN
1.Hoạt động 1:ổn định và giới thiệu bài
- Cô và các con mình cùng hát và vận động bài hát “Cô và mẹ ” nhé !
- Cô hỏi các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Các con ạ ! Có một bài thơ cũng nói về tình cảm của cô giáo đối với em bé, em bé rất ngoan biết chào mẹ, chào cô đấy các con ạ.Các con hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé!
2. Hoạt động 2: Dạy thơ “Mẹ và cô”
- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe hai lần kết hợp xem tranh
- Cô đọc 1 lần dạy trẻ đọc theo cô từng câu vài lần
- Cả lớp đọc thơ theo cô , mời từng tổ , nhóm cá nhân đọc theo cô bài thơ 
Đàm thọai theo nội dung bài thơ:
+ Bài thơ nói về ai? 
- Buổi sáng con chào ai?
-Chạy tới ôm cổ ai?
-Buổi chiều con chào ai?
- Con sà vào lòng ai?
- Hai chân trời của con là ai và ai?
- Cô giảng giải nội dung: bài thơ nói về 1 em bé rất ngoan biết chào

File đính kèm:

  • docxke hoach tuan Mung ngay tet co giao_13080554.docx