Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh 1: Bé tập làm cô giáo - Năm học 2022-2023
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tất cả các thầy cô dạy học gọi là nghề giáo viên.
- Biết được công việc của cô giáo Mầm Non: Vừa dạy vừa chăm sóc trẻ.
- Biết trả lời các câu hỏi của cô đưa ra: Con biết gì về công việc của cô giáo Mầm Non?
- Trẻ học thuộc bài thơ: “ cô giáo của con”, bài hát: “cô và mẹ”.
- Biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
- Trẻ nhận biết tay trái, tay phải
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động vận động
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về những công việc của cô giáo mầm Non bằng những câu
ngắn gọn, đủ câu.
- Trẻ đọc bài thơ “cô giáo của con” rõ ràng, chính xác.
- Trẻ nhận biết tay trái, tay phải.
3. Thái độ:
- Vui thích khi kể về cô giáo của mình cùng cô và các bạn.
- Trẻ có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với cô
giáo.
- Thể hiện được tình cảm của trẻ đối với cô giáo thông qua các hoạt động tạo, trò chơi
phân vai.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
Chủ đề nghề nghiệp I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất - Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể. - Trẻ có một số kĩ năng vận động để mô tả lại một số hoạt động, công việc của một số nghề trong xã hội: nấu ăn, thợ may, thợ xây, giáo viên, bác sĩ - Phát triển các vận động phối hợp các giác quan. 2. Phát triển nhận thức - Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. - Biết tên gọi, công việc, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm ích lợi của một số nghề gần gũi và phổ biến - Phát triển tính tò mò, hiểu biết, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại đồ dùng, sản phẩm theo nghề. 3. Phát triển ngôn ngữ - Trẻ nói đúng tên gọi của nghề, tên gọi của một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề. - Nói được tên nghề, các công việc của bố, mẹ đang làm - Sử dụng được từ, câu phù hợp khi trò chuyện về nghề ( tên gọi, sản phẩm) - Biết nói lên những điều trẻ biết và quan sát thấy. 4. Phát triển tình cảm xã hội - Trẻ biết yêu cái đẹp và sự đa dạng phong phú về những công việc và sản phẩm của các nghề. Biết quý trọng sản phẩm (thành quả) của người lao động và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Thể hiện cảm xúc, tình cảm về các công việc trong xã hội qua các bức tranh vẽ, bài hát, có cử chỉ lời nói kính trọng lễ phép đối với người lớn. 5. Phát triển thẩm mỹ - Có tình cảm yêu quý, tôn trọng người lao động. - Có một số thói quen tự phục vụ. - Biết hát và kết hợp vận động đơn giản như: nhún nhảy, làm động tác biểu cảm . theo các bài hát về chủ đề Nghề nghiệp ( Cháu yêu cô chú công nhân, cô và mẹ ) - Thể hiện hứng thú khi tham gia các hoạt động vẽ, tô màu, nặn để tạo ra những sản phẩm của các nghề II. MẠNG CHỦ ĐỀ BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO - Trẻ biết công việc và nơi làm việc của cô giáo mầm non - Trẻ biết 1 số đồ dùng của giáo viên dạy học - Bé có yêu quý cô giáo không? - Lớn lên bé có thích làm cô giáo không? BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ Y? - Công việc của bác sĩ . - Nơi làm việc của bác sĩ. - Các công cụ, trang phục làm việc của bác sĩ. - Tình cảm của trẻ đối với bác sĩ. LỚN LÊN CON SẼ LÀM GÌ? BÉ TẬP LÀM CHÚ XÂY DỰNG - Công việc của cô chú thợ xây. - Nơi làm việc của cô chú thợ xây. - Các công cụ, trang phục làm việc của cô chú thợ xây. - Sản phẩm của cô chú thợ xây. - Tình cảm của trẻ đối với cô chú xây dựng. BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ NÔNG? - Công việc chính của nghề nông: Trồng lúa, cây ăn củ, quả, rau.. - Sản phẩm chính của bác nông dân - Nơi làm việc của bác nông dân. - Tình cảm của trẻ đối với bác nông dân KẾT QUẢ MONG ĐỢI Lớn lên con sẽ làm gì? PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT *Dinh dưỡng: Trẻ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, không kiên khem. Biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn. * Vận động: Trẻ mạnh dạng tự tin thể hiện các vận động cơ bản một cách thành thạo. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ biết được tên gọi các nghề gần gũi quanh trẻ. - Trẻ gọi đúng tên đồ dùng của các nghề. - Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày lễ 20/11. - Trẻ mạnh dạng đọc thơ, trò chuyện cùng cô. Trả lời tròn câu, mạnh dạng. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Tạo hình; Trẻ biết sử dụng bút để vẽ và tô màu theo sự hướng dẫn của cô. Dùng đôi tay khéo léo của mình để nặn được các sản phẩm theo yêu cầu. *Âm nhạc: - Trẻ thuộc bài hát chủ đề và nhún nhảy tự nhiên theo nhạc. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Tìm hiểu xã hội: - Trẻ có một số hiểu biết vềcác nghề trong xã hội, về ngày lễ 20/11, nhận biết các đồ dùng của các nghề. * Toán: Trẻ có khái niệm sơ đẳng về các hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Trẻ yêu quý các nghề trong xã hội. - Trẻ thể hiện các nghề qua vai chơi. - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc trước không khí ngày lễ hội. - Trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè. - Trẻ biết chào hỏi khi gặp người lớn. Chủ đề nhánh 1 Bé tập làm cô giáo Thời gian thực hiện 1 tuần Từ ngày 31/10 đến ngày 4/11/2022 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được tất cả các thầy cô dạy học gọi là nghề giáo viên. - Biết được công việc của cô giáo Mầm Non: Vừa dạy vừa chăm sóc trẻ. - Biết trả lời các câu hỏi của cô đưa ra: Con biết gì về công việc của cô giáo Mầm Non? - Trẻ học thuộc bài thơ: “ cô giáo của con”, bài hát: “cô và mẹ”. - Biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam. - Trẻ nhận biết tay trái, tay phải 2. Kỹ năng: - Rèn sự khéo léo phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động vận động - Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về những công việc của cô giáo mầm Non bằng những câu ngắn gọn, đủ câu. - Trẻ đọc bài thơ “cô giáo của con” rõ ràng, chính xác. - Trẻ nhận biết tay trái, tay phải. 3. Thái độ: - Vui thích khi kể về cô giáo của mình cùng cô và các bạn. - Trẻ có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với cô giáo. - Thể hiện được tình cảm của trẻ đối với cô giáo thông qua các hoạt động tạo, trò chơi phân vai. - Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II. MẠNG NỘI DUNG Đồ dùng của nghề dạy học Tôi yêu nghề cô giáo. Những công việc mà cô giáo thường làm: soạn giáo án, lên lớp dạy, làm đdđc, chăm sóc trẻ. BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO III. MẠNG HOẠT ĐỘNG BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Vận động: Đi bước ngang dồn qua qua vật cản * Trò chơi: Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * KPKH: nhận biết tay trái, tay phải PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: cô giáo của con PHÁT TRIỂN THẪM MỸ. * Â m nhạc: . DH: Cô và mẹ . NH: Cô giáo em . TC: Ai đoán giỏi PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Trò chơi đóng vai: Cô giáo. Người đầu bếp giỏi. - Trò chơi xây dựng: Trường học. - Trò chơi học tập: chọn dụng cụ cho nghề. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Từ ngày 31/10 đến ngày 4/11/2022 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu ĐÓN TRẺ - Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất giày, dép, cặp đúng nơi quy định, tìm đúng tên của mình. - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề của tuần. - Thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát lớp học Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Quan sát hoa, cây xanh trong trường Trò chơi: Gieo hạt Quan sát thời tiết Trò chơi: Mèo đuổi chuột Quan sát sân trường, nghe kể chuyện về cô giáo Trò chơi: Tạo dáng Quan sát thời tiết Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KPTCXH Bé biết gì về nghề dạy học? PTTM DH: Cô và mẹ NH: Cô giáo em TC: Ai đoán giỏi PTNT Bé nhận biết tay trái, tay phải PTVĐ Thi nhau bước ngang dồn qua vật cản. PTNN Đọc thơ: Cô giáo của con HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: cô giáo, người đầu bếp giỏi. - Góc xây dựng: Trường học của bé - Góc học tập: So hình, xem sách về các nghề. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, tô màu tranh, làm đồ chơi bằng lá cây. - Góc thiên nhiên: Quan sát các loại hoa trong góc thiên nhiên của lớp, nhận xét màu sắc, cấu tạo hương thơm của chúng. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện về nghề dạy học, những công việc cô giáo thường làm mà trẻ thấy. - Nghe kể chuyện , đọc thơ, hát những bài hát chủ đề. - Nêu gương - Chơi tự do chuẩn bị ra về Hoạt động góc NỘI DUNG/ TÊN GÓC YÊU CẦU CHUẨN BỊ GỢI Ý HOẠT ĐỘNG GÓC PHÂN VAI Cô giáo, nấu ăn Trẻ biết tên góc, biết vào góc chơi, thể hiện vai chơi , không tranh giành đồ chơi Bộ đồ chơi nấu ăn, búp bê, đồ chơi cô giáo. Cô gợi ý giúp trẻ phân vai chơi: mẹ, con, chị em, cô giáo, học trò. - Trò chuyện với trẻ về công việc của mẹ hàng ngày: đi chợ, nấu ănCô giáo thì dạy học trò như thế nào, chăm sóc như thế nào? GÓC XÂY DỰNG Trường của bé Trẻ vào góc chơi, lấy gạch xây thành hàng rào nhẹ nhàng, sắp xếp hợp lý. Bộ đồ chơi xây dựng, đồ chơi lắp ráp, hoa cỏ. - Dạy trẻ kỷ năng xếp hàng rào, xây lớp học, xếp sân trường, trồng thêm một số hoa cỏ, trước sân có bé đang đến trường. GÓC HỌC TẬP Xếp hạt,xem sách, truyện tranh, xếp hình rời Trẻ tham gia trò chơi đúng luật, lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải, ghép hình rời thành hình hoàn chỉnh Hạt, hình rổng, sách chủ đề, tranh ảnh về nghề cô giáo .Các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Cô hướng dẫn trẻ xếp hạt , lật sách nhẹ nhàng từ trái sang phải. Xếp hình và so sánh xem ai xếp được nhiếu hơn, phân biệt đồ dùng của các nghề trong xã hội.. GÓC NGHỆ THUẬT Tô màu, nặn, xé dán, lá cây, hát Biết di màu và dán những đồ dùng các nghề, nặn những đồ chơi sản phẩm của các nghề mà bé thích, biểu diễn văn nghệ Giấy vẽ có hình các đồ dùng, dụng cụ các nghề, bút màu, đất nặn, lá cây, hồ dán, nhạc cụ Cô cho trẻ xem tranh mẫu và trẻ tô màu theo mẫu, dán vẽ thêm những sản phảm của các nghề, nặn những đồ chơi mà bé thích, xếp lá cây thành những hình dụng cụ các nghề. Hát, biểu diễn văn nghệ GÓC THIÊN NHIÊN Chăm sóc cây, lau lá Biết chăm sóc cây, lau lá cây, tưới cây, nhặt lá vàng, bắt sâu Một số chậu hoa kiểng, bình tưới , khăn lau. Cô hướng dẫn trẻ nhổ cỏ, tưới cây, lau lá cho cây, nhặt lá vàng cho vào thùng rác, vệ sinh góc chơi, biết ích lợi của việc trồng cây. Quá trình chơi: - Nhận ký hiệu vào góc chơi. - Nhận xét thu dọn đồ chơi Hoạt động ngoài trời I. Mục tiêu: - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật: tên gọi nghề của ba mẹ, đồ dùng dụng cụ sử dụng cho nghề giáo viên . - Tham gia chơi trò chơi đúng luật, nhiệt tình trong khi chơi, không xô đẩy chen lấn bạn khi chơi. - Giáo dục trẻ thương yêu, nhườn nhịn nhau khi chơi. II. Chuẩn bị - Sân trường sạch , thoáng mát. - Phấn vẽ, thùng tưới để chăm sóc vườn của bé. III. Tổ chức hoạt động * Quan sát: quan sát thời tiết, sân trường, cây hoa kiểng. - Cô cùng trẻ đi dạo chơi quanh sân trường, vừa đi vừa đọc đồng dao đến nơi thoáng mát ngồi thành vòng tròn. - Trò chuyện với trẻ về đặc điểm nổi bật của nghề giáo viên - Bé nhìn thấy bác bảo vệ đang làm gì? - Bé thấy công việc của bác bảo vệ như thế nào? - Bé thích giúp bác bảo vệ và cô lao công nhặt lá vàng cho vào thùng rác không? - Bé có biết việc làm của mình đã giúp ích cho các bác và các cô như thế nào không? - Bé có muốn giúp các cô tưới cây không? * Trò chơi: Mèo đuổi chuột, gieo hạt, tạo dáng. - Cô gới thiệu luật chơi và cách chơi - Cho trẻ chơi vài lần - Cô động viên trẻ chơi đúng luật, tích cực tham gia chơi cùng bạn. * Dạo chơi sân vườn: - Cô hướng dẫn trẻ dạo chơi tham quan sân vườn trường, giới thiệu cho trẻ biết về một số cây trồng có ở sân trường. - Hướng dẫn trẻ cách tưới cây. - Cho trẻ trải nghiệm: tưới cây trong vườn trường * Chơi tự do: - Trẻ biểu diễn trên sân khấu ngoài trời. - Vẽ theo ý thích. - Trẻ chơi tự do trên sân trường Thứ hai A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thực hiện như đã soạn C. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực khám phá tình cảm xã hội Tên bài: Bé biết gì về nghề dạy học I. Mục tiêu: - Kiến thức: Trẻ biết tên nghề, đồ dùng phục vụ cho nghề dạy học. - Kỉ năng: Nhanh nhẹn khi chơi và thực hiện đúng theo yêu cầu của cô. - Giáo dục trẻ biết chơi cùng nhau, nhường nhịn cùng nhau khi chơi, biết yêu quý cô giáo. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ nghề giáo viên, đồ dùng của nghề giáo viên. - Tranh lô tô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện, gợi mở - Cô cho trẻ hát : “ Cô và mẹ”. - Đàm thoại với trẻ: + Các con vừa hát bài nói về ai? + Mẹ có thương yêu các con không? Ở nhà mẹ đã làm gì cho các con? + Khi đến trường các con gặpai? Cô giáo cũng giống như là người mẹ thứ 2 của các con, bây giờ lớp chúng ta cũng đi tìm hiểu xem công việc của cô giáo ở trường như thế nào nha. * Hoạt động 2: nhận thức về nghề dạy học - Hỏi trẻ: + Các con đến trường để làm gì? + Ai dạy các con học? Ai cho các con chơi? + Vậy các con biết cô giáo làm nghề gì không? - Cho cháu xem tranh vẽ công việc - Cả lớp hát. - Trẻ tự trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ tự trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời của cô giáo. Hỏi: + Tranh vẽ ai? + Cô giáo đang làm gì? Trước khi dạy cô giáo phải soạn giáo án trước khi lên lớp đó các con. + Đến lớp cô dạy con học những gì? Cô dùng những dụng cụ gì để dạy các con học? + Khi học con phải như thế nào? + Ngoài dạy các con học cô còn tổ chức cho các con làm gì nữa đây? ( cho cháu xem tranh ) + Các bạn trong tranh đang làm gì mà vui thế? Cô rất yêu quý các con, dạy các con học còn cho các con chơi với nhiều đồ chơi nữa . Khi chơi các con nhớ đoàn kết không tranh giành , quăn ném đồ chơi nhé. + Hỏi: con biết bức tranh này cô đang chăm sóc các con giờ gì vậy? + Cô dạy con những gì trong bữa ăn? (Khi ăn các con phải ăn hết phần ăn mà cô đã phân, không làm rơi vãy thức ăn ra ngoài và không múc cho bạn phần ăn của mình để được cô khen nha) + Để cơ thể luôn khỏe mạnh da dẻ hồng hào thì các con phải làm gì?( giáo dục trẻ tập thể dục buổi sáng) + Sau khi ăn xong cô giáo làm gì cho con nữa? + Trong giờ ngủ cô nhắc nhỡ các con như thế nào? Giờ ngủ phải ngủ thật say không ai được cầm đồ chơi đi ngủ thế mới là bé ngoan. + Cô giáo ở trường giống như mẹ các con ở nhà không? Vậy các con có thương yêu cô giáo không nè? + Cô và các con vừa trò chuyện về những công việc của cô giáo ở trường mầm non? Ngoài ra còn có những thầy cô giáo dạy - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nghe. - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lằng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nghe, trẻ tự trả lời. ở các cấp học khác nữa các con có biết không? Các thầy giáo, cô giáo dạy các anh, chị ở tiểu học, trung học cùng được gọi chung là nghề giáo viên, sắp đến 1 ngày lễ quan trọng của tháng 11 có bạn nào biết không? Ngày đó là ngày lễ gì? * Hoạt động 3: Cho cháu chơi trò chơi về đúng nhà. - Nêu cách chơi cho trẻ hiểu và cho trẻ chơi (khi hát hết bài hát thì bạn trai về nhà thầy giáo, bạn nữ về nhà cô giáo) - Cho trẻ chơi vài lần Giáo dục: Trong xã hội có nhiều ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng đáng quý. Trong đó nghề giáo viên mà mọi người ai cũng kính trọng và các cô rất vất vã để dạy dỗ, chăm sóc các con để các con trở thành con ngoan trò giỏi. Thế các con phải làm gì để đền đáp công ơn của các cô? - Cho cháu chơi: Uống nước chanh - Trẻ nghe và tham gia chơi. - Trẻ nghe và trả lời. - Cả lớp cùng chơi. D. HOẠT ĐỘNG GÓC Thực hiện như đã soạn E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện về công việc của ba mẹ và những người thân trong gia đình. - Hát: “cô và mẹ” - Nêu gương - Chơi tự do, chuẩn bị ra về. Thứ ba A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thực hiện như đã soạn C. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Môn: GDAN Dạy hát: CôVà Mẹ Nội dung trọng tâm: dạy hát bài “Cô và Mẹ” Nội dung kết hợp nghe hát: CÔ GIÁO EM TCAN: AI ĐOÁN GIỎI I. Mục tiêu - Kiến thức: Trẻ biết công việc làm của cô và mẹ. Trẻ nhớ và thuộc bài hát - Kỹ năng: Chú ý nghe hát và thuộc lời bài hát, hát đúng theo giai điệu bài hát, hứng thú nghe cô hát. Vận động đúng nhịp nhàng, thể hiện niềm vui sự thích thú khi hát. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, yêu quý mọi người xung quanh, tôn trọng các nghề trong xã hội. II Chuẩn bị - Đàn, máy, băng nhạc. - Nhạc cụ, mũ chóp kính. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Dạy hát - Lắng nghe, lắng nghe. Các con hãy lắng nghe và trả lời câu đố của cô nha: “ Ai dạy bé vẽ Múa hát cùng chơi Ai yêu thương bé Như mẹ ở nhà” - Nhìn xem cô có tranh vẽ gì đây? - Cô giáo đang làm gì vậy? - Đến trường các con được cô dạy biết bao nhiêu điều, nào là được học được chơi, các con có thích không? Và hôm nay cô sẽ dạy các con hát bài hát “ cô và mẹ” sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên nha. - Nghe gì, nghe gì? - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và trả lời - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe toàn bài hát. Hỏi: trong bài hát nói về ai nè? - Nội dung: Ở nhà mẹ là người chăm sóc và dạy dỗ các con, còn khi đến trường thì cô là người dạy và quan tăm chăm sóc cho các con đó. Các con có yêu mẹ và cô không? Vậy để biết ơn cô và mẹ các con phải làm gì? - Cô hát lần 2+ đàn cho trẻ nghe. - Dạy trẻ hát cùng cô vài lần. - Cho trẻ hát nâng cao. * Hoạt động 2: Vận động theo nhạc - Cô vỗ tay theo nhịp cho trẻ xem. - Tập cho trẻ vỗ tay theo nhịp. - Từng tổ hát + vỗ tay theo nhịp. - Nhóm, cá nhân hát +vỗ tay theo nhịp. - Cá nhân. Cho trẻ hát theo tính hiệu tay của cô, tay cô chỉ đến tổ nào thì tổ đó hát lớn và rỏ. *Hoạt động 3: Nghe hát “cô giáo em” sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường. - Cô giáo là người quan tâm chăm sóc đặc biệt cho các con những lúc con ở trường, vì vậy nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường đã sáng tác bài hát có tên là “ Cô giáo em”, hôm nay cô hát cho các con nghe bài hát này, các con chú ý nghe nha - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Nội dung: Bằng những nốt nhạc êm nhẹ, nhạc sĩ đã nói lên tình thương yêu của cô giáo đối với các con giống như mẹ ở nhà. - Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa. - Cho trẻ nghe băng, cô minh họa. Là bé ngoan phải biết vâng lời người lớn, thương yêu cô giáo và ba mẹ đã cực nhọc nuôi các con thành người, vì vậy các con phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cất gọn gàng ngăn nắp mỗi khi chơi nha. Khi chơi phải biết chơi ở những nơi an toàn, không lớn tiếng khi chơi gây ồn, làm ảnh hưởng mọi người xung quanh nha *Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi” - Cô giới thiệu cách chơi: 1 bạn lên ngồi đội mũ chóp kín và lắng nghe xem ai đang hát, bạn hát đã sử dụng nhạc cụ gì. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên nhắc nhỡ trẻ cố gắng đoán xem ai đang hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ nhìn xem - Trẻ hát - Nhóm, cá nhân tre hát - Trẻ hát theo tính hiệu của cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nhìn - Trẻ lắng nghe và sử dụng nhạc cụ gì. - Trò chơi “ Gió thổi” những đồ dùng về đúng nơi quy định Kết thúc -Trẻ cùng chơi - Trẻ cất đồ chơi D. HOẠT ĐỘNG GÓC Thực hiện như đã soạn F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện về công việc của ba mẹ và những người thân trong gia đình. - Hát: “cô và mẹ” - Nêu gương - Chơi tự do, chuẩn bị ra về. Thứ tư A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thực hiện như đã soạn C. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực phát triển nhận thức TAY PHẢI BÉ ĐÂU I. Mục tiêu - Kiến thức: Trẻ nhận biết tay phải, tay trái - Kỹ năng: Rèn cháu nề nếp trong học tập, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, vệ sinh cá nhân. II. Chuẩn bị - Quyển sách to, quyển sách nhỏ. - Đồ dùng dạy học - Vườn hoa. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ôn nhận biết to- nhỏ - Gió thổi gió thổi Thổi các con đến góc học tập cùng cô - Các con ơi, nhìn xem cô có gì đây? Cho trẻ so sánh 2 quyển tập, quyển tập dùng để làm gì vậy con? Dành cho ai? - Vì sau con biết? - Hát bài “ trời nắng, trời mưa”các tổ đi tìm cho cô đồ dùng dành cho giáo viên, hết bài hát các con để đồ dùng đó vào rổ của mình nha. * Hoạt động 2: Nhận biết tay phải- tay trái - Trẻ đại diện tổ chọn và cầm đồ dùng trên tay Cô hỏi: + Tay phải con cầm gì ? Dùng để làm gì ? + Tay trái con cầm gì ? Dùng để làm gì ? - Hỏi: Đàm thoại trẻ tay trái con thường làm gì? Tay phải con thường làm gì? - Tất cả giơ tay phải xem nào? - Tất cả giơ tay trái lên nào? Các co
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh.pdf