Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh 1: Bé yêu cây xanh

I. Mục tiêu

- Trẻ biết xếp hàng theo tổ, không xô đẩy nhau

- Trong khi tập chú ý tập theo cô các động tác bài “Lý cây xanh”

II. Chuẩn bị

- Sân tập sạch sẽ.

III. Cách tiến hành

1. Khởi động

- Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm về 3 hàng dọc tập bài đi đều,dãn hàng ngang theo tổ.

2. Trọng động

- Hô hấp: hít vào thở ra.

- Cô cùng trẻ tập các động tác bài “Lý cây xanh” 2-3 lần x 4 nhịp

+ ĐT tay: 2 tay đưa lên cao hạ xuống

+ ĐT chân: Khuỵu gối 2 tay đưa trước

+ ĐT bụng: Cúi gập người phía trước tay chạm ngón chân

+ ĐT bật: Bật tại chỗ

 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

 

docx140 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh 1: Bé yêu cây xanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
NHÁNH 1. “BÉ YÊU CÂY XANH” (1 tuần)
Thời gian thực hiện: từ 06/02 – 10/02/2017
Thể dục sáng
-----@-----
Tập các động tác bài “Lý cây xanh”
I. Mục tiêu
- Trẻ biết xếp hàng theo tổ, không xô đẩy nhau
- Trong khi tập chú ý tập theo cô các động tác bài “Lý cây xanh”
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ.
III. Cách tiến hành
1. Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm về 3 hàng dọc tập bài đi đều,dãn hàng ngang theo tổ.
2. Trọng động
- Hô hấp: hít vào thở ra.
- Cô cùng trẻ tập các động tác bài “Lý cây xanh” 2-3 lần x 4 nhịp
+ ĐT tay: 2 tay đưa lên cao hạ xuống
+ ĐT chân: Khuỵu gối 2 tay đưa trước
+ ĐT bụng: Cúi gập người phía trước tay chạm ngón chân
+ ĐT bật: Bật tại chỗ
 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập
Chơi hoạt động góc
------@------
I. Nội dung
* Góc phân vai : Chơi bán hàng (Bán cây xanh)
* Góc xây dựng : Xếp hàng rào
* Góc học tập : Đọc thơ, xem tranh về 1 số loại cây
* Góc nghệ thuật : Hát, tô màu về cây xanh
II. Mục tiêu
-Trẻ nhận biết được các góc chơi, vai chơi, thể hiện hành động của vai chơi.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, quan sát, tô màu...
- Tích cực, hứng thú tham gia vào các góc chơi, vai chơi, đoàn kết trong khi chơi.
III. Chuẩn bị
- Cây xanh, hàng rào, tranh, 1 số đồ dùng, đồ chơi về các loại cây, hoa, đồ bán hàng, 1 số dụng cụ âm nhạc, sáp màu, sách vở
IV. Cách tiến hành
* Ổn định tổ chức : Cô rủ trẻ lại gần cô nói : ‘Xúm xít, xúm xít’, trẻ nói ‘Bên cô, bên cô’. Cô hỏi trẻ :
1. Hoạt động 1
- Các con đang khám phá chủ đề gì?
- Có mấy góc chơi? 
- Là những góc nào?
- Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì ?
- Con thích chơi ở góc nào ?
 (Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết) 
2. Hoạt động 2
- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã nhận.
- Cô quan sát, điều chỉnh số trẻ chơi ở các góc, nhóm chơi cho phù hợp.
- Giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
3. Hoạt động 3
- Cô đến từng góc, nhóm chơi, động viên, khuyến khích trẻ chơi
- Cô hỏi trẻ: Con đang chơi gì? Con làm được những gì?
- Giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cho trẻ hát bài ‘Cất đồ chơi’, kết hợp thu dọn đồ dùng đồ chơi cất vào nơi quy định.
TCVĐ: Gieo hạt
TCHT: Cái gì trong túi
TCDG: Dung dăng dung dẻ
Thứ hai, ngày 06 tháng 02 năm 2017
GDPT Nhận Thức
NBtn: tên và đặc điểm nổi bật của cây xanh
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của cây nhãn,cây bưởi
- Trẻ biết được quá trình phát triển của cây.
- Trẻ biết cây xanh có nhiều lợi ích đối với đời sống con người. (Cho gỗ, cho hoa, quả, cho bóng mát...
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
2. Kĩ năng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng, nói đủ câu cho trẻ.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào giờ học.
- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, không đượcngắt lá, bẻ cành, phá cây....
II. Chuẩn bị
- Tranh về cây nhãn, cây bưởi Hoặc cây thật
- Lô tô về quả bưởi, quả nhãn 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Cô rủ trẻ lại gần cô nói ‘xúm xít, xúm xít’. 
- Cô cùng trẻ đàm thoại về 1 số loại cây
- Cho trẻ hát bài ‘Lý cây xanh’ đi về chỗ ngồi...
2.Nội dung
 HĐ 1. Quan sát, đàm thoại
* Nhận biết tên và đặc điểm nổi bật của cây nhãn
- Cho trẻ chơi ‘Trời tối, trời sáng’
- Cô đưa tranh (Cây nhãn thật) ra cho trẻ quan sát và hỏi :
- Đây là cây gì ?
- Cô phát âm 2-3 lần
- Cho cả lớp phát âm ‘Cây nhãn’ (3- 4 lần)
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
- Cô chỉ lần lượt vào từng bộ phận của cây nhãn (Gốc, rễ, thân, cành, lá...) và hỏi trẻ :
- Cây nhãn có những đặc điểm gì ?
- Đây là cái gì ? (Gốc cây) => Cho trẻ phát âm
- Gốc cây có gì ? 
- Thân cây đâu ? 
- Thân cây màu gì ?
- Thân cây có những gì đây? (Cành, lá)
- Lá nhãn màu gì?
- Vậy cây nhãn cần gì để lớn lên, ra hoa, kết quả? (Đất, nước, ánh sáng,....) 
 (Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ hiểu)
- Trồng nhãn để làm gì ? (Quả, gỗ,bóng mát...)
=> Cô khái quát lại đặc điểm của cây nhãn... Cây nhãn sống được là nhờ có đất, nước, ánh sáng và nhờ vào bàn tay con người chăm sóc, bảo vệ thì cây mới lớn nhanh ra hoa và kết nhiều quả ngọt trái thơm được. 
- Giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo vệ cây,không ngắt lá, bẻ cành... 
* Nhận biết tên, đặc điểm nổi bật của cây bưởi.
 (Với cây bưởi cô hướng dẫn tương tự)
 HĐ 2. Phân biệt cây nhãn, cây bưởi 
- Bạn nào lên chỉ cho cô xem cây nhãn đâu? Cây bưởi đâu?
- Cây nhãn, cây bưởi giống, (khác) nhau ở điểm nào?
 (Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết)
- Cây nhãn, cây bưởi giống nhau: đều cho quả, cho gỗ...
- Cây nhãn khác cây bưởi: Cây bưởi có gai, cây nhãn không có gai, lá bưởi to, lá nhãn nhỏ, quả bưởi to có múi, có nhiều hạt, quả nhãn nhỏ không có múi, có 1 hạt...
* Mở rộng:
- Ngoài cây nhãn, cây bưởi ra các con thấy còn có những cây gì nữa ?
 (Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết.)
- Có rất nhiều các loại cây khác nữa như cây cho hoa để làm cảnh, để trang trí vào những ngày hội, ngày lễ..., cây cho bóng mát, cho quả, cho gỗ...
- Tất cả những loại cây này đều có ích đối với đời sống con người cho nên các con cần phải chăm sóc, bảo vệ cây, không được bẻ cành, ngắt lá
3. Trò chơi
* Cho trẻ chơi ‘Thi xem ai chọn nhanh’
- Cô gt tên trò chơi,cách chơi: Khi cô nói đến tên cây nào, quả nào thì các con tìm chọn cây đó, quả đó giơ lên nói đúng tên cây đó, quả đó cho cô. 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Cho trẻ chơi trò chơi ‘Gieo hạt’
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
4. Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học
- Bên cô, bên cô
- Trẻ hát
- Trẻ chơi
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên chỉ và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐ có mục đích
- Quan sát tranh cây bàng
2. Trò chơi 
-TCVĐ ‘Gieo hạt’ (Mới)
- TCDG : Chi chi chành chành
3. Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô
- Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của cây bàng
- Trẻ biết tên trò chơi, luật cách chơi, biết chơi các trò chơi
- Phát triển cơ chân, cơ tay. Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận động, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Luyện phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
- Biết đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị
- Tranh cây bàng
- 1 số đồ dùng đồ chơi
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
2. Nội dung
* HĐ 1. Quan sát tranh cây bàng
- Cô đưa tranh cây bàng ra hỏi trẻ: 
- Đây là cây gì?
- Cô phát âm
- Cho cả lớp phát âm 2-3 lần 
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
- Cây bàng có những đặc điểm gì? Gốc cây bàng đâu?
- Gốc cây bàng có gì?
- Đây là gì của cây bàng?
- Thân cây bàng màu gì? 
- Tán lá bàng đâu? 
- Tán lá bàng màu gì?
- Trồng cây bàng để làm gì?
- Cây bàng phát triển và lớn lên nhờ vào những gì?
- Cô khái quát lại về cây bàng.
=>Giáo dục trẻ phải biết chăm sóc, bảo vệ, tưới nước, không bứt lá, bẻ cành cây
* HĐ 2. Trò chơi
* Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gieo hạt”
- Luật chơi: Trẻ thực hiện các động tác phù hợp với lời ca
- Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn và thực hiện các động tác theo lời ca như sau:
+ Gieo hạt: Từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất
+ Nẩy mầm: Từ từ đứng thẳng lên
+ Một cây: Giơ 1 tay lên cao
+ Hai cây: Giơ 2 tay lên cao
+ Một nụ: Úp 1 bàn tay xuống
+ Hai nụ: Úp 2 bàn tay xuống
+ Một hoa: Ngửa 1 bàn tay lên và xòe các ngón ra
+ Hai hoa: Ngửa nốt bàn tay còn lại lên và xòe các ngón ra
+ Mùi hương thơm ngát: Đưa 2 tay vào mũi hít thật sâu làm đt ngửi hoa
+ Một quả: Giơ 1 tay ngang ngực, ngửa bàn tay ra
+ Hai quả: Ngửa tiếp bàn tay còn lại ra
+ Gió thổi cây nghiêng: Giơ 2 tay thẳng trên đầu. Nghiêng người sang trái,sang phải vừa làm đt vừa nói: “ Gió thổi” 
( nghiêng sang trái), “ Cây nghiêng” ( nghiêng sang phải)
+ Lá rụng, nhiều lá: Ngồi thụp xuống đất và nói: “Nhiều lá”, 2 tay lắc cổ tay.
- Cô chơi mẫu
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
* TCDG “Chi chi chành chành”
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Chơi tự do
- Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát.
- Trẻ chơi
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Cho trẻ chơi hoạt động góc
2. Trò chơi
- Dung dăng dung dẻ
3. Đánh giá trẻ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên các góc chơi
- Biết thể hiện 1 số hành động của vai chơi
- Biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
II. Chuẩn bị
- 1 số đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Cô rủ trẻ lại gần cô nói “Xúm xít, xúm xít”...
- Cho trẻ chơi “Gieo hạt”
2. HĐ Góc
- Cô hỏi trẻ:
- Có những góc chơi nào?
- Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì?
- Chơi như thế nào?
- Con thích chơi góc nào?
- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã đăng ký
- Cô đi quan sát điều chỉnh số trẻ ở các góc, nhóm chơi cho phù hợp.
- Cô đi đến từng góc chơi và hỏi trẻ:
+ Con đang chơi góc nào đây?
+ Con chơi như thế nào?
(Cô đến từng góc,nhóm chơi động viên khuyến khích trẻ chơi và giúp đỡ trẻ khi cần thiết )
2. Trò chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Đánh giá trẻ
- Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch.
- Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ
- Bên cô, bên cô
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
Thứ ba, ngày 07 tháng 02 năm 2017
GDPT Thể Chất
- VĐCB: Đi theo đường ngoằn nghèo
- BTPTC: TC
- TCVĐ: Chim và ô tô.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi theo đường ngoằn nghèo 
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng
- Rèn kỹ năng đi theo đường ngoằn nghèo
- Rèn cho trẻ tính tập trung, và sự mạnh dạn, tự tin
- Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh 
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
- Biết đoàn kết trong khi chơi
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ
- Cô vẽ 2 con đường ngoằn nghèo rộng 30-35cm
- Cây xanh, chậu cây,vòng thể dục
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sức khỏe
1. Khởi động.
- Bây giờ cô mời các con lên tàu đi thăm vườn cây nhà bạn Sóc. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, rèn cho trẻ các kiểu đi: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, đi chậm, đi nhanh, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường cho trẻ về hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng theo tổ để tập bài tập phát triển chung.
2. Trọng động.
a. BTPTC . Cô cùng trẻ tập các động tác ptc 2 lần x 4 nhịp. Nhấn mạnh động tác chân
* Động tác 1 Tay: 2 tay đưa trước, lên cao 
- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi.
- Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước (lòng bàn tay sấp)
- Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau)
- Nhip 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị (tập 2 lần)
* Động tác 2 Chân: Đưa lần lượt từng chân ra trước
- TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay trống hông
- Nhịp 1: Đưa 1 chân lên phía trước
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị
- Nhịp 3: Đổi chân
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị (Tập 3 lần)
* Động tác 3 Bụng: Đứng cúi người về trước
- TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi
- Nhịp 1: 2 tay đưa cao ,lòng bàn tay hướng vào nhau
- Nhịp 2: Cúi gập người về trước,tay chạm ngón chân
- Nhịp 3 : Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn (Tập 2 lần)
* Động tác 4: Bật tại chỗ
- Trẻ bật theo cô 2 lần 
 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 
b. Vận động cơ bản: Đi theo đường ngoằn nghèo
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô vận động mẫu 2 lần kết hợp phân tích vận động: 
- Cô nói: Cô có 2 con đường ngoằn nghèo, ở 2 bên đường có nhiều cây xanh, khi đi các con đi cẩn thận không được chạm vào cây xanh, không được dẫm vào vạch đường các con nhớ chưa nào.
 TTCB: Cô đứng tự nhiên sát vạch chuẩn, 2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh đi, cô đi phối hợp tay chân nhịp nhàng trong đường ngoằn nghèo,đi không cúi đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước, đi đến chậu cây, cô cầm lấy 1 cây mang về để vào chậu cây của đội mình xong đi về chỗ của mình đứng.....
- Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu 
- Sau đó cô cho 2-4 trẻ lần lượt lên vận động đến hết lớp 2-3 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ vận động (trẻ khác đứng cổ vũ)
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động. Chúng mình vừa vận động đi theo đường gì?
- Cô mời 1 trẻ lên vận động
c. Trò chơi “Chim và ô tô”.
- Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Kết thúc: Cô nhận xét tiết học
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
- Tập 2 lần
- Tập 3 lần
- Tập 2 lần
- Tập 2 lần
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- 2 trẻ làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát cây hoa bỏng
2. Trò chơi 
- TCVĐ: “Gieo hạt 
- TCDG: “Dung dăng dung dẻ”
3. Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của cây hoa bỏng
- Biết được ích lợi của chúng
- Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Biết đoàn kết trong khi chơi 
II. Chuẩn bị
- Chậu hoa bỏng 
-1 số đồ dùng đồ chơi
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi ‘Trời tối, trời sáng’
2. Nội dung 
* HĐ 1. Quan sát chậu hoa bỏng
+ Cô đưa chậu hoa bỏng ra hỏi trẻ : 
- Đây là cây hoa gì ? (Hoa bỏng)
- Cho trẻ phát âm
- Cây hoa bỏng màu gì ?
- Cây hoa bỏng có những đặc điểm gì ?
- Đây là gì của cây...
- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, không ngắt lá,bẻ cành...
* HĐ 2. Trò chơi
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* HĐ 3. Chơi tự do
- Cô gt 1 số trò chơi, đồ dùng đồ chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô quan sát trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Cây táo” 
2. Trò chơi
- TCVĐ: “Gieo hạt”
- TCDG: “Dung dăng dung dẻ”
3. Đánh giá trẻ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên câu chuyện
- Chăm chú nghe cô kể chuyện
- Biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ, vận động, trí tưởng tượng cho trẻ
- Phát triển cơ chân, cơ tay
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn đạt rõ ràng, đủ câu
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
II. Chuẩn bị
- Tranh chuyện
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
2. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Cây táo”
- Cô giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1. Nói lại tên bài, tên tác giả
- Cô kể lần 2 kèm tranh minh họa
- Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
- Các con vừa được nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?...
3. Trò chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
4. Đánh giá trẻ
- Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch.
- Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
PTCX Thẩm Mỹ
Tạo hình: Tô hoa cúc màu vàng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được màu vàng
- Trẻ biết cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu 
- Trẻ biết tên và ích lợi của hoa cúc
- Phát triển vận động tinh cho trẻ
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu.
- Rèn cho trẻ tính cẩn thận, kiên trì, khéo léo
- Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay
- Rèn khả năng phát âm cho trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô.
3. Thái độ 
- Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia hoạt đông 
- GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ hoa
II. Chuẩn bị 
- Vở tạo hình, rổ đựng sáp màu
- Tranh mẫu của cô 
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
- Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh” đi về chỗ ngồi
- Cô dẫn dắt gt vào bài: Hôm nay cô sẽ dậy chúng mình “Tô màu về 1 loại hoa rất đẹp. Để biết được đó là hoa gì? Bây giờ các con cùng chơi với cô trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé 
- Cô nói: “Trời tối, trời tối”
 “Trời sáng, trời sáng”
2. Quan sát, đàm thoại mẫu
* Cô đưa tranh hoa cúc ra cho trẻ qs và hỏi trẻ:
- Đây là hoa gì? 
- Bông hoa cúc này màu gì? ....
* Còn bông hoa cúc này thì màu gì?
- Bông hoa cúc này to hay nhỏ? 
- Cánh hoa cúc như thế nào? 
- Muốn bông hoa cúc này đẹp hơn, hoàn thiện hơn các con phải làm gì? 
- Để tô màu bông hoa cúc thật đẹp thì các con phải ngồi như thế nào?
- Cầm bút bằng tay nào?
- Cầm bút bằng mấy đầu ngón tay? 
- Còn tay trái các con làm gì? 
 (Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ hiểu)
* Hướng dẫn trẻ tô màu 
- Muốn tô đẹp,bây giờ các con chú ý nhìn xem cô tô mẫu trước nhé. Cô vừa làm vừa hỏi trẻ: 
- Các con nhìn xem cô cầm bút màu gì đây? 
- Cô cầm bút bằng tay nào?
- Tay phải cô cầm bút, cầm bằng 3 đầu ngón tay, còn tay trái cô giữ vở, cô tô lần lượt từ trên xuống dưới, tô từ trái sang phải, cô tô đến đâu hết đến đó, tô sao cho thật khéo không chờm ra ngoài, cứ như vậy cô tô đến hết bông hoa cúc. Sau đó cô tô đến cuống và lá... Các con nhìn xem cô tô màu có đẹp không?
- Cô tô được bông hoa gì? Màu gì?
- Bây giờ các con có muốn tô màu bông hoa cúc giống như cô giáo không?
- Vậy các con chọn bút màu gì nào?
3. Trẻ thực hiện.
 - Cô đi quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô chú ý đến những trẻ yếu, nếu trẻ nào không làm được thì cô hướng dẫn lại cho trẻ để trẻ làm tốt hơn
- Cô động viên khuyến khích trẻ tô cẩn thận, không chờm ra ngoài 
4. Nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ mang sp lên trưng bày.
- Cô nhận xét, tuyên dương khen ngợi trẻ.
- Hỏi trẻ: - Con thích bức tranh nào nhất?
 - Bức tranh nào đẹp nhất? Giống nhất?.
- Kết thúc:- Giáo dục trẻ biết nâng niu, giữ gìn sp. 
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và qs 
- Màu vàng
- trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sp lên trưng bày
- Trẻ bình chọn tranh đẹp
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 1.Quan sát có chủ đích 
 - Quan sát tranh về cây dừa, cây chuối
 2. Trò chơi
 - TCHT: Chọn cây (mới)
 - TCDG “ Dung dăng dung dẻ”
 3. Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô. 
- Trẻ biết tên trò chơi, luật, cách chơi. Hứng thú chơi các trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích 
- Rèn cách phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
II. Chuẩn bị
- Tranh về 1 số loại cây (Cây dừa, cây chuối) 
- Một số đồ dùng đồ chơi
- Rổ nhựa đựng: Lô tô cây dừa, cây chuối (Mỗi trẻ 2 loại cây)
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
2. Nội dung
 HĐ 1. Quan sát tranh về cây dừa, cây chuối
* Cô đưa tranh ra hỏi trẻ:
- Tranh gì?
- Đây là cây gì? (Cây dừa) 
- Cô phát âm
- Trẻ phát âm
- Cây dừa có những đặc điểm gì?
- Gốc dừa đâu?
- Thân dừa màu gì?
- Quả dừa có dạng hình gì?
- Lá dừa giống cái gì?...
* Cô chỉ sang cây chuối và hướng dẫn tương tự
=> GD tr

File đính kèm:

  • docxrau_cu_qua_83_2536.docx
Giáo Án Liên Quan