Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình có hai chân

I. YÊU CẦU

- Trẻ biết và ghi nhớ tên gọi, tiếng kêu, môi trường sống, thức ăn con vật nuôi và một số đặc điểm nổi bật của một số vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ biết màu xanh, đỏ, vàng của đồ dùng, đồ chơi.

- Tiếp tục rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ qua bài tập PTC: gà gáy, thỏ con

- VĐCB đi trong đường hẹp, nhảy bật về phía trước; đi trong đường ngoằn nghèo; tung bóng bằng 2 tay về phía trước.

- Trẻ gọi tên, một số đặc điểm nổi bật của vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ hứng thú nghe và nhớ tên chuyện: Con cáo, thỏ; đàn gà con.

- Trẻ thích đọc thơ cùng cô.

- Làm quen tư thế ngồi, xem tranh, ảnh, sách đúng.

-Trẻ biết gọi tên tranh.

- Nghe và hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi của cô.

- Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, các con vật.

- Hình thành và rèn luyện thói quen tốt trong sinh hoạt,có ý thích bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình có hai chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 
NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH CÓ HAI CHÂN
(Thực hiện 1tuần từ ngày 07- 11/12/2015)
GVTH: Lê Thi Túc
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết và ghi nhớ tên gọi, tiếng kêu, môi trường sống, thức ăn con vật nuôi và một số đặc điểm nổi bật của một số vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ biết màu xanh, đỏ, vàng của đồ dùng, đồ chơi.
- Tiếp tục rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ qua bài tập PTC: gà gáy, thỏ con
- VĐCB đi trong đường hẹp, nhảy bật về phía trước; đi trong đường ngoằn nghèo; tung bóng bằng 2 tay về phía trước.
- Trẻ gọi tên, một số đặc điểm nổi bật của vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ hứng thú nghe và nhớ tên chuyện: Con cáo, thỏ; đàn gà con.
- Trẻ thích đọc thơ cùng cô.
- Làm quen tư thế ngồi, xem tranh, ảnh, sách đúng.
-Trẻ biết gọi tên tranh.
- Nghe và hiểu câu hỏi, trả lời câu hỏi của cô.
- Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, các con vật.
- Hình thành và rèn luyện thói quen tốt trong sinh hoạt,có ý thích bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. KẾ HOẠCH TUẦN
 Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, tình cảm của trẻ ở nhà trước khi đến lớp.
- Dạy trẻ biết chào cô, chào bố mẹ.
Thể dục sáng
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác kết hợp với nhạc bài hát
- Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động đi, chạy, bật nhảy tại chỗ,
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập, sắc xô, đầu đĩa, đĩa nhạc
3 Tiến hành:
* Khởi động: Cô và trẻ đi theo nhạc bài hát: Đàn vịt con, một vòng quanh phòng tập sau đó xếp 2 hàng dọc.
* Trọng động: BTPTC: Gà gáy
ĐT 1: Gà gáy
ĐT 2: Gà tìm bạn
ĐT 3: Gà mổ thóc
Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
* Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng quanh phòng học 1 -2 vòng sau đó sang hoạt động khác.
Hoạt động có chủ định
LVPTTC
VĐCB: ném bóng về phía trước bằng một tay
- TC: Thỏ nhảy
LVPTNT
NBTN: con gà trống, con gà mái
TC: bắt trước tiếng kêu
PTTCKN
XH&TM
- Nghe hát: gà trống thổi kèn
- vận động đàn vịt con
 PTTCKN
XH&TM
Xếp đường đi cho vịt con về nhà
LVPTNN
- Thơ:
 “gà gáy”
Chơi với đồ chơi ở các góc
1. Góc phân vai: Trò chơi bác sỹ thú y, nấu ăn, bán hàng.
a.Mục đích -Yªu cÇu: 
- TrÎ biết cách chơi với đồ chơi bác sỹ, biết chơi nấu ăn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp
- Trẻ tập học cách chăm sóc bệnh nhân, tập thao tác nấu ăn, bán và mua hàng.
b. Chuẩn bị: bộ đồ chơi bác sỹ, bàn ghế, con vật, giường gối, bộ đồ chơi nấu ăn, bán thức ăn chăn nuôi
c. Nội dung chơi: Trò chơi bác sĩ, nấu ăn, bán thức ăn chăn nuôi
d. Cách chơi: Một trẻ đóng vai làm bác sĩ, các trẻ khác đóng vai là bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, một trẻ đóng vai người bán hàng,các trẻ khác đóng vai người mua hàng chơi mua thức ăn chăn nuôi.
2.Góc xây dựng: Xây hàng rào, đường đi.
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách xây đường đi bằng cách xếp khít các viên gạch lại với nhau
- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp cạnh, xếp khít
- Trẻ vui chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn.
b. Chuẩn bị: khối gỗ, gạch xây dựng, cây xanh, cây hoa
c. Nội dung chơi: Xây hàng rào, đường đi, xây nhà cho con vật ở.
d. Cách chơi: Trẻ đóng vai bác thợ xây xây nhà cho con vật ở có đường vào và hàng rào xung quanh bằng cách xếp chồng, xếp cạnh các khối.
3. Góc nghệ thuật: Hát những bài hát bé thích
a. Yªu cÇu:
 - TrÎ hát được những bài hát bé thích
 - Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin cho trẻ
 - Trẻ yêu thích các bà hát
b. ChuÈn bÞ:+ Một số dụng cụ âm nhạc, một số ảnh vẽ về một số con vật nuôi trong gia đình, một số hình ảnh hoạt động ca hát.
c.Nội dung chơi: Trẻ biểu diễn các bài hát trẻ yêu thích
d. Cách chơi: Trẻ chơi hát múa các bài hát về con vật.
4. Góc xem tranh: xem tranh chuyện về các loại con vật.
a. Yªu cÇu:
- Trẻ biết cách lật giở tranh ảnh tranh có các con vật, gọi tên và nói nội dung bức tranh, cất tranh đúng nơi quy định
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ
- Trẻ biết giữ gìn tranh ảnh, sách truyện
b. Chuẩn bị: Tranh ảnh, truyện về các con vật nuôi trong gia đình
c. Nội dung chơi: Trẻ chơi xem tranh, ảnh, truyện về con vật nuôi trong gia đình
d. Cách chơi: trẻ ngồi theo nhóm xem tranh ảnh và trò chuyện về con vật trong tranh, ảnh
* Tiến hành chung các góc:
 +HĐ1: Gây hứng thú 
 +HĐ2: Thỏa thuận chơi
Cô đàm thoại vơí trẻ về chủ đề và cho trẻ về chơi ở góc yêu thích
 + HĐ3:Qúa trình trẻ chơi:
 Khi trẻ chơi cô quan sát và chơi cùng trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hướng dẫn trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định
Hoạt động ngoài trời
- QS: Con gà trống
- TCVĐ: ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
- QS: Vườn cây của trường
-TCVĐ: trời nắng, trời mưa
- Chơi tự do
- QS: Đàn gà
- TCVĐ: Gà trong vườn rau
- Chơi tự do
- QS: Con gà mái
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- QS: Thời tiết 
-TCVĐ:
Trời nắng, trời mưa.
- Chơi tự do
Hoạt động ăn, ngủ
- Vệ sinh tay mặt cho trẻ trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn ăn cho trẻ hợp lý để cô dễ dàng bao quát và chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ ăn.
- Giới thiệu món ăn, gd dinh dưỡng trong món ăn, nhắc trẻ ăn uống có vệ sinh, có văn hóa, ăn hết xuất..
- Thường xuyên quan tâm đến từng trẻ, đặc biệt là trẻ ăn chậm, ăn ít, trẻ lười ăn,.
- Ăn xong, cô giúp trẻ lau mặt, tay, nhắc trẻ đi VS.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trể ngủ chu đáo, chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng chói, tránh gió lùa, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè..
- Khi trẻ ngủ cô bao quát giúp trể ngủ ngon giấc. Tạo cho trẻ cảm giác dễ ngủ và tạo giấc ngủ an toàn cho trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn bài cũ
-TCDG: chi chi chành chành
- Vê sinh
- Ôn bài cũ -TCDG: tập tầm vông
- LQBM: Thơ Gà gáy
- Ôn bài cũ
-TCDG: Bịt mắt bắt dê
-Trò chơi: Chọn đúng
- Ôn bài cũ 
- T/c: Mèo đuổi chuột
- Vệ sinh 
- Ôn bài cũ.
- TCDG: thả đỉa ba ba
- Nêu gương cuối tuần
KẾ HẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 07 tháng 12 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: VĐCB: NÉM BÒNG VỀ PHÍA TRƯỚC 
Trò chơi: Thỏ nhảy
1.Yêu cầu: 
 a.Kiến thức:
 - Trẻ biết dùng sức mạnh của cánh tay, ném bòng về phía trước
- Biết nhẩy bật như những chú thỏ
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện vận động cơ bản và phát triển vận động ném cho trẻ
c. Thái độ:
- Yêu quý bạn bè, chơi đoàn kết
2. Chuẩn bị:
- Mô hình trang trại gà vịt, bãi cỏ xanh.
- Bóng
- Đĩa nhạc bài đàn vịt con.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú:
- Trò chơi bắt chước tiếng kêu đoán tên con vật
* HĐ2: Khởi động: 
- Đi theo nhạc bài đàn vịt con một vòng, xếp thành vòng tròn.
 *HĐ2: Trọng động:
- BTPTC: “Gà gáy”. 
+ ĐT 1: Gà gáy
+ ĐT 2: Gà tìm bạn
+ ĐT 3: Gà mổ thóc
+ ĐT 4: Gà dạo chơi, đi nhẹ nhàng xếp thành 2 hàng ngang.
- VĐCB: Ném bóng về phía trước
+ L1: Không phân tích
+ L2: Kết hợp lời giải thích
 + Cô vừa làm gì?
+ Cô cho 1-2 trẻ khá lên thực hiện
+ Trẻ thực hiện: Mỗi trẻ làm 2 – 4 lượt
- Trò chơi: Thỏ nhảy..
+ Các con rất giỏi, cô thưởng cho các con trò chơi “Thỏ nhảy”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và chơi cùng trẻ 
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
* HĐ3: Hồi tĩnh: Cô cùng đi nhẹ nhàng với bài hát: Đàn vịt con rồi ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe và kế tên
- Trẻ khởi động
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Lần lượt trẻ lên thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ đi nhẹ nhàng 
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh
- Góc phân vai
- Góc thiên nhiên
III.DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
Quan sát: con gà trống.
Trò chơi VĐ: Ô tô và chim sẻ.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường.
1.Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tên và đặc điểm nổi bật của co gà trống.
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ con vật nuôi trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Con gà trống.
- Quần áo, trang phục gọn gàng
3. Tiến hành:
 Quan sát: con gà trống
- Cô cho trẻ quan sát tranh con gà trống thật kỹ và đàm thoại.
- Đàm thoại
+ Đây là con gì?
+ Mao gà trống màu gì?
+ Gà có mấy chân?
+ Nó ăn gì?
+ Nó sống ở đâu?
- Cô giáo dục trẻ.
* Trò chơi VĐ: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi.
- Cùng chơi với trẻ 2 – 3 lượt
* Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường: lá cây, cát, đá, sỏi.
- Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1.¤n bµi cò: Ôn lại VĐCB đi trong đường hẹp.
- C« tËp l¹i 1 lÇn, c« hướng dÉn l¹i cho trÎ lÇn lît lªn tËp 2 lÇn.
2.TCDG: Chi chi chành chành
- Cô cho trẻ tạo thành 3-4 nhóm 
- Cô hướng dẫn lại trẻ cách chơi, cô bao quát trẻ và làm trọng tài cho các nhóm
- Cho trẻ chơi 5 – 6 lần
3.VÖ sinh Trả trẻ:
- VÖ sinh mÆt, ch©n tay 
- Nªu gương cuèi ngµy tr¶ trÎ.
Đánh giá trẻ cuối ngày
T×nh tr¹ng søc kháe:.....................
Tr¹ng th¸i c¶m xóc vµ hµnh vi cña trÎ:
.
KiÕn thøc, kü n¨ng..................................
..
Thứ 3 ngày 08 tháng 12 năm 2015
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
LÜnh vùc ph¸t triÓn nhận thức
 Đề tài: Nhận biết: Gà trống, gà mái.
 NDKH : Âm nhạc.
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
 + Trẻ nhận biết và gọi tên con gà trống, gà mái, vịt.
 + Biết được gà trống gáy “ò ó o”, không biết đẻ trứng; gà mái kêu cục ta cục tác, đẻ quả trứng tròn; giống gà mái đẻ trứng tròn.
b. Kỹ năng:
 Dạy trẻ nói, ghi nhớ có chủ định.
c. Thái đô:
 Giáo dục trẻ biết gà vịt thuộc loại động vật lông vũ, nuôi ở gia đình, có rất nhiều ích lợi cho con người, vì thế các con phải yêu quý, chăm sóc con vật nuôi.
2 . Chuẩn bị: 
- Tranh gà trống, gà mái. (Vật thật)
- Tranh lô tô.
- Mô hình nhà búp bê nuôi gà trống, mái.
- Đĩa hát bài “con gà trống”
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú: 
- Cô cùng trẻ múa hát bài “đàn gà trong sân”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát 
- H? trong bài hát có con gà gì? Nó kêu(Gáy ra sao?)
* HĐ2: Nhận biết con gà trống, gà mái.
+ Nhận biết con gà trống.
- Cô đưa tranh con gà trống ra cho trẻ quan sát.
- Cô hỏi trẻ con gì đây?
- Sống ở đâu?
- Nuôi nó có ích lợi gi?
- Gà trống gáy thế nào?
- Cô chỉ vào từng bộ phận (mào, mỏ, mắt, chân, đuôi, cánh) H? cái gì đây? Dùng để làm gì? Có mầu gì?
=>Cô củng cô lại: con gà trống có mào đỏ, mỏ nhọn, chân có cựa nhọn, lông đuôi dài. 
- Cô cùng trẻ biểu diễn với gà trống nào (hát bài con gà trống)
+ Nhận biết con gà mái.
- Cô đưa gà mái ra
+ Đây là con gì? 
+ Gà mái kêu thế nào?
+ Gà mái biết làm gì? 
+ Thích ăn gì?
+ Mỗi khi đẻ trứng Gà mái thường làm gì?
+ Sau thời gian gà mái ấp trứng, nở thành gà con, các chú gà con được gà mẹ chăm sóc lớn lên thành gà mái, gà trống đấy.
- Chúng mình được bố, mẹ cô giáo chăm sóc, các con ngon ngoãn vâng lời sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội nhé.
- TC: Cô cùng trẻ chơi bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái.
*HĐ3 : Trò chơi củng cố 
- Trò chơi 1: Tranh lô tô
 L1: Chọn tranh giống cô
 L2: Chọn theo tiếng kêu
- Trò chơi 2: Đưa gà về đúng nhà: 
 Trẻ cầm tranh nào, về đúng nhà có tranh đó
- Kiểm tra trẻ đưa tranh về có đúng không 
* Kết thúc: Hát bài “con gà trống”chuyển trẻ sang hoạt động khác.
- Trẻ múa hát cùng cô 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Ò ó o
- Trẻ trả lời theo câu hỏi của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ giơ theo yêu cầu của cô
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ thực hiện
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh
- Góc phân vai
- Góc thiên nhiên
III.DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI.
 Quan sát: Vườn cây của trường.
 Trò chơi VĐ: Trời nắng, trời mưa.
 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích -Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên và đặc điểm nổi bật của một số loại cây trồng trong trường.
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Quần áo, trang phục của trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
 * Q.S vườn cây của trường:
- Cô cho trẻ nối đuôi nhau vừa đi vừa hát bài “dạo quanh sân trường”.
- Cô cho trẻ đứng dưới vườn cây của trường và đàm thoại.
 + Cô cháu mình đang đứng ở đâu đây?
 + Vườn trường mình có nhiều cây không?
 + Có những cây gì mà các con biết?
 + Khu vườn có đẹp không?
 + Cô và các con đang đứng dưới gốc cây gì đây?
 + Cây sữa như thế nào?
 + Lá cau màu gì?
- Vườn trường của chúng mình có rất nhiều cây: Cây sữa và rất nhiều những cây hoa đẹp Cây trong vườn làm cho ngôi trường của chúng ta đẹp hơn, làm cho không khí trong lành hơn, tạo bóng mát cho chúng mình vui chơi. Vì thế các con không được hái lá, bẻ cành lá làm hại đến cây nhé.
*TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần
* Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với lá cây, đá
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Sinh hoạt văn nghệ, hát những bài hát liên quan đến chủ đề.
- Cô cùng trẻ hát và biểu diễn các bài trong chủ đề. Cô khuyến khích và khen trẻ.
2.Chơi TCDG: Tập tầm vông (chơi theo yêu cầu của trẻ).
- Chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
3.VÖ sinh Trả trẻ:
- VÖ sinh mÆt, ch©n tay - nªu g¬ng cuèi ngµy tr¶ trÎ.
Đánh giá trẻ cuối ngày
T×nh tr¹ng søc kháe:.....................
Tr¹ng th¸i c¶m xóc vµ hµnh vi cña trÎ:
.
KiÕn thøc, kü n¨ng..................................
..
Thứ 4 ngày 09 tháng 12 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
LÜnh vùc ph¸t triÓn tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Đề tài: Nghe hát: Gà trống thổi kèn
Vận động : đàn vịt con
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ chú ý lắng nghe và cảm nhận được giai điệu của bài hát “Gà trống thổi kèn”, nhớ tên bài hát.
- Vận động theo bài “đàn vịt con”
b. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng vận động, ca hát qua bài “đàn vịt con”.
- Phát triển ngôn ngữ.
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thích ca hát và biết vâng lời cô giáo.
2 . Chuẩn bị: 
- giai điệu bài hát “đàn vịt con”
- Mũ : vịt mẹ, vịt con, gà trống
- Mô hình khu vườn kỳ diệu
3. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú .
Cô cùng trẻ đến thăm khu vườn kỳ diệu 
Cô cùng trẻ đàm thoại trên mô hình
Cô cùng trẻ chơi trò chơi chốn tìm : co nói cách chơi, cho trẻ chơi
* HĐ 2: - Nghe hát:“Gà trống thổi kèn”
- Cô giơi thiệu bài hát “Gà trống thổi kèn”
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe lần theo nhạc
- Lần 2: Cho trẻ ngồi về chỗ nghe lại bài hát qua ti vi
- Lần 3: hát kết hợp hạot cảnh(Cô đóng vai gà trống và hát)
- H? trẻ tên bài hát, tác giả?
- Lần 4: Cô cùng trẻ hưởng ứng hát và vận động .1lần
=> Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ 
*HĐ3: Dạy hát vận động bài “đàn vịt con”
+ Cho trẻ nghe một lượt giai điệu của bài hát.
+ Đây là bài hát gì? 
+ Bài hát nói về con gì?
+ Cô cùng cả lớp hát và vận động 2-3 lần.
+ Cô cho tổ hát, nhóm hát,cá nhân trẻ hát và vận động .
- Các con vừa bài hát gì?
* Kết thúc: giờ vịt mẹ vịt con đi chơi tiếp trong khu vườn nhé.
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ nghe hát
Trẻ trả lời
Trẻ hát theo cô
Trẻ hưởng ứng
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cả lớp hát và vận động
Tổ, nhóm, cá nhân hát.
Trẻ trả lời
Trẻ ca hát ra ngoài 
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh
- Góc phân vai
- Góc thiên nhiên
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCCĐ : Đàn gà.
 TCVĐ: Gà trong vườn rau.
 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục đích- Yêu cầu: 
- Trẻ biết được tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của cây cau cảnh.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không hái lá, bẻ cảnh làm hại cây.
2. Chuẩn bị: 
- Đàn gà dưới sân trường.
- Trang phục, quần áo gọn gàng với thời tiết.
3. Tiến hành:
*Q.S: Đàn gà.
- Cô và trẻ cùng nối đuôi nhau làm đoàn tàu tí xíu đi xuống dưới và đứng xung quanh Đàn gà.
- Đàm thoại:
 + Các con đây là con gì đây? ( con gà)
 + Đàn gà này có đẹp không các con? (có ạ)
 +Con gà này màu gì?
 +Gà to hay nhỏ?
+ Lông gà có màu gì
- Giáo dục: Gà là vật nuôi trong gđ, cần cho ăn uống và chăm sóc, bảo vê.
* TCVĐ: Gà trong vườn rau.
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi, cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
*Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô chú ý bao quát khi trẻ chơi.
IV. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU.
1. Trò chơi giân gian: TCDG: Bịt mắt bắt dê.
- C« nãi c¸ch ch¬i, luật chơi 
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và c« cho trÎ ch¬i 3-4 lÇn.
2. Trò chơi: Chon đúng
- C« nãi c¸ch ch¬i, luật chơi 
- Cho trẻ chơi 5 – 6 lần. Cô khen trẻ.
3.Ôn bài cũ: Nhận biết gà trống, gà mái.
Cô cho trẻ nói tên gà trống, gà mái nhiều lần theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân
Cô cho trẻ nhận biết các con vật theo tiếng kêu, đặc điểm riêng của chúng
Đánh giá trẻ cuối ngày
T×nh tr¹ng søc kháe:.....................
Tr¹ng th¸i c¶m xóc vµ hµnh vi cña trÎ:
.
KiÕn thøc, kü n¨ng..................................
..
Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
Lĩnh vực phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Đề tài: Xếp đường đi.
NDKH: Nhận biết phân biệt màu xanh, màuđỏ.
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết xếp một số miếng gỗ sát cạnh nhau thành đường đi.
- Trẻ biết chon đúng màu xanh, màu đỏ. 
b. Kỹ năng: 
- Rèn luyện khả năng nghe khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn khả năng nhận biết, phân biệt màu
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi, biết giúp đỡ người xung quanh, chơi xong biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ màu xanh, màu đỏ đủ cho trẻ chơi
- Một số con vịt đủ cho cô và trẻ
- Mô hình nhà gà, vịt.
- Bài hát: “Đàn vịt con”
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Gây hứng thú: 
- Cô và trẻ hát “Đàn vịt con” đến mô hình
- Nhà của ai đây? 
- Có màu gì?
- Chúng ta phải làm gì để giúp vịt?
- Cô làm mẫu trên mô hình 1 lượt.
- Còn rất nhiều gia đình vịt chưa có đường đẹp về nhà, chúng ta hãy cùng nhau xếp đường đi cho gà, vịt nào.
* HĐ 2: Quan sát mẫu
- Cô làm mẫu lần 1: không phân tích
- Cô xếp hình cái gì?
- Cô xếp Để làm gì?
- Đường màu gì?
- Cô xếp mẫu lần 2: Cô cầm miếng gỗ bằng các đầu ngón tay đặt lên phía trên trước mặt, tiếp tục xếp sát cạnh, thành cái gì?
 Đường màu gì? 
 Cho bạn gì?
 Vịt con màu gì? 
*HĐ3: Trẻ thực hiện: 
+ Cô quan sát giúp trẻ làm
+ Gợi ý giúp trẻ nói lên suy nghĩ của trẻ
+ Đàm thoại:
 Con làm gì?
 Khối gỗ có màu gì?
 Con xếp đường cho ai 
*HĐ4: Nhận xét sản phẩm
Con thích con dường của bạn nào?
Cô thấy chúng mình đã xếp được con đường rất đẹp.
* Kết thúc: Cho trẻ mời bạn vịt đi trên con đường vừa xếp
H: Chúng mình đã mời được bạn nào đi trên con đường vừa xếp?
Bạn vịt xin cảm ơn các bạn. 
- GD: Các con ạ. Hàng ngày các con đi học, đi chơi trên con đường rất đẹp và vui là nhờ có các chú làm đường, chúng ra cần giữ gìn con đường sạch sẽ không vứt rác bẩn ra đường.
- Chúng ta cùng hát bài hát “Đàn vịt con” đi ra ngoài
Trẻ cùng hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát cô làm
Trẻ về chỗ ngồi
Trẻ quan sát 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng
Trẻ hát đi ra ngoài
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh
- Góc phân vai
- Góc thiên nhiên
III.DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
 Quan sát: Con gà mái
 Trò chơi VĐ: Gà trong vườn rau.
 Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên và một số đặc điểm cơ bản của Con gà mái.
- Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc Con gà mái 
2. Chuẩn bị:
- Con gà mái trong sân trường.
- Quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
* Q.S: Con gà mái.
- Cô và trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu đi xuống sân trường, vừa đi vừa hát bài “một đoàn tàu”
- Cô cho trẻ đứng xung quanh Con gà mái và đàm thoại:
- Cô và các con đang đứng trước Con gà gì?
- Con gà mái có to không?
- Màu gà có màu gì?
- Gà có gì? (Cô chỉ vào các bộ phận của gà)
- Gà có mấy chân?
- Gà mái đẻ ra gì?
- Gà mái kêu thế nào?
- Giáo dục trẻ: Con gà mái này rất to và cao. Con gà mái cho chúng mình thịt và trứng rất ngon và bổ, Con gà mái có rất nhiều lợi ích vì thế chúng mình phải biết chăm sóc và bảo vệ Con gà mái các con nhớ chưa.
* TCVĐ: Gà trong vườn rau.
Cô giáo nói cách chơi và luật chơi
Khi trẻ xé cô quan sát và giúp đỡ kịp thời
* Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Ôn bài cũ: Xếp đường đi. 
2.Trò chơi : Mèo đuổi chuột.
- Cô nói c

File đính kèm:

  • docNhánh 1 động vật 2 chân.doc