Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Cô giáo lớp em

 1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh

 2-Hoạt động ngoài trời

-Quan sát cô giáo dẫn trẻ đi dạo.

-Trò chơi vận động: Bóng tròn to.

-Trẻ chơi tự do.

 3 Hoạt động chung :

 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

 - BTPTC: TẬP VỚI CỜ

 - VĐCB: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP

 - TCVĐ : BÓNG TRÒN TO

 I. YÊU CẦU :

*Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên bài và tập đúng các động tác bài tập phát triển chung: Tập với cờ.

-Trẻ nói đúng tên bài vận động.Trẻ đi trong đường hẹp không chạm vạch, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tay và chân kết hợp vung nhịp nhàng.Cô vẽ con đường hơi nhỏ lại “35cm”

-Trẻ đã biết kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to.

*Kỹ năng:

-Trẻ biết cầm cờ đúng cách, biết nghe theo hiệu lệnh “giơ cờ lên hoặc về tư thế chuẩn bị”.

-Trẻ đi trong đường hẹp thành thạo hơn, nhẹ nhàng, thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch.

- Trẻ biết nắm chặt tay bạn khi chơi trò chơi” Bóng tròn to”. Vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Cô giáo lớp em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 3/2. Tuần thứ 2
Chủ đề nhánh“ Cô giáo lớp em. Từ ngày 12/09-_ 16/09/2016”
Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2016
 1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh 
 2-Hoạt động ngoài trời
-Quan sát cô giáo dẫn trẻ đi dạo.
-Trò chơi vận động: Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do.
 3 Hoạt động chung :
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
 - BTPTC: TẬP VỚI CỜ
 - VĐCB: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP 
 - TCVĐ : BÓNG TRÒN TO
 I. YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài và tập đúng các động tác bài tập phát triển chung: Tập với cờ.
-Trẻ nói đúng tên bài vận động.Trẻ đi trong đường hẹp không chạm vạch, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tay và chân kết hợp vung nhịp nhàng.Cô vẽ con đường hơi nhỏ lại “35cm”
-Trẻ đã biết kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to.
*Kỹ năng:
-Trẻ biết cầm cờ đúng cách, biết nghe theo hiệu lệnh “giơ cờ lên hoặc về tư thế chuẩn bị”.
-Trẻ đi trong đường hẹp thành thạo hơn, nhẹ nhàng, thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. 
- Trẻ biết nắm chặt tay bạn khi chơi trò chơi” Bóng tròn to”. Vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý tập bài tập với cờ theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng đi trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ nắm chặt tay bạn, hứng thú khi chơi trò chơi: “Bóng tròn to”.
II. CHUẨN BỊ :
 * Đồ dùng dạy học :
-Cờ đủ cho cô và trẻ tập.
-Vạch mức, phấn viết.
 *Nội dung tích hợp :
-MTXQ: Trò chuyện về Công việc của cô giáo lớp em
-GDÂN: Hát Cô và mẹ.
 III. TIẾN HÀNH:
- Ổn định : Hát “ Cô và mẹ”
-Trò chuyện về: Công việc của cô giáo lớp em
 Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi theo cô -Chạy bình thường -chạy nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần lấy cờ đứng thành vòng tròn .
 Hoạt động 2: Trọng động :
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI CỜ 
 Động tác 1: Hô hấp :Vẫy cờ 
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cờ thả xuôi .
 1- Giơ cờ lên cao vẫy vẫy và hít vào thở ra.
 2-Về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 2 lần”
 Động tác 2:Lưng bụng :Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 *Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
 1- Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 2-Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 2 lần”
 Động tác 3: Chân :Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất.
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên tay cầm cờ thả xuôi 
 1 –Ngồi xổm chạm cán cờ xuống đất .
 2- Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 4 lần”
 B – VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP 
 - Trẻ chuyển đội hình làm hai hàng d
+Lần 1:Cô vận động mẫu cho cả lớp quan sát không phân tích động tác.
+Lần 2: Cô vận động và phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: đứng ngay vạch mức, nghe hiệu lệnh đi trong đường hẹp, đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. ( Cô có thể tổ chức thành trò chơi: Đi trong đường hẹp đến nhà cô giáo, tặng bánh hình tròn cho cô giáo).
-Mời hai trẻ lên thi đua vận động. (Khuyến khích trẻ nói khi cô yêu cầu).
-Mời trẻ lần lượt nối tiếp nhau lên vận động.“cô sửa sai và khuyến khích trẻ nói : Đi trong đường hẹp. Khen trẻ. khi trẻ vận động đúng, động viên trẻ tập chưa đạt tập lại cho đúng”.
 - Hỏi trẻ tên bài vận động?
c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : Bóng tròn to
-Cô nói tên trò chơi, luật chơi.Cô cùng trẻ chơi 2 lần .
 Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút . 
 * Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút.
4. HOẠT ĐỘNG GÓC 
- Trẻ tập đóng vai cô giáo mầm non: Đón em bé vào lớp, cho em bé ăn, dạy em học, rửa tay, rửa mặt cho em, bế em đi chơi, ru em ngủ ( Trẻ quên cô hướng dẫn trẻ)
-Trẻ xếp các khối gỗ chồng lên nhau không rơi. Trẻ xếp trường học theo hướng dẫn của cô.Cô gợi ý trẻ có thể xếp nhiều nhà liền nhau
 -Trẻ nhận biết và nói tên một số cô, bác trong trường mầm non. Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ tìm và gắn đúng hình theo cô yêu cầu
-Trẻ chia đất,nhồi đất cho dẻo và mịn. Cô gợi ý trẻ nặn đôi đũa theo hướng dẫn của cô.
II. CHUẨN BỊ :
 - Sách, vở, bàn, ghế, em búp bê, thau, khăn mặt cho em bé
- Các khối gỗ đủ trẻ hoạt động 
 - Tranh, lô tô các cô các bác trong trường mầm non.
 - Đất nặn, bảng con đủ cho trẻ hoạt động.
III.TIẾN HÀNH:
 - Góc phân vai : Cô giáo.
 - Góc xây dựng :xếp chồng các khối gỗ lên nhau.
 - Góc học tập: Xem tranh về các cô, các bác trong trường mầm non.
 - Góc nghệ thuật: Chơi với đất nặn. 
 Kết thúc : cho trẻ thăm quan các góc khác 
5.VỆ SINH – ĂN TRƯA 
6. NGỦ TRƯA 
7. VỆ SINH – QUÀ XẾ 
8. SINH HOẠT CHIỀU : 
Ôn bài cũ: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện: Không đi theo người lạ.
-Làm quen bài mới: Hát bài “Cô và mẹ”
-Yêu cầu:
. Trẻ nghe cô gợi ý nhớ tên câu truyện.
. Trẻ hát cùng cô và vỗ tay theo lời bài hát “Cô và mẹ”.
-Chuẩn bị:
.Tranh minh họa câu truyện “Không đi theo người lạ”.
. Trống lắc đủ trẻ hoạt động.
-Tiến hành:
.Cô gợi ý trẻ nhớ tên câu truyện và cô kể truyện cho trẻ nghe vài lần.
.Cô hát mẫu bài hát, khuyến khích trẻ hát và vỗ tay theo lời bài hát Cô và mẹ.
. Cô gọi từng nhóm nhỏ cho trẻ hát.(Cô cho trẻ hát vài lần)
9.Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2016
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
- Quan sát cô giáo dẫn trẻ đi dạo chơi ngoài trời.
-Trò chơi vận động: Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do.
3-Hoạt động chung :
KỂ TRUYỆN :
 KHÔNG ĐI THEO NGƯỜI LẠ
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Cô gợi ý trẻ nhớ tên câu truyện và một vài nhân vật trong câu truyện. Trẻ có thể kể chuyện theo cô dẫn truyện.
-Bồi dưỡng khả năng phát triển vốn từ của trẻ.
- Trẻ tập kể truyện, qua đó rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn.
-Giáo dục trẻ không đi theo người lạ
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ. 
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô kể truyện.
-Trẻ mạnh dạn đi lên khi nghe cô gọi tên và tập trả lời câu hỏi của cô. Tập kể truyện trước mọi người. .
 II CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Bài giảng điện tử.
 - Tranh rời và bộ tranh truyện minh họa :Không đi theo người lạ.
 * Nội dung tích hợp:
 - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về Công việc của cô giáo lớp em
 - Giáo dục âm nhạc : hát bài “Cô và mẹ”
III TIẾN HÀNH:
 * Ổn định : Hát bài : Cô và mẹ.
 * Trò chuyện với trẻ về Công việc của cô giáo lớp em
 - Hoạt động 1: Cô kể chuyện 
 - Cô kể lần 1 diễn cảm . Khi kể nhấn mạnh tên các nhân vật. 
-Cô kể lần 2+3 minh họa trên màn hình rộng. Đúng nội dung và diễn cảm.
 -Hoạt động 2: đàm thoại .
-“Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?”, “Mẹ chưa kịp đón thì ai đến đón bé Hà ?” “ Tại sao bé Hà không về với người lạ?” “ Bé Hà nói với người lạ làm sao?” “Mẹ có đón bé Hà
 không ?” “Khi có người lạ rước các con có đi với người lạ không?” “Tại sao?”
 - Hoạt động 3 : Trẻ tập kể chuyện 
 - Cô dẫn truyện, tập cho trẻ kể: nhấn mạnh tên các nhân vật: Tan trường mẹ chưa kịp đón bé Hà.Bỗng có một người lạ mặt đến gần và bảo:Chú sẽ đưa cháu về nhà nhé !. Hà vội bảo :Cháu không quen biết với chú, cháu không đi cùng chú được. Vừa hay lúc đó mẹ đón bé Hà,bé Hà vui vẻ ra về với mẹ .
- Cô kể lần 4 không dùng tranh minh họa .
-Hỏi trẻ tên câu chuyện? Giáo dục trẻ không đi theo người lạ, đề phòng kẻ xấu bắt đi 
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ giải lao đi vệ sinh, uống nước giữa hai hoạt động khoảng 15 phút. 
 4 Hoạt động góc :
- Trẻ tập đóng vai cô giáo mầm non: Đón em bé vào lớp, cho em bé ăn, dạy em học, rửa tay, rửa mặt cho em, bế em đi chơi, ru em ngủ, trẻ nói với em bé nhẹ nhàng.
-Trẻ xếp các khối gỗ chồng lên nhau không rơi. Trẻ xếp trường học theo hướng dẫn của cô.Cô gợi ý trẻ có thể xếp nhiều nhà liền nhau
 -Trẻ nhận biết và nói tên một số cô, bác trong trường mầm non. Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ tìm và gắn đúng hình theo cô yêu cầu
-Trẻ chia đất,nhồi đất cho dẻo và mịn. Cô gợi ý trẻ nặn đôi đũa theo hướng dẫn của cô.
 Kết thúc : cho trẻ thăm quan các góc khác 
 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa .
 7 - Vệ sinh – quà xế .
 8- Sinh hoạt chiều:
Ôn bài cũ: Hát bài cô và mẹ.
-Làm quen bài mới: Cho trẻ xem tranh một số công việc của cô giáo lớp em.
.Yêu cầu:
-Trẻ hát và vỗ tay theo lời bài hát: Cô và mẹ cùng cô.
-Trẻ quan sát và làm quen với một số hoạt động của cô giáo: Cho bé ăn, ru bé ngủ, dạy bé tập thể dục( Hoặc dạy bé học bài)
.Chuẩn bị: 
-Xắc xô đủ cho trẻ hoạt động.
-Tranh vẽ về các hoạt động của cô giáo trong trường mầm non: Cô đón bé, Cho bé ăn, cho bé ngủ, dạy bé học
. Tiến hành:
-Cô gợi ý trẻ nói tên bài hát. Cô hát và khuyến khích trẻ hát và vỗ tay theo lời bài hát vài lần.
-Cô lấy từng tranh nói về hoạt động của cô giáo chăm sóc và dạy trẻ ra đố trẻ: “ Đây là ai?”
 “Cô giáo đang làm gì?” “Con đi học ở trường nào?” :Cô giáo có dạy con hát không?” “Con có thích đi học không?” Trẻ quan sát xong tranh này cô cất đi và lấy tranh khác cho trẻ quan sát và đặt một số câu hỏi theo nội dung hoạt động trong tranh
 9 – Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ tư ngày 14 tháng 09năm 2016
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
Hoạt động ngoài trời : 
Quan sát có mục đích: “Quan sát thời tiết”
- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
3.Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
CÔNG VIỆC CỦA CÔ GIÁO LỚP EM:
Cô dạy em hát, cho em ăn, cho em ngủ.
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và gọi tên một số công việc của cô giáo lớp em. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo yêu cầu của bài Luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng, rành mạch. Tròn câu, đủ ý.
-Giáo dục trẻ biết yêu, thương và nghe lời cô giáo....
*Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng nghe, luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
-Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
II.CHUẨN BỊ :
 *Đồ dùng dạy học :
- Bài giảng điện tử.
Tranh vẽ cô giáo mầm non đang đón bé ,đang dạy học ,đang cho bé ăn, cho bé ngủ
 * Nội dung tích hợp :
-Giáo dục âm nhạc : Hát bài: “Cô và mẹ”.
-Văn học: Thơ Bạn mới.
-MTXQ: Trò chuyện về công việc của cô giáo lớp em
III. TIẾN HÀNH:
 *Ổn định: hát bài “Cô và mẹ”
 *Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo lớp em
 Hoạt động 1 : NHẬN BIẾT TẬP NÓI “CÔNG VIỆC CỦA CÔ GIÁO LỚP EM: Cô dạy em hát, cho em ăn, cho em ngủ. 
- Cô cho cả lớp quan sát tranh trên màn hình rộng và đố cả lớp: “Đây là ai?” “Cô giáo đang làm gì?” “Ai được cô đón vào lớp?” 
- Cô mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói :Trẻ lên chỉ và nói đúng tên cô giáo và công việc của cô đang làm?,Làm cho ai?...
-Lần lượt tất cả các trẻ đều được nhận biết và tập nói tên và công việc của cô giáo lớp mình ?,cô làm những công việc gì ? (Cô đang đón bé, cô dạy bé học, cho bé ăn, hay đang cho bé ngủ...) 
 -Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch , tròn câu đủ ý .Cô sửa sai ngọng đớt cho trẻ ..
Hoạt động 2:Tìm nhanh theo yêu cầu:Cô yêu cầu trẻ tìm đúng tranh lô tô theo yêu cầu, giơ lên nói đúng tên công việc cô làm ở bức tranh và để xuống theo hiệu lệnh “Cho trẻ tìm tranh vài lượt”
 - Giáo dục trẻ : Công việc hàng ngày của cô rất nhiều ,phải chăm sóc và dạy dỗ tất cả các con ,nên các con phải ngoan nghe lời cô học cho giỏi, ăn hết suất, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp và thân thể sạch 
 Kết thúc : trẻ đi vệ sinh , rửa tay chân , uống nước “ khoảng 15 phút”
 4. Hoạt động góc :
 I. YÊU CẦU:
- Trẻ đóng vai cô giáo mầm non: Đón em bé vào lớp, cho em bé ăn, dạy em học, rửa tay, rửa mặt cho em, bế em đi chơi, ru em ngủ Trẻ trả lời một số câu hỏi theo nội dung hoạt động.
-Trẻ xếp các khối gỗ chồng lên nhau không rơi. Trẻ xếp trường học theo hướng dẫn của cô. Trẻ có thể xếp nhiều nhà liền nhau, trẻ biết dùng tay phải cầm khối gỗ hình vuông để ngay ngắn bên dưới, khối gỗ hình tam giác để cân bằng lên trên làm cái nhà
 -Trẻ nhận biết và nói tên một số cô, bác trong trường mầm non. Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ tìm và gắn đúng hình theo cô yêu cầu, trẻ trả lời một sồ câu hỏi của cô theo yêu cầu của bài.
-Trẻ chia đất,nhồi đất cho dẻo và mịn. Trẻ tập kỹ năng lăn dọc để nặn đôi đũa .
 Kết thúc : cho trẻ thăm quan các góc khác 
Vệ sinh – Ăn trưa.
 Ngủ trưa.
Vệ sinh - Quà xế.
 Sinh hoạt chiều: 
 -Cho trẻ chơi trò chơi dân gian như “Mèo đuổi chuột”
-Hướng dẫn:
+Cách chơi: Trẻ nắm chặt tay nhau, đứng thành vòng tròn. Cầm chặt tay bạn, giơ lên cao.
Bạn nào đóng vai chuột và mèo đứng đâu lưng lại, giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh: Chuột chạy trước, mèo đuổi theo sau. 
+ Luật chơi: Khi nào mèo bắt được chuột, chuột phải ra ngoài một lần chơi.
 “Cho trẻ chơi vận động vài lần”
 9- Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ.
_____________________________________________________________
Thứ năm ngày 15tháng 09 năm 2016
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ.
-Trò chơi vận động: Bóng nắng.
3- Hoạt động chung: 
 GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
 VẬN ĐỘNG THEO NHẠC BÀI CÙNG MÚA VUI 
I. YÊU CẦU:
*Kiến thức:
-Trẻ được nghe và làm quen với làn điệu dân ca Nam bộ.
- Trẻn biết vận động theo nhạc bài: “ Cùng múa vui” cùng cô.
*Kỹ năng:
-Trẻ vận động theo nhạc bài: Cùng múa vui nhịp nhàng hơn.
 - Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
*Thái độ:
-Trẻ mạnh dạn nắm tay bạn vận động theo nhạc bài “Cùng múa vui”.
-Trẻ múa minh họa theo lời bài hát cùng cô.
 II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
- Đàn, trống lắc cho cô và trẻ.
-Nhạc bài hát: Cùng múa vui.
 * Nội dung tích hợp :
 -Môi trường xung quanh: Trò chuyện về công việc của cô giáo lớp em 
-Văn học: Thơ “Bạn mới”.
 III. TIẾN HÀNH:
* Ổn định: Đọc thơ: Bạn mới.
 *Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo trong trường mầm non 
 -Hoạt động 1: Nghe hát bài Lý con sáo Gò Công
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe. Giới thiệu tên bài hát, dân ca của miền nào?. 
Cô hát và làm động tác minh họa theo nhạc vài lượt. Khuyến khích trẻ làm động tác minh họa theo. 
*Giáo dục trẻ tình yêu đất nước, quê hương qua các bài hát dân ca mà trẻ đã được nghe...
 -Hoạt động 2 : VẬN ĐỘNG THEO NHẠC : CÙNG MÚA VUI 
- Cô mở nhạc trẻ đoán tên bài hát?
 -Cô cho trẻ nhắc lại tên bài. 
 -Cô hướng dẫn lại cách vận động theo nhạc. 
. - Cô hát và cùng trẻ vận động theo nhạc 2 lần.
-Mời từng tổ lên vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát.
 -Mời cá nhân trẻ lên vận động theo nhạc. “Cô nhẹ nhàng khuyến khích khi trẻ vận động 
 chưa nhịp nhàng với nhạc, yêu cầu trẻ chú ý nhìn cô vận động đúng hơn”. 
-Mời cả lớp cùng vận động lại.
-Hỏi trẻ tên bài vận động theo nhạc ?.
 * Kết thúc: Trẻ đi vệ sinh, uống nước “khoảng 15 phút”
 4.Hoạt động góc:
I-YÊU CẦU:
-Trẻ biết đóng vai cô giáo mầm non: Đón em bé vào lớp, cho em bé ăn, dạy em học, rửa tay, rửa mặt cho em, bế em đi chơi, ru em ngủ Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
-Trẻ xếp các khối gỗ chồng lên nhau không rơi. Trẻ biết dùng tay phải cầm khối gỗ hình vuông để ngay ngắn bên dưới, khối gỗ hình tam giác để cân bằng lên trên làm cái nhà Trẻ có thể xếp nhiều nhà liền nhau  Trẻ trả lời một số câu hỏi theo nội dung hoạt động.
 -Trẻ nhận biết và nói tên một số cô, bác trong trường mầm non. Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ tìm và gắn đúng hình theo cô yêu cầu, trẻ trả lời một sồ câu hỏi của cô theo yêu cầu của bài.
-Trẻ chia đất,nhồi đất cho dẻo và mịn. Trẻ tập kỹ năng lăn dọc để lăn đất nặn thành hình giống đôi đũa. Trẻ nói được tên sản phẩm của mình.
 Kết thúc : cho trẻ thăm quan các góc khác 
5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa
7 - Vệ sinh – quà xế
8- Sinh hoạt chiều: 
Trò chơi dân gian : Kéo cưa lừa xẻ
-Yêu cầu: Trẻ hứng thú cùng cô và bạn tham gia trò chơi vận động Kéo cưa, lừa xẻ.
-Chuẩn bị: Sàn nhà sạch để trẻ ngồi hoạt động.
-Tiến hành: Từng đôi trẻ ngồi bệt xuống sàn nhà, duỗi thẳng chân, chân mình chạm vào chân bạn. Hai tay nắm chặt tay bạn. Đọc lời và kết hợp vận động nhịp nhàng như động tác kéo cưa, lừa xẻ. (Trẻ chơi vài lượt)
9 –Nêu gương cuối ngày -Trảtrẻ.
________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 09 năm 2016
 1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh 
 2- Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cô giáo đón em bé, bế em bé, dạy em tập thể dục.
-Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
 -Trẻ chơi tự do.
 3 Hoạt động chung :
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
 - BTPTC: TẬP VỚI CỜ
 - VĐCB: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP 
 - TCVĐ : BÓNG TRÒN TO
. YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nói đúng tên bài và tập thành thạo các động tác bài tập phát triển chung: Tập với cờ.
-Trẻ nói được tên bài vận động và đi trong đường hẹp nhỏ 35cm, không chạm vạch, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tay và chân kết hợp vung nhịp nhàng. 
-Trẻ kết hợp tốt cùng cô cùng bạn, chơi trò chơi: Bóng tròn to.
*Kỹ năng:
-Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung thành thạo.
-Trẻ thành thạo hơn khi đi trong đường hẹp, nhẹ nhàng, thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. 
- Trẻ chơi trò chơi” Bóng tròn to” thành thạo. Vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý tập bài tập với cờ theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng đi trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ nắm chặt tay bạn bước nhịp nhàng khi chơi trò chơi: “Bóng tròn to”.
II. CHUẨN BỊ :
 * Đồ dùng dạy học :
-Cờ đủ cho cô và trẻ tập.
-Vạch mức, phấn viết.
 *Nội dung tích hợp :
-MTXQ: Trò chuyện về công việc của cô giáo lớp em
-GDÂN: Hát Cô và mẹ.
 III. TIẾN HÀNH:
- Ổn định : Hát “ Cô và mẹ”
-Trò chuyện về : Công việc của cô giáo lớp em
 Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi theo cô -chạy –chạy bình thường -chạy nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần lấy cờ đứng thành vòng tròn .
 Hoạt động 2: Trọng động :
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI CỜ 
 Động tác 1: Hô hấp :Vẫy cờ 
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cờ thả xuôi .
 1- Giơ cờ lên cao vẫy vẫy và hít vào thở ra.
 2-Về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 2 lần”
 Động tác 2:Lưng bụng :Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 *Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
 1- Cúi chạm cán cờ xuống đất .
 2-Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 2 lần”
 Động tác 3: Chân :Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất.
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên tay cầm cờ thả xuôi 
 1 –Ngồi xổm chạm cán cờ xuống đất .
 2- Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 4 lần”
 B – VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP 
 - Trẻ chuyển đội hình làm hai hàng dọc. Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài vận động : Tư thế chuẩn bị: đứng ngay vạch mức, nghe hiệu lệnh đi trong đường hẹp, đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân đi nhịp nhàng không chạm vạch. ( Cô có thể tổ chức thành trò chơi: Đi trong đường hẹp đến nhà bác gấu tặng bánh hình tròn cho bác gấu)
-Mời vài trẻ vận động giỏi lên vận động. 
-Mời lần lượt từng trẻ nối tiếp nhau lên vận động.“cô sửa sai và khuyến khích trẻ nói : Đi trong đường hẹp. Khen trẻ. khi trẻ vận động đúng, động viên trẻ tập chưa đạt tập lại cho đúng”.
 - Hỏi trẻ tên bài vận động?
c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : Bóng tròn to
-Cô nói tên trò chơi, luật chơi.Cô cùng trẻ chơi 2 lần .
 Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút . 
 * Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút.
4. Hoạt động góc:
a-YÊU CẦU :
-Trẻ đóng vai cô giáo mầm non thành thạo hơn: Đón em bé vào lớp, cho em bé ăn, dạy em học, rửa tay, rửa mặt cho em, bế em đi chơi, ru em ngủ, nói chuyện với em bé nhẹ nhàngTrẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
- Trẻ biết dùng tay phải cầm khối gỗ hình vuông để ngay ngắn bên dưới, khối gỗ hình tam giác để cân bằng lên trên làm cái nhà. Trẻ có thể xếp nhiều nhà liền nhau, trẻ biết xếp thêm đường đi vào nhà  Trẻ trả lời một số câu hỏi theo nội dung hoạt động.
 -Trẻ nhận biết và nói tên một số cô, bác trong trường mầm non. Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ tìm và gắn đúng hình theo cô yêu cầu, trẻ trả lời một sồ câu hỏi của cô theo yêu cầu của bài.
-Trẻ chia đất,nhồi đất cho dẻo và mịn. Trẻ tập kỹ năng lăn dọc để lăn đất nặn thành hình giống đôi đũa. Trẻ lăn bóng hơn. Trẻ nói được tên sản phẩm của mình.
 Kết thúc : cho trẻ thăm quan các góc khác 
 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa
7 - Vệ sinh – quà xế
Sinh hoạt chiều:
*Sinh hoạt cuối tuần: 
-Cô hát cho trẻ nghe bài “Hoa bé ngoan”. Khuyến khích trẻ hát cùng cô.
-Cô đọc tên những bé ngoan lên cắm hoa.
-Khuyến khích trẻ ngoan.
-Trẻ nào chưa được cắm hoa cô động viên trẻ lần sau cố gắng ngoan: Đi học đều, không khóc nhè, đến lớp không đánh bạnCô sẽ tặng hoa bé ngoan, lê

File đính kèm:

  • docT2CCCBTTMNT9.doc
Giáo Án Liên Quan