Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Những con vật đáng yêu - Đề tài: Con mèo - Tạ Thị Giới
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi tên con mèo, biết mèo là vật nuôi trong gia đình
- Trẻ nhận biết các bộ phận chính của con mèo: Tai, mắt, chân, đuôi và tác dụng của nó.
- Trẻ biết cách chơi an toàn với mèo.
2. Kỹ năng:
- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ phân biệt được các bộ phận của con mèo
- Rèn trẻ nói được cả câu, to, rõ lời về tên gọi,các bộ phận của mèo “ Chân mèo”, đuôi mèo”, “mắt mèo”, “tai mèo”
- Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng khi chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
- Trẻ yêu quí con mèo
GIÁO ÁN: NHẬN BIẾT TẬP NÓI Đề tài: Con mèo Chủ đề: Những con vật đáng yêu Lứa tuổi: 24-36 tháng Giáo viên: Tạ Thị Giới I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ gọi tên con mèo, biết mèo là vật nuôi trong gia đình - Trẻ nhận biết các bộ phận chính của con mèo: Tai, mắt, chân, đuôi và tác dụng của nó. - Trẻ biết cách chơi an toàn với mèo. 2. Kỹ năng: - Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Trẻ phân biệt được các bộ phận của con mèo - Rèn trẻ nói được cả câu, to, rõ lời về tên gọi,các bộ phận của mèo “ Chân mèo”, đuôi mèo”, “mắt mèo”, “tai mèo” - Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng khi chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô - Trẻ yêu quí con mèo II/ Chuẩn bị: Đồ dung của cô: * Con mèo thật ( nhỏ, trắng xinh) * Giáo án điện tử - Clíp về hoạt động của con mèo đang ăn cá, chạy nhẩy,bắt chuột - Hình ảnh về con mèo - Nhạc bài hát: Ai cũng yêu chú mèo 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có các bộ phận rời của con mèo: mắt, tai, chân đuôi. - Mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ con mèo chưa hoàn thiện. III/ Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ổn định, giới thiệu bài: Cô đưa lồng có con mèo được che kín, cô giới thiệu trong đó có một con vật rất xinh sắn, đáng yêu các con cùng đoán xem đó là con gì nào? Nội dung chính: Muốn biết câu trả lời của bạn nào đúng các con cùng nhìn xem con gì đây? * Cho trẻ quan sát con mèo - Đây là con gì? - Con mèo được nuôi ở đâu? Cô cho mèo đi vòng quanh hỏi trẻ: - Các con nhìn xem mèo đang làm gì đấy? + Mèo đi bằng gì? + Mèo đi như thế nào? Các con ạ mèo đi bằng 4 chân, dưới chân mèo có đệm nên mèo đi rất nhanh và nhẹ đấy. (Cho trẻ xem clíp về hoạt động của con mèo đang chạy nhẩy) - Cô chỉ vào tai mèo và hỏi trẻ: + Cái gì đây? + Tai mèo đâu? + Tai mèo để làm gì? Tai của mèo rất thính nghe được mọi tiếng động đấy. - Cô chỉ vào mắt mèo và hỏi trẻ: + Đây là gì? + Mắt mèo đâu? + Mắt mèo để làm gì? Mèo có 2 mắt, mắt mèo tròn nhìn rất tinh để rình chuột đấy. Cho trẻ xem Clip mèo rình bắt chuột - Mèo kêu thế nào? ( Cả lớp cùng làm tiếng mèo kêu nhé) Cô chỉ vào đuôi mèo và hỏi trẻ: - Cái gì đây con? + Đuôi mèo thế nào? - Mèo thích ăn gì nhỉ?( Cho trẻ xem clíp về hoạt động mèo ăn cá) 3.Ôn luyện, củng cố: * Trò chơi 1:Cho trẻ chơi: “Nói nhanh tên các bộ phận ” Cách chơi: Khi có bộ phận nào xuất hiện thì trẻ nói nhanh tên của bộ phận đó và lấy đúng bộ phận đó giơ lên. Cho trẻ chơi 2-3 lần. * Trò chơi 2: Gắn các bộ phận cho mèo Cách chơi: trẻ gắn các bộ phận còn thiếu cho con mèo Thời gian chơi trong 1 bản nhạc Cho trẻ lên chơi. Cô bao quát nhận xét động viên trẻ. 4. Kết thúc: Cho cả lớp vận động theo bài: “Ai cũng yêu chú mèo” Trẻ đoán -Trẻ trả lời - Nhiều trẻ trả lời - Cả lớp, nhiều cá nhân trẻ trả lời - 4-5 trẻ trả lời - 4-5 trẻ trả lời - 4-5 trẻ trả lời Trẻ xem - 4-5 trẻ trả lời - 5-6 trẻ trả lời - 3-4 trẻ trả lời - 4-5 trẻ trả lời - 2-3 trẻ trả lời - 3-4 trẻ trả lời Trẻ xem - Cả lớp cùng làm tiếng mèo kêu - 4-5 trẻ trả lời - 3-4 trẻ trả lời - 4-5 trẻ trả lời - Cả lớp chơi Trẻ chơi Trẻ vận động
File đính kèm:
- NBTN Con meo.doc