Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 9, Chủ đề: Gia đình của bé. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Năm học 2021-2022

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ làm quen với bài tập thể dục sáng, trẻ tập theo cô từng động

tác của bài tập.

- Giáo dục trẻ đi học đúng giờ, chăm tập thể dục để cơ thể khỏe

mạnh.

1. Khởi động: Cô điều khiển các bước đi, chạy chậm, chạy nhanh,

chạy chậm, đi chuyển thành vòng tròn

2.BTPTC:

Động tác 1: Thở “thổi bóng” (tập 3-4 lần)

TTCB: Trẻ đứng thoải mái 2 tay chụm lại để trước miệng

- Cô nói “ Thổi bóng ” trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp

2 tay cũng dang rộng ra từ từ (làm bóng to)

Động tác 2: Tay

TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi

- Cầm gậy giơ cao mắt nhìn theo gậy, chân kiểng gót

- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần )

Động tác 3: Bụng

TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi

- Cúi người chạm gậy xuống sàn

- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần )

Động tác 4: Chân

- Tay phải vác gậy trên vai , tay trái vung mạnh, chân bước cao

như chú bộ đội.

3.Hồi tỉnh: Trẻ đi thường xung quanh phòng, hít thở nhẹ nhàng

pdf16 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Tuần 9, Chủ đề: Gia đình của bé. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 1 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 
Từ 25/04 đến 29/04/2022. 
CHỦ ĐỀ: “GIA ĐÌNH CỦA BÉ 
Chủ đề nhánh: “Đồ dùng trong gia đình” Tuần 2 
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
CHUẨN BỊ - HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
1. ĐÓN TRẺ * Chuẩn bị: - Cô vệ sinh lớp, thông thoáng phòng nhóm 
- Cô đón trẻ vào lớp, cùng trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ. 
- Trao đổi nhanh với Phụ huynh về sức khỏe và tình hình học tập 
của trẻ 
- Thứ hai: Họp mặt đầu tuần trò chuyện về những việc làm tốt của 
bé. 
- Cô dẫn trẻ đến với các nhóm chơi cô đã chuẩn bị sẵn : chơi ném 
bóng vào rổ, xâu vòng hoa, chơi với lô tô về đồ dùng trong gia đình 
của trẻ... .Cô hướng dẫn trẻ chơi và cùng tham gia chơi với trẻ. 
- Cô báo hết giờ chơi, cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất đúng 
nơi quy định. 
2.THỂ DỤC 
SÁNG: 
 Tập với gậy 
1. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ làm quen với bài tập thể dục sáng, trẻ tập theo cô từng động 
tác của bài tập. 
- Giáo dục trẻ đi học đúng giờ, chăm tập thể dục để cơ thể khỏe 
mạnh. 
1. Khởi động: Cô điều khiển các bước đi, chạy chậm, chạy nhanh, 
chạy chậm, đi chuyển thành vòng tròn 
2.BTPTC: 
Động tác 1: Thở “thổi bóng” (tập 3-4 lần) 
TTCB: Trẻ đứng thoải mái 2 tay chụm lại để trước miệng 
- Cô nói “ Thổi bóng ” trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 
2 tay cũng dang rộng ra từ từ (làm bóng to) 
Động tác 2: Tay 
TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi 
- Cầm gậy giơ cao mắt nhìn theo gậy, chân kiểng gót 
- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần ) 
Động tác 3: Bụng 
TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi 
- Cúi người chạm gậy xuống sàn 
- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần ) 
Động tác 4: Chân 
- Tay phải vác gậy trên vai , tay trái vung mạnh, chân bước cao 
như chú bộ đội. 
3.Hồi tỉnh: Trẻ đi thường xung quanh phòng, hít thở nhẹ nhàng. 
 4. ĐIỂM 
DANH 
- Tập trung trẻ lại cùng hát bài hát: “Cả nhà thường nhau” 
- Cô điểm danh xem hôm nay lớp mình vắng bạn nào ? 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 2 
Sĩ số: 30 
 – Cho trẻ quan sát và phát hiện bạn vắng 
- Cô nêu tên trẻ vắng và nêu lý do bạn vắng. Tìm hiểu nguyên nhân 
chưa biết. Cô cập nhật trẻ vắng vào sổ theo dõi nhóm lớp. 
- Động viên trẻ đi học đều, nghỉ phải xin phép. 
- Cô nhận xét, nhắc nhở cháu giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay 
trước khi ăn.. 
5. HOẠT 
ĐỘNG NGOÀI 
TRỜI 
Thứ 2: Quan 
sát cầu tuột 
Thứ 3: Quan 
sát góc thiên 
nhiên 
Mục đích yêu cầu: 
-Trẻ được hít thở không khí trong lành và tiếp xúc với môi trường 
xung quanh. 
-Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ. 
- Trẻ biết gọi tên các đồ chơi ngoài trời, biết đặc điểm của thời tiết. 
-Trẻ thuộc bài thơ “Giúp mẹ” 
-Rèn cho trẻ kỹ năng chơi các trò chơi “Nu na nu nống”, “Lộn cầu 
vồng” nhằm phát triển vận động cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn khi đi dạo chơi. 
- Chơi tự do, trẻ được vui chơi thoải mái, cô đảm bảo an toàn cho 
trẻ trong khi chơi. 
Chuẩn bị: 
- Sân chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, xích đu, bập bênh... 
- Đồ chơi: bóng, chong chóng, xe kéo, dây nhảy,nam châm... 
Tổ chức hoạt động: 
-Cô cho trẻ hát một bài 
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động 
- Cho trẻ mang giày, dép 
- Nhắc trẻ sửa soạn quần áo 
- Giáo dục trẻ không chen lấn xô đẩy bạn khi dạo chơi 
-Cho trẻ đi dạo quan sát bầu trời hít thở không khí trong lành,cảm 
nhận vẻ đẹp thiên nhiên. 
* Quan sát cầu tuột 
-Cho trẻ quan sát “cầu tuột” và hỏi trẻ: 
-Cô có cái gì đây? 
-Cầu tuột dùng để làm gì? 
-Cô giới thiệu cho trẻ biết: Đây là cầu thang, tay vịn, máng trượt, 
-Cho trẻ chỉ và gọi tên các bộ phận của cầu tuột. 
- Cô cho trẻ nói lại, cô động viên trẻ nói to, rõ. 
- Cô chú ý cách phát âm của trẻ. 
+Giáo dục trẻ khi chơi không được xô đẩy bạn, rủ bạn cùng chơi 
với mình. 
* Quan sát góc thiên nhiên: 
 -Cô tập trung trẻ ra góc thiên nhiên của lớp, cho trẻ quan sát và hỏi 
trẻ: 
+Ở góc thiên nhiên có những cây gì? 
+Lá của cây có màu gì? 
+Cây nào có hoa? Hoa màu gì? 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 3 
Thứ 4: Thí 
nghiệm lực hút 
nam châm 
Thứ 5: Quan 
sát vƣờn hoa 
Thứ 6: Quan 
sát nhà banh 
+Cho một vài trẻ kể. 
+Cô chỉ vào từng loại cây giới thiệu cho trẻ biết. 
+Cho trẻ nói lại cùng cô tên các loại cây và đặc điểm của cây. 
+Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây, không bẻ lá, ngắt cành. 
Thí nghiệm lực hút nam châm 
- Cô và trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau” 
- Cho trẻ xem và gọi tên thỏi nam châm. 
- Lần lượt cho trẻ xem các đồ vật như: muỗng, kẹp sắt, chìa 
khóa..... và hỏi trẻ : 
+ Đây là cái gì ? 
- Bây giờ cô đặt thỏi nam châm gần các vật bằng inox, bằng sắt các 
con xem có điều gì xảy ra nha. 
- Các con thấy những cái muỗng và kẹp sắt như nào nào nè ? 
- Thỏi nam châm đã hút những vật dụng bằng sắt và inox đó các 
con. 
-Cô sẽ lấy đồ chơi bằng mủ thử cho lại gần nam châm thử xem nam 
châm có hút không nha. 
- Các con thấy nam châm có hút những vật bằng nhựa và gỗ không 
các con. 
Vậy nam châm chỉ hút được những vật bằng sắt và inox còn những 
vật dụng làm bằng gỗ và nhựa thì không hút được. 
Giáo dục trẻ trong khi chơi không giành đồ chơi với bạn. 
Quan sát vƣờn hoa 
- Dẫn trẻ đi dạo quanh trường, dẫn trẻ đến vườn hoa của trường. 
- Các con nhìn xem đây là đâu? 
- Trong vườn có những loại hoa nào? 
- Hoa có những màu nào con? 
- Cô giới thiệu cho trẻ biết trong vườn có rất nhiều hoa: hoa hồng, 
hoa mười giờ, hoa dâm bụt,... Hoa có rất nhiều màu: màu đỏ, màu 
vàng, màu hồng,... 
- Các con thấy hoa có đẹp không? 
- Vậy để cho hoa nở đẹp chúng ta phải làm gì? 
-Cô giáo dục trẻ để hoa nở đẹp thì các con phải tưới nước, chăm 
sóc cho cây, không hái hoa bẻ cành. 
Quan sát nhà banh 
- Cho trẻ đi dạo quanh trường. 
-Cái gì đây con? 
-Nhà này dùng để làm gì? 
-Cô giới thiệu và cho trẻ biết đây là nhà banh. 
-Các con nhìn xem trong nhà banh có gì? 
- Cô khái quát trong nhà banh có rất nhiều banh, có các vòng để 
mình thải banh qua vòng, có cầu tuột để tuột ,... 
-Cô giáo dục trẻ khi chơi phải nhường nhịn bạn không chen lấn xô 
đẩy bạn. 
+ Trò chơi vận động: Nu na nu nống (T2,T4, T6) 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 4 
Trò chơi vận 
động 
Chơi tự do 
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi. 
Cô và trẻ cùng đọc bài đồng dao “ Nu na nu nống” ngồi chồm hổm 
và cho trẻ lấy tay vỗ vào chân khi đọc đến câu “ Chạy mau kẻo 
ướt” cô cho trẻ đứng dậy chạy nhanh về nhà của mình. 
- Cô cháu cùng chơi 3 – 4 lần. 
 Trẻ chơi cố chú ý bao quát trẻ chơi 
+ Trò chơi vận động: “Lộn cầu vồng.”(T3, T5) 
- Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi: 
-Hai bạn đứng đối mặt nhau, nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp 
của bài. 
Bài đồng dao: 
 “Lộn cầu vồng 
 Nước trong nước chảy 
 Có cô mười bảy 
 Có chị mười ba 
 Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” 
 Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn thả tay lộn một vòng 
và về vị trí củ.Trò chơi lại tiếp tục. 
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. 
Chơi tự do: 
- Cô nói tên các đồ chơi, gợi ý một số hoạt động vui chơi cho trẻ, 
cô giới hạn sân chơi. 
-Cô quan sát đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 
- Gần hết giờ cô tập trung cháu lại nhận xét buổi chơi, cho cháu đi 
vệ sinh. Kết thúc hoạt động. 
6. HOẠT 
ĐỘNG VUI 
CHƠI 
* Mục đích yêu cầu 
-Trẻ biết được cách chơi, nội dung chơi ở các góc. 
-Trẻ tham gia chơi hứng thú, tích cực tham gia vào các nhóm chơi. 
-Trẻ biết cùng nhau vui chơi trò chuyện trong buổi chơi. Biết giữ 
gìn đồ dùng, đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn và thu 
dọn, sắp sếp đồ chơi gọn gàng sau buổi chơi 
* Chuẩn bị 
- Búp bê mẹ, bố, con- đồ chơi nấu ăn. 
-Bộ đồ chơi xâu vòng hoa. 
-Tranh chuyện “Thỏ con không vâng lời mẹ” 
-Một số dụng cụ âm nhạc. 
 Tổ chức hoạt động : 
- Cô tập hợp trẻ 
- Chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” 
+ Hôm nay các con thấy lớp mình góc nào có nhiều đồ chơi mới? 
+ Có những đồ chơi mới nào? 
+ Hỏi trẻ những gì xoay quanh nội dung trọng tâm, nhắc trẻ cách 
chơi góc trọng tâm. Cô cho trẻ chọn góc chơi ưa thích, phân vai 
chơi hướng trẻ về các nhóm chơi. 
- Cô giới thiệu từng góc chơi cho trẻ biết. 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 5 
+Góc vận động: Chơi “ Nu na nu nống” (Thứ 2 TT) 
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cô gợi ý nhắc lại cách chơi. 
-Cô cùng chơi với trẻ. 
+Góc thao tác vai: cho em ăn. (Thứ 3 TT) 
-Cả lớp hát bài “cả nhà thương nhau” 
-Gia đình con có những ai? ( cho 1-2 trẻ kể về gia đình) 
-Ở nhà mẹ thường làm những việc gì để chăm em? 
-Mẹ làm công việc gì?... 
-Mẹ cho em ăn thì có những đồ dùng gì? 
-Giờ chơi hôm nay cô cho các con chơi “cho em ăn” nhé. 
 -Ngoài góc phân vai còn có các góc chơi : góc vận động, tạo 
hình... 
-Cô giới thiệu các đồ chơi trong góc, công dụng, và cách sử dụng, 
cô cùng chơi với trẻ. 
-Cô quan sát trẻ chơi, chú ý nhắc nhở trẻ tích cực giao tiếp với 
nhau. 
+Góc HĐVĐV: Xếp đƣờng về nhà. (T4 TT) 
-Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” 
-Cô cho trẻ xem các khối gỗ cô đã xếp, hỏi trẻ. 
-Các con xem cô xếp gì đây? 
-Vậy các con có thích xếp đường về nhà bằng các khối gỗ giống cô 
không? 
-Cô giới thiệu cách xếp 
-Cô cho trẻ xếp 
Ngoài góc tạo hình còn có các góc chơi : góc vận động, phân vai... 
+Góc kể chuyện “Thỏ con không vâng lời mẹ” (Thứ 5 TT) 
-Cô cháu hát bài “ Chú thỏ con” 
-Ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn? 
-Các con có vâng lời mẹ không? 
-Bạn thỏ con trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời mẹ” có 
biết vâng lời mẹ không? 
-Hôm nay ở góc kể chuyện các con kể chuyện “Thỏ con không 
vâng lời mẹ”nha. 
+Góc âm nhạc: Hát “ Cả nhà thƣơng nhau, cháu yêu bà”. 
(Thứ 6 TT) 
-Cô trò chuyện với trẻ về gia đình. 
-Gợi nhớ cho trẻ nhắc lại tên các bài hát trẻ đã học 
-Để bài hát hay hơn thì khi hát các con có thể sử dụng dụng cụ âm 
nhạc. Ngoài góc âm nhạc còn có các góc chơi : góc vận động, tạo 
hình, phân vai... 
*Quá trình trẻ chơi: 
-Trẻ tự về các góc chơi theo ý thích của trẻ. 
-Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần. 
-Khi trẻ không biết chơi cô đóng vai cùng chơi với trẻ 
- Cô có thể gợi ý cho trẻ chuyển sang chơi nhóm khác 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 6 
-Cô chú ý đến góc chơi chính. 
*Kết thúc giờ chơi: cô nhận xét quá trình hoạt động của từng góc 
chơi, cho trẻ thu dọn đồ chơi. 
7. HOẠT 
ĐỘNG VỆ 
SINH – ĂN 
TRƢA – NGỦ 
TRƢA 
Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết đến giờ ăn là rửa tay trước khi ăn, lau mặt sạch ngồi vào 
bàn ăn trưa và ngủ giỏi. 
- Trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc. 
-Giáo dục trẻ ngủ ngoan ,trật tự 
* Chuẩn bị: 
- Khăn, nước, nệm, yếm 
* Hƣớng dẫn 
- Đến giờ ăn cô cho trẻ xếp hàng lau mặt, rửa tay 
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn 
- Giới thiệu món ăn và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ăn 
- Cô theo dõi động viên trẻ ăn hết suất. 
- Trẻ ăn xong, cô lau mặt, cho trẻ uống nước và đi vệ sinh 
8. HOẠT 
ĐỘNG CHIỀU 
Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về gia đình bé 
*Chuẩn bị: tranh gia đình. 
*Tiến hành: 
-Cho trẻ xem tranh “ Gia đình” 
-Chỉ vào tranh và hỏi trẻ: Ai đây? 
-Gia đình có những ai? Có mấy người? 
-Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, học giỏi, kính yêu ông, bà, ba, mẹ. 
Thứ 3: Xem tranh gọi tên các đồ dùng trong gia đình 
*Chuẩn bị: powerpoint tranh các đồ vật : nồi, chảo, ghế, bàn, 
giường 
*Tiến hành: 
-Cô cháu hát bài “Nhà của tôi” 
- Hôm nay cô sẽ dẫn các con đi đến nhà bạn Minh chơi nha. 
- Các con nhìn xem nhà bạn Minh có đẹp không? 
- Nhà bạn Minh có những đồ dùng gì con?( Mời vài trẻ kể) 
- Đây là gì con?( Cái nồi) 
- Bạn nào cho cô biết cái nồi dùng để làm gì? 
Tương tự hỏi trẻ cái bàn, ghế, giường, tủ, 
-Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản các đồ dùng trong gia đình 
cẩn thận. 
Thứ 4 : Đọc thơ “Giúp mẹ” 
*Chuẩn bị: thơ, Lớp sạch sẽ 
*Tiến hành: 
-Cô cháu hát bài “Cả nhà thương nhau” 
-Ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn? 
-Các con có yêu mẹ không? 
- Cô có một bài thơ rất hay, đó là bài thơ “ Giúp mẹ”. Các con đọc 
cùng cô nha. 
-Các con đọc thơ thật giỏi cho mẹ vui nha. 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 7 
-Cho cả lớp đọc 2 lần, cho nhóm, cá nhân đọc. 
-Hết giờ cô tuyên dương những bé đọc giỏi, động viên những bé 
đọc chưa giỏi lần sau cố gắng hơn. 
Thứ 5 : Tập cho trẻ xếp nệm 
-Chuẩn bị: nệm của trẻ 
*Tiến hành: 
+Cô trò chuyện với trẻ : 
-Ở trường các con ngủ được cô cho nằm trên cái gì?(Cái nệm) 
-Vậy khi ngủ đậy các con phải biết giúp cô xếp nệm cất gọn gàng 
nha. 
- Cô xếp mẫu cho trẻ xem : trải nệm lên sàn nhà cho nệm thẳng ra, 
sau đó gấp đôi cái nệm lại, sửa các góc cho thẳng, rồi gấp lại lần 
nữa. 
-Cho lần lượt 5 trẻ lên xếp nệm 
-Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ. 
-Hết giờ cô tuyên dương những bạn xếp giỏi, động viên những bạn 
xếp chưa giỏi cố gắng hơn nữa. 
Thứ 6: Hát bài “Đồ dùng của bé” 
*Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc 
*Tiến hành: 
-Cho trẻ kể tên những đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết. 
-Hôm trước các con đã được cô dạy bài hát gì nói về những đồ 
dùng trong gia đình bây giờ các con hát lại thật hay hay nhé. 
-Cô nhắc lại tên bài hát. Cho cả lớp hát 2 lần, cho nhóm, cá nhân 
hát kết hợp sử dụng cụ âm nhạc. 
-Hết giờ: cô tuyên dương những bé hát giỏi, động viên những bé 
chưa thuộc cần cố gắng hơn nữa. 
*Trả trẻ : Cho trẻ xem tranh tự do và trò chuyện với cô những gì 
học trong ngày và trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết. 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 8 
HOẠT ĐÔNG CHUNG 
Giáo Dục Âm Nhạc 
Dạy Hát: Cháu yêu bà 
TCAN: Đoán tên bạn hát 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được nhịp điệu của bài hát. 
- Rèn kỹ năng nghe, hát to, rõ lời cho trẻ 
- Giáo dục trẻ biết yêu thương gia đình của mình. 
II. Chuẩn bị: 
- Nhạc không lời bài hát: “Cháu yêu bà” 
- Đồ dùng phục vụ âm nhạc 
III. Cách tiến hành: 
* Hoạt động 1: Ổn định- gây hứng thú 
- Cô cho trẻ quan sát tranh gia đình 
- Cho trẻ gọi tên các thành viên trong gia đình. 
- Gia đình bạn Mai trong tranh ở cùng ông bà, lớp mình có gia đình bạn nào ở cùng ông bà 
không? 
-Bà rất yêu thương các con vậy nên nhạc sĩ Xuân Giao đã sáng tác bài hát nói về tình cảm 
của một em bé dành tặng cho bà của mình, hôm nay cô sẽ cho các con hát nhé. 
* Hoạt động 2: Dạy hát: “Cháu yêu bà” 
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần, giới thiệu tên bài hát. 
- Cô hát lần 2 (kết hợp điệu bộ minh họa) 
- Hỏi trẻ: 
- Cô vừa hát bài hát gì? 
- Bài hát nhắc đến ai? 
- Con có thương ông bà không? 
- Giáo dục trẻ biết thương yêu, vâng lời, ông bà, ba mẹ 
- Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài. 
- Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần . 
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát cùng cô (cô chú ý sửa sai cho trẻ) 
*Hoạt động 3: TCAN: Đoán tên bạn hát 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Cho một bạn lên đội mũ chóp che kín mặt, cô mời 
một bạn (không được nói tên) đứng phía dưới hát một bài bất kỳ. Nhiệm vụ của bạn đội 
mũ chóp là đoán tên bạn vừa hát. Nếu đoán đúng là người chiến thắng 
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần 
- Cho lớp hát lại bài hát: “Cháu yêu bà” một lần nữa và ra ngoài 
*Kết thúc hoạt động 
* Trò chơi chuyển tiếp: Trò chơi bóng lăn 
* Đánh giá các hoạt động trong ngày: 
Ngày soạn : 12/04/2022 
Ngày dạy, thứ hai: 25/04/2022 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 9 
 1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc sau tổ chức các hoạt động trong ngày: 
 1.1. Những nội dung chưa dạy được và lý do 
.. 
1.2. Những thay đổi cần thiết: 
.. 
 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo 
dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) 
. 
 Ngaøy 25 thaùng 04 naêm 2022 
Giáo viên 
 Đỗ Thị Hường 
******************************************** 
Nhận biết phân biệt 
Đề tài: Màu vàng, màu đỏ 
I. Mục đích yêu cầu: 
-Trẻ nhận biết và gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi có màu vàng, màu đỏ. 
-Rèn kỹ năng lấy và cất đồ dùng theo yêu cầu của cô. 
-Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng- đồ chơi. 
II.Chuẩn bị: 
-Búp bê 
-Một số đồ dùng- đồ chơi có màu vàng, màu đỏ. 
III.Cách tiến hành 
+ Hoạt động 1 : Giới thiệu 
Cho trẻ chơi “Trời tối- trời sáng” 
-Các con xem hôm nay lớp mình có ai đến chơi nè. (Bạn Búp bê) 
Ngày soạn : 12/04/2022 
Ngày dạy, thứ ba: 26/04/2022 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 10 
-Bạn búp bê đến chơi, cô đã chuẩn bị rất nhiều quà để các con tặng cho bạn búp bê. 
+ Hoạt động 2 : Nhận biết, phân biệt. 
-Trên tay cô có gì?(quả bóng) 
-Quả bóng màu gì? (màu vàng) 
-Cho cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm. 
-Ngoài ra cô còn có bông hoa (đôi dép, cái mũ) màu gì đây? (màu vàng) 
Cô còn có nhiều đồ chơi nữa.Các con chọn giúp cô những đồ chơi màu vàng bỏ vào rổ 
vàng cho cô nha. 
-Trên tay cô có gì?(quả bóng) 
-Quả bóng màu gì? (màu đỏ) 
-Cho cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm. 
-Ngoài ra cô còn các đồ dùng màu gì đây? (Màu đỏ) 
+ Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố. 
 -Cô chuẩn bị rất nhiều quà, bây giờ các con mỗi bạn hãy tặng cho búp bê và gấu Bông 
một món quà nhé. Búp bê chỉ thích màu vàng thôi còn Gấu Bông chỉ thích màu đỏ nên các 
con hãy chọn đồ chơi có màu vàng để tặng cho búp bê, màu đỏ tặng cho Gấu bông nhé. 
-Cho trẻ lên chọn đồ chơi có màu vàng, màu đỏ. 
-Kết thúc hoạt động. 
* Trò chơi chuyển tiếp: Con thỏ 
* Đánh giá các hoạt động trong ngày: 
 1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc sau tổ chức các hoạt động trong ngày: 
 1.1. Những nội dung chưa dạy được và lý do 
1.2. Những thay đổi cần thiết: 
.. 
 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo 
dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) 
.. 
 Ngaøy 26 thaùng 04 naêm 2022 
Giáo viên 
 Đỗ Thị Hường 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 11 
 Phát triển vận động 
VĐCB: Đi theo hƣớng thẳng kết hợp chọn đồ chơi 
TCVĐ: Lộn cầu vồng 
*Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết tên bài tập vận động chạy theo hướng thẳng. 
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để chạy, khi chạy mắt nhìn thẳng về phía trước. 
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, mạnh dạn tự tin... 
*Chuẩn bị : Gậy thể dục đủ cho mỗi trẻ 
*Cách tiến hành 
1. Khởi động: Cô dùng trống lắc điều khiển các bước đi - chạy – đi. Sau đó chuyển đội 
hình thành vòng tròn. 
2. Trọng động: 
a) BTPTC: Tập với gậy 
Động tác 1: Thở “thổi bóng” (tập 3-4 lần) 
TTCB: Trẻ đứng thoải mái 2 tay chụm lại để trước miệng 
- Cô nói “ Thổi bóng ” trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay cũng dang rộng ra 
từ từ (làm bóng to) 
Động tác 2: Tay 
TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi 
- Cầm gậy giơ cao mắt nhìn theo gậy, chân kiểng gót 
- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần ) 
Động tác 3: Bụng 
TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 đầu gậy thả xuôi 
- Cúi người chạm gậy xuống sàn 
- Về tư thế chuẩn bị ( Tập 3 -4 lần ) 
Động tác 4: Chân 
- Tay phải vác gậy trên vai , tay trái vung mạnh, chân bước cao như chú bộ đội. 
b) VĐCB: Đi theo hƣớng thẳng kết hợp chọn đồ chơi 
Hôm nay cô tổ chức cuộc thi ai đi giỏi, nếu bạn nào đi giỏi sẽ được cô chọn đi thi “Bé 
khỏe bé ngoan” nhé. 
- Cô làm mẫu 2 lần 
- Lần 1 không giải thích 
- Lần 2 giải thích: Đứng trước vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh đi thẳng lên rổ đồ chơi 
lấy cho cô một món đồ chơi rồi đi về. Khi đi mắt nhìn thẳng, phối hợp tay chân nhịp 
nhàng. 
- Cho trẻ khá lên làm thử 
 - Cho từng nhóm trẻ lên vận động 
- Cho trẻ chưa tập được cô sửa sai 
- Gọi 1 vài cháu làm tốt làm lại cho cả lớp xem 
c) TCVĐ: Lộn cầu vồng 
Ngày soạn : 12/04/2022 
Ngày dạy, thứ tư: 27/04/2022 
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhóm 24-36 tháng 
Chủ đề : Gia đình của bé 12 
- Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi 
- Trẻ chơi cùng cô 3 – 4 lần 
3. Hồi tỉnh: Đi vài vòng quanh sân tập hít thở thả lõng người 
*Trò chơi chuyển tiếp: Bóng tròn to 
* Đánh giá các hoạt động trong ngày: 
 1. Đánh giá kết quả đạt đƣợc sau tổ chức các hoạt động trong ngày: 
 1.1. Nhữn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_tuan_9_chu_de_gia_dinh_cua_be_ch.pdf