Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ đề: Những con vật đáng yêu. Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Kim Ngân
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với nguời lớn.
- Biết chào hỏi phù hợp với bạn bè.
2. Kỹ năng
- Rèn thói quen chào hỏi cho trẻ, nói to, rõ ràng, lễ phép với mọi người.
- Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
- Ti vi, máy tính.
- Nhạc bài hát: Con chim vành khuyên
- Rối tay kể truyện “Thỏ con lễ phép”
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức
- Cô và trẻ chơi: Trời tối, đi ngủ. Trời sáng, ò ó o. Ngủ dậy đánh răng p/s, rửa mặt biore, ăn bánh chocopie, uống sữa vinamilk, đeo dép bitis, đeo cặp pikachu, mẹ đưa đến trường MN Đồng Tâm B. Con chào cô ạ. Con chào mẹ ạ. Mình chào các bạn.
- Hàng ngày khi đến lớp chúng mình phải chào ai nhỉ?
- Các con ạ! Để biết lời chào quan trọng như thế nào, cô mời các con cùng lắng nghe cô kể câu truyện “Thỏ con lễ phép” nhé.
(Cô kể cho trẻ nghe kết hợp rối tay minh họa nội dung truyện)
- Trong truyện nhắc đến bạn nào?
- Thỏ Con và Gà Trống bạn nào ngoan hơn?
- Vì sao con biết? (Bạn Thỏ lễ phép chào bác Gấu, Gà trống không chào bác Gấu)
=> Vậy các con phải học tập bạn Thỏ con, khi gặp người lớn chúng mình mình phải chào hỏi lễ phép thì mới là em bé ngoan, các con đồng ý không?
GIÁO ÁN: THANH TRA TOÀN DIỆN Lĩnh vực: Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mỹ Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép Chủ đề: Những con vật đáng yêu Độ tuổi: 24 - 36 tháng. Thời gian: 10-15 phút Ngày dạy: 23/12/2022 Người dạy: Nguyễn Thị Kim Ngân I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết chào hỏi lễ phép với nguời lớn. - Biết chào hỏi phù hợp với bạn bè. 2. Kỹ năng - Rèn thói quen chào hỏi cho trẻ, nói to, rõ ràng, lễ phép với mọi người. - Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ biết lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. II. Chuẩn bị - Ti vi, máy tính. - Nhạc bài hát: Con chim vành khuyên - Rối tay kể truyện “Thỏ con lễ phép” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức - Cô và trẻ chơi: Trời tối, đi ngủ. Trời sáng, ò ó o. Ngủ dậy đánh răng p/s, rửa mặt biore, ăn bánh chocopie, uống sữa vinamilk, đeo dép bitis, đeo cặp pikachu, mẹ đưa đến trường MN Đồng Tâm B. Con chào cô ạ. Con chào mẹ ạ. Mình chào các bạn. - Hàng ngày khi đến lớp chúng mình phải chào ai nhỉ? - Các con ạ! Để biết lời chào quan trọng như thế nào, cô mời các con cùng lắng nghe cô kể câu truyện “Thỏ con lễ phép” nhé. (Cô kể cho trẻ nghe kết hợp rối tay minh họa nội dung truyện) - Trong truyện nhắc đến bạn nào? - Thỏ Con và Gà Trống bạn nào ngoan hơn? - Vì sao con biết? (Bạn Thỏ lễ phép chào bác Gấu, Gà trống không chào bác Gấu) => Vậy các con phải học tập bạn Thỏ con, khi gặp người lớn chúng mình mình phải chào hỏi lễ phép thì mới là em bé ngoan, các con đồng ý không? * Hoạt động 2: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép - Giờ học hôm nay, cô sẽ dạy các con kỹ năng chào hỏi lễ phép, để biết kỹ năng chào hỏi ra sao bây giờ các con cùng hướng lên màn hình xem cô có hình ảnh gì nhé. (Cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ chào ông bà) - Đây là hình ảnh bạn nhỏ đang làm gì? - Thế các con, trước khi đi học hay đi đâu về đến nhà thì các con chào ai? - Khi chào ông bà, bố mẹ thì các con chào như thế nào? Các con ạ! Khi chào các con đứng đẹp, khoanh tay trước ngực, miệng cười tươi, mắt nhìn thẳng về phía người được chào, đầu hơi cúi rồi nói lời chào: Cháu chào ông ạ! Cháu chào bà ạ! Con chào bố ạ! Con chào mẹ ạ! - Cho trẻ thực hiện Cả lớp, tổ, các nhân + Hàng ngày khi đến trường, đến lớp các con gặp ai? (Cô giáo, các bạn) - Khi gặp cô giáo các con chào như thế nào? => Gặp cô giáo chúng mình đứng đẹp, khoanh tay lễ phép và tươi cười, mắt nhìn vào cô giáo, đầu hơi cúi và nói “Con chào cô ạ” - Cho trẻ thực hiện: Chào cô (Cả lớp, cá nhân) - Các con khi đến trường, ngoài cô giáo các con còn gặp ai? - Các con chào bạn như thế nào? + Cô hướng dẫn trẻ cách chào bạn: Khi chào bạn các con đứng đẹp, mắt nhìn vào bạn, vẻ mặt tươi cười, dơ tay lên vẫy và nói lời chào “Mình chào bạn” - Cho trẻ thực hiện: Chào bạn (Cả lớp, 2 bạn quay mặt lại chào nhau) * Mở rộng: Khi có khách đến nhà, hoặc đến lớp học thì các con phải chào hỏi thế nào? - Hôm nay có rất nhiều các cô giáo đến thăm lớp mình, các con cùng đứng lên khoanh tay lễ phép chào các cô nào. => Các con ạ! Lời chào rất quan trọng, thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn và tôn trọng đối với người lớn tuổi. Vì vậy mà mỗi khi các con gặp người lớn tuổi hơn, chúng mình phải chào hỏi lễ phép nhé. * Hoạt động 3: Kết thúc Cho trẻ hát và vận động bài “Con chim vành khuyên” GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Chủ đề: Những con vật đáng yêu Trò chơi vận động: “Con Bọ Dừa” Thời gian: 10-15 phút Đối tượng: Trẻ 24 – 36 tháng Ngày dạy: 23/12/2022 Người dạy: Nguyễn Thị Kim Ngân I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trò chơi “Con Bọ Dừa” và biết cách chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân, bò thẳng về phía trước và ngẩng cao đầu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi, giáo dục trẻ vui chơi đoàn kết với nhau. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Con bọ dừa (đồ chơi), Mũ con bọ dừa. - Đồ dùng của trẻ: Mũ con bọ dừa đủ cho số trẻ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với hoạt động. III. Cách tiến hành: 1. Gây hứng thú. - Cho trẻ xúm xit và quan sát “Con Bọ Dừa” + Hỏi trẻ cô có con gì đây? - Đúng rồi! Đây là con bọ dừa đấy. Cả lớp nói cùng cô “Con bọ dừa” 2 lần. - Các con ạ! Bọ dừa biết bay, biết bò. Muốn biết con bọ dừa bò như thế nào thì hôm nay cô con mình cùng chơi trò chơi “Con bọ Dừa” nhé. 2. Trò chơi vận động “Con Bọ Dừa” - Để chơi được trò chơi này các con cùng cô đọc lời trò chơi trước nhé. (Cô cho trẻ đọc 1- 2 lần) * Giới thiệu trò chơi: - Cô đã chuẩn bị những chiếc mũ Bọ Dừa rất xinh để tặng cho các con, với những chiếc mũ này cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi “Con Bọ Dừa” đấy. Bây giờ các con hãy về chỗ ngồi và nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé. * Hướng dẫn cách chơi: - Cách chơi như sau: Bọ Dừa mẹ bò trước, Bọ Dừa con bò theo sau, vừa bò vừa đọc lời bài thơ “Con Bọ Dừa” gặp cơn gió thổi Bọ Dừa ngã chỏng quèo, đạp chân và miệng kêu ối ! ối ! ối . * Cô chơi mẫu: - Để chơi được trò chơi này thật giỏi các con hãy quan sát cô chơi mẫu nhé. + Lần 1: Không giải thích + Lần 2: Vừa chơi vừa nói cách chơi - Cô là bọ Dừa mẹ, các con là bọ Dừa con. Bọ Dừa mẹ và bọ Dừa con cùng nhau bò đi chơi. Khi bò cô úp hai bàn tay sát sàn, hai cẳng chân sát sàn và nhổm mông, bò tiến thẳng về phía trước đầu ngẩng cao,vừa bò vừa đọc lời bài thơ: Bọ Dừa mẹ đi trước Bọ Dừa con theo sau Gió thổi ngã chỏng quèo Bọ Dừa kêu “ối ! ối !...” Khi đọc đến câu “Gió thổi ngã chỏng quèo” cô ngã lăn ra sàn nằm ngửa người lên hai chân đạp đạp vào không khí và miệng kêu “ối ! ối ! ối!” Các con đã biết cách chơi chưa? - Cho 1-2 trẻ lên chơi cùng cô. * Trẻ chơi - Cho từng nhóm chơi: + Nhóm bọ dừa đỏ chơi + Nhóm bọ dừa vàng chơi + Nhóm bọ dừa xanh chơi - Cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi với lời ca của trò chơi (nhắc trẻ bò rộng ra khi ngã vào nhau sẽ bị đau). - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen trẻ - Hỏi trẻ cô con mình vừa chơi trò chơi gì? * Nhận xét trẻ chơi: - Cô nhận xét chung cả lớp. - Khen ngợi, động viên trẻ. - Giáo dục trẻ vui chơi, đoàn kết không xô đẩy nhau. 3. Kết thúc: - Cô làm Bọ Dừa mẹ, trẻ làm Bọ Dừa con cùng bò ra sân chơi và chuyển hoạt động.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_nhung_con_vat_dang_yeu_de.docx