Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Nước và mùa hè của bé - Bé lên mẫu giáo 3 tuổi
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng sức khỏe
- Biết về nguồn nước nào tốt cho sức khỏe
- Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết
- Có một số hành vi tốt về giữ gìn vệ sinh phòng ngừa bệnh tật mùa hè, đi nắng đi mưa phải có mũ, quần áo đi mưa
* Vận động
- Thực hiện các vận động một cách tự tin: Ném bóng vào chậu, chạy theo đường thẳng, bước lên, bước xuống bâc cao 15 cm, đi có mang vật trên tay.
- Phối hợp khéo léo các cử động của bàn tay, ngón tay một số hoạt động tự phục vụ
- Biết tránh những nơi nguy hiểm không chơi ở những nơi có ao, hồ, sông, suối hoặc ẩn mưa ở gốc cây to
2. Phát triển nhận thức
- Nhận biết được 1 số nguồn nước ăn và nước sinh hoạt
- Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm nổi bật của mùa hè: quần áo trang phục và những hoạt động lên lớp mẫu giáo 3 tuổi
- Nhận biết, phân biệt được 1 số nhóm đối tượng có số lượng một và nhiều
- Nhận biết được màu xanh - đỏ - vàng
CHỦ ĐỀ: NƯỚC & MÙA HÈ CỦA BÉ- BÉ LÊN MẪU GIÁO 3 TUỔI Thực hiện 4 tuần (từ ngày 24/4- 19/5/2017) Tuần Chủ đề nhánh Thời gian thực hiện Tuần I Nước cần cho bé 24/04/2017- 28/4/2017 Tuần II Mùa hè của bé 02/5/2017- 05/05/2017 Tuần III Trang phục mùa hè 08/05/2017-12/05/2017 Tuần IV Bé lên mẫu giáo 3 tuổi 15/05/2017- 19/05/2017 I. Mục tiêu 1. Phát triển thể chất * Dinh dưỡng sức khỏe - Biết về nguồn nước nào tốt cho sức khỏe - Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết - Có một số hành vi tốt về giữ gìn vệ sinh phòng ngừa bệnh tật mùa hè, đi nắng đi mưa phải có mũ, quần áo đi mưa * Vận động - Thực hiện các vận động một cách tự tin: Ném bóng vào chậu, chạy theo đường thẳng, bước lên, bước xuống bâc cao 15 cm, đi có mang vật trên tay. - Phối hợp khéo léo các cử động của bàn tay, ngón tay một số hoạt động tự phục vụ - Biết tránh những nơi nguy hiểm không chơi ở những nơi có ao, hồ, sông, suối hoặc ẩn mưa ở gốc cây to 2. Phát triển nhận thức - Nhận biết được 1 số nguồn nước ăn và nước sinh hoạt - Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm nổi bật của mùa hè: quần áo trang phục và những hoạt động lên lớp mẫu giáo 3 tuổi - Nhận biết, phân biệt được 1 số nhóm đối tượng có số lượng một và nhiều - Nhận biết được màu xanh - đỏ - vàng 3. Phát triển ngôn ngữ - Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong câu truyện, bài thơ, bài hát về hiện tượng tự nhiên, về lớp mẫu giáo 3 tuổi 4. Phát triển tình cảm xã hội - Biết tíết kiệm nước sạch, giữ gìn nguồn nước sạch sẽ và cảnh quan thiên nhiên nơi bé ở và nơi công cộng - Không dùng nước không đảm bảo vệ sinh, không được uống nước lã 5. Phát triển thẩm mỹ - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên gần gũi qua các bài hát và qua các sản phẩm tạo hình: vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình đơn giản - Theo ý thích của trẻ qua các hoạt động tạo hình MẠNG NỘI DUNG - Thời tiết mùa hè nắng nóng, có gió mưa rào và giông - Cảnh vật mùa hè: Cây cối xanh tốt, có những hoa quả đặc trưng - Một số hiện tượng thời tiết: nắng , mưa, sấm, chớp, sét, bão , cầu vồng , sương mù - Khám phá, tìm hiểu về nguồn nước (nước ăn, nước sinh hoạt). - Trẻ biết những tác dụng của nước Mùa hè của bé Nước cần cho bé Nước và Mùa hè của bé – Bé lên mẫu giáo 3 tuổi Trang phục mùa hè Bé lên mẫu giáo 3 tuổi - Quần áo cộc, vải mỏng - Màu sắc quần áo tươi sáng - Mùa hè thích hợp với trang phục đi chơi ở biển. - Một số bệnh thường xảy ra trong mùa hè như sốt xuất huyết, cảm lạnh - Mùa hè không nên ăn nhiều đồ lạnh dễ bị ho - Tên trường, tên nhóm lớp. - Tên gọi các khu vực của lớp học (phòng học, phòng ngủ, khu vệ sinh, sân chơi) - Đồ dùng đồ chơi của lớp (tên gọi đặc điểm nổi bật, cách sử dụng) - Bé thích tham gia các hoạt động nào? - Chơi vui vẻ thân thiện với bạn, và lễ phép với người lớn phép với người lớn. MẠNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC: Hát: Nắng sớm, mùa hè đến, trời nắng trời mưa, bóng tròn to Nghe hát : tự chọn Trò chơi : Tai ai tinh TẠO HÌNH Vẽ mưa Vẽ ông mặt trời Tô màu cái ô Tô màu quả bóng NB TẬP NÓI: khám phá tìm hiểu về nguồn nước Nhận biết dấu hiệu nổi bật của mùa hè Tên và đặc điểm nổi bật của quần áo mùa hè Trò chuyện về lớp mẫu giáo 3 tuổi * TOÁN - NB màu xanh, màu đỏ, màu vàng - Nhận biết phân biệt 1 và nhiều - Nhận biết phân biệt 1 và nhiều PHÁT TRIỂN THẨM MỸ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Nước và mùa hè của bé - Bé lên mẫu giáo 3 tuổi PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * VĐCB - Ném bóng vào chậu - Chạy theo đường thẳng - Bước lên, xuống bậc cao15cm - Đi có mang vật trên tay * TC: Bong bóng xà phòng, bóng nắng, ném bóng về phía trước - Trò chơi:- Bong bóng xà phòng - Bóng nắng * THƠ - Nước - Bóng mây - Bạn mới * KỂ CHUYỆN - Mèo nhát KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I Nhánh 1: Nước cần cho bé Thời gian thực hiện từ ngày (24/4 -28/4/2017) Lĩnh Vực Nội dung Mục tiêu Phương Pháp, hình thức tổ chức Thể dục sáng *Tập các động tác bài “ Nắng sớm” *Hô hấp: Thổi nơ bay - ĐT tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống - ĐT bụng : cúi người về phía trước tay chạm chân - ĐT chân : Khuỵu gối xuống tay đưa về phía trước - ĐT bật : Bật tại chỗ - Trẻ tập đúng các động tác bài : “Nắng sớm ” - Rèn kĩ năng vận động của các cơ. - Hứng thú tham gia cùng cô và các bạn. I. Chuẩn bị. - Phòng tập sạch sẽ thoáng mát, quần áo cho trẻ gọn gàng, II. Cách tiến hành. - Ổn định tổ chức - Kiểm tra sức khỏe * HĐ 1. Khởi động. - Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp luyện các kiểu đi.(đi bằng mũi chân, gót chân, đi chậm, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, về đội hình hàng dọc, tập bài đi đều dãn hàng ngang theo tổ. 2. Trọng động. - Cho trẻ thổi “ Nơ bay” - Cô cùng trẻ tập các động tác bài “Nắng sớm”2 lần x 4 nhịp - Cô bao quát và sửa sai cho trẻ. 3. Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng vòng quanh sân tập 2-3 vòng. Chơi, Hoạt động góc 1. Góc phân vai: - Bán hàng nước 2. Góc xây dựng chơi xếp thành ao cá 3. Góc nghệ thuật. - Hát, vận động về 1 số bài hát trong chủ đề - Xem tranh, vẽ, nặn, tô màu về mưa, mặt trời... 4. Góc học tập đọc thơ , đọc truyện về nguồn nước 5 Góc thiên nhiên - Chơi thả thuyền - Đong nước vào chai 1. Kiến thức - Trẻ biết được các góc chơi - Biết nhận vai chơi và biết thể hiện vai chơi của mình 2.Kỹ năng: Luyện kỹ năng giao tiếp, quan sát, tô màu... 3. Thái độ - Hứng thú tham gia vào các góc, nhóm chơi -Biết đoàn kết trong khi chơi I. Chuẩn bị. -1 số đồ dùng đồ chơi ở các góc, nhóm chơi II. Cách tiến hành. 1. Ổn định tổ chức - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ nước - Cho trẻ kể tên về 1 số nguồn nước mà trẻ biết 2. Nội dung HĐ 1. Cho trẻ kể tên góc chơi: - Cô cho 2-3 trẻ kể - Cô hỏi trẻ: Có những góc chơi nào - Góc đó có những đồ chơi gì? - Chơi như thế nào? - Con thích chơi ở góc nào? *Giáo dục trẻ khi về góc chơi nhẹ nhàng lấy đồ chơi ra chơi, khi chơi không tranh giành đồ chơi của nhau. - Chơi xong cất đồ dùng đúng nơi qui định. HĐ 2. Cho trẻ về góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ đã đăng ký - Cô quan sát, điều chỉnh số trẻ ở các góc,nhóm chơi cho phù hợp - Cô đến từng góc, nhóm chơi hướng dẫn trẻ chơi và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. - Cô hỏi trẻ: Con đang chơi gì? Chơi như thế nào?... HĐ 3. Nhận xét sau khi chơi. - Cô đến từng góc, nhóm chơi nhận xét trẻ chơi - Cô khen chung nhóm chơi, tuyên dương những trẻ chơi tốt. Động viên khuyến khích những trẻ chưa hợp tác tốt với bạn để lần sau trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình * Kết thúc Cho trẻ hát bài “ cất đồ chơi”, kết hợp thu dọn đồ dùng đồ chơi cất vào nơi quy định GIÁO DỤC KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai, ngày 24 tháng 04 năm 2017 GDPT Nhận thức NBTN: Khám phá tìm hiểu về nguồn nước (nước ăn, nước sinh hoạt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô, biết trả lời 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết tên 1 số nguồn nước - Trẻ biết 1 số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước, - Biết ích lợi của nước đối với con người, cây cối, vật nuôi. - Biết 1 số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Kỹ năng phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, đủ câu 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước II. Chuẩn bị - Tranh về 1 số nguồn nước: Nguồn nước mưa, nước giếng (nước ăn, nước sinh hoạt) - Mô hình phòng triển lãm tranh gồm các thau, chai đựng các nguồn nước khác nhau) III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Cô hát ( mở nhạc) bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” - Bài hát nói về nước gì? - Nước mưa có rất nhiều ích lợi đối với đời sống con người, cây trồng và vật nuôi. Những hạt mưa không những làm cho cây cối, khoai lúa được tốt tươi mà còn mang đến cho chúng ta những thông điệp rất quý báu về nguồn nước nữa đấy. Bây giờ các con cùng nhìn lên màn hình ( mô hình) chú ý lắng nghe và quan sát xem hạt mưa có ích lợi như thế nào? Hạt mưa đã tạo ra những nguồn nước nào? Và nước có đặc điểm gì ? - Cho trẻ quan sát, đàm thoại về mô hình.....Cô gt bài 2. Nội dung HĐ 1. Khám phá tìm hiểu về nguồn nước ( nước ăn, nước sinh hoạt) * Nhận biết nguồn nước mưa - Cô đố trẻ: “ Tôi ở trên cao Tôi rơi tí tách Tôi tưới ruộng đồng Cho cây tươi tốt” Tôi là ai? ( Nước mưa) - Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: - Cô có bức tranh gì nào? - Trong bức tranh vẽ những gì? Những hạt mưa này còn được gọi là nước mưa. - Bây giờ các con phát âm cho cô từ “nước mưa” nào - Cho trẻ phát âm từ “Nước mưa” - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Các con thấy nước có màu gì? - Đây là bức tranh vẽ trời đang mưa . Nước mưa là nước do hơi nóng bốc lên gặp không khí tạo thành những hạt mưa, nước mưa là nước trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị và chúng ta luôn coi nước mưa là nguồn nước sạch cho nên nước mưa được dùng để ăn uống, sinh hoạt như tắm giặt,gội đầu, nấu cơm canh...cho chúng ta ăn đấy. - Nước mưa còn làm cho cây cối hoa màu,ruộng vườn thêm tươi tốt ra hoa kết quả. Nước mưa rất có ích, khi rơi xuống nước mưa tạo thành các nguồn nước khác nhau như nguồn nước sông, nguồn nước ao, hồ, nguồn nước suối, nguồn nước biển.... - Cho trẻ đọc bài thơ “ Mưa” 1-2 lần => Cô khái quát lại nguồn nước mưa * Nhận biết nguồn nước giếng - Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng” - Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: Các con nhìn xem cô có bức tranh gì? - Đây là cái gì? ( Cái giếng) - Trong giếng có gì? Còn đây là cái gì? ( Cái xô) - Cái xô dùng để làm gì?... - Cô cho cả lớp phát âm từ “Nước giếng” - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Nước giếng dùng để làm gì? - Nước giếng là nguồn nước sạch, là nước trong suốt không có màu, không có mùi, không có vị dùng để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày... Vậy khi sử dụng nước các con phải biết tiết kiệm nước..... + Ngoài nước mưa, nước giếng ra các con thấy còn có những nguồn nước gì nữa? ( Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết) - Ngoài nước mưa, nước giếng ra còn có rất nhiều các nguồn nước khác nữa như: Nước máy, nước lọc, nước ao,hồ, sông, ngòi, nước biển....Nhưng nguồn nước mưa, nước giếng, nước máy, nước lọc là nguồn nước trong sạch nhìn không có vẩn đục cho nên được dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Còn nước ao, hồ, sông ngòi là nguồn nước có rất nhiều vẩn đục, những nguồn nước này rất cần thiết cho cây trồng và những con vật sống ở dưới nước. - Tất cả các loại nước này đều có chung 1 trạng thái là lỏng, không màu, không mùi, không vị, dễ bay hơi và dễ hòa tan 1 số chất như đường, sữa...Nó còn có trạng thái rắn nữa các con có biết đó là nước gì không? - Nước đá các con sờ tay vào thấy như thế nào?... - Nước còn là nơi để cho các loài cá sinh sống và là nơi để cho các PTGT đường thủy hoạt động vận chuyển chở người và nguyên vật liệu đi từ nơi này đến nơi khác nữa. Để đảm bảo được các nguồn nước không bị ô nhiễm mỗi chúng ta đều phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn nước, không được vứt rác thải bừa bãi mà phải bỏ vào đúng nơi quy định. Nếu chúng ta đổ chất thải bừa bãi ra môi trường thì sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến các nguồn nước - Nước rất quan trong trong cuộc sống của chúng ta, vì vậy khi sử dụng nước chúng ta cần chú ý sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí nước và phải bảo vệ nguồn nước, không vất rác thải xuống ao hồ ....làm nguồn nước bị ô nhiễm nước nhé! * HĐ 2. Trò chơi + Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai nói đúng” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần + Trò chơi “Về đúng nguồn nước của mình” - Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Kết thúc: Cô nhận xét tiết học - Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” ra chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ qs và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ quan sát và trả lời - Cả lớp phát âm - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích Quan sát bình nước uống 2. Trò chơi: - TCVĐ: “Trời nắng, trời mưa” (mới) - TCDG: Chi chi chành chành 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của nước - Trẻ biết tên trò chơi, luật cách chơi, biết chơi các trò chơi - Phát triển cơ chân, cơ tay. - Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vận động, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Luyện phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Biết đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bị - Bình nước uống, cái ca - 1 số đồ dùng đồ chơi III.Tiến trình dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức - Cho trẻ đọc bài thơ “ Nước, nước”... - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” 2. Nội dung * HĐ 1. Quan sát bình nước uống - Cô đưa bình nước ra hỏi trẻ: - Đây là bình gì? - Cô phát âm - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Bình nước này màu gì? - Trong bình có gì?... - Đây là cái gì? Dùng dể làm gì?... - Các con có biết nước chúng mình uống là nguồn nước gì không ? => Cô khái quát: Hàng ngày chúng ta dùng nước để ăn, uống, tắm giặt chính là nguồn nước mưa, nước máy..... * GD: Nước rất quan trong trong cuộc sống của chúng mình, vì vậy khi sử dụng nước chúng mình cần chú ý sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí nước và phải bảo vệ nguồn nước, không vất rác thải xuống ao hồ làm nguồn nước bị ô nhiễm nước nhé! * HĐ 2. Trò chơi * Cô giới thiệu tên trò chơi “Trời nắng trời mưa” - Luật chơi:. Ai không tìm được nơi trú mưa phải ra ngoài một lần chơi. - Cách chơi: Cô vẽ vòng tròn to trên sân (trong lớp). để làm nơi trú mưa. Khi chơi các con vừa đọc lời của bài hát vừa vận động tương với câu hát “ Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng” thì 2 tay các con để trước ngực nhảy về phía trước. “Vươn vai, vươn vai thỏ dung đôi tai” 2 tay để lên đầu, giả làm tai thỏ vẫy vẫy nghiêng người về 2 phía. “ Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới” 2 tay chống vào hông, nhảy bật về phía trước. “Bên nhau, bên nhau bên nhau ta cùng chơi” đi cao bước chân. “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau ta về thôi” đọc đến câu này thì các con chạy nhanh về tổ ( vòng tròn) - Cô chơi mẫu - Cho trẻ chơi 3-4 lần. * TCDG “Chi chi chành chành” - Cô gt tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu một số trò chơi, đồ dùng đồ chơi - Cho trẻ chơi cô quan sát. - Trẻ đọc thơ - Trẻ chơi - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ lắng nghe - Cả lớp phát âm -Tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ tự chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Cho trẻ chơi hoạt động góc 2. Trò chơi - Dung dăng dung dẻ 3. Đánh giá trẻ. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên các góc chơi - Biết thể hiện 1 số hành động của vai chơi - Biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II. Chuẩn bị - 1 số đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức - Cô rủ trẻ lại gần cô nói “Xúm xít, xúm xít”... - Cho trẻ chơi “Trời nắng, trời mưa” 2. HĐ Góc - Cô hỏi trẻ: - Có những góc chơi nào? - Góc đó có những đồ dùng đồ chơi gì? - Chơi như thế nào? - Con thích chơi góc nào? - Cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã đăng ký - Cô đi quan sát điều chỉnh số trẻ ở các góc, nhóm chơi cho phù hợp. - Cô đi đến từng góc, nhóm chơi động viên khuyến khích trẻ chơi và hỏi trẻ: + Con đang chơi góc nào đây? + Con chơi như thế nào? - Cô xuống từng góc chơi nhận xét chung, tuyên dương trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chưa tích cực chơi để lần sau trẻ chơi tích cực hơn. - Cho trẻ hát bài “ Cất đồ chơi” kết hợp cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi cất vào nơi quy định. 2. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. Đánh giá trẻ - Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan. - Vệ sinh trả trẻ - Bên cô, bên cô - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ hát và cất đồ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe Thứ ba, ngày 25 tháng 04 năm 2017 GDPT thể chất - Vận động cơ bản: Ném bóng vào chậu - BTPTC: Tự chọn - Trò chơi “Bong bóng xà phòng” I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết ném bóng vào chậu - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng - Rèn kỹ năng ném bóng vào chậu - Rèn cho trẻ tính tập trung, và sự mạnh dạn, tự tin - Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - Biết đoàn kết trong khi chơi II. Chuẩn bị - Chậu, bóng - Băng dính để dán vạch . - Sân tập sạch sẽ. - Lọ đựng nước xà phòng và ống hút nhựa III. Tiến trình dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sức khỏe II. Nội dung HĐ 1. Khởi động. - Cô cho trẻ đi vòng tròn luyện các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần... về 2 hàng dọc tập bài đi đều dãn hàng ngang theo tổ tập bài tập phát triển chung HĐ 2. Trọng động. a. BTPTC . Cô cùng trẻ tập các động tác ptc 2 lần x 4 nhịp (nhấn mạnh đt tay, 3 lần x 4 nhịp) * ĐT 1 Tay: 2 tay đưa trước, lên cao. (Tập 3 lần) - TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi - Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước - Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao - Nhịp 3: về nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB * ĐT 2 Chân: Ngồi xổm, đứng lên (Tập 2 lần) - TTCB: đứng tự nhiên, 2 tay chống hông - Nhịp 1: Ngồi xuống - Nhịp 2: Đứng lên - Nhịp 3: Nhịp 3 về nhịp 1 - Nhịp 4: về TTCB * ĐT 3 Bụng: Đứng cúi người về trước (Tập 2 lần) - TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi - Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau - Nhịp 2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân - Nhịp 3: Về nhịp 1 - Nhịp 4: Về TTCB * ĐT 4 Bật : Bật tại chỗ (Trẻ bật theo cô 2 lần) (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) b. Vận động cơ bản: “ Ném bóng vào chậu”. - Cô giới thiệu tên vận động. - Cô vận động mẫu lần 2 kết hợp phân tích vận động: TTCB: Đứng tự nhiên sát vạch chuẩn 2 tay cầm quả bóng khi có hiệu lệnh của cô thì các con cầm bóng đưa cao ngang tầm mắt nhằm vào chậu và ném bóng vào chậu xong đi về chỗ của mình đứng - Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu - Sau đó cô cho 2 trẻ lần lượt lên thực hiện đến hết lớp 2-3 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ vận động (trẻ khác đứng cổ vũ) - Nếu trẻ ném tốt cô cho 2 đội thi đua nhau ném - Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động. Các vừa vận động gì? - Cô mời 1 trẻ lên vận động c. Trò chơi: “ Bong bóng xà phòng” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc - Cô nhận xét tiết học - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ đi vòng tròn - Trẻ đi các kiểu chân, đi theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập 3 lần - Trẻ tập 2 lần - Trẻ tập 2 lần - Trẻ tập 2 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - 2 trẻ làm mẫu - Trẻ thực hiện - 2 đội thi đua nhau ném - Trẻ trả lời - Trẻ lên vận động - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích Quan sát nguồn nước ao 2. Trò chơi: - TCVĐ: “Trời nắng trời mưa” - TCDG: Chi chi chành chành 3. Chơi tự do I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ chú ý quan sát và trả lời được 1 số câu hỏi của cô - Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của nước - Trẻ biết tên trò chơi, luật cách chơi, biết chơi các trò chơi - Phát triển cơ chân, cơ tay. - Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vận động, quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Luyện phát âm và diễn đạt đủ câu cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. - Biết đoàn kết trong khi
File đính kèm:
- nuocvaf_mua_he_be_len_mau_giao_3_tuoi.docx