Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ - Năm học 2020-2021 - Lường Thị Chuyền

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Biết đóng vai chơi, biết công việc của cô giáo, bác sĩ, gia đình

- Trẻ biết dùng các viên gạch để xếp khuôn viên cây xanh

- Trẻ biết xem sách, vở về đất nước Việt Nam

- Biết vẽ, tô màu, xé dán tranh về đất nước Việt Nam

- Biết cách chăm sóc cây, lau lá

2. Kỹ năng

- Hình thành kỹ giao tiếp giữa bác sĩ, gia đình và cô giáo

- Có kỹ năng sắp xếp, xây dựng công viên, lăng Bác

- Rèn trẻ kỹ năng cầm bút, tô màu, bố cục của bức tranh

- Rèn kỹ năng lau lá, tưới nước, xới đất

3. Thái độ

- Trẻ có thái độ đoàn kết trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi, tiết kiệm nguyên vật liệu

II. Chuẩn bị

- Góc phân vai: Đồ dùng, dụng cụ của bác sĩ, đồ dùng gia đình, đồ dùng của cô giáo ( sách, vở, thước, bút)

- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, lắp ghép, cây hoa, ô tô, xe rùa, đồ dùng thợ xây (Bay, dao xây, xẻng, xô vữa )

- Góc học tập: Sách vở về chủ đề quê hương đất nước Việt Nam

- Góc nghệ thuật: Giấy A4, sáp màu, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay, bút chì

- Góc thiên nhiên: Chậu hoa, ô doa, khăn lau lá

 

doc41 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ - Năm học 2020-2021 - Lường Thị Chuyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ
Thời gian thực hiện 2 tuần: Từ tuần 33 đến tuần 34
(Từ ngày 03/05/2021 - 14/05/2021) 
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
 I. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Đi và chạy
+ Đi bằng mép ngoài bàn chân
+ Đi khụy gối 
+ Đi trên dây(đặt trên sàn)
- Bật nhảy
+ Bật liên tục vào vòng
+ Bật, nhảy từ độ cao(40-45cm).
+ Bật tách, khép chân qua 7 ô.
* Hoạt động học
- Đi khuỵu gối
- Bật tách khép chân qua 7 ô vòng
* Hoạt động chơi
- Đi chạy vòng quanh sân trường, dạo chơi với đồ vật ngoài sân
- Chơi tự do với phấn với lá cây
 Góc học tập: tô lá cờ Tổ quốc
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột, Thử tài
11. Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
* Giữ gìn sức khỏe và an toàn
43. Ra nắng phải đội mũ; đi tất, mặc ao ấm khi trời lạnh
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lựa chọ và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Lợi ích của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
* Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh
- Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, đội mũ nón khi ra đường để giữ gìn vệ sinh thân thể
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định,
 - Thay quần áo khi bị ướt, bẩn
* HĐ chơi
- Góc phân vai: bán hàng, nấu ăn
- Trò chơi: Chọn hành vi đúng sai
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
78. Trẻ có khả năng gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm.
- Gộp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
- Tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.
+ Tách gộp trong phạm vi 6
+ Tách gộp trong phạm vi 7
+ Tách gộp trong phạm vi 8
+ Tách gộp trong phạm vi 9
+ Tách gộp trong phạm vi 10
- Tên và nêu vài đặc điểm một số danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của quê hương, đất nước.
+ Trò chuyện về thủ đô Hà Nội
* Hoạt động học
* KPKH
- Trò chuyện về thủ đô Hà Nội
**LQVT
- Tách gộp trong phạm vi 10
* Hoạt động chơi
- Cho trẻ chơi tranh lô tô về một số danh lam thắng cảnh của đất nước việt nam
- Trẻ đếm số lượng 
* Trò chơi: Đố biết con gì, Thi xem ai nhanh
79. Trẻ có khả năng tách một nhóm đói tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau 
99. Trẻ có khả năng kể tên và một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước.
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
116. Trẻ có khả năng nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt. 
- Nhận dạng các chữ cái 
+ LQCC: o,ô,ơ
+ LQCC: a,ă,â
+ LQCC: e, ê
+ LQCC: u,ư
+ LQCC: i, t, c
+ LQCC: b, d,đ
+ LQCC: l, m, n
+ LQCC: h,k
+ LQCC: p, q
+ LQCC: s,x
+ LQCC: v, r
+ LQVCC: p – q
* Hoạt động học
+ LQCC: s,x
+ LQCC: v, r
* Hoạt động chơi: 
- Đua xe đạp về thăm lăng bác, Mèo đuổi chuột
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
144. Trẻ có khả nắng hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cẩm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ
Nhận ra giai điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
+ DH: Trường chúng cháu là trường mầm non
+ DH: Cháu vẽ ông Mặt trời
+ DH: Quê hương tươi đẹp
+ DH: Tạm biệt búp bê
- Lựa chọn, phối hợp các màu để tô màu tạo ra sản phẩm đẹp.
+ Tô màu lăng Bác
*Hoạt động học
* Âm nhạc:
- DH: Quê hương tươi đẹp
- NH: Quê hương
* Tạo hình:
+ Tô màu lăng Bác
* Hoạt động chơi
- TC: Thi ai nhanh , đoán tên bạn hát, 
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề 
- Góc học tập: tô màu tô màu lá cờ Tổ quốc, làm quen với vở tập tạo hình
150. Trẻ có khả năng phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
V. GIÁO DỤC TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI 
124. Trẻ có khả năng cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
- Cố gắng thực hiện công việc đến cùng 
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc
- Thể hiện một số công việc theo cách riêng của bản thân.
Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
+ Bé tự làm được gì
+ Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
+ Bé chia sẻ đồ chơi cùng bạn
+ Dạy trẻ biết yêu thương
* Hoạt động học
 + Dạy trẻ biết yêu thương
+ Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo
* Hoạt động chơi
- Chơi xây dựng lăng Bác Hồ
- Bình cờ, bé ngoan.
127.Trẻ biết an ủi, chia vui với người thân và bạn bè
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
TUẦN 33: ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM KỲ DIỆU
(Thực hiện từ ngày: 03 - 07 / 05 / 2021)
 T. gian
H. động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, trò truyện trao đổi với phụ huynh về một số hoạt động ở nhà của trẻ
- Trẻ biết sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự (chào hỏi, cảm ơn)
- Trò chuyện với trẻ về thủ đô Hà Nội
- Cho trẻ xem các hình ảnh về Thủ đô Hà Nội
Thể dục sáng
- Tập các động tác thể dục theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp”
* Chuẩn bị: Băng nhạc, sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
* Khởi động: Đi nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi
* Trọng động	
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Hai tay giơ ra trước lên cao
+ Chân: Đứng, hai tay chống hông, đưa một chân ra phía trước,lên cao
+ Bụng: Hai tay giơ lên cao, nghiêng người sang hai bên
+ Bật : Bật tách khép chân
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
Hoạt động học
PTTC
- Bật tách, khép chân qua 7 ô vòng
PTNT
- Trò chuyện về thủ đô hà nội
PTNN
LQCC 
x, s
PTTM
DH: Quê hương tươi đẹp
NH: Quê hương
TC: Ai nhanh nhất
PTTCKN- XH
- Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo
Hoạt động
Chơi ngoài trời
- QS: Bầu trời 
- TC: Kéo co, chi chi chành chành
- Chơi tự chọn
- Quan sát vườn rau - TC: Mèo đuổi chuột, nu na nu nống
- Chơi tự chọn
- QS: Vườn hoa
- TC: Chi chi chành chành, Cáo và thỏ
- Chơi tự chọn
- QS: Cây xanh quanh trường
- TC:Kéo
co, thả đỉa baba
Chơi tự do
- Quan thời tiết trong ngày
- TC: Ô tô và chim sẻ, Nu na nu nống
Chơi tự do
Hoạt động chơi ở các góc 
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên, Lăng Bác
- Góc phân vai: Bác sĩ, cô giáo, gia đình
- Góc học tập: Xem sách, tranh truyện về chủ đề
- Góc tạo hình: Vẽ , xé dán tranh về đất nước Việt Nam
- Góc thiên nhiên: Tưới cây, nhổ cỏ, lau lá cho cây.
Ăn, ngủ, vệ sinh
- Tổ chức cho trẻ ăn, ngủ theo quy định
- Rèn cho trẻ các thao tác vệ sinh theo đúng trình tự
- Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc
- Rèn cho trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Hoàn thành vở tạo hình.
- Chơi tự chọn
- Bình cờ
- Hoàn thành vở học toán
- Chơi tự chọn
- Bình cờ
- Đọc những bài thơ quê hương đất nứơc
- Bình cờ
 - Hoàn thành vở LQCC
- Chơi tự chọn
-Bình cờ
- Hát các bài hát về quê hương đất nước
- Nêu gương bé ngoan
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Trẻ cùng cô cất dọn đồ dùng.
- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng các nhân và ra về.
- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn trước khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập trong ngày.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên, Lăng Bác ( 2,3,4,5,6)
- Góc phân vai: Bác sĩ, cô giáo, gia đình ( 2,3,4,5)
- Góc học tập: Xem sách, tranh truyện về chủ đề ( 2,3,4)
- Góc tạo hình: Vẽ , xé dán tranh về đất nước Việt Nam (2,3,4)
- Góc thiên nhiên: Tưới cây, nhổ cỏ, lau lá cho cây (3,4,5)
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
- Biết đóng vai chơi, biết công việc của cô giáo, bác sĩ, gia đình
- Trẻ biết dùng các viên gạch để xếp khuôn viên cây xanh 
- Trẻ biết xem sách, vở về đất nước Việt Nam
- Biết vẽ, tô màu, xé dán tranh về đất nước Việt Nam 
- Biết cách chăm sóc cây, lau lá
2. Kỹ năng 
- Hình thành kỹ giao tiếp giữa bác sĩ, gia đình và cô giáo
- Có kỹ năng sắp xếp, xây dựng công viên, lăng Bác
- Rèn trẻ kỹ năng cầm bút, tô màu, bố cục của bức tranh
- Rèn kỹ năng lau lá, tưới nước, xới đất
3. Thái độ
- Trẻ có thái độ đoàn kết trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi, tiết kiệm nguyên vật liệu 
II. Chuẩn bị
- Góc phân vai: Đồ dùng, dụng cụ của bác sĩ, đồ dùng gia đình, đồ dùng của cô giáo ( sách, vở, thước, bút)
- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, lắp ghép, cây hoa, ô tô, xe rùa, đồ dùng thợ xây (Bay, dao xây, xẻng, xô vữa)
- Góc học tập: Sách vở về chủ đề quê hương đất nước Việt Nam
- Góc nghệ thuật: Giấy A4, sáp màu, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay, bút chì
- Góc thiên nhiên: Chậu hoa, ô doa, khăn lau lá
III. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận trước khi chơi 
- Cô gọi trẻ xúm xít bên cạnh hát bài “Yêu Hà Nội” Trò chuyện về nội dung bài hát
- Các con vừa hát bài hát nói về cái gì ?
- Thế lớp mình có mấy góc chơi ? Đó là những góc chơi nào ?
- Góc xây dựng xây cái gì ?
- Muốn xây được công viên, Lăng Bác cần có ai? (Bác thợ cả, Bác thợ xây, người lái xe)
-Từng người làm công việc gì ? Để xây được cần những nguyên vật liệu nào?
- Góc phân vai chơi gì ?
+ Trò chơi gia đình có những ai? Bố mẹ làm công việc gì ? Các con đi đâu 
+ Trò chơi bác sĩ có ai ? Thái độ của người bác sĩ như thế nào ?
- Góc học tập chơi gì ?
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu cần có gì ?
- Góc thiên nhiên chơi ở đâu ? Chăm sóc cây cảnh, vườn hoa như thế nào ? Cần có dụng cụ gì để chăm sóc cây ?
* Gợi ý cho trẻ nhận vai chơi và phân công công việc trong nhóm chơi 
- Cho trẻ lên tau hát bài “Đi tàu lửa” đến góc chơi của bạn nào thì bạn đó xuống góc của mình
 2. Quá trình trẻ chơi 
- Cô quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ gợi ý cho trẻ nhập vai chơi đúng hơn 
- Gợi ý các nhóm chơi có sự liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu quan tâm đến nhau 
3. Nhận xét 
- Cô đi từng nhóm nhận xét quá trình chơi và hướng trẻ về một nhóm chơi thăm quan nhận xét 
- Động viên khuyến khích trẻ trong quá trình chơi.
 ..
Thứ 2 Ngày 03 tháng 05 năm 2021
A - HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PTTC
BẬT TÁCH, KHÉP CHÂN QUA 7 Ô VÒNG
I. Mục đích, yêu cầu
  1. Kiến thức
- Trẻ biết kết hợp sức của toàn thân và dồn sức vào hai chân để nhún bật  tách khép chân qua 7 ô một cách chính xác.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng dồn hàng, tách hàng theo hiệu lệnh của cô.
- Có kỹ năng tập các động tác khởi động và bài tập phát triển chung theo lời bài hát.
- Rèn luyện sức mạnh của đôi chân, tố chất nhanh, mạnh khéo..
3.Thái độ          
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt .
II. Chuẩn bị
- Vòng thể dục, bóng 2 quả.
- Rổ đựng các loại rau củ quả.
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít.
- Giới thiệu hội thi “Nông dân năng động”.
- Đến với hội thi hôm nay các bé cảm thấy thế nào?
- Để tham gia chương trình này yêu cầu các bé phải có sức khỏe tốt.
+ Có thí sinh nào bị đau chân, đau tay không, hay mệt mỏi không?
+ Cô và trẻ cùng chỉnh đốn lại trang phục.
2. Hoạt động 2: trọng tâm
a. Khởi động
- Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc chuẩn bị lên tàu. Phần thi này yêu cầu các thí sinh đi theo đội hình vòng tròn khép kín làm đoàn tầu và đi, chạy các kiểu theo yêu cầu của người dẫn chương trình: đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, tàu chở hàng, tàu đổ hàng, tàu đi thường, tàu chuẩn bị về ga. Tàu về ga
- Cho trẻ xếp về hai hàng dọc điểm danh sĩ số 1,2. Sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành 4  hàng dọc đúng so le.
- Vừa rồi các thí sinh đã trải qua phần thi thứ nhất khởi động. Các thí sinh đã thấy mình khỏe hơn chưa?
b. Trọng động 
 * BTPTC
- Và ngay sau đây sẽ là phần thi thứ nhất mang tên “Nông dân khỏe”. Để tập  được bài tập này chúng mình chú ý:
- Cô cho trẻ quay sang trái lấy bạn đầu hàng làm chuẩn tất cả dãn hàng.
+ Mời các bạn đầu hàng đi phát vòng cho các bạn trong hàng của mình.
- Màn đồng diễn thể dục chuẩn bị bắt đầu.
- Cho trẻ tập các động tác thể dục kết hợp với vòng thể dục và tập trên nền nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Lần 1: Cô tập mẫu chính xác, không phân tích .
+ Cô hỏi trẻ : Cô vừa thực hiện bài tập gì?
+ Bạn nào có nhận xét gì về bài tập cô vừa thực hiện.
- Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích.
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn, mắt hướng vào các ô bật .
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh “bật” hai tay chống hông, đầu gối hơi khụy dồn sức vào 2 chân bật chụm chân vào một ô, tách chân vào hai ô bật bằng hai nửa bàn chân khéo léo không chạm cạnh ô cứ như vậy khi bật đến ô cuối cùng thì chú ý khi bật ra ngoài hai tay vẫn chống hông để giữ thăng bằng và tiếp đất bằng hai nửa bàn chân.
- Lần 3: Cô mời một trẻ lên tập thử .
- Cô hỏi trẻ có nhận xét gì bài tập của bạn.
- Trẻ thực hiện:
- Lần 1: Cô mời lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện.
(Trong quá trình trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát, nhắc trẻ cùng quan sát và đưa ra ý kiến nhận xét, nếu trẻ làm sai cô sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
- Lần 2: Để chuẩn bị cho phần thể hiện tài năng của từng bạn cô mời các bé tập lại lần nữa (cô chú ý sửa sai động viên trẻ).
- Lần 3: Cô cho trẻ tập dưới hình thức thi đua.
+ Cô chia trẻ làm hai đội.Từng thành viện trong đội lần lượt bật tách khép chân qua 7 ô lên lấy rau, củ , quả đội nào lấy được nhiều đội đó sẽ chiến thắng. Các bé phải bật đúng k chạm vào ô nếu bật sai thì rau, củ, quả lấy được sẽ không được tính. Đội nào lấy được nhiều thì đội đó sẽ chiến thắng.Thời gian cho mỗi đội là một bản nhạc.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ lên kiểm tra kết quả 2 đội(Cho trẻ đếm số rau, củ, quả lấy được của từng đội) cô động viên trẻ.
* Củng cố: Các bé vừa được thực hiện bài tập vận động gì?
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện (Cô khen trẻ).
* Giáo dục: Trẻ yêu thích thể dục thể thao, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.
c. TCVĐ: “chuyền bóng” 
Cô giới thiệu cách, chơi luật chơi
 - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô cho trẻ kiểm tra kết quả hai đội.
- Cô nhận xét hai đội chơi khen trẻ.
3. Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ làm chim bay cò bay cùng hít thở nhẹ nhàng.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Quan sát: Bầu trời
 - TC: Kéo co
 - Chơi tự do
I: Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhìn lên bầu trời để quan sát
- Trẻ quan sát và biết trên bầu trời có đặc điểm gì
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, trả lời mạch lạc
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc đúng theo mùa, và luôn giữ ấm cơ thể tránh ho 
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
II. Chuẩn bị
- Khu vực quan sát
- Tâm thế thoải mái khi vào bài
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- C và trẻ cùng chơi trò chơi ‘ Trời nắng trời mưa’
+ Cô và con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi có nhắc tới những hiện tượng nào nhỉ?
- Ngoài những hiện tượng đó, còn có rất nhiều các hiện tượng khác nữa đấy. Bây giờ cô và các con cùng quan sát bầu trời của ngày hôm nay nhé
2. Hoạt động 2: Quan sát bầu trời
- Cô mời tất cả các con hãy kết thành 3 nhóm và quan sát bầu trời cùng cô nào
- Cô hướng dẫn trẻ về nhóm quan sát và thảo luận ( cho trẻ quan sát 3 - 4 phút)
+ Con đang quan sát gì vậy?
+ Con nhìn thấy những gì?
- Hết thời gian quan sát cô tập trung trẻ gần cô và hỏi trẻ
+ Vừa rồi các con quan sát thấy những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
+ Những đám mây có màu sắc như thế nào?
+ Con còn thấy những gì nữa nào?
=> Cô khái quát và giáo dục trẻ: đi học đội mũ nón và ăn mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
* Trò chơi vận động: Kéo co, chi chi chành chành
- Vừa rồi cô thấy chúng mình quan sát rất là giỏi, rất là ngoan vì vậy cô thưởng cho chúng mình 1 trò chơi mang tên ‘ kéo co’
- Luật chơi: Bên nào dậm vạch trước thì bên đó thua
- Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước là đội đó thua cuộc
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lượt
- Nhận xét kết quả chơi
* Chơi tự chọn
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
- Cô quan sát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ 
- Nhắc trẻ chơi đoàn kết
3. Kết thúc
- Cho trẻ vệ sinh và về lơp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Nội dung đánh giá:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:...........................................................................
...........................................
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: 
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thứ 3 ngày 04 tháng 05 năm 2021
A - HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: KPKH
TRÒ CHUYỆN VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết ở thủ đô có nhiều di tích lịch sử, có nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều cảnh đẹp.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tự hào về thủ đô Hà Nội.
II. Chuẩn bị           
- Bài thơ, bài hát về thủ đô Hà Nội.
- Tranh ảnh về thủ đô Hà Nội.
III. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Hát "Yêu Hà Nội".
- Trò chuyện về nd bài hát:
+ Lớp mình vừa hát bài gì? Các con có biết Hà Nội được gọi là gì không?
+ Trong bài hát đã nhắc đến những địa danh nào của thủ đô Hà Nội?
- Hà Nội là thủ đô của nước ta, ai biết Hà Nội có những cảnh đẹp nào kể cho cả lớp cùng nghe?
* Hoạt động 2: Bé yêu thủ đô Hà Nội
+ Cho trẻ QS hồ Hoàn Kiếm
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? (Trình chiếu hình ảnh hồ gươm cho trẻ xem)
- Giừa hồ có cái gì vậy?
- Các con nhìn xem trên bờ hồ có cái gì?
- Đúng rồi, Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là hồ Gươm, có tháp rùa, bên bờ hồ có những cây liễu, cây phượng nghiêng bóng xuống mặt hồ mát rượi.
+ Cho trẻ QS Chùa 1 cột
- Bạn nào đoán được hình ảnh tiếp theo này là gì? (Chùa một cột)
- Xung quanh chùa là gì?
- Đố các con biết tại sao người ta gọi là chùa một cột? (Vì toàn bộ ngôi chùa được làm trên một cái cột, cột trụ to ở giữa)
* Cho trẻ quan sát Lăng Bác.
- Các con có biết đây là đâu không?
- Bạn nào đã được đi thăm Lăng Bác rồi?
- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn biết trong Lăng Bác có gì?
- Ở phía ngoài Lăng thì có ai?
- Các chú công an đứng ở cổng để làm gì?
- Quanh Lăng Bác còn có gì nữa? (Nhà sàn, ao cá, vờn hoa..)
- Cô cung cấp thêm và cho trẻ phát âm “Lăng Bác”.
* Cho trẻ quan sát công viên Thủ Lệ.
- Các con hãy nhìn xem ở công viên Thủ Lệ có những gì? (Nhiều con vật như: Hổ, khỉ, công).
- Ngoài ra ở công viên còn có gì nữa? (Các trò chơi, đu quay, đạp vịt).
- Vừa rồi cô đã cho các con xem những cảnh đẹp ở đâu nhỉ?
=> Hồ Gươm, Lăng Bác, công viên Thủ Lệ là những danh lam thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội đấy.Hằng năm có rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài về đây tham quan.
- Ngoài những danh lam thắng cảnh đó thì ở Hà Nội còn có Hồ Tây, công viên nước, Văn Miếu. (Cô cho trẻ xem hình ảnh).
- Ở Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, cảnh đẹp. Ngoài ra còn có các công viên: công viên Lenin. Nếu các con có dịp ra Hà Nội thì nói ba mẹ cho các con đi thăm lăng Bác nha.
* Trò chơi
a. Trò chơi xếp hình
- Cách chơi: Cô đã cho các con xem bức tranh về thủ đô Hà Nội rồi. Bây giờ mỗi tổ hãy lấy hình cô để ở trên bàn về xếp lại như hình cô để trên bảng. Đội nào xếp đúng như cô là đội đó thắng.
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi gợi ý giúp đỡ trẻ.
b. Trò chơi gắn hình trên bảng
- Cách chơi: Trong rỗ cô có nhiều hình thủ đô Hà Nội và các hình khác. Các con hãy chọn hình về thủ đô Hà Nội gắn lên bảng. Đội nào gắn nhiều đúng là đội đó thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát vườn rau trong trường
 - TC: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loại rau
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại
- Phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ
- Trẻ biết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho.doc
Giáo Án Liên Quan