Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh 2: Những con vật sống dưới nước
I-YÊU CẦU
Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:
- Trẻ biết tên gọi một số động vật sống dưới nước.
- Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau về (cấu tạo, môi trường sống, thói quen kiếm mồi và tự vệ )
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống.
- Ích lợi của chúng với đời sống con người.
II-KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC KẾ HOẠCH TUẦN 25 Từ ngày 27 / 02 - 02 /03 /2012 I-YÊU CẦU Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết: - Trẻ biết tên gọi một số động vật sống dưới nước. - Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau và khác nhau về (cấu tạo, môi trường sống, thói quen kiếm mồi và tự vệ) - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống. - Ích lợi của chúng với đời sống con người. II-KẾ HOẠCH TUẦN STT Hoạt động Nội dung 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng -Đón trẻ: + Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. + Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng. + Trao đổi nhanh với phụ huynh. + Trò chuyện: Hướng dẫn trẻ vào hoạt động chính -Thể dục sáng: a. Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về theo tổ tâp bài thể dục đồng diễn của trường: “Nắng sớm” với các động tác: b.Trọng động: Tay : Chân bước ra trước, 2 tay giơ cao, hạ xuống. - Chân: Đứng khuỵu gối, đồng thời 2 tay giơ cao (đổi bên- sang ngang) - Bụng :+ Nghiêng người sang trái, phải. (2 tay chống hông, giơ 1 tay lên ) + 2 tay dang ngang, cúi người về trước đồng thời chéo tay, đưa 2 tay ra sau. + 2 tay đưa ngang, chéo trước ngực, xoay 90 độ. - Bật: Co 1 chân bật chân sáo, đá lăn chân c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 2 Hoạt động học Thứ Hai 27.02.2012 PTTC: THỂ DỤC - Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân Thứ Ba 28 02.2012 PTTM: ÂM NHẠC + Dạy vận động: Cá vàng bơi ( minh họa) + Nghe hát : Chú ếch con + Trò chơi: Ai nhanh nhất Thứ Tư 29.02.2012 PTNT: MTXQ - Một số con vật sống dưới nước Thứ Năm 01.02.2012 PTTM: TẠO HÌNH Xé dán hình con cá ( Mẫu) Thứ Sáu 02.02.2012 PTNN: VĂN HỌC - Thơ : Rong và cá 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Trẻ biết thể hiện vai chơi, người bán hàng vui vẻ chào hỏi khách, bán đủ số lượng, Gia đình có mẹ, cha, con, mẹ đi chợ nấu cơm, - Trẻ biết xây trại chăn nuôi , đoàn kết nhóm chơi. - Thể hiện được các bài hát theo chủ đề. - Vẽ , nặn theo ý thích - Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Bán hàng + Gia đình 1-Chuẩn bị: - Góc chơi , đồ chơi phục vụ trò chơi - Bàn ghế 2-Gợi ý hoạt động: - Động viên trẻ thể hiện vai chơi: người bán hàng vui vẻ chào hỏi khách, người mua hàng biết nói tên đồ mình cần mua, biết trả tiền, mẹ đi chợ nấu cơm, chăm sóc con. II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: Xây ao cá 1-Chuẩn bị: - Đồ chơi phục vụ góc chơi: gạch, cá, cây xanh..... 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ biết xây ao cá có hàng rào, có ao nuôi cá, ao nuôi tôm, có cây xanh . - Cô hướng dẫn cháu chơi III/GÓC TẠO HÌNH : 1-Chuẩn bị: - Góc chơi - Giấy màu, hồ, bút màu, đất nặn , bảng con, khăn lau 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ biết vẽ các con vật theo ý thích - Trẻ nặn các con vật theo ý thích IV/GÓC ÂM NHẠC : 1-Chuẩn bị: - Dụng cụ âm nhạc , băng theo chủ đề 2-Gợi ý hoạt động: - Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhạc cụ và cách vỗ . - Nghe nhạc, hát múa theo chủ đề V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: 1-Chuẩn bị: - Tranh về chủ đề “Động vật sống dưới nước” - Tranh thơ : Rong và cá 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ xem tranh về chủ đề - Biết lật sách xem tranh VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 1-Chuẩn bị: - Cây xanh, bình tưới, nước - Tranh các vở tập toán 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ biết tô các đồ dùng của các nghề. chơi với vở tập toán - Trẻ biết chăm sóc cây xanh 4 Hoaït ñoäng ngoaøi trôøi Thứ hai Quan sát: Tranh chủ điểm +Các con nhìn xem trong tranh chủ điểm hôm nay có gì mới? +Trong tranh có những con vật nào? +Trong môi trường nước cá làm gì để sinh sóng? +Nó có ích gì cho đời sống con người? - Hoạt động tập thể: Sói và dê -Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời. -Nhặt lá rụng -Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba - Quan sát: : Quan sát tranh 1 số loài cá +Trong tranh có những loại cá nào? + Cá thuộc nhóm động vật sống ở đâu? Ngoài cá ra, trong môi trường nước còn có những loài động vật náo nữa? - Hoạt động tập thể: Sói và dê Thứ tư - Quan sát: Quan sát tranh và trò chuyện về 1 số động vật nước ngọt, +Con xem cô có tranh vẽ con gì ? +Đố các con nó đang bơi ở đâu? Nó sống ở nước ngọt hay nước mặn? +Ai giỏi kể tên con vật nào sống nước ngọt? + Để cho các con vật dưới nước có môi trường trong sạch để phát triển chúng ta cần phải làm gì? - Hoạt động tập thể: Xỉa cá mè Thöù naêm - Quan sát: Quan sát tranh và trò chuyện về 1 số động vật nước mặnt, +Con xem cô có tranh vẽ con gì ? +Đố các con nó đang bơi ở đâu? Nó sống ở nước ngọt hay nước mặn? +Ai giỏi kể tên con cá nào sống nước mặnt? + Cô tóm ý giáo dục trẻ? - Hoạt động tập thể: Cá sấu lên bờ Thöù saùu - Quan sát: Quan sát chậu cá vàng + Các con xem cô có gì đây? + Nó đang làm gì? +Khi bơi nó bơi như thế nào? - Hoạt động tập thể: Xỉa cá mè 5 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh -Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ, chủ điểm . -Trước khi ra về kiểm tra điện nước và khoá cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ điểm mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan. + Đi học đều, đúng giờ. + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. + Không xả rác trong lớp. + Chú ý lên cô. - Hát “ Cá vàng bơi” - Cô giới thiệu chủ đề mới “Động vật sống dưới nước” PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN I/ YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết ném trúng đích đúng tư thế. - Phát triển tố chất khéo léo của đôi tay và khả năng chú ý của trẻ. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết đoàn kết với bạn. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: - 3 quả bóng. - Vạch chuẩn. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Băng nhạc trống lắc. - Tích hợp: MTXQ, AN, LQCV. III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Cá vàng là con vật sống ở đâu? - Ngoài ra còn có các con vật nào sống dưới nước nữa? - Trong môi trường nước có rất nhiều sinh vật có ích cho chúng ta, chúng là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho bữa ăn gia đình. Vì thế, chúng ta phải biết giữ gìn môi trường nước cho sạch sẽ để các loài động vật sống dưới nước có môi trường sạch sẽ để sinh sống nhé. - Để có sức khỏe bảo vệ, chăm sóc các con vật thì các con phải có cơ thể thật khỏe mạnh, và để có cơ thể thật khỏe thì các con phải thường xuyên tập thể dục. Vậy các con cùng tập thể dục với cô cho cơ thể thật khỏe nhé! - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều. (Tập kết hợp với bài hát “Nắng sớm”) - Cháu hát - con cá - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay - vai 1 : Đưa 2 tay ra phía trước- vỗ vào nhau (6/4N) - Lưng- bụng 1 : Đứng cúi người về trước (4/4N) - Chân 3: Đứng, một chân đưa lên trước khuỵu gối (4/4N) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “ Chuyền bóng qua đầu, qua chân”: - Các con xem cô có gì nè? - Thế có mấy quả bóng? - À, ai biết hôm nay mình sẽ cùng nhau thực hiện vận động gì nào? - À, hôm nay với các quả bóng này thì các con sẽ được thực hiện một vận động “ Chuyền bóng qua đầu, qua chân” nhé ! - Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 4-5 trẻ lên thực hiện) - Cô kết hợp phân tích vận động: ** Chuyền bóng qua đầu: +Chuẩn bị: Cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc, cách nhau một cánh tay, chân dang rộng bằng vai. Bạn đứng đầu hàng sẽ cầm bóng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn cầm bóng sẽ chuyền bóng qua đầu ra phía sau, trẻ thứ 2 đón bóng từ tay bạn và chuyền tiếp qua đầu cho bạn đứng sau, tiếp tục cho đến bạn cuối hàng. Trẻ cúi hàng cầm bóng chạy lên bạn đầu hàng. Đội nào chuyền nhanh, đúng tư thế là đội thắng cuộc. (Các con nhớ, khi đón bóng từ tay bạn phải thật khéo léo, sao cho không chạm vào tay bạn) - Chia ba tổ lên thực hiện 2 lần - Cô bao quát, động viên, sửa sai. ** Chuyền bóng qua đầu: - Tiếp theo là trò chơi “chuyền bóng qua chân” - Cách chơi cũng tương tự, nhưng lần này các con sẽ phải chuyền bóng xuống phái dưới chân của mình. - Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 4-5 trẻ lên thực hiện) - Cô kết hợp phân tích vận động: +Chuẩn bị: Các con cũng đứng thành 3 hàng dọc, cách nhau một cánh tay, chân dang rộng bằng vai. Bạn đứng đầu hàng sẽ cầm bóng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đứng đầu hàng sẽ cầm bóng sẽ cúi xuống đưa bóng qua 2 chân ra phía sau, trẻ thứ 2 cúi đón bóng từ tay bạn và chuyền tiếp qua chân cho trẻ đứng sau, tiếp tục cho đến trẻ cúi hàng. - Cô nhắc trẻ khi bắt bóng không chạm tay vào bóng. - Chia ba tổ lên thực hiện 2 lần - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Bây giờ, chúng ta cùng nhau thi tài nhé! Để xem đội nào chuyền nhanh và đúng? - Cô cho trẻ thi nhau thực hiện 1 lần 2 vận động ( Cho cháu thực hiện 2-3 lần) - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ chơi “uống nước chanh” - Trẻ tập theo cô. - Bóng - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - 4-5 trẻ lên thực hiện cho bạn xem. - Trẻ xem các bạn khá thực hiện. -“Chuyền bóng qua đầu”. - Trẻ nhắc lại tên bài. -Trẻ thực hiện. - 4-5 trẻ lên thực hiện cho bạn xem. - Trẻ xem các bạn khá thực hiện. -“Chuyền bóng qua chân”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc chủ điểm và quan sát một số con vật sống dưới nước các con nhé! Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2012 PHÁT TRIỂN THẪM MĨ Đề tài : CÁ VÀNG BƠI I/ YÊU CẦU - Cháu thuộc trọn vẹn bài hát và vận động theo nhịp - Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe - Cháu biết cách chơi trò chơi II/ CHUẨN BỊ - Băng nhạc có bài hát “Chú ếch con” - Nhạc cụ. * Tích hợp: MTXQ, LQVH III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn định, giới thiệu bài - Cháu ngồi hình chữ u, đọc thơ “Rong và cá” - Các con vừa đọc bài thơ nói về con gì? - Cá sống ở đâu? - Ở dưới nước ngoài con cá các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa? Nhà các con có nuôi cá không? - Nhà các con nuôi cá gì? Cá ăn gì các con? HOẠT ĐỘNG 2: Dạy vận động “ Cá vàng bơi”, tác giả Hà Hải - Nhìn xem cô có gì đây? Các con ơi ! đây là tranh cá gì? - Thế các con có biết cá bơi được nhờ gì không? - À, đúng rồi, đây là cá vàng được người ta nuôi trong bể nước đó các con, cá bơi được là nhờ vây và đuôi. - Các con ơi! Các con có biết bài hát nào nói về con cá không? Hát cho cô nghe nào - Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào? - Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do. - Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo nhịp ” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé! - Cô làm mẫu 2 lần cho trẻ xem. Lần 2 phân tích . - Vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào? (nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe) - Cả lớp vận động cùng cô. - Trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, lắc lư - Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng) - Cô chú ý sửa sai. - Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động? HOẠT ĐỘNG 3 :Nghe hát “ Chú ếch con” - Lắng nghe ! lắng nghe! “ ộp, ộp, ộp” Con gì vừa kêu thế? - Các con ơi! Nhìn xem cô có tranh gì đây? - Con ếch sống ở đâu? - Đây là chú ếch con rất dễ thương, cô cũng biết có một bài hát rất hay nói về chú ếch. Đó là bài “ Chú ếch con” Nhạc và lời:Phan Nhân Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nhé! - Cô hát cháu nghe lần 1. Nêu nội dung: Chú ếch con rất chăm học đó các con, ếch con cũng rất vui vẻ đó các con, các con nhớ phải chăm học , vâng lời cô giáo, cha mẹ các con nhé! - Lần 2, mở băng kết hợp minh họa. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi âm nhạc “ai nhanh nhất” - Cô cho cháu chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cho cháu chơi 4-5 lần. (Nhận xét tuyên dương cháu.) - Cháu đọc thơ cùng cô - con cá - Dưới nước - Trẻ kể - Con cá - Nhờ đuôi, vây - Lớp hát bài Cá vàng bơi, tổ, 1 vài cá nhân. - Trẻ lên vận động - Trẻ xem cô làm mẫu. - Trẻ trả lời - Trẻ vận động. -Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau - Con ếch - Con ếch - Dưới nước - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. - Cháu chơi theo yêu cầu của cô. IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cô và các con cùng vào góc âm nhạc biểu diễn văn nghệ nhé! Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2012 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC I/ YÊU CẦU - Trẻ gọi đúng tên, phân biệt được một số con vật sống dưới nước. Trẻ so sánh nhận xét được những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 con vật - Phát triển tư duy chú ý và ghi nhớ có chủ định. Biết yêu quí, bảo vệ các con vật sống dưới nước. - Biết lợi ích của các món ăn được chế biến từ các con vật sống dưới nước. II/ CHUẨN BỊ - Máy tính. - Bài giảng điện tử về một số con vật sống dưới nước. - Hình ảnh một số con vật sống dưới nước: cá chép, cua, tôm, cá lóc, cá trê, cá rô, ốc, ếch, rùa - Hình ảnh cắt rời của một số con vật : cá, tôm, cua, mực... trẻ chơi ghép tranh. * Tích hợp: Âm nhạc, toán III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ * HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ - Cô cùng cháu hát và vận động bài Cá vàng bơi. - Các con vừa hát bài hát nói về con gì ? - Cá vàng là con vật sống ở đâu? - Ngoài cá vàng ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa ? - À, động vật sống dưới nước thì rất nhiều và phong phú nữa. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu và khám phá xem ở dưới nước thì có những con vật nào sinh sống nhé! * HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát đàm thoại về một số con vật sống dưới nước: - Cho trẻ xem con cá chép. đọc từ “Cá chép”. - Cá chép có những bộ phận nào? - Đúng rồi cá chép có 3 phần : đầu, mình, đuôi. - Vậy các con xem đầu cá có gì? - Mình cá có gì? - À, đúng rồi đầu cá thì có mắt, có mang, có miệng, còn mình cá thì có vây , có vẩy đó các con. - Cô đố các con cá thở bằng gì nè? - Thế cá bơi được là nhờ gì ? - À, cá chép thì thở bằng mang, cá bơi được là nhờ vây, đuôi đó các con. - Vậy cá chép sống ở đâu? - Người ta nuôi cá chép để làm gì ? - Các con biết những món ăn nào được chế biến từ cá chép kể cho cô và các bạn cùng nghe đi. - Cô cho trẻ xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ cá chép. - Muốn có nhiều cá chép to để chế biến món ăn thì ta phải làm gì ? - Muốn có được nhiều cá để chế biến thức ăn ngon thì chúng ta phải chăm sóc, cho cá ăn, bảo vệ nguồn nước sạch, không đánh bắt cá con. - Ngoài cá chép ra các con còn biết nhữg loại cá nào nữa? - Cho trẻ xem một số hình ảnh của một số loại cá: như cá trê, cá lóc, cá rô, cá phi. - Nảy giờ cô thấy các con trả lời thật giỏi câu hỏi của cô. Để xem các bạn lớp mình có giải câu đố được không, các con hãy nghe cô đố nhé! - Cô đọc câu đố về con cua: Con gì tám cẳng hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ? - Đó là con gì? - Cho trẻ xem hình con cua. Đọc từ “con cua”. - Con cua có bộ phận nào? - Cô chỉ vào tám chân, hai càng cho trẻ xem. Cua có tám cẳng, hai càng như thế nên cua chỉ bò ngang được thôi. - Các con cùng làm động tác con cua bò với cô nhé! - Các con ơi! Cua thì sống ở đâu nè? - Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì ? - Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ? - Đúng rồi đó các con cua khác với những con vật khác là vận động bò ngang, 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù. Mỗi lần lớn lên cua phải lột vỏ cứng ở ngoài, lúc đó vỏ cua rất mềm nên cua phải núp trong hang để tránh kẻ thù, khi đó cua nhịn đói đến khi vỏ cứng, khỏe mạnh thì mới tiếp tục bò ra ngoài tìm thức ăn. - Kể 1 số món ăn từ cua ? - Cho trẻ xem hình ảnh những món ăn từ cua - Cua là món ăn chứa nhiều can xi giúp xương chắc khỏe. - Chơi trò chơi: “ Bé đoán giỏi” - Cách chơi: Trên màn hình cô có các ô số, trong cá ô số đó có ẩn chứa một con vật và cô sẽ mở một ô số, trong ô số đó sẽ có một phần hình ảnh của một con vật, các con sẽ đoán xem đó là con vật gì nhé! - Các con đoán xem đây là con gì? - Cô có hình ảnh con gì đây? Đọc từ “con tôm” - Thế con tôm có những bộ phận nào? - À, đúng rồi đó các con con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong, tôm bơi rất là giỏi - Tôm sống ở đâu các con? - Các con ơi ! có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm ai biết những món gì kể cho cô nghe nhé! - Xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ tôm. - Các con ơi! Ngoài cá chép, tôm, cua ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa? - Bây giờ cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh của các con vật sống dưới nước nhé! + Con ốc, con rùa, con ếch - Bây giờ các con hãy làm các chú cá bơi nhanh về chổ nhé! * Cho cháu so sánh con cá chép và con tôm: - Con cá và con tôm giống nhau ở điểm nào ? - Khác nhau ? - Cô tóm ý: Cá chép và tôm giống nhau đều là con vật sống dưới nước và chế biến được nhiều món ăn cung cấp chất đạm đó các con. + Khác nhau: cá lóc có vẩy, vây, có mang Tôm có càng, có nhiều chân, có vỏ mỏng - Để các con biết thêm về thế giới đại dương. Cô sẽ cho các con xem đoạn clip này nhé!. Nào các con hãy chú ý lên màng hình. ? Giáo dục: Các con ơi! Tất cả những con vật sống dưới nước, đều gọi chung là động vật sống dưới nước . Các động vật này đều có ích cho con người, có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người đó các con. nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiễm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng bằng cách không xả rác xuống ao, hồ, sông như vậy chính là phải bảo vệ nguồn nước sạch đó các con. * HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi * Trò chơi 1 : Ai khéo hơn - Cách chơi: Chia làm 3 đội Trên bảng có rất nhiều các con vật nhưng các con vật bị thiếu 1 bộ phận nào đó. Khi nhạc bật lên các bạn đầu tiên của từng đội sẽ chạy lên gắn những bộ phận còn thiếu và các con vật, rồi chạy về cuối hàng tiếp theo là đến bạn thứ hai, cứ như vậy cho đến hết bài hát đội nào gắn được nhiều thì đội đó thắng. - Luật chơi: Mỗi bạn chạy lên chỉ gắn được một con. - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ. - Cô và lớp cùng kiểm tra, nhận xét kết quả chơi. * Trò chơi 2: Ai tinh mắt - Cách chơi: Chia làm 3 đội, mỗi đội sẽ được thưởng 1 cái trống lắc. Trên màn hình sẽ xuất hiện rất nhiều con vật trong đó có cả con vật sống dưới nước và con vật sống trên cạn , nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì lắc trống lắc trả lời. - Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời, trả lời đúng được thưởng một bông hoa. Đội nào được nhiều bông hoa sẽ thắng cuộc. - Cho trẻ chơi. - Cô kiểm tra, nhận xét. * Kết thúc: Các loại động vật sống dưới nước đều cần có môi trường sạch sẽ để sinh sản và lớn lên. Vì thế chúng ta cần giữ gìn môi trường nước cho sạch sẽ để cho chúng có nơi sinh sống nhé!
File đính kèm:
- giao_an_dong_vat.doc