Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình - Đề tài: Quan sát “Con gà trống”

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ được quan sát và nói được một số đặc điểm nổi bật của con gà trống như: Tên gọi, các bộ phận, thức ăn, tiếng kêu, lợi ích, màu lông

- Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi.

- Góp phần rèn luyện tăng cường sức khỏe cho trẻ, trẻ được hít thở không khí trong lành.

 2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, kĩ năng diễn đạt ý rõ ràng.

- Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.

- Luyện khả năng phản ứng nhanh với hiệu lệnh khi chơi.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, bảo vệ, chăm sóc con gà.

- Giáo dục trẻ biết thường xuyên tập luyện TDTT có lợi cho sức khỏe.

- Giáo dục trẻ tinh thần tập thể không chen lấn xô đẩy nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình - Đề tài: Quan sát “Con gà trống”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ TUY HÒA
 TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
KẾ HOẠCH
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Chủ đề: 	Thế giới động vật
 Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình
 Đề tài: 	Quan sát “Con gà trống”
 Lớp: 	Mẫu giáo Bé B 
 Ngày dạy: 	15/02/2017
 Thời gian: 	30- 35 phút
 Người dạy:	Đặng Thị Hân
Năm học: 2016 - 2017
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Trẻ được quan sát và nói được một số đặc điểm nổi bật của con gà trống như: Tên gọi, các bộ phận, thức ăn, tiếng kêu, lợi ích, màu lông 
Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi.
 Góp phần rèn luyện tăng cường sức khỏe cho trẻ, trẻ được hít thở không khí trong lành.
 2. Kỹ năng:
Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ, kĩ năng diễn đạt ý rõ ràng.
Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Luyện khả năng phản ứng nhanh với hiệu lệnh khi chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, bảo vệ, chăm sóc con gà.
- Giáo dục trẻ biết thường xuyên tập luyện TDTT có lợi cho sức khỏe.
- Giáo dục trẻ tinh thần tập thể không chen lấn xô đẩy nhau.
II/ CHUẨN BỊ:
Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng mát, an toàn, sạch sẽ cho trẻ.
Trang phục cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
Đồ dùng đồ chơi:
+ Con gà trống, chuồng nhốt, thóc.
+ Hạt xâu vòng, bóng nhựa, rổ đựng.
+ Cát, khuôn in cát; xe ben, chong chóng.
+ Giấy, màu nước.
III/ NỘI DUNG:
1. Quan sát : Con gà trống.
2. Trải nghiệm đối tượng quan sát: Làm chú gà trống gáy, cho gà ăn thóc.
3. Trò chơi rèn luyện thể chất: 
 + Trò chơi VĐ: Chim bay, cò bay.
	Thỏ đổi chuồng
 +Trò chơi tự do: Câu cá, bật ô, chong chóng, chơi với bóng, chơi với cát nước, xâu vòng, bóng bay.
4. Lao động: Thu dọn đồ và nhặt lá rơi trên sân trường.
IV/TIẾN HÀNH:
 1. Dặn dò trước khi ra sân
- Tập trung trẻ, nhắc trẻ quần áo gọn gàng, mang giày dép đầy đủ trước khi ra sân.
- Nhắc trẻ ra sân không được chen lấn xô đẩy, không hái hoa bẻ cành, có gì mới lạ thì chỉ cho các bạn xem.
- Khi nghe tín hiệu xắc xô thì phải tập trung nhanh nhẹn.
2. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
 a. Quan sát: “ con gà trống ”:
 - Cô và trẻ cùng ra sân trường, tạo tình huống để trẻ phát hiện ra đối tượng cần khám phá.
- Cô cho trẻ khám phá và nói lên kết quả quan sát của mình, cô gởi mở quan sát vào các nội dung chính như:
 + Các con ơi đây là con gì?
 + Các con biết gì về con gà trống nào? Hãy quan sát và nói cho cô và các bạn cùng nghe.
Đầu gà...
Mào gà...
Mình gà...
Đuôi gà...
Chân gà...
Màu sắc...
Tiếng kêu...
+ Gà trống sống ở đâu ? 
+ Thức ăn của gà là gì ? (Thóc, giun, cám)
+ Để gà lớn nhanh và khỏe mạnh chúng ta phải làm gì ? (Cho gà ăn, uống nước hằng ngày)
* Giáo dục trẻ : Biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ gà.
b. Trải nghiệm:
 * Cho trẻ cho gà ăn.
* Cho trẻ làm chú gà trống gáy vang đánh thức mọi người dậy.
c. Trò chơi phát triển thể chất : 
* Trò chơi : “Chim bay, cò bay”
 Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Luật chơi: Trẻ phải phản ứng kịp thời khi nghe tên con vật bay được hay không bay được. Nếu ai làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Khi nghe tên con vật bay được thì nhảy lên, hai tay vung cao và nói tên con vật đó cùng với từ “bay”. Khi nghe tên con vật không bay được thì đứng im và nói “ không bay”.
Nếu làm sai sẽ bị thua cuộc.
+ Cho trẻ chơi trò chơi.
+ Cô quan sát, nhận xét.
* Trò chơi : “Thỏ đổi chuồng”
 Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi : Cứ 2 trẻ cầm tay nhau tạo thành chuồng. Số thỏ sẽ hơn số chuồng. Thỏ đi kiếm ăn, nghe hiệu lệnh “trời tối’ hay “trời mưa” thì phải nhanh chân chạy vào một cái chuồng. Thỏ nào không tìm được chuồng sẽ bị thua.
- Luật chơi : Mỗi chuồng chỉ được chứa một con thỏ.
 Cho trẻ chơi.
* Chơi tự do :
- Chơi với bóng (Tung bóng, ném bóng, đá bóng)
- Chơi với bóng bay.
- Chơi Xâu hạt(Xâu thành chuỗi)
- Chơi với chong chóng.
- Chơi với vòng (Bật qua các vòng)
- Chơi với cát nước: đúc cát thành hình các con vật
d. Lao động: cho trẻ nhặt lá sân trường, thu dọn đồ chơi.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét chung, nhắc nhở trẻ vệ sinh khi vào lớp.

File đính kèm:

  • dochoat_dong_ngoai_troi.doc
Giáo Án Liên Quan