Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Bé và gia đình - Tuần 1: Bé và những người thân

A- HOẠT ĐỘNG SÁNG:

1. Đón trẻ:

Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Cô hướng dẫn trẻ chào cô chào bố mẹ.

2. Trò chuyện: Cô âu yếm và trò chuyện cùng trẻ sau đó cô đưa trẻ về chỗ ngồi.

3. Điểm danh: Cô điểm danh tên trẻ theo danh sách.

4.Thể dục sáng: Bài thể dục “ TAY EM”

Thực hiện 5 – 7 phút

Số trẻ: cả lớp

Ngày dạy: Các buổi sáng trong tháng 9

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.Giáo dưỡng:

a.Kiến thức: Dạy trẻ biết các động tác tay đưa ra trước và sau, biết đứng lên và cúi người xuống.

b.Kỹ năng: Trẻ biết thực hiện kỹ năng đứng thẳng người và cúi người.

c.Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.

 

doc168 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Bé và gia đình - Tuần 1: Bé và những người thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1.	CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
Tuần 1: BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN
Thời gian (03 -> 07/9/2012)
Ngày soạn: 02/9/2012
Ngày dạy: 03/9/2012
 Thứ Hai, ngày 03 tháng 9 năm 2012
HOẠT ĐỘNG SÁNG:
1. Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Cô hướng dẫn trẻ chào cô chào bố mẹ.
2. Trò chuyện: Cô âu yếm và trò chuyện cùng trẻ sau đó cô đưa trẻ về chỗ ngồi.
3. Điểm danh: Cô điểm danh tên trẻ theo danh sách.
4.Thể dục sáng: Bài thể dục “ TAY EM”
Thực hiện 5 – 7 phút
Số trẻ: cả lớp
Ngày dạy: Các buổi sáng trong tháng 9
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1.Giáo dưỡng:
a.Kiến thức: Dạy trẻ biết các động tác tay đưa ra trước và sau, biết đứng lên và cúi người xuống.
b.Kỹ năng: Trẻ biết thực hiện kỹ năng đứng thẳng người và cúi người.
c.Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
2. Giáo dục:
Thường xuyên luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao. 
Trẻ biết thực hiện đúng các động tác trong bài tập.
II. CHUẨN BỊ: 
Tâm lí trẻ thoải mái, quần áo gọn gàng.
Phòng tập rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH: 
Hoạt động 1: Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài Đoàn tàu nhỏ xíu sau đó cô cho trẻ đứng thành vòng tròn.. 
Hoạt động 2: Cô giới thiệu tên bài tập và cho trẻ tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.
Động tác 1: TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay giấu sau lưng sau đó cô nói: Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay về phía trước và nói: Tay đẹp đây.
Sau đó cô nói: Tay đẹp mất rồi. Trẻ lại đưa tay ra sau lưng. 
Trẻ tập động tác này 3- 4 lần.
Động tác 2: Đồng hồ tích tắc.
Hai tay cầm 2 vành tai cô nói: “Đồng hồ kêu tích tắc”, trẻ làm động tác nghiêng về 2 phía trái- phải (trẻ thực hiện mỗi phía 2 lần).
Động tác 3: Hái hoa.
Khi cô nói: “Hái hoa” Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa, sau đó trẻ đứng lên.
Cô cho trẻ thực hiện 3 -4 lần.
Cô củng cố và hỏi trẻ tên bài.
Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng .
B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP LĂN BÓNG BẰNG 2 TAY
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Giáo dưỡng:
a, Kiến thức: Dạy trẻ đi theo đường hẹp không chạm vạch và biết lăn bóng bằng 2 tay . Trẻ biết đi đầu không cúi, không dẫm vạch.
b.Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng đi trong đường hẹp và biết lăn bóng bằng 2 tay.
c, Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
2. Giáo dục: .
- Thường xuyên luyện tập thể thao cho người khỏe mạnh.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô, biết giữ trật tự trên giờ học, mạnh dạn trong tập luyện.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Phòng tập rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
 - Đồ dùng của cô: Vạch chuẩn, bóng..
NDTH: Âm nhạc
III. HƯỚNG DẪN:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng ca hát:
Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Em búp bê”, cô khuyến khích trẻ vỗ tay khi cô hát. 
Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung chủ điểm chủ đề.
Cô giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ.
Hoạt động 2: Bé đi nhà trẻ.
- Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn xung quanh lớp học vừa đi vừa hát bài “Đi nhà trẻ”. Sau đó cô cho trẻ giữ nguyên vị trí vòng tròn để tập bài tập phát triển chung. 
Hoạt động 3: Bé tập thể thao:
 Bài tập phát triển chung:Tay em. (Thực hiện như bài thể dục sáng)
 Động tác 1: TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay giấu sau lưng sau đó cô nói: Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay về phía trước và nói: Tay đẹp đây.
Sau đó cô nói: Tay đẹp mất rồi. Trẻ lại đưa tay ra sau lưng. 
Trẻ tập động tác này 3- 4 lần.
Động tác 2: Đồng hồ tích tắc.
Hai tay cầm 2 vành tai cô nói: Đồng hồ kêu tích tắc, trẻ làm động tác nghiêng về 2 phía trái- phải (trẻ thực hiện mỗi phía 2 lần).
Động tác 3: Hái hoa.
Khi cô nói: “Hái hoa” Trẻ ngồi xuống vờ hái hoa, sau đó trẻ đứng lên.
Cô cho trẻ thực hiện 3 -4 lần.
Cô củng cố và hỏi trẻ tên bài tập.
Cô giáo dục trẻ: Buổi sáng ngủ dậy phải chăm tập thể dục để có một sưc khỏe tốt, như vậy mới mạnh khỏe và học tập tốt.
Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp lăn bóng bằng 2 tay.
  + Cô làm mẫu lần 1.
  + Cô làm mẫu lần 2: đồng thời giải thích động tác: Cô đứng trước vạch chuẩn mắt nhìn về phía trước, khi có hiệu lệnh cô bước qua vạch chuẩn, cô đi trong đường hẹp thật khéo léo sao cho không chạm vạch, đi đến cuối con đường cô ngồi xuống và cầm bóng lăn bằng 2 tay.
Cô làm mẫu lần 3:
Hoạt động 4: Bé thi tài.
Các con vừa được tập bài thể dục rất giỏi rồi, bây giờ các con có muốn cùng nhau thi tài không.
Cô cho trẻ thực hiện lần lượt cho đến hết.
 cô động viên khuyến khích trẻ tập, cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
Hỏi trẻ tên bài vừa học.
Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện lần cuối.
Cô củng cố bài: Cô giáo dục trẻ. 
* Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng, hít thở, thả lỏng chân tay.
Kết thúc
Trẻ hát và vỗ tay cùng cô
Trẻ vừa đi vừa hát.
Trẻ thực hiện bài tập
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát và lắng nghe
Trẻ thực hiện
1 trẻ thực hiện
Trẻ ra chơi
Đánh giá chất lượng nhận thức của trẻ:
Số trẻ đạt: .......................................................
Số trẻ chưa đạt: .......................................................
Lý do: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Biện pháp thực hiện:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
C – CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 GÓC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT: BÉ XẾP HÌNH.
 GÓC PHÂN VAI: BÉ CHƠI CÙNG BÚP BÊ, TRÒ CHƠI GIA ĐÌNH...
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Trẻ biết sử dụng khối gỗ, đồ chơi lắp ghép để xếp những đồ vật mà trẻ thích.
Trẻ biết chơi trò chơi gia đình, biết thể hiện vai chơi là những công việc mà những người trong gia đình thường làm như: nấu cơm, cho em bé ăn, cho em bé ngủ..
II.CHUẨN BỊ: 
Các khối gỗ hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.
Bộ trò chơi đồ dùng trong gia đình như nồi, bếp ga, bát, thìa...; búp bê, gấu bông.
III- TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động cuả trẻ
Hoạt động 1: Trước khi chơi.
Cô và trẻ trò chuyện về nội dung mà cô sắp cho trẻ chơi. Sau đó cô giới thiệu những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ sắp được chơi.
Hoạt động 2: Trong khi chơi.
Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng những đồ dùng, đồ chơi và cách chơi.
Trong khi trẻ chơi, cô hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hiện.Cô nhắc nhở trẻ không tranh dành đồ chơi của bạn.
Cô động viên và khen trẻ khi trẻ thực hiện tốt hay làm được những sản phẩm đẹp.
Trẻ sử dụng đồ chơi là những đồ dùng gia đình để chơi trò chơi nấu ăn, đi chợ.
Hoạt động 3: Sau khi chơi.
Sau khi chơi cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định
Trẻ lắng nghe và trò chuyện cùng cô.
Trẻ hào hứng chơi và thực hiện sử dụng đồ dùng đồ chơi theo ý thích của mình.
Trẻ chơi và lắng nghe lời hướng dẫn của cô.
Trẻ cất đồ chơi và đúng nơi quy định theo hướng dẫn của cô.
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
 HOẠT ĐỘNG: QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
 TRÒ CHƠI:Ú ÒA 
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Trẻ được đi dạo chơi và hoạt động ngoài trời, được hít thở không khí trong lành, được tắm nắng và quan sát các hiện tượng tự nhiên như nắng, mặt trời, mây...
Trẻ hứng thú chơi trò chơi và biết chơi cùng các bạn..
Trẻ biết nghe lời hướng dẫn của cô, không chạy lung tung. 
II. CHUẨN BỊ:
Địa điểm cho trẻ quan sát.
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trước khi quan sát.
Cô trò chuyện cùng trẻ. Cô hỏi trẻ: Ở nhà các con có được bố mẹ đưa đi chơi không? Các con có thích dạo chơi không? Hôm nay cô mời các con cùng cô dạo chơi quanh sân trường mình nhé.
Cô nhắc nhở trẻ đi dép, đội mũ, và phải xếp hàng đi nối đuôi nhau. Cô cho trẻ xếp hàng và đi ra sân trường.
Hoạt động 2: Trong khi quan sát.
Cô đứng thành vòng tròn và cho trẻ quan sát hiện tượng tự nhiên, cô giới thiệu cho trẻ: ánh nắng, ông mặt trời, đám mây...
Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi ú òa. Cô giới thiệu cách chơi, cô chơi cùng 1 - 2 trẻ làm mẫu
Cô cho 2 trẻ làm một nhóm chơi cùng nhau. Cô khuyến khích động viên trẻ chơi.
Cô nhận xét và khen trẻ chơi ngoan.
Hoạt động 3: Sau khi quan sát.
Cô cho trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát bài hát: Đi nhà trẻ và đi vào lớp.
Trẻ trả lờicâu hỏi của cô và xếp hàng đi ra sân.
Trẻ đứng thành vòng tròn và quan sát theo hướng dẫn và lời giới thiệu của cô.
Trẻ chú ý quan sát và chơi trò chơi cùng các bạn.
Trẻ xếp hàng hát cùng cô và đi vào lớp.
D- VỆ SINH - ĂN - NGỦ.
Cô vệ sinh chân tay, rửa mặt cho trẻ.
Trẻ nào buồn ngủ cô trải chăn chiếu và cho trẻ ngủ.
E- HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đón trẻ: 
2. Điểm danh: 
3. Hoạt động chính: Ôn bài buổi sáng:
ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP LĂN BÓNG BẰNG 2 TAY
(Thực hiện như bài buổi sáng)
VỆ SINH - TRẢ TRẺ
*******************************
Ngày soạn: 02/9/2012
Ngày dạy: 04/9/2012
 Thứ Ba, ngày 04 tháng 9 năm 2012
A - HOẠT ĐỘNG SÁNG:
1. Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Cô hướng dẫn trẻ chào cô , chào bố mẹ
2.Trò chuyện: Cô âu yếm và trò chuyện cùng trẻ sau đó cô đưa trẻ về chỗ ngồi.
3. Điểm danh: Cô điểm danh tên trẻ theo danh sách.
4.Thể dục sáng: Bài thể dục “ TAY EM”
B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT TẬP NÓI
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1.Giáo dưỡng: 
a. Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình.
b.Kỹ năng: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp hàng ngày.
c.. Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
2. Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ::
Đồ dùng của cô: Bức tranh cảnh sinh hoạt trong gia đình.
NDTH: Âm nhạc.
Câu hỏi đàm thoại: 
Bức tranh vẽ cảnh gì? Bức tranh có những ai?
Mọi người đang làm gì? Bé đang làm gì?
III. HƯỚNG DẪN:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng ca hát:
Cô cùng trẻ hát bài hát: Cả nhà thương nhau.
Cô cùng trẻ đàm thoại về bài hát: 
Các con vừa cùng cô hát bài hát gì?
Bài hát có hay không? Bài hát có hay không?
Cô giáo dục trẻ qua bài hát: Bài hát nói về tình cảm gia đình, gần nhau thì thương yêu nhau, khi đi xa thì nhớ nhau rất nhiều. 
Các con cũng phải biết yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình, và tất cả mọi người nhé.
Hoạt động 2: Bé nào giỏi.
Các con ạ, mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Mỗi gia đình lại khác nhau, có gia đình nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ, anh chị, em. Có gia đình chỉ có bố mẹ, và bé thôi. 
Vậy bây giờ bạn nào giỏi hãy kể cho cô nghe về gia đình của mình nào.
Cô mời 2- 3 trẻ kể, cô khuyến khích gợi mở trẻ kể chuyện.
Hoạt động 3: Ai nhanh nhất.
Các con vừa được kể về gia đình của mình rồi, cô giáo thấy các con rất là giỏi đấy, cô khen lớp mình nào.
Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Các con xem cô có gì đây?
Bức tranh này có đẹp không?
Cô chỉ vào bức tranh và hỏi trẻ từng thành viên trong bức tranh xem đây là ai?
Mọi người trong tranh đang làm gi?
Bé đang làm gì?
Muốn biết gia đình của bé có những ai, cô mời 1 bạn lên chỉ cho cả lớp cùng xem nào.
Cô mời 1 – 2 trẻ lên chỉ, đồng thời cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời.
Cô khái quát lại: 
Đây là bức tranh về cảnh sinh hoạt gia đình có ông bà, bố mẹ, có anh chị em, có bé, gia đình rất vui vẻ đầm ấm, mọi người yêu thương nhau. 
Cô củng cố hỏi trẻ vừa được quan sát bức tranh gì?
Cô giáo dục trẻ: Các con phải biết yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em trong gia đình, hơn thế nữa là yêu thương mọi người trong làng xóm, trong xã hội nhé.
Kết thúc.
Trẻ hát và đàm thoại cùng cô
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ hào hứng kể về gia đình
Trẻ quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của cô	
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Ra chơi
Đánh giá chất lượng nhận thức của trẻ:
Số trẻ đạt: .......................................................
Số trẻ chưa đạt: .......................................................
Lý do: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Biện pháp thực hiện:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
C – CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. HOẠT ĐỘNG GÓC:
a.Góc hoạt động với đồ vật: Bé xếp hình..
b. Góc phân vai: Bé chơi búp bê, trò chơi gia đình.
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Hoạt động: Quan sát hiện tượng thiên nhiên.
Trò chơi: Ú òa
D- VỆ SINH - ĂN - NGỦ:
Cô vệ sinh chân tay, rửa mặt cho trẻ.
Cô cho trẻ uống sữa, ăn bánh giữa giờ.
Trẻ nào buồn ngủ cô trải chăn chiếu và cho trẻ ngủ.
E- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Đón trẻ: 
2. Điểm danh: 
3. Hoạt động chính: Ôn bài buổi sáng:
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
(Thực hiện như bài buổi sáng)
---------------------
VỆ SINH - TRẢ TRẺ
**********************************
Ngày soạn: 02/9/2012
Ngày dạy: 05/9/2012
 Thứ Tư, ngày 05 tháng 9 năm 2012
A - HOẠT ĐỘNG SÁNG:
 1. Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Cô hướng dẫn trẻ chào cô , chào bố mẹ
2.Trò chuyện: Cô âu yếm và trò chuyện cùng trẻ sau đó cô đưa trẻ về chỗ ngồi.
3. Điểm danh: Cô điểm danh tên trẻ theo danh sách.
4.Thể dục sáng: Bài thể dục “ TAY EM”
B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ: YÊU MẸ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Giáo dưỡng: 
a. Kiến thức: Trẻ biết lắng nghe cô đọc thơ và đọc cùng cô từ cuối của câu thơ.
b.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
c.Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi của cô.
2. Giáo dục: 
Trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình, những người quen biết xung quanh.
Trẻ có ý thức học tập trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Tranh bài thơ Yêu Mẹ (Mẹ ôm em bé).
NDTH: Âm nhạc
+ Câu hỏi đàm thoại: 
Bức tranh gì đây? Ai đây? Ai đây nữa?
Mẹ dậy sớm làm những công việc gì?
Mẹ đi làm từ lúc nào? 
Em bé nói gì với Mẹ?
III.HƯỚNG DẪN:
Phương pháp của Cô
Hoạt động của Trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng ca hát.
Cả lớp hát cùng cô giáo bài hát: Lời chào buổi sáng.
Cô cùng trẻ đàm thoại về bài hát.
Các con vừa hát cùng cô bài hát gì? Bài hát nói về ai? 
Cô củng cố: Bài hát nói về em bé ngoan khi đi học biết chào bố mẹ đấy.
Hoạt động 2: Bé yêu thơ.
Cô vừa hát cho cả lớp mình nghe 1 bài hát rất là hay bây giờ cô còn có một bài thơ cũng rất hay nói về người mẹ do nhà thơ Nguyễn Bảo sáng tác. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc thơ nhé.
Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả.
Cô đọc lần 2: Kèm theo chỉ tranh minh họa. Cô giảng nội dung bài thơ.
Cô đọc lần 3.
Hoạt động 3: Cùng nhau khám phá.
Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì nhỉ?
Bài thơ có hay không? Bài thơ nói về ai?
Cô chỉ vào tranh và đặt câu hỏi cho trẻ.
Bức tranh vẽ ai đây? Ai đây nữa?
Mẹ dậy sớm làm những gì?
Mẹ đi làm từ lúc nào?
Em bé nói với mẹ như thế nào?
Cô củng cố- giáo dục trẻ: 
Bài thơ nói về Mẹ phải làm rất nhiều việc để chăm sóc và nuôi lớn chúng ta, vì vậy các con phải yêu thương và lắng nghe lời mẹ. Các con nhớ chưa nào?
Hoạt động 4: Bé thi tài.
Cô mời cả lớp đọc cùng cô 2 lần.
Cô mời tổ đọc, nhóm đọc.
Mơì cá nhân trẻ đọc cùng cô.
Cô củng cố bài và hỏi trẻ tên bài học.
Kết thúc.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Bài thơ nói về mẹ
Mẹ và bé
Đi chợ, nấu cơm, đi làm.
Từ sáng sớm.
Ơi mẹ ơi/ yêu mẹ lắm
Trẻ đọc cùng cô
Ra chơi
Đánh giá chất lượng nhận thức của trẻ:
Số trẻ đạt: .......................................................
Số trẻ chưa đạt: .......................................................
Lý do: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Biện pháp thực hiện:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................C – CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. HOẠT ĐỘNG GÓC:
a. Góc hoạt động với đồ vật: Bé xếp hình.
b Góc phân vai: Bé chơi búp bê, trò chơi gia đình
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Hoạt động: Quan sát hiện tượng thiên nhiên.
Trò chơi: Ú òa
D- VỆ SINH - ĂN - NGỦ:
Cô vệ sinh chân tay, rửa mặt cho trẻ.
Cô cho trẻ uống sữa, ăn bánh giữa giờ.
Trẻ nào buồn ngủ cô trải chăn chiếu và cho trẻ ngủ.
E- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Đón trẻ: 
2. Điểm danh: 
3. Hoạt động chính: Ôn bài buổi sáng:
ĐỂ TÀI: THƠ: YÊU MẸ
(Thực hiện như bài buổi sáng)
------------------------------
VỆ SINH - TRẢ TRẺ
*****************************
Ngày soạn: 02/9/2012
Ngày dạy: 06/9/2012
 Thứ Năm, ngày 06 tháng 9 năm 2012
HOẠT ĐỘNG SÁNG:
1. Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở. Cô hướng dẫn trẻ chào cô , chào bố mẹ
2.Trò chuyện: Cô âu yếm và trò chuyện cùng trẻ sau đó cô đưa trẻ về chỗ ngồi.
3. Điểm danh: Cô điểm danh tên trẻ theo danh sách.
3.Thể dục sáng: Bài thể dục “ TAY EM”
B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
ĐỀ TÀI: CHỌN ĐỒ CHƠI TO – NHỎ
I.Mục đích, yêu cầu.
1. Giáo dưỡng: 
a. Kiến thức: Trẻ biết lắng nhận biết và gọi tên được 1 số đồ chơi.
b. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng phân biệt đồ vật to - nhỏ.
c.Ngôn ngữ: Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi của cô và nói được 1 số từ đơn giản.
2. Giáo dục: 
Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Biết nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè.
Trẻ có ý thức học tập trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 1 búp bê to - 1 búp bê nhỏ; 1 thìa to – 1 thìa nhỏ; 1 bát to – 1 bát nhỏ.
NDTH: Âm nhạc
+ Câu hỏi đàm thoại: 
Ai đây? Búp bê to đâu? Búp bê nhỏ đâu?
Cái gì đây? Bát to đâu? Bát nhỏ đâu?
Cái gì đây? Thìa to đâu? Thìa nhỏ đâu?
Con chọn tặng ai?
III.HƯỚNG DẪN:
Phương pháp của Cô
Hoạt động của Trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng ca hát.
Cả lớp hát cùng cô giáo bài hát: Em búp bê.
Cô cùng trẻ đàm thoại về chủ điểm chủ đề qua bài hát.
Các con vừa hát cùng cô bài hát gì? Bài hát nói về ai? 
Cô củng cố: Bài hát nói về em bé búp bê rất là ngoan và đáng yêu đấy.
Hoạt động 2: Cùng khám phá.
Các con nhìn xem ai đến thăm lớp mình này? Đây là bạn búp bê to. Đây là bạn búp bê nhỏ. 
Chúng mình cùng chào bạn búp bê nào?
Cô đưa rổ đồ dùng ra giới thiệu cho trẻ và đặt câu hỏi.
Cô có bát to đựng canh còn bát nhỏ đựng cơm để ăn đấy.
Cô giới thiệu thìa to, thìa nhỏ và cho trẻ phát âm cùng.
Hoạt động 3: Ai nhanh tay hơn
Bạn búp bê muốn chọn bát và thìa để ăn cơm đấy nhưng bạn ấy không biết chọn, bây giờ các con hãy chọn giúp bạn ấy nhé.
Bạn búp bê to thì dùng bát to, thìa to. Bạn búp bê nhỏ dùng thìa nhỏ, bát nhỏ.
Cô mời 1 trẻ khá lên chọn tặng bạn búp bê.
Trong khi trẻ chọn cô gợi hỏi trẻ:
Con chọn được bát to hay nhỏ? Con sẽ tặng cho ai?
Nếu trẻ không chọn được thì cô giúp trẻ chọn.
Cô luôn động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
Các con vừa chọn đồ giúp bạn búp bê, bạn búp bê rất vui và cảm ơn các con. Cô thấy các con rất là giỏi đấy.
Cô củng cố bài và hỏi trẻ hôm nay được chọn đồ chơi gì?.
Giáo dục trẻ: Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Kết thúc.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
.
Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
Trẻ thực hiện yêu cầu của cô
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng 

File đính kèm:

  • docmam non nha tre_12168715.doc
Giáo Án Liên Quan