Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ điểm: Trường Mầm non

Hoạt động 1: Trường mẫu giáo của bé.

Cô cho trẻ hát bài: Trường chúng cháu là trường MN.Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung chủ điểm.

- Cô cho trẻ làm đoàn tầu và kết hợp các kiểu gót chân đi sau đó trở về đội hình và cho trẻ tập bài thể dục đội hình.

Hoạt động 2: Bé tập thể dục:

Cô cho trẻ tập thể dục với bài “ Trường chúng cháu là trường MN”

Cô tập mẫu và cho trẻ tập 2-3 lần theo lời bài hát .

- Cô hỏi trẻ lại tên bài tập thể dục vừa tập song.Cô tóm tắt và giáo dục trẻ qua bài học.

Cô giới thiệu bài học mới: Tung bóng lên cao và bắt bóng

doc49 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Chủ điểm: Trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Điểm: trường mần non Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tuần I
Chủ Đề: trường mầm non của bé
( Từ ngày 06-10/09/2010)
A/ Vệ sinh-Đón trẻ-Trò chuyện-Điểm danh.
1. Vệ sinh:
- Cô đến sớm vệ sinh phòng học,chuẩn bị đồ dùng,đồ chơi cho trẻ.
2. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ với tâm trạng vui tươi và đưa trẻ chào bố,mẹ và đưa trẻ vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và học tập của trẻ để có sự kết hợp của gia đình có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.
3. Trò chuyện:
- Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ cuối tuần của bé,đàm thoại cùng trẻ về chủ điểm trẻ đang được thực hiện là chủ điểm nào?
4. Điểm danh:
 - Cô cho trẻ ngồi vào ghế và điểm danh trẻ đi học trong ngày.
B / Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thể chất:
Hoạt động: thể dục:
	Đề Tài : tung bóng lên cao và bắt bóng
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung thẳng lên cao và nhìn theo bóng.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ biết bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
3.Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau trong khi học.
II/ Chuẩn bị:
- Sân an toàn ,6-8 quả bóng cho trẻ.
III/ Tiến hành
	 Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trường mẫu giáo của bé.
Cô cho trẻ hát bài: Trường chúng cháu là trường MN.Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung chủ điểm.
- Cô cho trẻ làm đoàn tầu và kết hợp các kiểu gót chân đi sau đó trở về đội hình và cho trẻ tập bài thể dục đội hình.
Hoạt động 2: Bé tập thể dục:
Cô cho trẻ tập thể dục với bài “ Trường chúng cháu là trường MN”
Cô tập mẫu và cho trẻ tập 2-3 lần theo lời bài hát .
- Cô hỏi trẻ lại tên bài tập thể dục vừa tập song.Cô tóm tắt và giáo dục trẻ qua bài học.
Cô giới thiệu bài học mới: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
Hoạt động 3: Bé thi tài:
Cô làm mẫu lần 1:
Cô làm mẫu lần 2: Phân tích: Cô đứng 2 chân rộng bằng vai 2 tay cầm bóng tung bóng lên cao mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống ,không ôm bóng vào ngực và không để bóng rơi xuống đất.
Cô làm mẫu lần 3: Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện và sửa sai cho trẻ.
Cô cho lần lượt trẻ lên thức hiện.Cô cho các tổ ,các nhóm, cá nhân thi đua nhau(cô quan sát và sửa sai động viên trẻ)
+ Cô hỏi lại trẻ tên bài học?
+ Cô cho trẻ khá lên thực hiện lại.
Cô tóm tắt và giáo dục trẻ qua bài học.
Hoạt động 4: Bé vui chơi:
Cô cho trẻ chơi T/c: Cáo và Thỏ
Cô nói cách chơi,luật chơi và cho trẻ vui chơi.
Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.Con thỏ nào chậm bị bắt hoặc nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: Một trẻ làm “ Cáo” ngồi ở góc lớp số còn lại ,làm “ Thỏ” đi kiếm ăn,Thỏ vừa đi vừa nhảy và hát bài “ Trời nắng,trời mưa” khi cáo “Gừm gừm” thì Thỏ phải nhảy nhanh vào chuồng của mình.Khi trẻ nào bị bắt thì quay lại đổi vai chơi cho nhau.
Cô tổ chức cho trẻ vui chơi
* Kết thúc:
Cô nhận xét,động viên.tuyên dương trẻ.
+ Cô hỏi trẻ tên bài học,tên trò chơi.
Cô giáo dục trẻ qua bài học và cho trẻ nhắc lại tên bài học.
Cô cho trẻ đi nhẹ 1-2 vòng và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và thực hiện
- Trẻ thức hiện
- Trẻ vui chơi
- Trẻ thực hiện.
Tiết 2: lĩnh vưc phát triển thẩm mĩ.
Hoạt động : âm nhạc	
Đề tài: Dạy vận động: cháu đi mẫu giáo
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học.
T/c: Ai nhanh nhất
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát,vui tươi,hồn nhiên.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
2.Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng nghe và cách vỗ tay theo tiết tấu chậm
3.Giáo dục: 
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
II/Chuẩn bị:
- Xắc xô,vòng,sân chơi.
III/ Tiến hành
 Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giao lưu cùng bé.
Cô hát cho trẻ nghe bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” và đàm thoại cùng trẻ qua bài hát,chủ điểm.
Cô tóm tắt và giảng nội dung qua bài hát qua chủ điểm cho trẻ nghe.
Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ
* Dạy hát: “ Cháu đi mẫu giáo”
 ( Phạm Minh Tuấn)
Cô hát mẫu lần 1: Giới thiệu tên tác giả,tác phẩm.
Cô hát lần 2: + Hỏi lại trẻ tên bài hát,tên tác giả?
Cô giảng nội dung qua bài hát cho trẻ nghe.
Cô cho lớp hát,tổ hát,nhóm và cá nhân thi đua nhau. Cô chú ý và sửa sai cho trẻ.
* Dạy vận động: Cô dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm.trẻ vỗ tay theo nhịp 2/4. cô chú ý và cho trẻ thực hiện thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
Cô cho lớp thực hiện lại 1 lần. Cô động viên tuyên dương trẻ thực hiện.
Cô củng cố lại bài và giáo dục trẻ qua bài học. 
Hoạt động 3: Tiếng hát của ai?
Cô giới thiệu và hát cho trẻ bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: Viễn Phương.
Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe bài hát: lần 1+2,Cô giới thiệu tác giả và tác phẩm cho trẻ nghe.
Cô giảng nội dung bài hát cho trẻ nghe,
Cô hát lần 3: Thể hiên động tác minh hoạ qua bài hát.
Hoạt động 4: Bé thi tài:
Cô tổ chức cho trẻ chơi T/c: Ai nhanh nhất.
 Luật chơi: Trẻ phải nhảy nhanh vào vòng,nếu bị bắt hoặc vào chậm không vào được vong thì phải nhảy lò cò hoặc hát.
 Cách chơi: Cô xép vòng và cho trẻ chơi,vừa đi vừa hát khi cô có hiệu lệnh thì trẻ phải nhanh tìm cho mình một cái vòng.nếu ai không vào được vong thì bị thua.sau mỗi lần chơi cô tăng số vòng cho trẻ chơi và thay đổi trẻ sau mỗi lần chơi.
Cô hướng dẫn, động viên trẻ chơi.
* Kết thúc:
Cô tóm tắt nội dung bài học.
+ cô hỏi lại trẻ tên bài học,tên trò chơi.
Cô giáo dục trẻ qua bài học và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ lắng nghe và hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi theo cô hướng dẫn.
- Trẻ vui chơi
- Trẻ ra chơi.
C/ Hoạt động ngoài trời:
 HĐCMĐ: Quan sát cảnh sân trường
TC: Nhặt lá
Chơi tự do: Chơi trong sân trường
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Mục đích:
- Giúp trẻ biết biết quan sát cảnh vui tươi trong sân trường,trẻ biết nhặt lá rụng,biết vệ sinh trường lớp của mình.
2. Yêu cầu:
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô,cảm thấy thoải mái và hứng thú .
II/ Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát.
III/ Cách tiến hành.
1.Quan sát bầu trời: Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời. 
+ Trong sân trường đang diễn ra những cảnh vui chơi gì? 
Cô gợi ý và giúp trẻ trả lời.
2. Bé chơi: “ Nhặt lá”
Cô giới thiệu cách chơi,luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Khi nhặt lá cô yêu cầu trẻ nhặt bỏ lá vào đúng nơi quy định,nếu ai bỏ sai nơi quy định sẽ bị phạt nhảy lò cò hoặc hát.
+ T/c nhặt lá có tác dụng như thế nào đối với mỗi chúng ta ?
Khi chơi cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.
Cô nhận xét giờ chơi,động viên khen trẻ.
3. Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tư do trong sân.
	D/ Hoạt động góc:	
Góc: Phân vai: “Cô giáo”
Góc: Xây dựng: Xây trường mầm non
Góc: Học tập: Vẽ con đường đến trường.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi trò chơi phân vai,biết sử dụng các khối gỗ để xây trường MN,đựơc làm quen với bài thơ.
- Biết phối hợp với bạn rong khi chơi.
II/ Chuẩn bị:
- Một số các khối gỗ,các đồ dùng của cô giáo,giấy bút cho trẻ.
III/ Cách tiến hành.
* Hoạt động 1: Bé chọn việc gì?
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề chủ điểm.
Cô cho trẻ nêu lên các vai chơi và lựa chon vai chơi? 
Cô giáo dục trẻ thái độ trong quá trình trẻ chơi.
* Hoạt động 2: Bé thi tài.
Cô đưa trẻ về các góc chơi và tổ chức cho trẻ chơi.cô cùng vui chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi.
Cô đến với các góc chơi giao lưu và khuyến khích trẻ chơi.
Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.
+ Các cháu đang làm gì những công việc gì?
+ Các cháu xây gì, và xây như thế nào?
+ Cô cho trẻ xem trenh vẽ cảnh trường MN và cô đàm thoại cùng trẻ qua bức tranh.Cô cho trẻ nhận xét về bức tranh vẽ và cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình về bức tranh. Cô quan sát và hướng dẫn trẻ vẽ.
Cô điều chỉnh trẻ ở các nhóm chơi,động viên trẻ chơi.
Cô khái quát lại các câu hỏi mà trẻ trả lời để cho trẻ nhớ.
* Hoạt đông 3: Thăm quan.
Cô cho trẻ đi thăm quan các góc và cho trẻ nhận xét góc chơi.
Cô nhận xét ,động viên,tuyên dương trẻ.
 G/ Nêu gương-Cắm cờ-vệ sinh-Trả trẻ 
 Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2010
A/ Vệ sinh-Đón trẻ-Hoạt động tự chọn-Điểm danh-Thể dục sáng.
* Thể dục sáng: “ Trường chúng cháu là trường MN”.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập nhịp nhàng theo lời bài hát cô hướng dẫn,có ý thức trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Sân tập an toàn cho trẻ.
III/ Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đoàn tàu của bé.
Cô cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi và thực hiện theo hướng dẫn của cô.
Cô đàm thoại cùng trẻ về chủ điểm,chủ đề và giới thiệu tên bài thể dục cho trẻ nghe.
 * Hoạt động 2: Bé duyên dáng.
Cô hướng dẫn trẻ tập thể dục với các động tác theo sự hướng dẫn của cô.cô cho trẻ tập các động tác theo lời ủa bài hát.cô quan sát và sửa sai cho trẻ.động viên,tuyên dương trẻ.
 * Hoạt động 3: Bé vui chơi:
Cô tổ chức cho trẻ chơi T/chơi: “Reo Hạt”
Cô phổ biến cách chơi-luật chơi và tổ chúc cho trẻ chơi.(cô động viên,tuyên dương trẻ trong khi trẻ chơi)
B/ Hoạt động có chủ đích.
Tiết 1: lĩnh vực phát triển nhận thức.
Hoạt động: tạo hình
Đề tài: vẽ con đường đến trường
( Đề tài )
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết vẽ con đường tới trường gồm có cỏ cây, hoa lá
2.Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát ,óc sáng tạo và ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quý trường, lớp, thích đi học..
II/ Chuẩn bị:
- 2-3 tranh mẫu của cô,giấy A4,bút chì,bút màu,bàn ghế đủ quy cách.
III/ Tiến hành: 
 Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Chủ điểm bé yêu.
Cô cho trẻ hát bài : Vui đến trường:
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề,chủ điểm.
Cô đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời:
Cô giới thiệu tên bài học.
Hoạt động 2: Khám phá.
Cô cho trẻ chốn cô và cô đưa ra các bức tranh cùng đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh.
+ Cô có gì đây nhỉ?
+ Bức tranh vẽ cảnh gì đây?
+ Cô vẽ con đường ntn? Có những gì ven đường nhỉ?
Cô giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ về nội dung bức tranh.
Cô lần lượt cho trẻ đàm thoại cùng trẻ về nội dung của các bức tranh.
Cô tóm tắt và khái quát lại cho trẻ nhớ được cách vẽ ntn?
Hoạt động 3: Bé thi tài.
Cô cho trẻ thực hiện.
Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện, cô chú ý và hướng dẫn cho trẻ cách vẽ và cách chọn và tô màu.
Cô khuyến khích và động viên trẻ thục hiện.
Hoạt động 4: Ai khéo tay hơn nào?
Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình lên giá treo tranh và cho 2,3 trẻ lên nhận xét bài của bạn.Cô cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình về bài vẽ.
* Kết thúc:
Cô nhận xét bài của trẻ.
Cô động viên,tuyên dương trẻ chơi.
Cô củng cố lại bài và giáo dục qua bài học và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
-Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ thi tài.
- Trẻ thực hiện
C/ Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Quan sát trường MN.
TC: Nhặt lá
Chơi tự do.
	D/ Hoạt động góc:	
Góc: Phân vai: Cô giáo
Góc: Xây dựng: Xây trường mầm non
Góc: Học tập: Làm quen với bài thơ: Tình bạn.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi trò chơi phân vai,biết sử dụng các khối gỗ để xây trường MN,đựơc làm quen với bài thơ.
- Biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
II/ Chuẩn bị:
- Một số các khối gỗ,các đồ dùng của cô giáo,một số hình ảnh vui chơi của trẻ với bạn bè
III/ Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Bé chọn việc gì?
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề chủ điểm.
Cô cho trẻ nêu lên các vai chơi và lựa chon vai chơi?
Cô giáo dục trẻ thái độ trong quá trình trẻ chơi.
* Hoạt động 2: Bé thi tài.
Cô đưa trẻ về các góc chơi và tổ chức cho trẻ chơi.cô cùng vui chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi.
Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.
+ Các cháu đang làm gì những công việc gì?
+ Các cháu xây gì, và xây như thế nào?
Cô điều chỉnh trẻ ở các nhóm chơi,động viên trẻ chơi.
Cô khái quát lại các câu hỏi mà trẻ trả lời để cho trẻ nhớ.
+ Cô cho trẻ làm quen với bài thơ: Tình bạn
Cô giới thiệu tên bài thơ? Tên tác giả của bài thơ cho trẻ nghe.
Cô cho lớp đọc thơ,cá nhân thi đua,các tổ thi đua..
Cô củng cố và giáo dục trẻ qua bài thơ.
* Hoạt đông 3: Thăm quan.
Cô cho trẻ đi thăm quan các góc và cho trẻ nhận xét góc chơi.
Cô nhận xét ,động viên,tuyên dương trẻ.	
E/ Trò chơi vận động: Bắt bướm
I/ Yêu cầu:
- Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn và khéo léo.
II/ Chẩn bị:
- 1 con bướm bằng giấy và buộc vào thanh tre dài cho trẻ chơi.
III/ Hướng dẫn:
Cô giới thiệu tên trò chơi: Bắt Bướm.
+ Luật chơi: Chỉ cần chạm tay vào con bướm thì coi như là thắng cuộc.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô, cô cầm cần điều khiển con bướm và cho trẻ chơi.
Cô cho trẻ chơi khoảng 4-5 lần.
Cô quan sát và hướng dẫn, động viên, tuyên dương trẻ. 
 G/ Nêu gương-Cắm cờ-vệ sinh-Trả trẻ 
 Thứ 4 ngày 8 tháng 9 năm 2010
A/ Vệ sinh-Đón trẻ-Hoạt động tự chọn-Điểm danh-Thể dục sáng.
B/ Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: lĩnh vực phát triển nhận thức.
Hoạt động : Toán.
Đề tài: ôn số lượng 1,2 - nhận biết số 1,2 - ôn so sánh chiều dài.
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1,2.nhận biết số 1,2. Luyện tập so sánh chiều dài.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3.Giáo dục:
- Trẻ biết đoàn kết ,có ý thức kỷ luật .
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một băng giấy màu đỏ,3 băng giấy màu xanh(2 băng giấy màu đỏ dài bằng nhau và băng giấy còn lại ngắn hơn 1,5-2cm)
- Các thẻ số 1,2,3.2 ngôi nhà có số 1,2.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ.kích thước hợp lý.Cô bố trí các nhóm có đối tượng 1,2 xung quanh lớp học cho trẻ vui chơi và tìm. 
III/ Tiến hành:
 Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Chủ điểm bé yêu
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm, chủ đề.Cô cho trẻ kể về những người trong nhà trường ? công việc của các cô ntn?
Hoạt động 2: Bé khám phá.
Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp xem đồ vật nào có số lượng 1,2..
- Cô cho trẻ đoán xem cô vừa gõ mấy tiếng sắc xô.Cô thay đổi và cho nghe ,đoán xem có mấy tiếng..
- Cô cho trẻ vỗ tay theo cô và cho trẻ đếm tiếng vỗ tay cùng cô.
Hoạt động 3: Bé thi tài:
Cô phát đồ chơi cho trẻ và cô yêu cầu trẻ tìm xem có mấy băng giấy mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ.
- Cô cho trẻ nhắc lại có mấy băng giấy dài hơn băng giấy màu đỏ?
- Cô yêu cầu trẻ chọn thẻ số 1 giơ lên.Cô cho trẻ quan sát xem bạn chọn có đúng và giống mình không.Cô cho trẻ đặt số 1 vào băng giấy màu xanh.
- Cô tiến hành tương tự với 2 băng giấy dài hơn. 
Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện.Cô động viên và giúp cho trẻ thực hiện tốt.
Hoạt động 4: Bé vui chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Về đúng nhà của mình.
Cô nói cách chơi,luật chơi và tổ chức cho trẻ vui chơi.
Cô tổ chức sau mỗi lần chơi cô thay đổi số thẻ để cho trẻ thêm sinh động hơn.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Kết thúc:
Cô củng cố lại bài.Cô hỏi lại trẻ tên bài học
Cô tóm tắt củng cố lại bài,giáo dục trẻ qua bài học và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ vui chơi
- Trẻ ra chơi.
Tiết 2: lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội:
Hoạt động: văn học.
Đề tài: Thơ : Tình bạn
	( Trần Thị Hương )
I/ Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức: 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ theo hướng dẫn của cô. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc theo cô bài thơ,chú ý lắng nghe cô đọc.
- Cung cấp cho trẻ vốn từ
3. Giáo dục:
Cô giáo dục trẻ qua nội dung bài học.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh theo nội dung bài thơ.
III/ Tiến hành:
Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Chủ điểm bé yêu
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm, chủ đề.Cô hỏi trẻ về những người trong nhà trường ? 
Hoạt động 2: Bé khám phá.
Cô giới thiệu tên bài thơ cho trẻ nghe: “Tình bạn”.
 Tác giả: Trần Thị Hương.
Cô đọc bài thơ lần 1: Diễn cảm.
+ Cô giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả?
 Cô đọc bài thơ lần 2: Qua tranh minh hoạ.
+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ,tên tác giả?
Cô đàm thoại cùng trẻ qua bài thơ:
+ Cô vừa cho lớp mình đọc bài thơ có tên là gì?
+ Trong bài thơ có những hình ảnh nào?
+ Bạn thỏ trong bài thơ làm sao?
+ Bạn Gấu mua gì?
+ Bạn Mèo mua gì?
+ Bạn Hươu mua gì?
+ Bạn Nai mua gì?
+ Các bạn mua thứ đó đến thăm ai? Để làm gì?
Qua bài thơ các cháu đã học được những điều gì? 
Hoạt động 3: Bé thi tài:
Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần.
Cô cho trẻ đọc theo lớp , tổ ,nhóm, cá nhân.
Cô chú ý sửa sai,động viên và tuyên dương trẻ.
Cô cho trẻ đọc lại cả lớp 1 lần
+ Cô hỏi trẻ lại tên bài thơ? Tên tác giả?
Hoạt động 4: Bé vui chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi T/c : “Tay cầm tay”.
Cô nói cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Kết thúc:
Cô củng cố lại bài.
Cô hỏi lại trẻ tên bài học
Cô tóm tắt củng cố lại bài,giáo dục trẻ qua bài học và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
C/ Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Quan sát trường MN.
TC: Nhặt lá
Chơi tự do.
	D/ Hoạt động góc:	
Góc: Phân vai: Cô giáo
Góc: Xây dựng: Xây trường mầm non
Góc: Học tập: Trò chuyện với trẻ về trường MN.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi trò chơi phân vai,biết sử dụng các khối gỗ để xây trường MN,đựơc làm quen với bài thơ.
- Biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
II/ Chuẩn bị:
- Một số các khối gỗ,các đồ dùng của cô giáo,một số hình ảnh vui chơi của trẻ với bạn bè.
- Một số hình ảnh về những hoạt động của trường MN
III/ Cách tiến hành.
* Hoạt động 1: Bé chọn việc gì?
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề chủ điểm.
Cô cho trẻ nêu lên các vai chơi và lựa chon vai chơi?
Cô giáo dục trẻ thái độ trong quá trình trẻ chơi.
* Hoạt động 2: Bé thi tài.
Cô đưa trẻ về các góc chơi và tổ chức cho trẻ chơi.cô cùng vui chơi và hướng dẫn cho trẻ chơi.
Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.
+ Các cháu đang làm gì những công việc gì?
+ Các cháu xây gì, và xây như thế nào?
+ Cô tới góc học tập và đàm thoại cùng trẻ về góc chơi.
Cô đàm thoại cùng trẻ: + Đây là cái gì?
 + Các bạn đang làm gì?
 + Cô hỏi tên trường? Tên lớp ,Tên cô giáo, ..
Cô điều chỉnh trẻ ở các nhóm chơi,động viên trẻ chơi.
Cô khái quát lại các câu hỏi mà trẻ trả lời để cho trẻ nhớ.
Cô cho lớp đọc thơ,cá nhân thi đua,các tổ thi đua..
Cô củng cố và giáo dục trẻ qua bài thơ.
* Hoạt đông 3: Thăm quan.
Cô cho trẻ đi thăm quan các góc và cho trẻ nhận xét góc chơi.
Cô nhận xét ,động viên,tuyên dương trẻ.	
G/ Nêu gương-Cắm cờ-vệ sinh-Trả trẻ 
 Thứ 5 ngày 9 tháng 9 năm 2010
A/ Vệ sinh-Đón trẻ-Hoạt động tự chọn-Điểm danh-Thể dục sáng.
B/ Hoạt động có chủ đích
Tiết 1: lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động: Mtxq.
Đề tài: trường – lớp mẫu giáo của em.
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên trường, lớp, tên cô giáo và các bạn trương lớp.biết tên 1 số cô giáo trong trường.
2.Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3.Giáo dục:
- Cô giáo dục trẻ yêu thích môn học và có ý thức trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về trường MN, giấy A4, bút màu cho trẻ vẽ ngôi trường của trẻ.
III/Hướng dẫn: 
Phương pháp của cô 
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé giao lưu cùng cô
Cô cùng trẻ hát bài hát: “ Trường chúng cháu là trường MN”.
Cô đặt ra các câu hỏi và đàm thoại cùng trẻ về chủ đề,chủ điểm.
Hoạt động 2: Bé khám phá
Cô gợi ý cho trẻ tự nói tên trường, lớp, tên cô giáo và cô dẫn rắt trẻ vào bài học.
Cô đàm thoại cùng trẻ qua các bức tranh cô đã chuẩn bị.
+ Cô có gì đây?
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+ Các cô đang làm gì?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Trường MN của chúng ta có tên là gì?
+ Cô giáo có tên là gì?....
Cô tóm tắt lại nội dung của các câu hỏi để cho trẻ nhớ.
Với các bức tranh khác cô tiến hành các bước tương tự và đặt ra các câu hỏi phù hợp với nội dung bức tranh.
Cô củng cố lại nội dung bài học và giáo dục trẻ qua bài học.
Hoạt động 3: Bé trổ tài
Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học.sau đó cô cho trẻ vào chỗ ngồi và cho trẻ được thi tài cung tô màu tranh.
Cô hướng dẫn và cho trẻ tô tranh ngôi trường của mình.
Khi tô cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời.
Cô quan sát và động viên khen trẻ, Cô cho trẻ tự nhận xét bài của bạn.
* Kết thúc:
Cô giáo dục trẻ qua bài học.
Cô củng cố lại bài và nhận xét tuyên dương trẻ. 
- Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ thi đua nhau
- Trẻ thực hiện
C/ Hoạt động ngoài trời:
CHCMĐ: Quan sát trường MN.
TC: Nhặt lá
Chơi tự do.
	D/ Hoạt động góc:	
Góc: Phân vai: “Cô giáo”
Góc: Xây 

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 2 tuoi_12927737.doc
Giáo Án Liên Quan