Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Đề tài: Khám phá ánh sáng

I. Mục tiêu

- Trẻ biết được một số nguồn ánh sáng dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Biết được nguồn ánh sáng tự nhiên và nguồn ánh sáng nhân tạo.

- Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét

- Biết tận dụng nguồn ánh sáng để phục vụ cuộc sống. giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguồn năng lượng

II. Chuẩn bị

- 2 Cổng chui: 1 cổng chui phủ tấm nilon đen, 1 cổng chui có sử dụng nguồn điện chiếu sáng

- slide: mặt trời, mặt trăng, các vì sao,đom đóm.

- Đèn pin, nến.

- Lô tô một số nguồn ánh sáng

III, Tiến hành

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Xin chào mừng các bé cùng đến với hành trình khám phá những điều kỳ thú, để cùng nhau khám phá vạn vật kỳ diệu quanh chúng ta. Các con đã sẵn sàng chưa nào?

- Cô và trẻ hát “ Điều kỳ lạ quanh ta”.

- Vạn vật quanh ta có muôn vàn điều kỳ lạ, và hành trình khám phá của cô ngày hôm nay đó là khám phá ánh sáng. Chúng mình hãy cùng bắt đầu nào!

2. Hoạt động 2: Khám phá ánh sáng

a, ánh sáng nhân tạo

- (Tạo không khí lớp học tối, tắt điện) trò chuyện với trẻ về ánh sáng.

+ Các con thấy trong lớp mình hôm nay như thế nào nhỉ? (tối)

+ Chúng mình có nhìn rõ mọi vật xung quanh không?

+ Vậy để nhìn thấy rõ hơn chúng mình cần đến gì? (ánh sáng)

- Vậy trước khi cùng nhau khám phá về ánh sáng, cô và chúng mình cùng nhau chơi 1 trò chơi nhé

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà Trẻ - Đề tài: Khám phá ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Khám phá ánh sáng
I. Mục tiêu
- Trẻ biết được một số nguồn ánh sáng dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Biết được nguồn ánh sáng tự nhiên và nguồn ánh sáng nhân tạo.
- Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét
- Biết tận dụng nguồn ánh sáng để phục vụ cuộc sống. giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguồn năng lượng
II. Chuẩn bị
- 2 Cổng chui: 1 cổng chui phủ tấm nilon đen, 1 cổng chui có sử dụng nguồn điện chiếu sáng
- slide: mặt trời, mặt trăng, các vì sao,đom đóm.
- Đèn pin, nến.
- Lô tô một số nguồn ánh sáng
III, Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Xin chào mừng các bé cùng đến với hành trình khám phá những điều kỳ thú, để cùng nhau khám phá vạn vật kỳ diệu quanh chúng ta. Các con đã sẵn sàng chưa nào?
- Cô và trẻ hát “ Điều kỳ lạ quanh ta”.
- Vạn vật quanh ta có muôn vàn điều kỳ lạ, và hành trình khám phá của cô ngày hôm nay đó là khám phá ánh sáng. Chúng mình hãy cùng bắt đầu nào!
2. Hoạt động 2: Khám phá ánh sáng
a, ánh sáng nhân tạo
- (Tạo không khí lớp học tối, tắt điện) trò chuyện với trẻ về ánh sáng.
+ Các con thấy trong lớp mình hôm nay như thế nào nhỉ? (tối)
+ Chúng mình có nhìn rõ mọi vật xung quanh không?
+ Vậy để nhìn thấy rõ hơn chúng mình cần đến gì? (ánh sáng)
- Vậy trước khi cùng nhau khám phá về ánh sáng, cô và chúng mình cùng nhau chơi 1 trò chơi nhé
* Trò chơi “ Đi qua đường hầm”
- Cô có 2 đường hầm, đường hầm số 1 và đường hầm số 2
- Lần lượt từng bạn chui qua đường hầm số 1 (đường hầm tối):
+ Khi chui qua đường hầm số 1 các con cảm thấy như thế nào?
+ Các con có sợ không?
+ Động viên khen ngợi trẻ
- Đường hầm số 2 (sử dụng bóng đèn)
+ Khi chui qua đường hầm số 2 các con thấy như thế nào? (sáng)
+ Vì sao các con chui qua đường hầm số 2 cảm thấy sáng? ( vì có bóng đèn)
* Khám phá ánh sáng nhân tạo:
- Bóng đèn điện:
+ Bóng đèn dùng để làm gì? (thắp sáng)
+ Bóng đèn phát sáng được là nhờ có gì? (điện)
+ Trong gia đình con thường bật điện khi nào?
+ Các con thường nhìn thấy bóng đèn phát sáng ở đâu? (ở nhà, ngoài đường)
+ Ánh sáng của bóng điện giúp gì cho chúng ta?
+ Như vậy, bóng đèn giúp con người chiếu sáng để nhìn rõ mọi vật xung quanh, để dùng trong sinh hoạt như ăn cơm, tắm giặt, học bài... 
+ Các con có nên sờ vào bóng đèn không?
+ Khi không sử dụng đến bóng điện các con nên làm gì? 
+ Bóng điện là nguồn ánh sáng do con người làm ra nên nó là nguồn ánh sáng nhân tạo.
- Ngoài bóng đèn điện ra, gia đình chúng mình còn sử dụng gì để chiếu sáng? (nến, đèn pin...)
- Như vậy: con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm như bóng đèn, nến, đèn pin.. để thắp sáng phục vụ cho cuộc sống, đó là các nguồn ánh sáng nhân tạo.
b, ánh sáng tự nhiên
* mặt trời
- Trẻ chơi “Trời tối – trời sáng” ( cô kéo rèm cửa lớp cho lớp sáng)
- Bây giờ các con thấy không gian lớp mình đã sáng hơn chưa?
- Vì sao không cần bật điện mà lớp mình vẫn sáng? 
- Cho trẻ xem hình ảnh mặt trời trên slide
+ Xung quanh mặt trời có gì nhỉ?
+ Ánh sáng mặt trời giúp gì cho chúng ta? ( nhìn thấy mọi vật xung quanh, sưởi ấm mùa đông, cung cấp vitamin D vào buổi sáng, khô quần áo)
+ Khi ra ngoài trời nắng các con phải như thế nào?
- Cô khái quát : Đây là mặt trời, mặt trời phát ra các tia sáng chiếu sáng cho chúng ta. Mặt trời là nguồn ánh sáng tự nhiên, không cần có ai tác động vào nó vẫn chiếu sáng hàng ngày.
- Nhờ có mặt trời chiếu sáng chúng ta mới có thể nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh, giúp chúng ta sinh hoạt hàng ngày như: đi học, đi chơi, phơi khô quần áo...
* mặt trăng
- Câu đố: 
Khi tròn, khi khuyết
Lúc tỏ, lúc mờ
Có chú cuội nhỏ
Ngồi gốc cây đa
Là gì? (mặt trăng)
- Ngoài ánh sáng tự nhiên là mặt trời thì mặt trăng cũng là nguồn ánh sáng tự nhiên không cần con người tác động đến mà nó vẫn chiếu sáng được.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trăng khuyết, trăng tròn
- Mặt trăng có tỏa ánh sáng không?
+ Ánh trăng giúp gì cho chúng ta? (chiếu sáng vào ban đêm)
- Ngoài mặt trời và mặt trăng, các con có biết nguồn ánh sáng tự nhiên nào nữa không? 
+ các vì sao
+ Con đom đóm
Giáo dục: Như vậy, ngày hôm nay cô và chúng mình đã cùng nhau khám phá một số nguồn ánh sáng từ nhân tạo như bóng đèn, đèn pin, nến..., và ánh sáng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, đom đóm... các con hãy biết tận dụng nguồn ánh sáng để phục vụ cho cuộc sống của chính mình và ngoài ra các con hãy cùng nhau chung tay bảo vệ nguồn năng lượng nhân tạo bằng cách tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử dụng..
3. Hoạt động 3
- Trò chơi: Đội nào nhanh nhất
+ cách chơi: Trên đây cô có 2 cái bảng dành cho 2 đội, cô chia lớp thành 2 đội chơi, nhiệm vụ của các đội chơi ngày hôm nay đó là tìm những lô tô có nguồn ánh sáng nhân tạo dán vào ô số 1, tìm những lô tô có ánh sáng tự nhiên dán vào ô số 2.
+ Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, đội nào dán đúng và được nhiều lô tô hơn sẽ là đội dành chiến thắng.
- Cô kiểm tra kết quả, động viên và khen ngợi trẻ.
- Như vậy hành trình khám phá của chúng ta ngày hôm nay kết thúc ở đây, hẹn các con ở những hành trình tiếp theo, xin chào và hẹn gặp lại.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_de_tai_kham_pha_anh_sang.doc
Giáo Án Liên Quan