Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Bé chơi với lõi giấy - Nguyễn Thị Dung

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thực hiện các thao tác chơi và hoạt động với lõi giấy: Lăn, xếp chồng, xếp cạnh, lồng vào nhau, xâu, biết tạo ra một số sản phẩm phù hợp.

- Trẻ phân biệt được màu sắc như xanh, đỏ, vàng thông qua các qua các hoạt động.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay, rèn các kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh, xâu vòng, lồng

- Phát triển vận động và rèn sự khéo léo của các ngón tay.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, rèn các giác quan cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ ngoan, có nề nếp, hứng thú với hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết sử dụng lõi giấy để làm đồ dùng đồ chơi, để bảo vệ môi trường.

- Giáo dục trẻ không hái hoa, bẻ cành khi thăm quan vườn hoa của trường, công viên

 

doc4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Bé chơi với lõi giấy - Nguyễn Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KĨ NĂNG 
XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ
 Hoạt động: Hoạt động với đồ vật
 Đề tài: Bé chơi với lõi giấy .
 Nhóm trẻ: 24-36 tháng số 1
 Số trẻ: cả lớp 
 Thời gian: 18 phút 
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện các thao tác chơi và hoạt động với lõi giấy: Lăn, xếp chồng, xếp cạnh, lồng vào nhau, xâu, biết tạo ra một số sản phẩm phù hợp.
- Trẻ phân biệt được màu sắc như xanh, đỏ, vàng thông qua các qua các hoạt động.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay, rèn các kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh, xâu vòng, lồng 
- Phát triển vận động và rèn sự khéo léo của các ngón tay.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, rèn các giác quan cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ ngoan, có nề nếp, hứng thú với hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết sử dụng lõi giấy để làm đồ dùng đồ chơi, để bảo vệ môi trường.
- Giáo dục trẻ không hái hoa, bẻ cành khi thăm quan vườn hoa của trường, công viên
 II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: 
- Giáo án, bài giảng điện tử có nội dung bài dạy.
- Các lõi giấy có màu sắc và kích thước khác nhau.
- Bóng, hộp, các đồ chơi làm từ lõi giấy với các kích cỡ khác nhau.
- Lõi giấy và 1 số bức tranh, màu nước.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 một rổ có các lõi giấy với kích thước màu sắc khác nhau.
3. Tâm sinh lí cô và trẻ: 
- Cô và trẻ trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết, tâm sinh lí thoải mái.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Ổn định:
- Giới thiệu khách: Các con ơi, hôm náy lớp chúng mình rất vinh dự đón các cô giáo trong trường tới dự tiết học với lớp chúng mình, các con nổ 1 chàng pháo tay thật to chào đón các cô nào. 
Cô Dung có chuẩn bị 1 món quà dành tặng ch các con, con ngồi đẹp để khám phá món quà đó nhé. Cô Dung nhờ cô Tuyết mang món quà ra để cho các con khám phá món quà đó là gì nào?. Tặng mỗi trẻ 1 lõi giấy
- Cô cho trẻ trải nghiệm chơi với lõi giấy: lăn, chồng, xoay..
2. Hướng dẫn:
* Bé chơi với lõi giấy:
- Các con ơi! Bây giờ cô tặng cho các con mỗi bạn một rổ đồ chơi để chúng mình cùng chơi nhé.
(Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi là các lõi giấy có kích thước và màu sắc khác nhau) 
- Các con xem trong rổ có gì nào ?
- Lõi giấy màu gì? (Cô hỏi nhiều trẻ)
- Các con lấy cho cô lõi giấy có màu đỏ giơ lên nào.
- Lõi giấy này có thể làm gì các con? Các con thử lăn xem có lăn được không nào? 
- Trẻ lấy lõi giấy màu đỏ ra và thực hiện các thao tác lăn.
- Cô Tuyết ơi theo cô Tuyết thì lõi giấy này có thể làm được gì nữa? (Cho trẻ làm mic hát)
- Cho trẻ cầm lõi giấy làm mic biểu diễn bài hát “Con gà trống”.
- Các con lấy cho cô lõi giấy giống lõi giấy trên tay nào. 
(Cho trẻ lấy thêm một lõi giấy nữa). 
- Vậy lõi giấy này còn có thể làm gì các con nhỉ? 
- Cô cho trẻ làm ống nhòm.
- Bây giờ chúng mình cùng xếp chồng hai ống giấy màu đỏ lên nào. 
- Bây giờ còn lõi giấy màu gì trong rổ nữa nhỉ? 
(Cô gọi 2,3 trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ lấy lõi giấy màu vàng, màu xanh.
- Cô xếp các lõi giấy theo thứ tự cao dần và đàm thoại xem lõi nào cao nhất, lõi nào thấp nhất. 
- Cô Tuyết ơi ngoài có thể xếp sát cạnh nhau thì lõi giấy có thể làm gì nữa nhỉ? 
- Cô Tuyết: Các con ơi chúng ta có thể làm gì? (cô gọi nhiều trẻ trả lời)
- Cô dùng thao tác lồng các lõi giấy với nhau.
- Cho trẻ thực hiện việc lồng các lõi giấy có kích thước khác nhau. (Cô bao quát và kiểm tra kết quả của trẻ)
- Các con ạ, vậy lõi giấy có thể lăn, chồng, lồng và làm đồ dùng, đồ chơi nữa đấy.
- Giáo dục trẻ nhặt các lõi giấy mang đến lớp để làm đồ dùng, đồ chơi và để bảo vệ môi trường.
- Cho trẻ mang lõi giấy màu xanh, màu vàng xếp chồng lên nhau làm nhà, lõi màu đỏ thì xếp sát nhau làm hàng rào.
* Trò chơi củng cố: 
* Trò chơi 1: Bé khéo tay 
- Cách chơi: Cô gọi 2 nhóm trẻ lên chơi, cô có 2 bức tranh yêu cầu của 2 đội chơi dùng lõi giấy màu sắc khác nhau gắn lên cây tạo thành bông hoa, thời gian là 1 bản nhạc nếu đội nào làm nhanh gắn đều đẹp thì sẽ chiến thắng.
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả chơi của trẻ.
* Trò chơi 2: Bé thông minh
Xâu vòng lõi giấy, trang trí lõi giấy cắm hoa, dùng lõi giấy chấm màu in tranh, thả bóng.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả chơi của trẻ.
 3. Kết thúc: Cô cho trẻ ra dạo chơi vườn hoa của trường.

- Trẻ chơi
- Trẻ đi lấy.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lăn lõi giấy
- Trẻ hát
- Trẻ lấy
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ xếp chồng
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ cất đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_de_tai_be_choi_voi_loi_giay_nguy.doc
Giáo Án Liên Quan