Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Quan sát vật chìm vật nổi - Nguyễn Thị Thực

I.Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

 - Trẻ được trải nghiệm, hít thở không khí trong lành.

 - Trẻ quan sát và nhận biết được sự chìm , nổi của một số vật.

 - Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật.

2. Kỹ năng:

-Phát triển các kỹ năng: quan sát, vận động , kỹ năng nặn, xé vò giấy

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi vận động

3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời.

 - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát

- Một số vật chìm vật nổi

-2 chậu nước, 1 bình thủy tinh trong suốt.

-Nhạc, míc cho trẻ hát

- Chơi đồ chơi ngoài trời.

- Đồ chơi mang Theo, phấn, bóng, vòng thể dục, giấy, lá, đất nặn.

-Nhà và mũ cáo.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Quan sát vật chìm vật nổi - Nguyễn Thị Thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề Tài:- Quan sát vật chìm vật nổi.
	 -TCVĐ: Cáo Và Thỏ
	 - Chơi tự do: Chơi với lá, đất nặn , giấy, đồ chơi ngoài trời.
Lứa tuổi: 24-36 tháng.
Thời gian: 20 phút.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thực
I.Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức:
 - Trẻ được trải nghiệm, hít thở không khí trong lành.
 - Trẻ quan sát và nhận biết được sự chìm , nổi của một số vật.
 - Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
-Phát triển các kỹ năng: quan sát, vận động , kỹ năng nặn, xé vò giấy
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi vận động
3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời.
 - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm sạch sẽ, rộng rãi và thoáng mát
- Một số vật chìm vật nổi
-2 chậu nước, 1 bình thủy tinh trong suốt.
-Nhạc, míc cho trẻ hát
- Chơi đồ chơi ngoài trời.
- Đồ chơi mang Theo, phấn, bóng, vòng thể dục, giấy, lá, đất nặn.
-Nhà và mũ cáo.
III. Tiền hành:
Hoạt Động của cô
 Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
-Hôm nay thời tiết đẹp có các cô trong bạn giam hiệu và các cô giáo trong trường đến tham dự buổi vui chơi cùng các con chúng mình cùng khoang tay chào các cô.
-Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ gieo hạt”
-Cô Hiền: Cô Thực ơi ! Các Bạn nhỏ ơi! Giúp cô hiền với ( cô vừa nói vừa bê rổ đồ dùng)
-Cô Thực: Có việc gì vậy cô Hiền
-Cô Hiền: tôi nhờ cô và các bạn phân loại đồ dùng này theo dấu hiệu chìm nổi.
- Cô Thực Khó nhỉ ! có cách nào không nhỉ. Các bạn ơi có cách nào không nhỉ. À cô Thực nghĩ ra rồi.
-Cô Hiền: Cách gì vậy cô Thực chỉ cho tôi và các bạn biết với.
-Cô Thực: Mời các bạn ngồi xuống tôi sẽ chỉ cách cho. Chúng ta sẽ làm thí nghiệm xem vật nào chìm vật nào nổi.
-Cô Hiền: Làm như nào hả cô Thực.
2.Hoạt động có mục đích:
*Quan sát:
- Các bạn cứ bình tĩnh để làm được thí nghiệm cần có 1 bình nước. Các bạn xem cô có cái gì đây? Và cái gì đây? Các bạn đoán xem cái thìa và khối gỗ thì cái gì chìm cái gì nổi?
-Muốn biết chính xác cô sẽ mời 1bạn lên thả 2 vật này vào bình nước nhé.
+Cái gì chìm xuống đáy bình đây? Cả lớp và nhiều cá nhân trẻ trả lời.
+Cái gì nổi trên mặt nước? Cả lớp và nhiều cá nhân trẻ trả lời.
->Khối gỗ nổi thìa chìm. Khi chúng ta thả 1 vật bất kỳ vào nước vật nào chìm xuống đáy được gọi là vật chìm còn vật nào nổi trên nước gọi là vật nổi. Các con đã biết xác định vật nổi vật chìm chưa. Các con hãy giúp cô Hiền phân loại đồ dùng này nhé mỗi bạn sẽ đi lấy 1 đồ vật mà mình thích lần lượt thả vào chậu nước và trả lời cho cô xem vật nào chìm vật nào nổi.
-Cô cho Trẻ thả và hỏi vật chìm vật nổi.
-Cô cho trẻ trải nghiệm dùng tay ấn vật nổi xuống và thả tay ra.
->Khi chúng ta ấn vật nổi xuống khi thả tay ra nó lại nổi lên.
- Cô cho trẻ vớt vật nổi ra rổ.
- Ở trong chậu còn cái gì đây? Cái này chìm hay nổi? muốn lấy ra khỏi chậu phải làm thế nào ( thò tay xuống) Cô cho trẻ sắn ống áo nên và thò tay nhặt ra rổ.
- Cô Thực: Cô Hiền ơi tôi và các bạn đã phân loại vật chìm vật nổi giúp cô rôi đây.
*TCVĐ:
-Cô Hiền: Tôi cảm ơn cô và các bạn đã giúp tôi phân loại vật chìm vật nổi nên tôi sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi “ Cáo và thỏ”
+Cách chơi :Tôi sẽ đóng làm cáo cô Thực đóng là thỏ mẹ còn tất cả các bạn sẽ là thỏ con.Cáo sẽ ngủ trong nhà thỏ mẹ dắt thỏ con đi kiếm ăn vừa đi đọc bài thơ : “Cáo và thỏ” Khi đến câu thơ “Tha đi mất” cáo thức dậy đuổi bắt các chú thỏ. Các chú thỏ phải chạy nhanh chân về nhà. Cô đã chuẩn bị mỗi chiếc vòng và 1 ngôi nhà.
Nếu bạn nào không nhanh chân tìm về nhà mà bị cáo bắt thì sẽ không được chơi ở lượt sau.
+ Cho trẻ chơi 2 lần
*Chơi tự do:
-Cô Thực: Các bạn vừa chơi trò chơi rất vui và hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các nhóm chơi : nhóm chơi với lá, chơi với vòng chơi với đất nặn, chơi với giấy, chơi với đồ chơi ngoài trời. bạn nào thích chơi nhóm nào về nhóm đó chơi. Khi chơi phải chơi đoàn kết.
-Trẻ chơi cô quan sát và giúp đỡ trẻ.
-Khi trẻ chơi xong cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi.
3. Kết thúc: 
Cô nhận xét buổi chơi và cho trẻ vào lớp.
-
Trẻ khoanh tay chào cô
-Trẻ chơi trò chơi cùng cô.
-Trẻ quan sát
-Cái thìa chìm, khối gỗ nổi
- Trẻ nghe cô chốt.
-Trẻ thả đồ vật vào nước.
- Trẻ ấn vật nổi xuống.
-Trẻ vớt vật nổi ra.
-Trẻ trả lời và mò vật chìm.
Trẻ nghe hướng dẫn cách chơi.
-Trẻ chơi.
-Trẻ về các nhóm chơi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_nha_tre_de_tai_quan_sat_vat_chim_vat_noi.docx
Giáo Án Liên Quan