Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Khám phá khoa học: Nhận biết, phân biệt phương tiện giao thông đường bộ - Đường thủy

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

KPKH: Nhận biết, phân biệt phương tiện giao thông đường bộ - đường thủy

 I. Mục đích, yêu cầu

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường thủy.

 - Trẻ biết được nơi hoạt động và công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.

 2. Kỹ năng

 - Trẻ biết phân biệt và so sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường thủy.

 - Biết phân loại phương tiện giao thông theo từng nhóm.

 - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ .

 3. Thái độ

 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ phương tiện giao thông, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Khám phá khoa học: Nhận biết, phân biệt phương tiện giao thông đường bộ - Đường thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
KPKH: Nhận biết, phân biệt phương tiện giao thông đường bộ - đường thủy
 I. Mục đích, yêu cầu
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường thủy.
 - Trẻ biết được nơi hoạt động và công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.
 2. Kỹ năng
 - Trẻ biết phân biệt và so sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường thủy.
 - Biết phân loại phương tiện giao thông theo từng nhóm.
 - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ .
 3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ phương tiện giao thông, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
 II. Chuẩn bị
 - Sân khấu chương trình
 - Tranh vẽ nơi hoạt động của nhóm phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.
 - Băng nhạc có bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
 - Đàn, que chỉ, bảng, điểm dích dắc, mũ, lô tô về các phương tiện giao thông
 - Ti vi, slie các loại phương tiện giao thông
 III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Xin chào mừng tất các các bé đã đến với chương trình: “Tôi yêu Việt nam” được tổ chức tại lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi A1 trường mầm nonngày hôm nay.( Vỗ tay)
- Đến với chương trình ngày hôm nay lớp chúng ta một lần nữa được chào đón các cô trong BGH nhà trường cũng cùng về tham dự. Đề nghi chúng ta hãy 
dành một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng ( Vỗ tay)
- Và một thành phần không thể thiếu trong chương trình ngày hôm nay đó chính là sự có mặt đông đủ của các bạn nhỏ đến từ 2 đội. Xin giới thiệu đội:
+ Đèn xanh ( Xin chào các bạn)
+ Đội đèn đỏ (Xin chào các bạn)
Và cô giáo Minh Thuận sẽ là người dẫn chương trình ngày hôm nay.
- Sau đây cô xin giới thiệu với 2 đội: Chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” ngày hôm có chủ đề là: Bé với các loại phương tiện giao thông và chúng ta sẽ cùng nhau trải qua 3 phần: 
+ Phần thứ nhất: Bé khám phá
+ Phần thứ hai: Bé thông minh
+ Phần thứ ba: Bé thể hiện tài năng.
- Mở đầu cho chương trình ngày hôm nay xin mời các cô giáo trong BGH nhà trường thưởng thức bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố: Sáng tác Hoàng Văn Yến do các bạn nhỏ đến từ 2 đội thể hiện.( Bật nhạc)
+ Chúng mình vừa thể hiện hát bài gì nhỉ? ( Em đi qua ngã tư đường phố)
+ Bài hát nói về điều gì? ( À đúng rồi bài hát nói khi chúng ta đi qua ngã tư đường phố thấy đèn tín hiệu báo màu đỏ thì phải dừng lại, đèn báo màu xanh mới được đi). Hôm nay cô thấy các bạn rất là ngoan và chúng mình đã sẵn sàng bước vào phần thứ nhất chưa? ( Rồi ạ)
2. Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Quan sát, đàm thoại ( Phần thứ nhất: Bé khám phá)
- Và ngày bây giờ chúng ta cùng nhau bước vào phần thứ nhất: Bé khám phá.
- Nhận biết phương tiện giao thông đường bộ
+ Trước tiên cô có một câu hỏi cho các bạn: Hàng ngày đi học bố mẹ, ông bà đưa chúng mình đến trường bằng phương tiện gì?( Hỏi vài trẻ)
+ Như vậy mỗi gia đình đưa các con đến trường bằng các loại phương tiện khác nhau đúng không nào: Có gia đình đi bằng xe đạp, xe máy, tắc xi
+ Xe đạp, xe máy, tăc xi là loại phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)
	+ Ngay bây giờ xin mời các bé hướng mắt lên màn hình để khám phá, tìm
hiểu về một số loại phương tiện giao thông đường bộ nhé.
	- Cô đưa ra một số hình ảnh phương tiện giao thông đường bộ cho trẻ quan sát và nhận xét:
	+ Đây là xe gì? ( Xe đạp)
	+ Xe đạp có những đặc điểm gi ?( Cho trẻ kể về đặc điểm của xe đạp)
	+ Xe đạp có những phần nào ? có mấy bánh xe ? bánh xe hình gì ?
	+ Xe đạp chở được mấy người ? ( 2 người)
	+ Xe đạp chạy bằng gì ? ( Sức người)
	+ Xe đạp chạy đường ngắn hay đường dài ? ( Đường ngắn)
	+ Khi ngồi trên xe đạp các con phải như thế nào ?
	=> Đúng rồi đấy các con ạ. Xe đạp có các bộ phận như : Càng lái, yên xe, bánh xe... xe đạp chạy bằng sức người rất là mệt, vì vậy xe chỉ hoạt động trong phạm vi ngắn thôi....
	+ Đây là xe gì? ( Xe máy)
	+ Xe máy có những đặc điểm gi ?( Cho trẻ kể về đặc điểm của xe máy)
	+ Xe máy có những phần nào ? có mấy bánh xe ? bánh xe hình gì ?
	+ Tiếng kêu của xe máy như thế nào ?( bim, bim)
	+ Xe máy chở được mấy người ? ( 2 người lớn + 1 em bé nhỏ như chúng mình)
	+ Xe máy chạy bằng gì ? ( Động cơ)
	+ Xe máy chạy bằng nhiên liệu gì ? ( bằng xăng)
	+ Xe máy chạy đường ngắn hay đường dài ? ( Đường dài)
	+ Khi ngồi trên xe máy các con cần làm gì ?( Ngồi ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm...)
	=> Đúng rồi đấy các con ạ. Xe máy có các bộ phận như : Càng xe, yên xe, bánh xe... xe máy chạy bằng động cơ và nhiên liệu là xăng vì vậy xe chạy được dường dài đấy...
	+ Đây là gì? ( Xe ô tô), xe ô ôt gì ?
	+ Xe ô tô có những đặc điểm gi ?( Cho trẻ kể về đặc điểm của xe ô tô)
	+ Xe ô tô có những phần nào ? có mấy bánh xe ? bánh xe hình gì ?
	+ Xe ô tô chở được mấy người ? ( chở được rất nhiều người và nhiều hàng)
	+ Xe ô tô chạy bằng nhiên liệu gì ? ( Xăng)
	+ Xe ô tô chạy đường ngắn hay đường dài ? ( Đường dài)...
	+ Xe ô tô hoạt động ở đâu ?( trên đường bộ)
	+ Khi ngồi trên xe ô tô các con phải như thế nào ? ( Không thò đầu ra cửa sổ...)
	=> Đúng rồi đấy. Xe ô tô có rất nhiều các bộ phận như : đầu xe, thân xe, bánh xe... xe ô tô chạy bằng động cơ, rất to và rộng nên chở được nhiều người và nhiều hàng.
	- Xe ô tô còn có rất nhiều các loại xe khác nhau như : xe con, tacxi, xe chở vật liệu, xe khách...mỗi một loại xe ô tô đều có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều có tác dụng chở người và chở hàng.
	- Vừa rồi chúng mình vừa khám phá 3 loại phương tiện giao thông đường gì ? ( Đường bộ)
	- Nhóm phương tiện giao thông đường bộ hoạt động ở đâu ? ( Ổ đường bộ, trên cạn)
	- Cô thấy các bạn rất là giỏi, khen tất cả chúng mình( Vỗ tay)
 - Nhận biết phương tiện giao thông đường thủy
 - Mời trẻ đứng lên hát: Em đi chơi thuyền
 - Thuyền đi ở đâu nhỉ các bạn ? ( Đi trên sông, trên biển)
 - Thuyền là loại phương tiện giao thông đường gì ?( Đường thủy)
 - Vậy chúng ta cùng nhau khám phá một số phương tiện giao thông đường thủy nhé.
	+ Cô có hình ảnh gì đây ? ( Tàu thủy)
	+ Các con thấy tàu thủy như thé nào ? ( Tàu thủy rất là to lớn, làm bằng sắt và chạy bằng động cơ)
	+ Tàu thủy chở gì ? ( Chở người và chở hàng)
	+ Tàu thủy hoạt động ở đâu ?( Dưới nước)
	+ Tàu thủy chạy bằng gì ? ( Động cơ)...
	+ Tàu thủy chạy bằng nhiên liệu gì ? ( Xăng dầu)...
	=> Cô chốt lại ý kiến : Tàu thủy là loại phương tiện giao thông đường thủy, có đặc điểm rất to và đồ sộ, có tác dụng chở hàng và chở người chúng họat động ở dưới nước...
	- Cô cho xuất hiện thuyền buồm
	+ Thuyền buồm đi ở đâu ?( Trên sông, trên biển)
	+ Thuyền buồm được làm bằnggì ?( gỗ)
	+ Cánh buồm được làm bằng gì ? ( bằng vải)
	+ Cánh buồm có tác dụng gì ?( Đẩy thuyền đi nhanh hơn)
	- Cô chốt lại ý kiến, tuyên dương, khen ngợi trẻ.
	- Cô cho trẻ xem thêm một số hình ảnh : Ca nô, xuồng máy...
	* Phân biệt phương tiện giao thông đường bộ - đường thủy 
 ( Phần thứ 2 : Bé thông minh)
	 - Vừa rồi chúng ta đã khám phá mấy nhóm phương tiện giao thông ?( 2 nhóm) là những nhóm naò ?
	- Bây giờ bạn nào phát hiện thật nhanh 2 nhóm phương tiện giao thông này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? ( vài trẻ trả lời)
	+ Giống nhau: 2 nhóm phương tiện này đều chở người và chở hàng, đều được gọi là phương tiện giao thông
	+ Khác nhau: Phương tiện giao thông đường bộ hoạt động ở trên cạn, phương tiện giao thông đường thủy hoạt động ở dưới nước
	=> Như vậy 2 nhóm phương tiện trên tuy có khác nhau nhưng đều có một điểm chung là để chở người và chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và chúng có 
chung tên gọi là Phương tiện giao thông.
	* Mở rộng
	 Ngoài 2 nhóm phương tiện giao thông mà chúng mình vừa khám phá xong , các con còn biết nhóm phương tiện giao thông nào khác nữa không? ( trẻ kể)
	- Cô đưa một số hình ảnh về tàu hỏa, máy bay và trò chuyện với trẻ.
	=> Cô giáo dục trẻ: các phương tiện giao thông đều giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người được dễ dàng. Vì vậy chúng mình phải có ý thức và giữ gìn phương tiện giao thông.
	- Bạn nào cho biết để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy phái chú ý điều gì? ( Đội mũ bảo hiểm)
	- Khi ngồi trên ô tô, tàu hỏachúng ta phải làm gì? ( Thắt dây an toàn, không thò đầu, thò tay ra cửa sổ)
	- Khi ngồi trên tàu thủy, ca nô, xuồng máychúng ta phải làm gì?( Không thò tay uống nước)
	* Củng cố ( Phần thứ 3: Bé thể hiện tài năng)
	- Trò chơi: Tìm đúng bến đỗ
	+ Cách chơi: Có 2 bảng, mỗi bảng có hình ảnh nhóm phương tiện giao thông khác nhau và trên bàn cô có rất nhiều tranh lô tô các loại phương tiện giao thông. Cô ra hiệu lệnh bằng một bản nhạc, khi bản nhạc của cô bắt đầu thì bạn đầu hàng chạy qua 4 điểm dích dắc lên tìm và nhặt 1 lô tô sao cho phù hợp và chính xác với nhóm phương tiện trên bảng của đội mình, rồi gắn vào bảng của đội mình. Sau đó trẻ chạy về cuối hàng và bạn tiếp theo lên. Kết thúc bản nhạc là kết thúc trò chơi, sau đó kiểm tra, đếm kết quả, đội nào gắn đúng và gắn được nhiều là đội thắng cuộc.
	+ Luật chơi: Khi chạy không được làm đổ điểm dích dắc
	- Tổ chức cho trẻ chơi
	- Nhận xét, tuyên dương trẻ
	3. Hoạt động 3: Kết thúc
	Chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” với chủ đề Bé với phương tiện giao thông đến đây đã tạm khép lại, cả 2 đội đều xứng đáng nhận được món quà của ban tổ chức. Xin chúc mừng và chào tạm biệt.
	- Cho trẻ hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố.

File đính kèm:

  • doclop 4 tuoi_12257656.doc
Giáo Án Liên Quan