Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Trò chơi: Tai ai tinh - Chủ đề: Gia đình
I. Mục đích
1. Kiến thức;
- Trẻ biết tên bài hát, tác giả bài hát ,biết vận động theo nhạc tự nhiên.
- Trẻ biết cách vận động múa minh họa bài hát “múa cho mẹ xem”
- Trẻ biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi, luật chơi
2. Kỹ năng:
- Trẻ múa đúng các động tác theo lời bài hát “múa cho mẹ xem”
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên tác giả, hát đúng lời và vận động đúng theo động tác của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe giai điệu bài nhạc dân ca không lời
- Thông qua trò chơi phát triển tư duy và phản xạ nhanh cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với âm nhạc.
- Yêu quý mọi người trong gia đình
- Trẻ ngoan, có ý thức trong giờ học và chơi trò chơi
GIÁO ÁN PTTM: Âm nhạc: VĐTN :Múa cho mẹ xem Nghe nhạc: Dân ca không lời Trò chơi :Tai ai tinh Chủ đề: Gia đình Đối tượng: 4-5 tuổi Số trẻ: 20 trẻ Ngày dạy: 7/11/2017 Người dạy: Nguyễn Thị Hồng Nhung Thời gian : 25-30 phút . I. Mục đích 1. Kiến thức; - Trẻ biết tên bài hát, tác giả bài hát ,biết vận động theo nhạc tự nhiên.. - Trẻ biết cách vận động múa minh họa bài hát “múa cho mẹ xem” - Trẻ biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi, luật chơi 2. Kỹ năng: - Trẻ múa đúng các động tác theo lời bài hát “múa cho mẹ xem” - Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên tác giả, hát đúng lời và vận động đúng theo động tác của cô - Trẻ chú ý lắng nghe giai điệu bài nhạc dân ca không lời - Thông qua trò chơi phát triển tư duy và phản xạ nhanh cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú với âm nhạc. - Yêu quý mọi người trong gia đình - Trẻ ngoan, có ý thức trong giờ học và chơi trò chơi II. Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: - Nhạc bài Múa cho mẹ xem, nhạc dân ca không lời (cò lả) - Trống, phách, sắc xô, sáo, đàn *Đồ dùng của trẻ: - Nơ đeo tay, nơ con bướm, vòng hoa đội đầu III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Hôm nay có các cô trong ban giám hiệu tới thăm lớp chúng mình đấy. Các con hãy nổ 1 chàng pháo tay chào mừng các cô nhé! - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: yêu mẹ - Trong bài thơ có nhắc đến ai?(mẹ) - Mẹ phải làm gì vậy các con?(đi làm, dậy sớm, thổi cơm, mua thịt cá) - Các con thấy mẹ có vất vả không?(có ạ) - Vậy các con phải làm gì để cho mẹ vui lòng?(ngoan ngoãn nghe lời mẹ) 2. Nội dung Hoạt động 1: VĐTN: Múa cho mẹ xem(múa minh họa) - Hôm nay cô có 1 bài hát rất hay muốn tặng cho cả lớp vậy các con hãy lắng nghe xem đó là giai điệu bài hát gì nhé.(vâng ạ) - Đây là giai điệu bài hát nào?(Múa cho mẹ xem) - Do ai sáng tác?(nhạc sĩ Xuân Giao) - Cô và các con hãy cùng hát bài hát này nhé. * Cô vận động lần 1: Cô hát kết hợp vận động múa minh họa bài hát (không nhạc) * Cô vận động lần 2: Cô hát kết hợp múa minh họa với nhạc - Cô giảng giải nội dung bài hát “bài hát nói về bạn nhỏ với đôi bàn tay múa cho mẹ xem, khi đưa tay lên là bướm xinh bay múa, khi đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng) * Trẻ vận động - Cô mời cả lớp vận động cùng cô (2-3 lần) ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cô mời nhóm các bạn gái lên múa minh họa cùng cô nhé (cô mời 4-5 trẻ lên) - Tiếp theo cô mời nhóm các bạn trai nhé (cô mời 4-5 trẻ) - Bây giờ cô chia cả lớp thành 3 tổ bướm vàng, bướm hồng và bướm xanh nhé. Sau đó cô cho các tổ lên múa minh họa. - Cô mời cá nhân lên biểu diễn (2-3 bạn) (các trẻ còn lại khuyến khích trẻ vỗ tay, nhún theo giai điệu bài hát) - Cô khuyến khích động viên trẻ - Bạn nào giỏi cho cô biết các con vừa vận động theo nhạc bài hát gì?(Múa cho mẹ xem) - Do ai sáng tác?(Nhạc sĩ Xuân Giao) - Giáo dục trẻ: Biết yêu thương mẹ và giúp đỡ mẹ, ngoan ngoãn, học giỏi cho mẹ vui lòng Hoạt động 2: Nghe nhạc dân ca không lời(Cò lả) - Hôm nay các con học rất ngoan, học rất giỏi cô sẽ tặng cho các con 1 món quà các con hãy xem đó là gì nhé. - Cô đàn cho trẻ nghe nhạc dân ca không lời. - Cô cho trẻ nghe 2-3 lần và khuyến khích trẻ vận động theo nhạc. Hoạt động 3 : TC: Tai ai tinh - Các con vừa được nghe nhạc dân ca không lời. Cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi - Trò chơi của cô có tên là “Tai ai tinh” - Cô giải thích cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Các bạn hãy lắng nghe và đoán xem cô gõ nhạc cụ gì sau đó đoán tên nhạc cụ đó. + Luật chơi: Không được nhìn nhạc cụ khi cô sử dụng, chỉ được nghe bằng tai. Ai nhìn sẽ phạm luật và không được đoán tên nhạc cụ đó - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần (tùy theo hứng thú của trẻ) - Cô mở rộng thêm 1 số nhạc cụ nữa để luyện tai nghe cho trẻ. 3. Kết thúc: - Các con hãy cùng cô đi thành vòng tròn làm các chú chim bay lượn nhé. -Trẻ vỗ tay -Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động -Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện
File đính kèm:
- phat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12261442.docx