Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần 27 - Chủ đề nhánh 4: Một số con vật sống trong rừng
“Chủ đề nhánh 4: Một số con vật sống trong rừng”
Thứ hai ngày 13 tháng 03 năm 2017
1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh
2- Hoạt động ngoài trời :
- Quan sát tranh con khỉ.
- Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa.
- Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3 Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- BTPC: TẬP VỚI DÂY NƠ
- VĐCB: TRƯỜN DƯỚI GẬY
- TCVĐ : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG
I. YÊU CẦU :
- *Kiến thức:
- Trẻ tập theo cô các động tác của bài: Tập với dây nơ.
-Trẻ biết trườn thấp, không chạm gậy.
- Trẻ hứng thú với trò chơi: Gấu dạo chơi trong rừng.
*Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng trườn thấp cho trẻ.
-Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh với tín hiệu.
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Vạch chuẩn. Dây nơ đủ trẻ hoạt động.
- Gậy, vạch chuẩn.
- Một số quả để gấu nhặt.
* Nội dung tích hợp:
- Môi trường xung quanh: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng
- Văn học: Thơ “Con voi”
Nhóm 3/2 TUẦN 27:(13/03-17/03/2017) “Chủ đề nhánh 4: Một số con vật sống trong rừng” Thứ hai ngày 13 tháng 03 năm 2017 1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh 2- Hoạt động ngoài trời : - Quan sát tranh con khỉ. - Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa. - Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3 Hoạt động chung : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG - BTPC: TẬP VỚI DÂY NƠ - VĐCB: TRƯỜN DƯỚI GẬY - TCVĐ : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG I. YÊU CẦU : - *Kiến thức: - Trẻ tập theo cô các động tác của bài: Tập với dây nơ. -Trẻ biết trườn thấp, không chạm gậy. - Trẻ hứng thú với trò chơi: Gấu dạo chơi trong rừng. *Kỹ năng: - Rèn kĩ năng trườn thấp cho trẻ. -Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh với tín hiệu. *Thái độ: -Trẻ hứng thú hoạt động. II. CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : -Vạch chuẩn. Dây nơ đủ trẻ hoạt động. - Gậy, vạch chuẩn. - Một số quả để gấu nhặt. * Nội dung tích hợp: - Môi trường xung quanh: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng - Văn học: Thơ “Con voi” III. TIẾN HÀNH - Ổn định : Đọc thơ bài “Con voi” -Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi bình thường -chạy -nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần – Lấy nơ- đứng thành vòng tròn. Hoạt động 2: Trọng động : A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI DÂY NƠ -Động tác 1: Hô hấp :Thổi nơ *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ thả xuôi . 1- Giơ nơ lên cao trước mặt, hít thật sâu và thổi nơ thật mạnh cho nơ bay bay. 2-Về tư thế chuẩn bị. “Tập 2 lần” - Động tác 2:Lưng bụng *Tư thế chuẩn bị:như động tác 1 1- Cúi xuống gần chạm nơ xuống đất . 2-Về tư thế chuẩn bị . “Tập 4 lần” -Động tác 3: Chân *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ để trên vai, khuỷu tay sang ngang. 1 –Ngồi xổm vẫy vẫy nơ trước mặt. 2- Về tư thế chuẩn bị .“Tập 2 lần” B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : TRƯỜN DƯỚI GẬY “Khoảng cách từ vạch chuẩn tới gậy khoảng 3m.” - (Cô tổ chức cho trẻ trườn qua gậy lên tới đích chọn quả màu đỏ tặng bác Gấu.). . -Cô giới thiệu tên bài, cô vận động mẫu: +Lần 1 vận động mẫu không phân tích động tác. +Lần 2: Cô trườn mẫu , phân tích động tác -Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế nằm áp sát người xuống sàn nhà ngay sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh cô co chân phải, tay trái đưa thẳng về phía trước. Chân phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước. Đồng thời co chân trái lấy đà, tay phải thẳng, tay trái gập trước ngực. Trẻ trườn sát không nhô cao, chân nọ tay kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tới gậy trườn qua hai gậy, không chạm gậy, trườn qua hẳn rồi đứng lên, chọn quả màu đỏ tặng bác gấu, xong đi sau lưng trẻ về chỗ của mình. -Tổ chức trườn thi cho các trẻ : Mời từng nối đuôi nhau lần lượt lên trườn, với hình thức thi đua xem ai trườn đúng, nhanh, chọn đúng quả màu đỏ tặng bác gấu. - Trẻ nào trườn chưa đạt cô cho trẻ trườn lại “Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ trườn cho đúng và nói “Trườn dưới gậy”. -Hỏi trẻ tên bài vận động?. c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG - Cô hướng dẫn cách chơi: Cô đứng một phía của sân chơi. Một cô ra đóng vai giả làm “gấu”, bắt chước gấu đi khệnh khạng. Một cô khác đọc thơ, (trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo) “ Có một chú gấu Dạo chơi trong rừng Nhặt hoa kiếm quả Rất lâu, rất lâu Mỏi chân ngồi nghỉ” Trong khi cô và trẻ đọc thơ :Gấu vừa đi vừa giả vờ nhặt hoa, nhặt quả. Sau đó ngồi xuống: “Gió thổi hiu hiu Gấu ta ngủ gật” Và giả vờ ngủ gật. “Các bạn đến bên Đánh thức gấu dậy” Cô cùng trẻ rón rén đi đến bên “Gấu”. “Gấu ơi dậy thôi Đuổi mau cho kịp” Đến câu cuối, “Gấu” dậy gầm gừ( Tín hiệu để trẻ chạy). Cô cùng các cháu chạy, “Gấu” đuổi theo. - Cô cùng trẻ chơi 2 lần . Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút . * Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút. 4. HOẠT ĐỘNG GÓC I. YÊU CẦU : -Trẻ tập đóng vai bác sỹ thú y và chữa bệnh cho các con thú. - Cô hướng dẫn cho trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú. -Hướng dẫn trẻ cách giở sách không bị rách. Trẻ nhận biết một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết. -Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi tô màu, cách cầm viết: Ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt. Hướng dẫn trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để nhẹ nhàng bên mép vở để giữ vở không sê dịch. Dạy trẻ tập tô. II. CHUẨN BỊ : - Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ. - Các khối gỗ đủ trẻ hoạt động. - Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng. - Bàn ghế đủ trẻ ngồi, vở có vẽ sẵn mẫu con voi... viết chì sáp đủ cho các trẻ tô. III. TIẾN HÀNH - Góc phân vai: Bác sỹ thú y. - Góc xây dựng :xếp chuồng thú. - Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng. - Góc nghệ thuật: Tô màu con voi. Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay chuyển hoạt động. 5.VỆ SINH – ĂN TRƯA 6. NGỦ TRƯA 7. VỆ SINH – QUÀ XẾ 8. SINH HOẠT CHIỀU : -Ôn bài cũ: Hát bài chú mèo. -Làm quen bài mới: Kể cho trẻ nghe câu truyện “Thỏ ngoan” -Yêu cầu: Trẻ đã được vệ sinh thay quần, áo sạch sẽ. -Chuẩn bị: Tranh minh họa câu truyện Thỏ ngoan. -Tiến hành: +Cô giới thiệu tên câu truyện. +Kể truyện cho trẻ nghe vài lần. +Đặt câu hỏi: “Ai đang đi giữa rừng?” “Ai không mở cửa cho bác Gấu vào nhà?” “Ai đã mở cửa cho bác Gấu vào nhà trú mưa?” “Ai ngoan?” +Giáo dục trẻ ngoan, giúp đỡ bạn *Nêu gương cuối ngày, trả trẻ. 9. TRẢ TRẺ . Thứ ba ngày 14 tháng 03 năm 2017 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát tranh con hổ. - Trò chơi vận động :Nu na nu nống . -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3-Hoạt động chung : Truyện Thỏ ngoan I.YÊU CẦU : - Trẻ biết tên câu truyện và tên nhân vật, hành động của các nhân vật trong câu truyện. -Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. *Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ. *Thái độ: -Trẻ đi lên khi cô gọi tên trẻ và trả lời câu hỏi của cô. II CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Tranh truyện kể và bài giảng điện tử minh họa truyện Thỏ ngoan. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về “Một số con vật sống trong rừng” - Văn học: Thơ “Con voi” III TIẾN HÀNH * Ổn định : Thơ “Con voi” * Trò chuyện với trẻ về : Một số con vật sống trong rừng” - Hoạt động 1: Cô kể chuyện - Cô kể lần 1 diễn cảm đúng nội dung câu chuyện. .khi kể nhấn mạnh tên các nhân vật “Bác gấu, Cáo, Thỏ trắng” -Kể lần 2+3: minh họa các nhân vật cô kể trên màn hình rộng. - Hoạt động 2 : đàm thoại . -“Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?”, “ Ai đang đi giữa rừng?” “ Gặp trời mưa sẽ bị làm sao?” “ Ai không mở cửa cho bác Gấu vào nhà ?” “ Ai mở cửa cho bác Gấu vào nhà?” “Cáo và Thỏ trắng ai ngoan ?” - Hoạt động 3 : Trẻ tập kể chuyện - Cô dẫn truyện ,tập cho trẻ kể : nhấn mạnh tên các nhân vật: Nhấn mạnh tên các nhân vật: Bác Gấu, Cáo, Thỏ trắng. - Cô kể lần 4 không dùng tranh minh họa . -Hỏi trẻ tên câu chuyện? Giáo dục trẻ nếu thấy bạn gặp khó khăn mình giúp đỡ bạn * Kết thúc : Trẻ giải lao đi vệ sinh, uống nước nghỉ giữa hai hoạt động khoảng 15 phút. 4 Hoạt động góc I. YÊU CẦU : -Trẻ biết nhập vai chơi, chữa bệnh cho các con thú. Cô hướng dẫn trẻ khám bệnh, nói chuyện nhẹ nhàng với mọi người. - Trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát.Tập xếp thêm đường đi. -Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ nhận biết một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết. Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng. -Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi tô màu, cách cầm viết: Ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt.Hướng dẫn trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để bên mép vở để giữ vở không xê dịch. Tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài. Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa taychuyển hoạt động. 5-Vệ sinh- Ăn trưa 6- Ngủ trưa . 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều: -Ôn bài cũ: Hát bài Cá vàng bơi. -Làm quen bài mới : Giáo dục trẻ phòng chống cháy nổ. +Yêu cầu: Trẻ đã được vệ sinh thay quần, áo sạch sẽ. +Tiến hành: Cô giáo dục trẻ không lại gần bếp lửa, không dùng cây, que hay bất cứ vật gì ném vào bếp lửa. Không lại gần và thò tay hay chọc vật gì vào ổ điện, quạt điện, các loại máy móc trong nhàKhi thấy có cháy phải tránh ra xa, gọi người lớn gần mình nhất giúp đỡ *Nêu gương cuối ngày: +Giáo dục trẻ về nhà chào ông, bà cha mẹ 9 - Trả trẻ . ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 15 tháng 03 năm 2017 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh . Hoạt động ngoài trời : -Quan sát tranh con gấu. - Trò chơi vận động : Bong bóng xà phòng . -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . Hoạt động chung : HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT CON VOI, CON GẤU I. YÊU CẦU : *Kiến thức: -Trẻ nhận biết, chỉ và nói đúng tên một số con vật sống trong rừng, một vài đặc điểm đặc trưng của con vật . - *Kỹ năng: -Luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng. -Trẻ nhận biết và phân biệt được một vài đặc điểm đặc trưng của con vật: Voi to lớn, có 4 chân như cột đình, có vòi dài đung đưa..Gấu to, béo dáng đi nặng nề, thích ăn mật ong * Thái độ: - Trẻ vui vẻ trả lời câu hỏi của cô. -Trẻ hứng thú với trò chơi “ Bắt chước dáng đi của con gấu.” II.CHUẨN BỊ : *Đồ dùng dạy học : -Giáo án điện tử. - Tranh lô tô một số con vật sống trong rừng: Voi. Khỉ. gấu. * Nội dung tích hợp : -Văn học: thơ “Con voi” III. TIẾN HÀNH *Ổn định: Chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng.” *Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết “Con voi, con gấu” -Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là con gì, sống ở đâu nhé? -Cô lần lượt đưa từng tranh ra cho cả lớp quan sát. Trẻ tự nói tên những con vật trẻ biết. Hoạt động 1: Trẻ nhận biết tập nói. -Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói.VD trẻ nhận biết con voi: Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng một số câu hỏi khái quát về con vật: “ Đây là con gì?” “sống ở đâu?” “ Thân hình voi làm sao?” “Tai voi có đặc điểm gì?” “ Con đã nhìn thấy con voi chưa?” “Thấy ở đâu?” + Phần chi tiết: Yêu cầu trẻ chỉ và nói được “ đầu voi, mắt voi, voi có hai mắt, tai voi, vòi voi, mình voi, đuôi voi..”. Yêu cầu trẻ nói voi ăn gì? ( Voi ăn chuối, mía, ăn cỏ) “Sống ở đâu?” (Trẻ nhận biết tranh này xong cô cất đi đưa tranh khác cho trẻ khác nhận biết, tập nói) Lần lượt trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu đủ ý.” *So sánh hai con vật: Voi và gấu. +Giống nhau(Đầu, mình, chân, đuôi. Sống trong rừng) +Khác nhau.(Voi có vòi, voi to lớn, chân voi to, tai voi toGấu không có vòi, lông gấu phủ kín mình dày và dài, gấu nhỏ hơn voi) *Mở rộng kiến thức: Cho trẻ quan sát thêm một số con vật sống trong rừng khác nữa *Giáo dục trẻ: “Các con vật như :Voi, gấu, hổ, khỉRất nguy hiểm đối với người. Khi đi chơi ở công viên hay sở thú, nếu nhìn thấy những con vật đó phải đứng xa nhìn, không lại gần hàng rào nơi có con vật. Vì lại gần chúng có thể tát, cắn hoặc càogây thương tích, không an toàn cho người.” *Trò chơi “Tìm nhanh theo yêu cầu” -Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt: Tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô, giơ lên, nói tên con vật trong tranh, để xuống theo theo hiệu lệnh. “Cho trẻ tìm tranh vài lượt”. * Đọc thơ: Con voi chuyển hoạt động. Hoạt động3: Bắt chước dáng đi của con gấu. -Cô cho trẻ bắt chước dáng đi khệnh khạng của con gấu và đọc “Chú gấu nâu, đi lấy mật, trong rừng sâu, gấu bị ngã, gấu đau chân, thương gấu quá, thương gấu quá!” Lúc gấu bị ngã, tất cả trẻ ngồi xuống sàn nhà, giả bộ xoa chân. *Trẻ chơi 2 lần. Kết thúc : trẻ đi vệ sinh , rửa tay chân , uống nước “ khoảng 15 phút” 4. Hoạt động góc: YÊU CẦU: -Trẻ thực hiện tốt vai bác sỹ thú y chữa bệnh cho các con thú. trẻ khám bệnh. Giao tiếp nhẹ nhàng với mọi người.Trả lời một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động. - Trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi. -Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ biết tên một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết. Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng, nói tên con vật đó. -Trẻ đã biết ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt.Trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để bên mép vở để giữ vở không sê dịch. Trẻ tập tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài. Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa taychuyển hoạt động Vệ sinh – Ăn trưa. Ngủ trưa. Vệ sinh - Quà xế. Sinh hoạt chiều: -Ôn bài cũ: Hát bài Cá vàng bơi. -Làm quen bài mới Đọc thơ Con voi. *Nêu gương cuối ngày: +Giáo dục trẻ về nhà chào ông, bà cha mẹ 9 Trả trẻ. Thứ năm ngày 16 tháng 03 năm 2017 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh Hoạt động ngoài trời : -Quan sát tranh con voi. .-Trò chơi vận độngTrời nắng, trời mưa. -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3- Hoạt động chung GIÁO DỤC ÂM NHẠC : DẠY HÁT: VOI LÀM XIẾC I- YÊU CẦU : *Kiến thức: Trẻ nghe nhạc đoán và nói đúng tên và hát cùng cô bài hát: Voi làm xiếc. -Trẻ vận động theo nhạc cùng cô bài “Voi làm xiếc.” *Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. -Rèn khả năng nhận biết nhịp điệu bài hát, khi cô dạy trẻ hát trẻ làm động tác đánh nhịp tay theo lời bài hát. *Thái độ: -Trẻ chú ý nghe lời bài hát, và vận động nhịp nhàng theo nhạc. II- CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Đàn , trống lắc cho cô và trẻ . -Nhạc bài hát : Voi làm xiếc. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng -Văn học: Thơ “ Con voi” III-TIẾN HÀNH * Ổn định : Cho trẻ đọc thơ bài “Con voi”. * Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng Hoạt động 1: DẠY HÁT “ VOI LÀM XIẾC” - Cô đàn trẻ đoán tên bài hát. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe :1-2 lần . - Mời cả lớp hát: 1-2. - Mời từng nhóm nhỏ lên hát. -Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai” - Mời lớp hát lại lần nữa. HOẠT ĐỘNG 2: VẬN ĐỘNG THEO NHẠC “VOI LÀM XIẾC” -Cô vận động mẫu 1 lần. -Lớp vận động cùng cô 2 lần. *Giáo dục trẻ “voi là động vật sống trong rừng, nhưng khi thuần hóa, nuôi dưỡng voi, voi biết làm xiếc, voi kéo gỗ làm nhà giúp cho người. Nhưng vì là thú rừng nên khi thấy voi không được lại gần, voi có thể quật chết người * Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”. 4- Hoạt động góc: Yêu cầu : -Trẻ nhập vai bác sĩ thú y,khám bệnh,chữa bệnh cho các con thú. Khi cô hỏi, trẻ biết trả lời được một số câu hỏi của cô rõ ràng hơn. - Trẻ xếp nhiều chuồng cho các con thú ở. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi. Trả lời được một số câu hỏi của cô. - Trẻ biết tên một số con vật sống trong rừng, biết chúng thích ăn gì? Chúng có đặc điểm gì riêng biệt( Hình dạng, tiếng rống, gầm, kêu...) Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng, nói tên con vật đó. -Trẻ đã biết ngồi ngay ngắn, tay trái giữ vở không sê dịch. Trẻ tập tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa taychuyển hoạt động Vệ sinh – Ăn trưa. 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 6- Ngủ trưa . 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều -Ôn bài cũ: Hát bài Cá vàng bơi. -Làm quen bài mới Đọc thơ Con voi. *Nêu gương cuối ngày. 9 - Trả trẻ . ____________________________________________________ Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017 1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát tranh con hươu . - Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa. -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3- Hoạt động chung : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG - BTPC: TẬP VỚI DÂY NƠ - VĐCB: TRƯƠNG DƯỚI GẬY - TCVĐ : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG I. YÊU CẦU : *Kiến thức: - Trẻ tập tốt các động tác của bài: Tập với dây nơ. - Trẻ trườn thấp dưới gậy. Không chạm gậy. Đi lên chọn bánh màu đỏ về tặng bác Gấu. - Trẻ hứng thú với trò chơi: Gấu dạo chơi trong rừng. *Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trườn sát mặt đất, phối hợp chân, tay nhịp nhàng. - Rèn kỹ năng phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Gấu dạo chơi trong rừng”. *Thái độ: -Trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Gấu dạo chơi trong rừng”. - II. CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : Gậy thể dục, vạch chuẩn. Dây nơ đủ cho cô và trẻ. Một số bánh màu đỏ, xanh. Gấu bông. - Một số quả để gấu nhặt. * Nội dung tích hợp: - Môi trường xung quanh: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng - Văn học: Thơ “Con voi” III. TIẾN HÀNH: - Ổn định : Đọc thơ bài “Con voi” -Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi bình thường -chạy -nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần – Lấy nơ đứng thành vòng tròn. Hoạt động 2: Trọng động : A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI DÂY NƠ -Động tác 1: Hô hấp :Thổi nơ *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ thả xuôi . 1- Giơ nơ lên cao trước mặt, hít thật sâu và thổi nơ thật mạnh cho nơ bay bay. 2-Về tư thế chuẩn bị. “Tập 2 lần” - Động tác 2:Lưng bụng *Tư thế chuẩn bị:như động tác 1 1- Cúi xuống gần chạm nơ xuống đất . 2-Về tư thế chuẩn bị . “Tập 4 lần” -Động tác 3: Chân *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ để trên vai, khuỷu tay sang ngang. 1 –Ngồi xổm vẫy vẫy nơ trước mặt. 2- Về tư thế chuẩn bị . “Tập 2 lần” B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : TRƯỜN DƯỚI GẬY -Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài. +Lần 1: Mời trẻ vận động giỏi lên vận động cho cả lớp quan sát. “Khoảng cách từ vạch chuẩn tới gậy khoảng 3m.” - (Cô tổ chức cho trẻ trườn qua hai gậy lên tới đích chọn quả màu đỏ tặng bác Gấu.). . -Cô giới thiệu tên bài, cô vận động mẫu: +Lần 2: Cô trườn mẫu , phân tích động tác -Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế nằm áp sát người xuống sàn nhà ngay sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh cô co chân phải, tay trái đưa thẳng về phía trước. Chân phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước. Đồng thời co chân trái lấy đà, tay phải thẳng, tay trái gập trước ngực. Trẻ trườn sát không nhô cao, chân nọ tay kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tới gậy trườn qua hai gậy, không chạm gậy, trườn qua hẳn rồi đứng lên, chọn quả màu đỏ tặng bác gấu, xong đi sau lưng trẻ về chỗ của mình. -Tổ chức trườn thi cho các trẻ : Mời từng nối đuôi nhau lần lượt lên trườn, với hình thức thi đua xem ai trườn đúng, nhanh, chọn đúng quả màu đỏ tặng bác gấu. - Trẻ nào trườn chưa đạt cô cho trẻ trườn lại “Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ trườn cho đúng và nói “Trườn dưới gậy”. -Hỏi trẻ tên bài vận động?. c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG - Cô hướng dẫn cách chơi: Cô đứng một phía của sân chơi. Một cô ra đóng vai giả làm “gấu”, bắt chước gấu đi khệnh khạng. Một cô khác đọc thơ, (trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo) “ Có một chú gấu Dạo chơi trong rừng Nhặt hoa kiếm quả Rất lâu, rất lâu Mỏi chân ngồi nghỉ” Trong khi cô và trẻ đọc thơ :Gấu vừa đi vừa giả vờ nhặt hoa, nhặt quả. Sau đó ngồi xuống: “Gió thổi hiu hiu Gấu ta ngủ gật” Và giả vờ ngủ gật. “Các bạn đến bên Đánh thức gấu dậy” Cô cùng trẻ rón rén đi đến bên “Gấu”. “Gấu ơi dậy thôi Đuổi mau cho kịp” Đến câu cuối, “Gấu” dậy gầm gừ( Tín hiệu để trẻ chạy). Cô cùng các cháu chạy, “Gấu” đuổi theo. - Cô cùng trẻ chơi 2 lần . Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút . * Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút. 4. Hoạt động góc : Yêu cầu : -Trẻ đã biết thực hiện các yêu cầu: khám bệnh,chữa bệnh cho các con thú. Biết kê đơn, đưa thuốc. Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động rõ ràng hơn. - Trẻ xếp hàng rào quanh chuồng các con thú. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi. Trả lời được một số câu hỏi của cô rõ ràng, lưu loát hơn. - Trẻ biết tên một số con vật
File đính kèm:
- T4 CCVĐÁNG YÊU.doc