Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần thứ 12 - Chủ đề: Thế giới động vật - Nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư. Tìm đúng chữ u, ư trong từ.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái ơ, ư. Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các chữ cái. Luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức trong học tập.

4. Kết quả mong đợi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư. Tìm đúng chữ u, ư trong từ.

II. Chuẩn bị:

 - Bộ thẻ chữ cái u, ư, e, ê. 1 lọ hoa.

 - cây hoa, ngôi nhà mang thẻ chữ cái e, ê, u, ư.

 

doc132 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần thứ 12 - Chủ đề: Thế giới động vật - Nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 12 
Chủ đề: Thế giới động vật - Nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình
(Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015)
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2015
TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Cô trò chuyện với trẻ về những con vật nuôi trong gia đình trẻ
 - Giáo dục trẻ chăm sóc, yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQCC: Làm quen với chữ cái u, ư (ôn)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư. Tìm đúng chữ u, ư trong từ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái ơ, ư. Rèn kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các chữ cái. Luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức trong học tập.
4. Kết quả mong đợi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư. Tìm đúng chữ u, ư trong từ.
II. Chuẩn bị: 
 - Bộ thẻ chữ cái u, ư, e, ê. 1 lọ hoa.
 - cây hoa, ngôi nhà mang thẻ chữ cái e, ê, u, ư.
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện
- Loa loa loa xin thông báo Trường mầm non Xã Phúc Khoa sắp chuẩn bị tổ chức hội thi bé thông ming nhanh trí cấp trường. Lớp Mẫu giáo lớn A1 Trung Tâm có muốn tham dự không?
- Vậy hãy lên đường tham gia hội thi nào!
2. Ôn làm quen chữ cái u, ư
* Trò chơi hái hoa
+ Cách chơi: Cô có 1 cây hoa mang nhiều bông hoa khác nhau, mỗi bông hoa lại mang 1 chữ cái khác nhau. Các con hãy hái cho mình 1 bông hoa và xem bông hoa đó mang chữ cái gì, Phát âm to chữ cái bông hoa đó mang nhé.
+ Luật chơi: Nếu phát âm sai thì phải phất âm lại cho đúng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 5 lần( cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ)
* Trò chơi: “Tìm chữ theo hiệu lệnh”
- Cánh chơi: Xếp thẻ chữ cái ra trước mặt, cô phát âm chữ cái nào hoặc nói đặc điểm chữ cái nào thì hãy giơ nhanh thẻ chữ đó lên và đọc phát âm chữ cái đó.
- Trẻ thực hiện:
Cô theo dõi sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi “Tìm nhà”
+ Luật chơi: Ai tìm sai nhà phải tìm lại và nhảy lò cò về đúng nhà của mình
+ Cách chơi: Mỗi cháu cầm trên tay 1 thẻ chữ cái vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì chạy nhanh về ngôi nhà mang thẻ chữ cái giống chữ cái cầm trên tay của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần cô bao quát, động viên khích lệ trẻ.
* Trò chơi“Truyền tin”
- Luật chơi: Tổ nào chuyền nhanh, chuyền đúng tổ đó thắng cuộc.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội chơi, số lượng bằng nhau, bạn đầu hàng sẽ lên nhận tin từ cô và về chỗ khi có hiệu lệnh của cô thì chuyền nhỏ tin của cô vào tai bạn đứng sau cứ như vậy chuyền cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng chạy nhanh lên nói to tin vừa nhận được cho cô và cả lớp cùng biết
- Trẻ chơi (Chơi 2-3 lần) Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ
3. Kết thúc 
- Hát màu hoa chuyển hoạt động
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô nói
- Trẻ chơi trò chơi
- Nghe cô nói
- Trẻ chơi trò chơi
- Nghe cô nói
- Chơi trò chơi
- Nghe cô nói
- Chơi trò chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Nhà bóng
 Vận động: Mèo đuổi chuột
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết gọi tên gọi, đặc điểm, lợi ích của nhà bóng, biết chơi tốt trò chơi vận động
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ chơi ngoài trời trong trường
4. Kết quả mong đợi: Trẻ đúng tên gọi, biếtđặc điểm, lợi ích của nhà bóng, biết chơi tốt trò chơi vận động.
II. Chuẩn bị
- Nhà bóng, tâm lý trẻ thoải mái
- Lá cây, phấn, hột hạt, ....
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát Nhà bóng
 - Cô cho trẻ hát bài “ đi chơi”
 Kết hợp đi ra quan sát nhà bóng
* Quan sát “nhà bóng”
 - Cô con mình đang quan sát gì đây? Cho trẻ phát âm nhiều lần
 - Nhà bóng có đặc điểm gì?
 - Để vào được nhà bóng các con phải đi qua đâu?
 - Bên trong các con thấy có gì?
 - Các quả bóng màu sắc ra sao vậy? 
* Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong sân trường.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Bánh xe quay”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi gieo hạt
 - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: 
 - Cô cho trẻ chơi 5-6 lần cô bao quát, động viên trẻ
 - Cô bao quát trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo ý thích của mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ gọi tên
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi tự do
SINH HOẠT CHIỀU
1. Trò chơi mới "Mèo và chim sẻ" soạn quyển kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
3. Vệ sinh, nêu gương cuối ngày, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe:.
.
2. Trạng thái, cảm xúc, hành vi:..
..
3. Kiến thức, kĩ năng
Hoạt động học:............................................................................................................
..
Hoạt động ngoài trời:..
..
Hoạt động góc:
..
Sinh hoạt chiều:...
..
4. Điều chỉnh bổ xung:..
Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2015
TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống trong gia đình, thức ăn, tiếng kêu...Giáo dục trẻ luôn yêu quý bảo vệ các con vật.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Âm nhạc: DH - Gà trống, mèo con và cún con
 	 NH- Đàn gà trong sân
 TC- Ai nhanh nhất
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ nghe, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. Thuộc lời bài hát. Biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ca hát. Phát triển thính giác, vận động cho trẻ. Hát thuộc lời, đúng giai điệu của bài hát. Chơi trò chơi đúng theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu thương , chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
4. Kết quả mong đợi: Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. Biết chơi trò chơi âm nhạc.
II. Chuẩn bị
- Băng đĩa, mũ múa, hoa tay, xắc sô, micrô, một số dụng cụ âm nhạc...
- Tâm lý trẻ thoải mái.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
Cô thân ái chào tất cả các bé đến với “Hội thi tiếng hát họa mi”. Đến với hội thi ngày hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu: Với sự hiện diện của ... xin một tràng pháo tay để chào đón các bé đến từ lớp mẫu giáo lớn A1 Trung Tâm trường Mầm non xã Phúc Khoa xin một tràng pháo tay để cổ vũ cho các bé.
Hội thi ngày hôm nay gồm 3 phần:
Phần 1 mang tên: “Tài năng của bé”
Phần 2 mang tên: “Thử tài của bé”
Phần 3 mang tên: “Bé hưởng thụ âm nhạc”
Sau đây hội thi xin phép được bắt đầu 
1. Phần thi thứ nhất: “Tài năng của bé”
Yêu cầu của phần thi này là các thí sinh phải hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”. 
- Cô mời tất cả các thí sinh cùng hát thật hay bài hát này nào.
- Cô thấy các thí sinh hát hay và chính xác lời của bài hát này rồi. Bây giờ các thí sinh hãy thi đua xem nhóm nào, cá nhân nào hát hay hơn và thuộc hơn, các thí sinh có đồng ý không? Nếu đồng ý xin hội thi một tràng pháo tay để cổ vũ cho tất cả các thí sinh tham dự hội thi ngày hôm nay.
Cho trẻ hát bằng nhiều hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân.
(Cô theo dõi sửa sai cho trẻ) 
Các thí sinh rất xuất sắc trong phần thi này và xứng đáng được nhận một tràng pháo tay 
2. Phần thi thứ hai: “Thử tài của bé”
Để thử xem tài của các bé như thế nào ban tổ chức đưa ra trò chơi có tên gọi “Ai nhanh nhất”. 
- Cách chơi như sau: Các đội sẽ cử đại diện tham gia trò chơi. Khi tam gia các bé đi quanh các vòng tròn và lắng nghe giai điệu bài hát khi hát bé chậm thì đi ngoài vòng quanh, khi hát to, nhanh thì nhảy nhanh vào vòng tròn..
- Luật chơi: Nếu bạn nào chậm chân không có vòng bạn đó phải hát một bài hát về chủ đề động vật 
- Cho trẻ lên chơi 3 - 4 lần.
Sau mỗi lần chơi cô tăng dần số trẻ hát.
(Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi)
Các thí sinh tham gia chơi rất nhiệt tình, đưa ra đáp án rất chính xác, xin một tràng pháo tay của các quý vị khán giả dành cho các bé đã hoàn thành xuất sắc trong phần thi này.
3. Phần thi thứ ba: “Bé hưởng thụ âm nhạc”
Cô là thí sinh tham gia đầu tiên.
Cô xin gửi tới chương trình với ca khúc “Đàn gà trong sâaijtacs giả: Nguyễn Văn Hiên Xin mời các bạn cùng đón nghe.
- Cô hát lần 1:
- Cô hát lần 2: Động tác minh họa
Giai điệu mượt mà của bài hát nói lên hình ảnh của đàn gà đi kiếm ăn trong sân, dù còn bé nhưng khi đi theo mẹ kiếm ăn chúng rất đoàn kết đấy.
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe bài hát qua ca sĩ hát 
Vâng phần mong đợi nhất của các thí sinh là phần công bố kết quả của cuộc thi. Thay mặt cho ban tổ chức tôi xin công bố kết quả:
1. Giải nhất thuộc về đội...Mời đại diện lên nhận phần quà.
2. Giải nhất thuộc về đội...Mời đại diện lên nhận phần quà.
3. Giải nhất thuộc về đội...Mời đại diện lên nhận phần quà.
Xin một tràng pháo tay từ các bé. 
Trước giờ phút chia tay cô chúc các bé chăm ngoan, học giỏi, hẹn gặp lại trong chương trình sau.
- Nghe cô giới thiệu và vỗ tay.
- Trẻ vỗ tay.
- Cả lớp hát.
- Trẻ thi đua.
- Nghe cô nói
- Nghe cô nói
- Chơi trò chơi
- Nghe cô hát
- Nghe cô hát
- Nghe hát
- Trẻ lên nhận quà
- Trẻ lên nhận quà
- Trẻ lên nhận quà.
- Vỗ tay
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Cây si
 Vận động: Gieo hạt
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết gọi tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cây si, biết chơi tốt trò chơi vận động
 	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loài cây, thường xuyên nhổ cỏ, tưới nước cho cây.
4. Kết quả mong đợi: Trẻ gọi tên, đặc điểm, lợi ích của cây si, biết chơi tốt trò chơi vận động
II. Chuẩn bị
- Cây si
- Lá cây, phấn, hột hạt, ....Taam lí trẻ thoải mái
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát cây si
 - Cô cho trẻ hát bài “em yêu cây xanh”
 - Bài hát nói về nên điều gì?
Các con ạ trong cuộc sống có rất nhiều loài cây khác nhau mỗi loài cây lại có 1 ích lợi riêng đối với cuộc sống của con người.... hãy cùng cô Hạnh tìm hiểu về 1 loại cây có trong sân trường mình nhé
 2. Quan sát “ cây si”
 - Cô con mình đang quan sát cây gì đây? Cho trẻ phát âm nhiều lần
 - Cây si có đặc điểm gì?
 - Gốc si ra sao? Các con có biết cây si đứng được và lớn lên nhờ vào đâu không?
Cây si đứng được là nhờ vào bộ rễ cắm sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng, ... nuôi cây để cây lớn nhanh đấy.
 - Thân si ra sao? Hãy sờ xem vỏ của thân cây sần sùi hay nhăn nhụi?
 - Lá cây như thế nào?
 - Trên những cành cây các con thấy có gì? Lá cây ra sao? Có màu gì? 
 - Cây si trồng có ích lợi gì?
 - Muốn có đựơc nhiều cây xanh chúng ta sẽ làm gì?
* Giáo dục trẻ cây si là loại cây được con người trồng chăm sóc và tỉa cành tạo dáng nhằm làm đẹp cho khung cảnh xung quang thường xuyên chăm sóc cây, tưới nước, nhổ cỏ, không tự ý ngắt lá.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Gieo hạt”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi 
 - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: 
 - Cô cho trẻ chơi 
 - Cô bao quát trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo ý thích của mình
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ gọi tên
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ tri giác và trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý 
- Trẻ chơi
-
 Trẻ chơi tự do
SINH HOẠT CHIỀU
1. Hoàn thiện vở chữ cái: Cô hướng dẫn trẻ cách mở vở, cách cầm bút và thực hiện các yêu cầu trong vở chữ cái bài u, ư.
2. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
3. Vệ sinh, nêu gương cuối ngày, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe:.
.
2. Trạng thái, cảm xúc, hành vi:..
..
3. Kiến thức, kĩ năng
Hoạt động học:............................................................................................................
..
Hoạt động ngoài trời:..
..
Hoạt động góc:
..
Sinh hoạt chiều:...
..
4. Điều chỉnh bổ xung:..
Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2015
TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện cùng trẻ về các con vật nuôi trong gia đình có hai chân, hai cánh, đẻ trứng.
- Giáo dục trẻ luôn yêu quý bảo vệ các con vật
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Tạo hình: Vẽ con gà trống(mẫu)
I. Mục đích- yêu cầu
 1. Kiến thức: Biết mô tả đặc điểm của gà trống: Hình dáng (Các bộ phận), vận động (Gà gáy, gà đi kiếm mồi, gà mổ thóc). Trẻ biết kết hợp kỹ năng cơ bản để tạo thành sản phẩm.Trẻ biết một số tư thế, vận động như: Gà gáy, gà kiếm mồi. Dạy trẻ cách bố cục bức tranh. 
 2. Kỹ năng: Trẻ biết phối hợp các nét vẽ để vẽ được hình con gà trống bằng các nét: Cong tròn khép kín, nét cong, nét thẳng, nét xiên.Biết thể hiện được đặc điểm của gà trống ở mào, đuôi, chân, màu lông. Biết tô màu và bố cục tranh hợp lý. Luyện kỹ năng tô màu
 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý các con vật. Rèn tính cẩn thận và trình bày sạch sẽ. 
 4. Kết quả mong đợi: Trẻ vẽ được tranh con gà trống, tô màu đều đẹp.
II. Chuẩn bị 
 - Đội hình: Kê bàn thành 3 nhúm, 2 cháu 1 bàn giấy A4, sỏp màu, chỡ
 + Tranh vẽ con gà trống, bút dạ đen, giấy A3 cho cụ
 + Nhạc bài hát đàn gà con, đàn gà trong sân
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
 - Cô đọc câu đố “ Con gì mào đỏ
 Gáy ò ó o
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức dạy”
 Đố con gì?
- Con gà trống sống ở đâu?
- Ngoài ra trong gia đình các con nuôi những con gì?
- Nuôi những con này trong gia đình có ích lợi gì? 
Cô giáo dục trẻ: Trong gia đình nuôi nhiều con vật mỗi con vật đều có ích lợi riêng con thì cho trứng, con cho thịt, con lại trông nhà, con thì bắt chuột.. mỗi con đều có 1 đạc điểm, ích lợi riêng đối với cuộc sống của con người, vậy để ngày càng có nhiều vật nuôi trong gia đình hơn chúng ta làm gì? 
2. Tiến hành
 Đến với lớp mình hôm nay cô Hạnh mang theo 1 bức tranh đấy hãy xem bức tranh vẽ gì? Cho gọi tên 1-2 lần
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh vẽ con gà trống? 
+ Con gà trống có những bộ phận gì? 
+ Gà trống có đặc điểm gì nổi bật? 
+ Chú gà trống đang làm gì ?
+ Cô sử dụng nét vẽ gì để vẽ ?
+ Các con thấy màu sắc được tô thế nào?
+ Các con có nhận xét gì về bố cục bức tranh?
- Cô khái quát lại: Gà trống gồm đầu, mình, đuôi. Đầu gà là một hình tròn nhỏ phía trên có mào đỏ tươi, mình gà là một hình tròn lớn. Đầu được nối với thân bởi 2 nét xiên tạo thành cổ gà, cánh gà được vẽ bằng nét cong ở giữa mình gà, cuối cùng là đuôi gà.
* Cô vẽ mẫu
- Muốn làm họa sĩ vẽ được con gà trống thật đẹp nhìn cô vẽ mẫu nhé. 
+ Muốn cho bức tranh cân đối trước tiên cô vẽ mình gà ở giữa trang giấy. Mình gà là hình tròn lớn, phía trên mình gà cô vẽ đầu gà, là một hình tròn nhỏ, nối đầu với mình gà bằng 2 nét xiên cô được cổ gà. Tiếp theo cô vẽ đuôi gà, đuôi gà trống dài và cong nên cô sẽ vẽ các nét cong liên tiếp từ trên xuống dưới. Gà muốn đi được thì cần có bộ phận gì? Gà có mấy chân? Cô vẽ đùi gà bằng 2 nét cong, chân gà vẽ nét thẳng và các nét xiên ngắn làm ngón chân. Để hoàn thành bức tranh con gà của cô còn thiếu gì?: Một mào đỏ rất to ở trên đầu và một mào nhỏ ở dưới cổ gà vẽ bằng nét cong. Cô vẽ nốt mỏ gà bằng nét xiên, mắt gà bằng nét cong tròn. Vẽ xong chúng mình sẽ làm gì để bức tranh thêm đẹp?
- Chúng ta sẽ dùng màu gì để tô, tô màu như thế nào?
* Hỏi trẻ ý định vẽ gà trống như thế nào?
* Trẻ thực hiện: (Treo tranh mẫu cho trẻ xem trong quá trình trẻ vẽ)
- Cô cho cháu về bàn vẽ theo sự lựa chọn của trẻ.
- Cô đi bao quát gợi ý trẻ vẽ thêm chi tiết.
(nhắc trẻ tư thế ngồi , cách cầm bút) 
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô treo tất cả sản phẩm lên và treo tranh mẫu của cô 
- Cho trẻ nhận xét bài đẹp nhất. 
- Cho trẻ giới thiệu tranh của mình 
- Hỏi trẻ vì sao bài đẹp, đẹp như thế nào? 
- Tranh nào giống mẫu của cô nhất?
- Cô nhận xét chung, chú ý nhận xét nhiều đến sản phẩm có sự sáng tạo về màu sắc, về tư thế, bố cục, cách tô màu...
3. Kết thúc
- Cô và trẻ làm đàn gà đi ra sân kết hợp hát “đàn gà trong sân”
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ thực hiện
- Cá nhân trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Cáo và thỏ
 Vận động: Chuyền bóng qua đầu
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
 	1. Kiến thức: Trẻ biết chơi tốt trò chơi vận động cáo và thỏ đúng luật. Chơi tốt trò chơi 
 	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
 	3. Thái độ: Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi
 	4. Kết quả mong đợi: Trẻ chơi tốt trò chơi vận động cáo và thỏ. 
II. Chuẩn bị
 	- Mũ cáo và thỏ, tâm lý trẻ thoải mái
 	 - Lá cây, phấn, hột hạt, ....
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chơi vận động: cáo và thỏ
 - Cô cho trẻ đi theo hàng ra sân 
- Cô tên trò chơi
+ Luật chơi: Chú thỏ nào bị cáo bắt thì phải ra ngoài 1 lần chơi
+ Cách chơi: Cô chọn 1 trẻ làm Cáo các tre khác làm thỏ. Thỏ đi kiếm ăn đến gần nhà Cáo thì bị cáo đuổi bắt. Lúc này thỏ phải chạy thật nhanh để không bị cáo bắt
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 5-7 lần cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ chơi
2. Hoạt động 2: Chuyền bóng qua đầu
 - Cô giới thiệu tên trò chơi gieo hạt
 - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: 
 - Cô cho trẻ chơi 5-6 lần cô bao quát, động viên trẻ
 - Cô bao quát trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo ý thích của mình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi tự do
SINH HOẠT CHIỀU
1. Lao động tự phục vụ: Rửa mặt, rửa tay
2. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
3. Vệ sinh, nêu gương cuối ngày, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe:.
.
2. Trạng thái, cảm xúc, hành vi:..
..
3. Kiến thức, kĩ năng
Hoạt động học:............................................................................................................
..
Hoạt động ngoài trời:..
..
Hoạt động góc:
..
Sinh hoạt chiều:...
..
4. Điều chỉnh bổ xung:..
 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015 
TRÒ CHUYỆN SÁNG
- Trò chuyện với trẻ về thức ăn của 1 số con vật nuôi trong gia đình. Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ con vật nuôi trong gia đình 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 KPKH: Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình 
 hai chân, hai cánh, đẻ trứng
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, sinh sản, vận động, nơi sống, ích lợi, tiếng kêu của 1 số con vật trong gia đình hai chân, hai cánh, đẻ trứng
2. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, nhận xét các con vật.
3. Thái độ: Trẻ yêu quý biết chăm sóc, bảo vệ các con vật.
4. Kết quả mong đợi: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, sinh sản, vận động, nơi sống, ích lợi, tiếng kêu của 1 số con vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị	
- Con vịt, con ngan, con gà, con ngỗng.
- Nhạc bài hát gà trống, mèo con, cún con.
- Lô tô vật nuôi trong gia đình
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô cùng trẻ đi tham quan trang trại chăn nuôi nhà bạn búp bê
 - Trong trang trại có gì?
 - Những con vật này được nuôi ở đâu?
 - Hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về một số con vật nuôi trong gia đình này các con có đồng ý không?
2. Hoạt động 2: Động vật nuôi trong gia đình.
* Quan sát: Con vịt
 - Cho trẻ hát bài “Một con vịt”
 - Bài hát nói về con gì?
 - Cô có bức tranh gì đây?
 - Cho cả lớp phát âm “con vịt”.
 - Con vịt có đặc điểm gì?
 - Nó kêu như thế nào?
 - Nó có mấy chân?
 - Con vịt ăn thức ăn gì?
 - Vận động như thế nào?
 - Con vịt đẻ gì?
 - Nuôi vịt có ích lợi gì?
 - Con vịt thuộc nhóm nào?
 * Quan sát: Con gà mái
 - Cô đưa tranh con gà mái ra cho trẻ quan sát
 - Cô có bức tranh vẽ con gì đây?
 - Cho trẻ phát âm “Con gà mái”
 - Con gà mái có đặc điểm gì?
 - Nó kêu như thế nào? Nó có mấy chân?
 - Con gà mái ăn thức ăn gì?
 - Vận động như thế nào?
 - Nuôi gà mái có ích lợi gì?
 - Con gà mái thuộc nhóm nào? Ngoài con gà mái ra cac con còn biết đến con gà gì nữa?
- Ngoài những con vật nuôi thuộc nhóm gia cầm cô cho lớp mình quan sát ra con con vật nuôi nào thuộc nhóm gia cầm nữa?
* So sánh: Các con hãy nhìn lên trên bảng xem cô có tranh gì nào? Bạn nào giỏi cho cô biết con gà và con vịt có điểm gì khác và giống nhau?
- Cô khẳng định lại: Giống nhau đều là con vật nuôi trong gia đình, thuộc nhóm gia cầm, có 2 cánh, đẻ trứng. Khác nhau con vịt chân có màng có thể bơi được dưới nước, con gà

File đính kèm:

  • docGiáo án động vật 2015.doc