Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Dạy vận động: Cháu thương chú bộ đội. Nghe hát: Chú bộ đội và cơn mưa

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận ra bài hát và nói được tên bài hát thông qua giai điệu bài hát “Cháu thương chú bộ đội”

- Trẻ biết hát đúng lời và giai điệu bài hát “Cháu thương chú bộ đội”

- Trẻ biết nghĩ ra động tác và lựa chọn động tác minh họa cho bài hát “Cháu thương chú bộ đội”

- Trẻ biết vận động minh họa cùng cô bài hát “Cháu thương chú bộ đội”.

- Trẻ cảm nhận được điệu vui vẻ của bài hát: “Chú bộ đội và cơn mưa”.

2. Kĩ năng

- Trẻ biết hát nâng cao theo yêu cầu của cô.

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

- rèn luyện kỹ năng chơi trò chơi.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích và tích cực tham gia hoạt động.

- Trẻ tự tin bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng đón nhận các hình thức vận động khác nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Nhỡ - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Dạy vận động: Cháu thương chú bộ đội. Nghe hát: Chú bộ đội và cơn mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Tên đề tài: - Dạy vận động: Cháu thương chú bộ đội
 - Nghe hát: Chú bộ đội và cơn mưa
 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
 Số lượng trẻ: 24 trẻ
 Thời gian tổ chức: 25-30 phút
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Kim Phụng 
NĂM HỌC 2020-2021
Tên đề tài: - Dạy vận động: Cháu thương chú bộ đội
 - Nghe hát: Chú bộ đội và cơn mưa
 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận ra bài hát và nói được tên bài hát thông qua giai điệu bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
- Trẻ biết hát đúng lời và giai điệu bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
- Trẻ biết nghĩ ra động tác và lựa chọn động tác minh họa cho bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
- Trẻ biết vận động minh họa cùng cô bài hát “Cháu thương chú bộ đội”.
- Trẻ cảm nhận được điệu vui vẻ của bài hát: “Chú bộ đội và cơn mưa”.
2. Kĩ năng
- Trẻ biết hát nâng cao theo yêu cầu của cô.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- rèn luyện kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích và tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ tự tin bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng đón nhận các hình thức vận động khác nhau.
II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
- Đàn ghi ta.
- Nhạc không lời bài “ Cháu thương chú bộ đội ”, “ Chú bộ đội và cơm mưa”
- Powerpoint hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc bài “Chú bộ đội”
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú: 
- Các con thấy hôm nay cô Phụng mặc bộ quần áo có gì đặc biệt (Bộ quần áo bộ đội).
- Đúng rồi đấy các con ạ bộ quần áo cô Phụng mặc là trang phục của nghề bộ đội đấy.
 - Thế các con biết bài hát gì về nói về chú bộ đội?
- Cô Phụng cũng biết có một bài hát rất hay nói về chú bộ đội, các con hãy lắng nghe giai điệu và đoán xem đó là bài hát gì nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
* Hoạt động 1: Dạy vận động bài hát: “Cháu thương chú bộ đội”
-> Ôn hát: “Chú bộ đội”
- Cô cho trẻ nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Đó là giai điệu của bài hát gì?
- Bài hát “Cháu thương chú bộ đội” do ai sáng tác? ( Hòang Văn Yến)
- Các con hãy đứng lên hát cùng cô bài hát “Chú bộ đội” nhé.
- Cô Mai thấy các bạn nhở lớp B5 hát thế nào?
- Cô Mai ơi cô có cách nào hát khó hơn để thử sức các bạn lớp B5 không?
- Cô Mai: À đó là cách hát theo tay đánh nhịp của cô đấy cô Phụng ạ. 
- Cô Mai Mai có thể nhắc lại cách hát theo tay đánh nhịp cho các bạn lớp b5 nghe được ko?
- Cô Mai: À hát theo tay đánh nhịp của cô là khi cô đưa tay lên cao các con hát to. Khi cô đưa tay xuống thấp thì các con hát nhỏ hơn đấy. 
- Bình thường cô thấy các con hát với các cách khác rất giỏi, nhưng hôm nay các con thử hát theo cách này nhé. Cô mời các con cùng nghe nhạc.
- Lần 2: Hát theo tay cô. Trẻ đứng thành hình chữ U hát theo tay cô.
- Vừa rồi với cách hát khó như vậy nhưng cô thấy các con làm rất tốt. Các con có cách nào làm cho bài hát hay hơn không?
-> Dạy trẻ vận động “Chú bộ đội”
- Cô thấy có nhiều bạn có ý kiến rất hay đó là vận động minh họa cho bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Thế các con đã nghĩ ra được động tác nào minh họa cho bài hát chưa? Chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình để xem một số cách vận động minh của các bạn nhé.
- Cho trẻ xem video cách vận động cho câu hát đầu tiên.
+ Cho trẻ xem cách vận động thứ nhất: Đưa từng tay vào lồng ngực rồi đưa lên cao, kết hợp nhún chân.
+ Cách vận động thứ 2: Hai tay để 2 bên quay 1 vòng.
+ Các con thấy cách vận động này như thế nào?
+ Các con thấy động tác nào phù hợp hơn? ( 2-3 trẻ trả lời)
+ Với câu hát thứ 2, các con có cách vận động nào? ( Hỏi 2-3 trẻ). Cô thấy các con đều có cách vận động rất hay, nhưng theo cô, bài hát “Cháu thương chú bộ đội” là nhạc hành khúc chúng ta nên lựa chọn cách vận động khỏe mạnh như của bạn Quỳnh Anh, và chúng mình cùng bạn Quỳnh Anh vận động lại câu hát này nào ( Cho trẻ xem cách vận động câu hát thứ 2).
- Cho trẻ xem video cách vận động cho câu hát thứ 3.
+ Cho trẻ xem cách vận động thứ nhất: Đưa từng tay vào lồng ngực rồi đưa lên cao, kết hợp nhún chân.
+ Cách vận động thứ 2: Vỗ tay nghiêng người sang 2 bên.
+ Các con thấy cách vận động này như thế nào?
+ Các con thấy động tác nào phù hợp hơn? ( 2-3 trẻ trả lời)
+ Cô thấy với câu hát thứ 3, thì chúng ta lựa chọn cách vận động thứ 2 sẽ phù hợp hơn.
- Với câu hát cuối cùng của lời 1, cô cũng có 1 số cách vận động, chúng mình cùng xem nhé.
+ Cách vận động thứ nhất: Hai tay giơ ngang vai, xoay vòng tròn.
+ Cách vận động thứ 2: Hai tay úp ngay tai, n người.
+ Cách vận động thứ 3: Vỗ tay, dậm chân tại chỗ
+ Các con thấy cách vận động nào phù hợp hơn?
+ Theo cô Mai, cô Mai thấy cach vận động nào phù hợp nhất?
Cô Phụng cũng có chung ý kiến với cô Mai đấy, với sự lựa chọn của các con, cô Phụng cũng đã tổng hợp lại cách vận động toàn bộ bài hát Chú bộ đội, lời 2 cô lặp lại các động tác của lời 1. Các con quan sát lên đây xem cô vận động nhé.
( Cô vận động cho trẻ xem 1 lần)
Lần 2: Cho trẻ xem các bạn nhỏ vận động.
-> Trẻ vận động
- Cô cho cả lớp vận động 2-3 lần. Cô nhận xét trẻ .
- Cho trẻ vận động theo tổ (3 tổ, mỗi tổ vận động 1 lần).
- Cho trẻ vận động theo nhóm: ( 2-3 nhóm, mỗi nhóm 4-5 trẻ).
- Cho cá nhân trẻ vận động 1 lần.
* Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Chú bộ đội và cơn mưa
Các con biết không, Các chú bộ đội khi đi hành quân rất vất vả, chịu nhiều mưa nắng. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, chú cũng rất lạc quan, yêu đời. Đó là nội dung bài hát “Chú bộ đội và cơn mưa” của nhạc sỹ Tô Đông Hải sáng tác. Các con hãy lắng nghe cô Phụng đệm đàn còn Cô Mai hát nhé.
 - Lần 1 ( Cô đệm đàn, cô Mai hát)
+ Hôm nay các con thấy các cô hát có gì khác với mọi khi?
+ À, hôm nay cô hát khác với mọi ngày đó là các cô vừa đệm đàn, vừa hát đấy. Cô Mai là ca sỹ, Phụng là nghệ sỹ đánh đàn đấy.
Chúng mình có biết đây là cái đàn gì không (2-3 trẻ trả lời)
+ Đây là cái đàn ghi ta đấy, đàn ghi ta có 6 dây, khí đánh vào các dây khác nhau, chúng ta sẽ cảm nhận được những âm thanh khác nhau đấy
+ Chiếc đàn ghi ta này còn có thể đệm được nhiều bài hát nữa, chiều nay cô Phụng sẽ đánh đàn cho các con hát nhé. Con bây giờ, cô mời các con hãy cùng trở lại với bài hát Chú bộ đội và cơn mưa nhé
- Lần 2 (Cô hát cùng hoạt cảnh)
- Các con quý các chú bộ đội không? Để thể hiện tình cảm yêu quý các chú bộ đội các con cần làm gì?
- Chúng mình chăm ngoan học giỏi để các chú yên tâm bảo vệ Tổ quốc nhé!
* Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Bạn nào còn nhớ cách chơi trò chơi này hãy nói cho cô Phụng và các bạn nghe nào?
- Cô khái quát: Cách chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” như sau: Cô có một số chiếc ghế và 1 số bạn lên chơi. Số ghế luôn nhiều hơn số bạn. Các bạn vừa đi xung quanh vừa hát 1 bài hát. Khi nào nghe tiếng mõ dừa cô gõ dồn dập thì các con phải ngồi nhanh vào ghế, bạn nào không tìm được ghế sẽ bị loại khỏi trò chơi. Ai là người cuối cùng tìm được ghế sẽ là người chiến thắng.
- Luật chơi: Khi nào cô gõ mõ dừa dồn dập thì các con mới được ngồi vào ghế.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Nhận xét trẻ.
3. Kêt thúc.
- Cô thấy rằng hôm nay chúng mình đã làm rất là tốt. Ai cũng hát hay múa đẹp. Chúng mình nhớ rằng về nhà cố gắng luyện tập hát thật hay múa đẹp để cho ông bà và bố mẹ các con xem nhé! Còn bây giờ tất cả chúng mình cùng lên đây nào, Chúng mình hãy cùng vui đùa với cơn mưa và các chú bộ đội nhé!
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ vận động
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12956377.doc