Giáo án Mầm Non - Nước và một số hiện tượng tự nhiên
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết .
- Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
- Thực hiện các vận động bật, đi, ném mạnh dạn, khéo léo.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
I. Mục tiêu: 1. Phát triển thể chất: - Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết . - Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết. - Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. - Thực hiện các vận động bật, đi, ném mạnh dạn, khéo léo. - Biết tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng. 2. Phát triển nhận thức: - Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh. - Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân biệt quần áo, trang phục theo mùa. - Biết được ích lợi của nước và sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật. - Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch. - Biết đo dung tích, so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau. - Nhận biết được ngày và đêm, hôm qua, hôm nay và ngày mai. - Biết sự thay đổi thời tiết theo mùa và thứ tự các mùa. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Chủ động trao đổi, thảo luận về những gì quan sát được. - Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao về chủ đề. - Trẻ có thể kể, thay đổi một vài tình tiết chuyện. Biết đặt tên cho chuyện. - Làm quen chữ cái p-q, tập tô chữ cái p-q. - Ôn chữ cái h-k, p-q. 4. Phát triển thẩm mĩ: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong câu chuyên, bài thơ, bài hát về chủ đề. - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước vẻ đẹp của một số hiện tượng thiên nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán - Hát múa một số bài theo chủ đề. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống. - Có thói quen thực hiện công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ. - Biết một số kĩ năng để bảo vệ sức khỏe. - Biết tránh những nơi nguy hiểm: sông, suối, ao, hồ II. Chuẩn bị: - Thẻ chữ h-k, p-q, truyện, thơ - Tranh ảnh về các nguồn nước, hiện tượng thiên nhiên, tranh bốn mùa - Chai đựng nước, nước, vật nổi, vật chìm. III. Mạng nội dung: NƯỚC - Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. - Các trạng thái của nước và vòng tuần hoàn của nước - Ích lợi của nước đối với con người, con vật và cây cối. - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước; cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước. - Phòng tránh các tai nạn về nước. HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN - Một số hiện tự nhiên: nắng, mưa, sấm, chớp, bão, cầu vồng, sương - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa. - Ảnh hưởng của thời tiết đối với con người, con vật, cây cối. - Mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm. CÁC MÙA TRONG NĂM - Thứ tự các mùa trong năm. - Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết mùa (quần áo, ăn uống, hoạt đông) - Một số bệnh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh. IV. Mạng hoạt động: * Phát triển vận động Cháu biết tập các bài vân động như: Bật sâu, ném trúng đích, bò Cháu khéo léo trong các vận động chơi,tập như: thả diều ,thả thuyền, chạy nhảy. * Phát triển ngôn ngữ - LQVH: Chuyện "giọt nước tí xíu’’’,con vật rơi hố nước. Thơ:giọt sương ,mưa, mây và gió, trăng ơi từ đâu đến. - LQCC:Nhận biết chữ p-q. Tập tô chữ p-q, ôn chữ h-k, p-q. NƯỚC- MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN * Phát triển thẩm mĩ * Âm nhạc; Biết hát múa các bài hát nói về thiên nhiên như:. Trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm mưa với, khúc ca bốn mùa, mưa rơi. Trò chơi: trời mưa, * Tạo hình: Cắt, sưu tầm các tranh ảnh về thiên nhiên, vẽ cầu vồng, vẽ mưa. * Phát triển nhận thức: * LQVT: Cháu biết được 4 mùa trong năm,các ngày trong tuần, thời gian trong ngày. Biết cách đo dung tích của nước, * KPKH: Nước và một số hiện tượng thiên nhiên Các mùa trong năm. Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời. . Nước và một số hiện tu - Phát triển tình cảm xã hôi - Trò chuyện về các nguồn nước, giáo dục cho cháu biết tiết kiệm nước và sự ô nhiễm của nước, trò chuyện về thiên nhiên . - Chơi đóng vai gia đình, chăm sóc dinh dưỡng, trang phục cho người thân theo mùa. CHỦ ĐỀ NHÁNH: (1 Tuần) Từ ngày 07/3à11/3/2011 I/MỤC TIÊU: 1/Kiến thức:Cháu biết. - Một số nguồn nước, một số đặc điểm ,tính chất của nước. - Ích lợi và tác dụng của nước đối với đời sống con người, cây cỏ, động vật. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước, tiết kiệm nước. - Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ về nước; chơi đong nước. - Biết bò theo đường dích dắc, bật sâu. 2/Kĩ năng: - Quan sát các nguồn nước nơi trẻ sinh sống. Nhận biết các nguồn nước như: nước nóng, nước mưa,nước sông, biển, ao, hồ. - Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt như: nước máy, nước giếng, nước mưa. - Trò chuyện, thảo luận về đặc điểm của nước như: lỏng ,rắn, hơi. Tính chất của nước là không mùi, không vị,bay hơi, hòa tan một số chất. Cách sử dụng nước và một số hoạt động dưới nước như: thể thao, du lịch, sản xuất. - Đong nước, đếm theo khả năng. - Mạnh dạn khi ca múa, đọc thơ, kể chuyện, bò, bật. 3/Thái độ; - Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước: không vứt rác xuống ao hồ, sông, biển. - Trẻ tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa mặt... II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh do cô và trẻ sưu tầm - Các chướng ngại vật làm đường dích dắc,tranh truyện, máy , băng nhạc, tranh ảnh các nguồn nước sông ,suối, ao, hồ. - Chai, ly, phễu, bát ,thẻ số, thẻ chữ cái, màu tô, vở của trẻ. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG * Phát triển thể chất - Cháu biết tập các bài vân động như: Bò theo đường dích dắc, bật sâu. - Cháu khéo léo trong các vận động chơi,tập như: rồng rắn ,thả thuyền. - Trò chuyện về những nơi nguy hiểm với trẻ: sông, hồ, giếng - Tập pha nước cam, nước chanh. * Phát triển ngôn ngữ - LQVH: Chuyện "giọt nước tí xíu”, con vật rơi xuống hố nước. Thơ:giọt sương ,mưa. - Làm quen chữ cái: p-q. - Trẻ được nghe cô kể chuyện, chơi đoán câu đố. NƯỚC * Phát triển thẩm mĩ * Âm nhạc: Biết hát múa các bài hát nói về thiên như: mưa rơi, cho tôi đi làm mưa với. Trò chơi: trời mưa, * Tạo hình: Cắt, sưu tầm các tranh ảnh về thiên nhiên. - Vẽ theo ý thích. * Phát triển nhận thức: LQVT: Biết cách đo dung tích của nước. KPKH: Trò chuyện về nước và một số hiện tượng thiên nhiên. Nước và một số hiện tu - Phát triển tình cảm xã hôi - Trò chuyện về các nguồn nước, giáo dục cho cháu biết tiết kiệm nước và sư ô nhiễm của nước. - Pha nước cam cho bà, cho mẹ. VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Họp mặt đón trẻ - Cô vui vẻ, ân cần đón cháu vào lớp, chú ý đến tâm trạng cháu - Cô trao đổi, trò chuyện cùng phụ huynh về tình hình sinh hoạt vui chơi của cháu ở trường, ở nhà. Tuyên truyền đến phụ huynh chăm sóc cháu suy dinh dưỡng và dịch bệnh sốt, cúm. - Cô trò chuyện về chủ đề "nước và một số hiện tượng thiên nhiên’’ * Tiêu chuẩn bé ngoan: - Cháu biết chơi cùng bạn, biết gọi bạn xưng tên. - Thuộc được chữ cái đã học, nhớ được số điện thoại ở nhà. - Biết rửa tay bằng xà phòng, đánh răng mỗi tối. Thể dụcbuổi sáng 3 – 5 - 1 - 2 * Khởi động: Cho cháu đi vòng tròn, đi theo nhạc, đi các kiểu chân, chuyển đội hình vòng tròn. * Trọng động: Tập bài phát triển chung - Hô hấp 3: Hít vào thở ra - Tay vai 3: Luân phiên đưa tay lên cao + Đưa tay phải lên cao + Đưa tay trái lên cao + Đưa 2 tay sang ngang - Bụng 1: Đứng cúi người về trước , tay chạm ngón chân. - Chân 2: Bật đưa 2 chân sang ngang + Bật lên đưa 2 chân dang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang + Bật lên đưa 2 chân về, hai tay xuôi theo người. * Hồi tĩnh: Cho cháu chơi "Cò bay" Hoạt động học - DH: cho tôi đi làm mưa với. - NH: mưa rơi. - TC: trời mưa - Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo. -Truyện: giọt nước tí xíu. + Vẽ theo ý thích. - Nước và một số hiện tượng tự nhiên. - Làm quen chữ p-q. - Bò theo đường dích dắc, bật sâu. Hoạt động ngoài trời *Dạo chơi trò chuyện về nước, chơi đong nước, đóng chai nước. Chơi tự do Dạo chơi trò chuyện về ích lợi của nước. KC: giọt nước tí xíu. - Cho cháu chơi đoán câu đố. - Cho cháu chơi tự do * Dạo chơi trò chuyện về ích lợi của nước, một số trạng thái của nước- cho cháu chơi rồng rắn Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Dạo chơi trò chuyện cùng cháu về nước, vòng tuần hoàn của nước. - Cho cháu chơi tự do * Dạo chơi trò chuyện cùng cháu về thời tiết. Hát: nắng sớm - Kể chuyên: con vật rơi xuống hố nước. - Cho cháu chơi tự do Hoạt động góc * Góc thiên nhiên: chơi đong nước, thổi nước. * Góc học tập - Tạo hình: Vẽ, đếm, so sánh, tô màu. * Góc sách: Xem tranh ảnh, tranh truyện về nguồn nước. * Góc thí nghiệm: vật nổi vật chìm. V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Hoạt động: - DH: “ Cho tôi đi làm mưa với” NH: “Mưa rơi” T/C: “Trời mưa” I. Yêu cầu - Cháu thuộc bài hát ,biết thể hiện giọng điệu vui tươi của bài hát và vận động theo bài. - Cháu biết biết chú ý nghe cô hát ,biết tham gia chơi trò chơi. - Qua bài hát cháu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và ích lợi của nước đối với con người ,cây cỏ. Giáo dục cháu bảo vệ nguồn nước. II/ Chuẩn bị: Máy, băng nhạc, thanh gõ. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Hoạt động 1: *Ổn định:Cháu đọc thơ “Mưa” ( cầu trời mưa xuống, lấy nước tôi uống...) *Giới thiệu:Bài thơ nói về điều gì? Nếu không có mưa thì sẽ như thế nào? Mưa xuống cho ta ích lợi gì? Cháu có thích được làm mưa giúp cho đời không? Chúng ta cùng đi làm mưa nhé! 2/Hoạt động 2: * Dạy hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. - Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu tác giả. - Cô hát cho cháu nghe lần 2, giới thiệu nội dung bài hát. - Cô dạy cho lớp hát từng câu 2 lần. - Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần. cô sửa sai. - Cô cho nhóm hát cùng cô 3 lần. - Cho cá nhân hát ( 3,4 cháu). - Cho cháu đọc thơ và đi lấy thanh gõ. - Cho cháu hát và vận động cùng cô 2 lần. *Nghe hát: Mưa rơi. - Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu nội dung bài hát. - Cô hát lần 2, vận động theo lời bài hát. - Cô cùng cháu vận động theo nhạc lần 3. *T/C: Trời mưa. Khi cô nói: mưa nhỏ ( cháu nói: tí tách, tí tách, tí tách). Khi cô nói mưa vừa ( cháu nói: lộp bộp, lộp bộp,lộp bộp). Khi cô nói mưa to (cháu nói: rào rào, rào rào, rào rào). Cô cho cháu chơi trò chơi 1- 2 lần. Những lần sau cô không nói mà dùng dụng cụ để gõ âm thanh to- nhỏ cho cháu chơi. 3/ Hoạt động 3: Củng cố: hát lại bài hát “ cho tôi đi làm mưa với’’. Kết thúc: nxtd. ************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ********************************************************* Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Lĩnh vực:Phát triển nhận thức. Hoạt động: Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo. I/Yêu cầu: - Cháu biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau. - Thông qua thực hành các cách đong , trẻ biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau. - Trẻ biết được ích lợi của nước và biết cách sử dụng tiết kiệm nước. II/ Chuẩn bị: - Một số chai lọ, 3 cái phễu, ly ,bát, chậu, nước. - Thẻ số. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Hoạt động 1: a. Ổn định: chơi “uống nước” b. Giới thiệu: Nếu không có nước uống con cảm thấy thế nào? trò chuyện về các nguồn nước, trò chuyện về các dụng đựng nước. Nước rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng chơi với nước nhé! 2/ Hoạt động 2: * So sánh dung tích 3 đối tượng: - So sánh dung tích 3 đối tượng có dung tích bằng nhau nhưng khác nhau về hình dạng: Cô đặt 3 chai nước có hình dạng khác nhau lên cho cháu quan sát , hỏi cháu về hình dạng của 3 chai nước này ? nhìn bằng mắt thường con có thể so sánh được dung tích của 3 chai này không ? có thể dùng cái li này để đo dung tích không ? Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được-> cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 3 chai nước này có dung tích bằng nhau. - So sánh dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích: Cô cho cháu đong nước vào 3 chai to nhỏ khác nhau và nhận xét xem số lượng li nước đong được trong 3 chai có gì khác nhau và đưa ra kết luận dung tích của 3 chai này không bằng nhau. - Đo dung tích bằng dụng cụ đo khác nhau: Cô chọn một chai có dung tích lớn nhất , đổ nước ra cái chậu rồi đong bằng li vào chai, sau đó lại đổ nước ra và dùng bát lại đong vào chai, so sánh kết quả đếm được và rút ra kết luận, dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn. Thực hành đo dung tích: Cô chia lớp thành 3 nhóm cho cháu thực hành đo. Cho cháu đo 2 cách: cách 1( đo bằng 1 dụng cụ) (cách 2: đo bằng 2 dụng cụ có dung tích khác nhau) * Cho cháu tập pha nước chanh cho bà cho mẹ nhân ngày 8-3 Giáo dục cháu tiết kiệm nước. 3/ Hoạt động 3: * Củng cố: hát “ trời nắng, trời mưa” * Nhận xét tuyên dương ************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *********************************************************** Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011 Lĩnh vực:Phát triển ngôn ngữ. Hoạt động: Kể chuyện “ Giọt nước tí xíu’’. I/Yêu cầu: - Cháu nắm được nội dung câu chuyện, biết được tình tiết của câu chuyện, biết được vòng tuần hoàn tạo ra mưa. - Cháu biết kể lại chuyện cùng với cô, cháu thể hiện được lời thoại. - Giáo dục cháu biết bảo vệ nước. II/ Chuẩn bị: Tranh, phông, rối, các nhân vật. Giấy, bút, màu. III/Tiến trình tiết dạy: 1/Hoạt động 1: * Ổn định: Hát “ cho tôi đi làm mưa với” * Giới thiệu: Bài thơ nói về điều gì? Mưa xuống giúp cho cây cỏ như thế nào? Thế mưa từ đâu mà có? Để biết được hôm nay cô kể cho các cháu nghe câu chuyện ấy nhé! 2/ Hoạt động 2: - Cô kể cho cháu nghe lần 1 qua rối bóng. - Cô kể lần 2 trích dẫn làm rõ ý kết hợp tranh. Cô kể: “từ đầu..mọi nơi”. Anh em tí xíu ở những đâu các con? “ tiếp theo.cất lên”. ông mặt trời hỏi gì ? tí xíu trả lời ra sao ? ông mặt trời đã thuyết phục tí xíu như thế nào ? “tiếp theo tí xíu hỏi”, tí xíu hỏi ông mặt trời điều gì ?ông mặt trời trả lời ra sao ? “ tiếp theo biển cả”, tí xíu nói gì với biển cả .? “ tiếp theo. reo lên”, các bạn ấy reo lên như thế nào ? “ đoạn cuối”, Tí xíu cùng các bạn trở thành cái gì? từ hạt nước phải trải qua quá trình nào để có mưa? (nướcà nắng àbốc hơià ngưng tụànước àrơi xuốngàmưa). - Cho cháu kể chuyện cùng cô. - Cho cháu vẽ mưa. - Cho cháu chơi trò chơi : trời mưa. 3/ Hoạt động 3: *Củng cố: nhắc lại tên bài, giáo dúc cháu không đi nghịch mưa. *Kết thúc: Nhận xét tuyên dương. ******************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *********************************************************** Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức. Hoạt động: Tìm hiểu về nước. I/Yêu cầu: - Cháu biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật , thực vật. - Cháu biết được tác hại của việc không giữ gìn nguồn nước. - Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh về các nguồn nước,tranh ảnh về các hành động đúng sai khi sử dụng nước. Chậu nước để thí nghiệm. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Hoạt động 1: * Ổn định:Cho cháu chơi “ thi bật qua suối” * Giới thiệu: Các con đã vượt qua được thử thách, cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nhé! 2/ Hoạt động 2: Cô đưa 2 tranh gương mặt vui buồn ra hỏi cháu có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mặt này! Cháu hãy đoán xem vì sao bạn vui, vì sao bạn buồn? (bạn vui vì làm việc tốt, bạn buồn vì làm việc xấu). - Cô cho cháu thi đua lên gắn tranh hành động đúng gắn vào mặt vui và hành động sai gắn vào mặt buồn. - Cho cháu nhận xét xem 2 đội đã gắn đúng chưa,à giáo dục cháu hãy biết giữ gìn nguồn nước không vứt rác bẩn xuống sông biển. Cô hỏi cháu hàng chúng ta sử dụng nước để làm gì ?Vậy cô đố các con động vật thực vật có cần nước không? Để làm gì? Nếu một ngày không có nước thì điều gì sẻ xảy ra nhỉ ? Để cho cây cối luôn xanh tốt thì ta cần gì nhỉ ? thế con có thích làm mưa không ? Cho cháu nhảy múa bài “cho tôi đi làm mưa với”. Ngoài nước mưa ra chúng ta còn những loại nước nào nữa? cho cháu xem tranh về một số nguồn nước.Hỏi cháu nguồn nước này có từ đâu và sử dụng như thế nào ? Cô giáo dục cháu sử dụng nước sạch và tiết kiệm. T/C: Gạch bỏ hành động sai, tô màu hành động đúngà gắn vào bảng tuyên truyền của lớp. T/C: Thí nghiệm nước. Cho cháu lấy ca nước, đậy lại bằng 1 miếng kính, miếng nhựa hay 1 tờ giấy rồi đem phơi nắng. Sau đó quan sát và nêu lên nhận xét. 3/ Hoạt động 3: * Củng cố: nhắc lại tên bài. * Nhận xét tuyên dương. ********************************** Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen p-q I/Yêu cầu: - Cháu nhận biết chữ p-q thông qua các hoạt động. - Cháu phát âm đúng chữ p-q ,biết tham gia chơi các hoạt động tìm và phát âm chữ cái. - Giáo dục cháu tính đoàn kết tham gia vào các hoạt động tập thể. II/Chuẩn bị: - Tranh cái phễu, tranh dòng sông quanh co - Thẻ chữ, băng nhạc, thẻ chữ p-q. - Bìa lịch có chữ p-q in rỗng III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Hoạt động 1: * Ổn định: Chơi “trời mưa” * Giới thiệu: Trời mưa xuống để làm gì? Nước mưa rơi xuống nhiều tạo ra dòng sông, dòng suối. Cô cho cháu quan sát tranh dòng sông, cho cháu nhận xét. Cho cháu phát âm từ “quanh co” - Cho cháu quan sát tranh cái phễu. Các con sử dụng cái phễu để làm gì? Cho cháu phát âm từ “cái phễu”. - Cho cháu tìm chữ cái đã học. Hôm nay cô dạy cho cháu làm quen với 2 chữ này nhé! 2/ Hoạt động 2: * Dạy trẻ làm quen chữ p: - Cô phát âm mẫu và dạy cháu phát âm.( lớp, tổ ,cá nhân). - Cô hỏi cháu chữ p có những nét nào? - Cô phân tích cấu tạo chữ p gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên phải. - Cô giới thiệu chữ p viết thường. * Dạy trẻ làm quen chữ q: - Cô phát âm mẫu và cho cháu phát âm. - Cô hỏi cháu xem chữ q có những nét nào?. - Cô phân tích cấu tạo chữ q gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên trái.. - Cô giới thiệu chữ q viết thường, cho cháu phát âm. * So sánh chữ p-q: Cô hỏi cháu chữ p và q giống và khác nhau nét nào? * Luyện tập: T/C: Tìm thẻ chữ rời: cho cháu tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô T/C: Phát âm to, nhỏ. T/C: Trang trí chữ p-q. 3/ Hoạt động 3: * Củng cố * Kết thúc: nxtd. *********************************************************** Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011 Lĩnh vực : Phát triển vận động. Hoạt động: Bò theo đường dích dắc, bật sâu. I/YÊU CẦU: - Cháu biết bò dích dắc, bật sâu và chạm đất bằng hai chân. - Rèn cho cháu sự khéo léo, mạnh dạn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động. II/ CHUẪN BỊ: - Các chướng ngại vật làm đường dích dắc ghế cao 40 cm, sàn tập sạch sẽ. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1/ Hoạt động 1: a. Ổn định : chơi “trời mưa’’. b. Giới thiệu: con tưởng tượng xem nếu trời không bao giờ mưa nữa thì sẽ như thế nào? Trời mưa thì sông suối, ao hồ mới có nước. Hôm nay chúng ta sẽ làm như dòng suối chảy qua đồi núi và chảy vào sông cái nhé! 2/ Hoạt động 2: a.Khởi động: Cho cháu xoay cổ tay, cổ chân. b.Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Hô hấp:hít vào thở ra. - Tay vai: luân phiên đưa hai tay lên cao - Bụng lườn: đứng cúi người về phía tước. - Chân:bật hai chân sang ngang. *Vận động cơ bản: - Cô mời 1 trẻ thực hiện mẫu 2 lần, cô kết hợp hướng dẩn. - Cô cho cháu khá lên thực hiện lại, cô nhắc lại cách thực hiện. - Cô cho lần lượt mỗi lần 4 cháu lên thực hiện. - Cô cho cháu khá thi đua, - Cô cho cháu yếu tậpà cô sửa sai cho cháu. - Cô cho cháu thi đua theo nhóm, cô động viên khen cháu. * Hồi tĩnh: đi lại, hít thở nhẹ nhàng. 3/Hoạt động 3: Củng cố - nhận xét tuyên dương. ************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ************************************************************* CHỦ ĐỀ NHÁNH: . Từ ngày 14 đến 18 tháng 3 năm 2011 I/ Mục tiêu: 1/Kiến thức: Cháu biết. - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa. - Sự thay đổi của con vật, con người, cây cối theo mùa như: mưa nắng, gió bão, quần áo, ăn , uống, hoạt động của con người phù hợp với thời tiết. - Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, tô màu về hiện tượng thiên nhiên. - Biết chơi trò chơi, trò chuyện cùng cô về chủ đề. 2/ Kĩ năng: - Cháu có một số kĩ năng chống chọi với thời t
File đính kèm:
- nuoc va hien tuong tu nhien.doc