Giáo án Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề truyền thống quê em

I.Mục tiêu

- Biết thực hiện các động tác và chuyển đội hình theo cô. thực hiện đúng động tác.(5t)

- Cung cấp cho trẻ các thao tác : tập hít thở sâu, luyện tập các cơ vai, tay và chân.(4t)

-Tập hài hòa theo nhịp điệu. thực hiện các động tác thành thạo nhịp nhàng.

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục buổi sáng để rèn luyện sức khỏe giúp cho cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật.

- Giáo dục: phát triển vận động cho trẻ.

 II. Chuẩn bị:

 Sân sạch sẽ, thoáng mát,máy hát

*Tích hợp:AN

 III. Tiến hành:

- Các con ơi mỗi buổi sáng cô thường cho lớp mình làm gì? (4t)

- Tập thể dục sáng giúp ích gì cho con người chúng ta?(5t)

- À đúng rồi tập thể dục vào buổi sáng giúp cho xương của chúng ta chắc khỏe, cơ thể của chúng ta không bị bệnh và phòng chống được một số bệnh tật nữa, vì vậy các con phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh nhé!

+ HĐ1: Khởi động:

 Cô cho lớp đi vòng tròn và kết hợp với các kiểu đi Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập hợp tập TD sáng, kết hợp với bài hát tập thể dục sáng.

+ HĐ2: Trọng động:

- Hô hấp: “ Thổi bóng bay”

+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai tay thả xuôi.

- Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần) cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng to.

- Tay 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau(2l x 8 nhịp)

* TTCB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi

* Thực hiện:

 

docx42 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8400 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề truyền thống quê em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4
Chủ đề nhánh: Nghề truyền thống quê em
Từ ngày 12/01 – 16/01/2015
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh , thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng .nhắc nhở trẻ biết thưa cô,chào cha, mẹ khi vào lớp. Nhắc nhở trẻ để cặp,nón, dép…đúng nơi quy định.
-Trò chuyện sơ lược về chủ đề.
-Điểm danh.
*TD Sáng:
 - Hô hấp: Thổi bóng bay. 
 - Tay 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau (2l x 8 nhịp)
 - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang bên (2lx 8 nhịp)
 - Chân 1: khuỵu gối (3lx 8 nhịp)
 - Bật : bật tiến về phía trước. (2l x 8 nhịp)
Hoạt Động Học
PTTC
VĐCB:
Bật sâu:
40-50cm
PTNN
LQCC: “l”
PTNT
Nhận biết hôm qua , hôm nay, ngày mai
PTTM
Vẽ cánh đồng lúa (ĐT)
PTTM
Dạy hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết
-Trò chơi:
“Dệt vải”
-Chơi tự do.
Trò chơi:
“Gieo hạt”
-Trò chơi:
“Mèo đuổi chuột”
-Chơi tự do.
-Trò chơi:
“Bé làm thợ xây”
-Trò chơi:
“ Kéo co”
-Chơi tự do.
Quan sát bầu trời
-Trò chơi:
“Bé làm thợ xây”
-Chơi tự do.
Trò chơi “Ném bóng vào chậu”
-Trò chơi “Dệt vải”.
-Chơi tự do.
Hoạt động 
Góc
-Góc phân vai: Bán hàng, bé làm chú thợ mộc
-Góc xây dựng : Xây vườn rau, xây trường học
-Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát trong chủ đề
-Góc học tập: Thực hành vở làm quen với toán
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
-Góc văn hóa địa phương: Nặn củ cải trắng.
Tăng cường Tiếng Việt
-Bật sâu
-Nhún chân
-Rơi xuống
- Cây lúa
- Hạt lúa 
- Gặt lúa
-Lịch
 -Âm lịch 
-Dương lịch
-Cánh đồng
- Lúa chín
-Thu hoạch
Ôn các từ đã học trong tuần
Hoạt động chiều
-Ôn luyện: Bật sâu:40-50cm 
- Mở rộng vốn từ: bật sâu bằng 2 chân, nhún chân để bật lên cao, bật sâu rơi xuống chân chạm đất 
-Nêu gương, cắm cờ.trả trẻ
MTXQ
Tìm hiểu Nghề truyền thống quê em.
- Chơi theo ý thích.
-Nêu gương, cắm cờ.trả trẻ
- Ôn luyện: Nhận biết hôm qua , hôm nay, ngày mai
- Mở rộng vốn từ: lịch dùng để xem ngày tháng, ngày ở phía trên tờ lich gọi là dương lịch, ngày ở phía dưới tờ lịch gọi là âm lịch
-Nêu gương, cắm cờ.trả trẻ
PTNN
Thơ: “ Hạt gạo làng ta”
 -Chơi theo ý thích.
-Nêu gương, cắm cờ.trả trẻ
- Ôn luyện : Dạy hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
-Ôn lại các từ được mở rộng.
-Nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
Trả trẻ
Cô trả trẻ tận tay phụ huynh và trao đổi tình hình trong ngày của bé.
THỂ DỤC SÁNG
I.Mục tiêu
- Biết thực hiện các động tác và chuyển đội hình theo cô. thực hiện đúng động tác.(5t)
- Cung cấp cho trẻ các thao tác : tập hít thở sâu, luyện tập các cơ vai, tay và chân.(4t)
-Tập hài hòa theo nhịp điệu. thực hiện các động tác thành thạo nhịp nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục buổi sáng để rèn luyện sức khỏe giúp cho cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật.
- Giáo dục: phát triển vận động cho trẻ.
 II. Chuẩn bị:
 Sân sạch sẽ, thoáng mát,máy hát
*Tích hợp:AN
 III. Tiến hành:	
- Các con ơi mỗi buổi sáng cô thường cho lớp mình làm gì? (4t)
- Tập thể dục sáng giúp ích gì cho con người chúng ta?(5t)
- À đúng rồi tập thể dục vào buổi sáng giúp cho xương của chúng ta chắc khỏe, cơ thể của chúng ta không bị bệnh và phòng chống được một số bệnh tật nữa, vì vậy các con phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh nhé!
+ HĐ1: Khởi động:
 Cô cho lớp đi vòng tròn và kết hợp với các kiểu đi…Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập hợp tập TD sáng, kết hợp với bài hát tập thể dục sáng.
+ HĐ2: Trọng động:
- Hô hấp: “ Thổi bóng bay”
+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai tay thả xuôi.
- Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần) cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng to.
- Tay 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau(2l x 8 nhịp)
* TTCB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi
* Thực hiện: 
 + Nhịp 1: Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.
 + Nhịp 2: Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau.
 + Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao ngang vai
 + Nhịp 4: Hạ hai tay xuống.
 + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên
- Bụng 3:Đứng nghiêng người sang bên (2lx 8 nhịp)
TTCB:Đứng thẳng tay thả xuôi
 * Thực hiện: 
 + Nhịp 1:Đứng thẳng, 2 tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai
 + Nhịp 2: Nghiêng người sang phải
 + Nhịp 3: Nghiêng người sang trái
 + Nhịp 4:Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người
 + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 
 - Chân 1: Khuỵu gối(3lx8 nhịp)
TTCB:Đứng thẳng 2 chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông
 * Thực hiện: 
 + Nhịp 1:Nhún xuống đầu gối hơi khuỵu
 + Nhịp 2: Đứng thẳng lên
 + Nhịp 3: Nhún xuống đầu gối hơi khuỵu
 + Nhịp 4: Đứng thẳng lên
 + Nhịp :5,6,7,8 Như nhịp 1,2,3,4
- Bật: bật tiến về phía trước (2lx8 nhịp)
TTCB:Đứng khép chân tay chống hông
 + Bật 2 chân về phía trước 3-4 lần, Quay sau, bật về chỗ cũ.
*Hồi tĩnh: cho trẻ vun tay hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Nội dung:
+Quan sát:
- Quan sát thời tiết
- Quan sát bầu trời
-Trò chơi: Kéo co, mèo đuổi chuột, dệt vải, gieo hạt, bé làm thợ xây, ném bóng vào chậu.
-Chơi tự do.
II.Tiến hành:
 1.Mục Tiêu:
 - Trẻ nói lên những gì trẻ quan sát được, biết được sự thay đổi thời tiết, bầu trời giữa các buổi trong ngày.Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô, nắm được cách chơi luật chơi.(5t)
- Trẻ nhận biết được ngày đó bầu trời, thời tiết, nóng nực hay trong lành, mát mẻ. Trẻ biết tên trò chơi và chơi đúng luật.(4t)
- Phát triển tư duy về ngôn ngữ cho trẻ ,trẻ biết cách chơi trò chơi chơi đúng luật chơi ,nhanh nhẹn tự tin khi chơi.
- Trẻ thích thú hoạt động cùng cô, biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động (CS 47)
- Lồng ghép: giáo dục lễ giáo
2. Chuẩn bị: 
- 2 cái chậu, 6 quả bóng,vẽ 1vạch chuẩn cách xa cái chậu, sợi dây, khối gỗ
 * Tích hợp: ÂN
 3.Tiến hành:
* HĐ1: Ổn định gây hứng thú:
Cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Cô vừa cho các con hát bài hát gì?(4t)
- Cô chú công nhân làm nghề gì?(5t)
- Ngoài nghề thợ may và thợ xây ra các con còn biết quê mình có những nghề truyền thống nào nữa nè?(4t,5t)
-Những nghề đó giúp ích gì cho con người chúng ta?(5t)
- Giáo dục trẻ:Ngoài những nghề truyền thống mà các con vừa kể ra trong xã hội còn có rất nhiều ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng có ích cho xã hội vì vậy các con phải biết kính trọng những người lao động, không xem thường dù bất cứ ngành nghề nào, phải giữ gìn sản phẩm do họ làm ra biết chưa các con.
* HĐ2: khám phá:
 Quan sát thời tiết:
 - Bạn nào cho cô biết bầu trời hôm nay như thế nào?(5t)
 - Thời tiết bây giờ như thế nào? (5t)
 - Bạn nào nhìn lên bầu trời cho cô biết thời tiết như thế có mưa không nè?(4t)
 - Các bạn nhìn cây cối xung quanh sân trường xem các loại cây này như thế nào?(5t)
 -Vậy bây giờ đang là mùa gì nè?(4t)
 -Vì thế khi ra ngoài chúng ta phải làm gì nè?(4t)
 - Các bạn nè bây giờ thời tiết rất lạnh và trời trở gió vì thế khi ra ngoài chúng ta cần phải trang bị cho mình những quần áo phù hợp với thời tiết nhé!
* Quan sát bầu trời
-Các con nhìn lên bầu trời các con thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không?(4t,5t)
- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?(4t,5t)
- Những đám mây có màu gì?(4t)
-Chúng đứng yên hay chuyển động?(4t,5t)
- Sân trường khô ráo hay ước?(4t)
-Con có nhìn thấy nắng vàng hay những giọt mưa không?(4t,5t)
-Những đám mây trên trời cho ta biết điều gì?(5t)
-Khi trời nắng bầu trời như thế nào?(5t)
-Khi trời mưa bầu trời như thế nào?(5t)
-Khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa các con cần chú ý điều gì?(4t,5t)
Khi đi dưới trời nắng hoặc mưa thì các con phải sử dụng ô, mũ, nón hoặc áo mưa khi đi ra ngoài trời, mặc quần áo phù hợp với thời tiết các con nhé!
*Trò chơi: 
+ Trò chơi: “ Kéo co”
-Cách chơi: chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào đây. Khi có hiệu lệnh “kéo” của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía của nhóm mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Luật chơi :bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
+ Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- Cách chơi: cô cho cả lớp đứng vòng tròn nắm tay nhau, và cô mời 2 bạn, 1 bạn làm mèo và một bạn làm chuột, các bạn đứng vòng tròn và nắm tay nhau và giơ lên cao làm hang. Khi có hiệu lệnh của cô thì bạn làm mèo đuổi bạn làm chuột, nếu chuột bị mèo bắt được sẽ bị phạt và nếu khi cô nói hết giờ mèo bắt không được chuột thì mèo bị phạt.
-Luật chơi: chuột phải chạy chui qua các hang không được chạy ra ngoài và mèo phải chạy theo đường mà chuột đã chạy.
* Trò chơi: “ Dệt vải”
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca ( mỗi tiếng là một nhịp đẩy)
	Dích dích dắc dắc	Mặt vải mịn màng
	Khung cửi mắc vô	Gánh ì gánh nặng
	Xâu go từng sợi	Đến mai trời sáng
	Chân mẹ đạp vội	Đem ra mà phơi
	Chân mẹ đạp vàng	Đến một đẹp trời	
	Đem ra may áo.
+Trò chơi: “Gieo hạt”
Cách chơi :
Cô cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên
Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm động tác ngửi hoa
Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
Cây rung :Nghiêng người sang phải
Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống
Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..
+Trò chơi: Bé làm thợ xây
-Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật, chạy đến trước bảng ô kẻ sẵn bật tách, khép chân. Sau đó chạy đến nơi để các khối gỗ xây dựng, cầm bất kì 1 khối gỗ chạy đến khu vực xây dựng xếp thành mô hình trẻ thích (ngôi nhà, tàu hoả, ô tô, hình người …), rồi chạy về đứng cuối hàng.Trẻ trước chạy đến nơi có bảng kẻ ô sẵn thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô.hết thời gian 1 bản nhạc nhóm nào xây được nhiều mô hình và đẹp nhóm đó sẽ là nhóm thắng cuộc.
-Luật chơi:
- Mỗi trẻ chỉ cầm 1 khối gỗ và xếp 1 chi tiết trong mô hình. Trẻ sau sẽ tiếp tục xếp cho đến khi hoàn chỉnh mô hình.
+Trò chơi: Ném bóng vào chậu
Cách chơi:
Đặt 2 cái chậu thành hàng ngang cách vạch chuẩn 1,5 – 2m, cái nọ cách cái kia 1m.
Chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng vào vạch chuẩn, mỗi trẻ ném 3 lần theo hiệu lệnh của cô. trẻ tìm cách ném để bóng không nảy ra khỏi chậu. ném bóng xong, trẻ lên nhặt bóng về để ở vạch chuẩn  cho bạn tiếp theo, rồi đứng xuống ở cuối hàng. Trẻ thay nhau chơi cho đến hết lượt.đội nào ném được nhiều bóng vào chậu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc.
Hoạt động góc
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: Bán hàng, bé làm chú thợ mộc
-Góc xây dựng : Xây vườn rau, xây trường học
-Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát trong chủ đề
-Góc học tập: Thực hành vở làm quen với toán
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
-Góc văn hóa địa phương: Nặn củ cải trắng.
1. Mục tiêu:
- Biết thể hiện vai chơi và trao đổi ý kiến của mình với các bạn.(CS 49). Biết phân vai người bán và người mua. biết việc làm của chú thợ mộc. Xây được vườn rau, trường học, hát vận động nhịp nhàng 1 số bài hát trong chủ đề, thực hành được những yêu cầu trong vở làm quen với toán, nặn được củ cải trắng và biết cách chăm sóc cây.(5t)
-Trẻ biết chọn góc chơi mà mình thích. Biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi một cách tự nhiên. hát rõ lời các bài hát trong chủ đề, biết cách thực hành trong vở làm quen với toán, thể hiện đúng vai người bán và người mua, chú thợ mộc, nặn củ cải trắng, biết dùng nguyên vật liệu khác nhau để xây thành vườn rau, trường học, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây.(4t)
- Trẻ biết thể hiện ý tưởng bản thân qua các hoạt động khác nhau và cố gắng thực hiện công việc cho đến cùng .
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, biết chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi.
- Lồng ghép: giáo dục lễ giáo
2. Chuẩn bị
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, bút màu, vở làm quen với toán, đồ chơi bán hàng, 1 số loại phân bón, , 1 số vật liệu xây dựng, bàn, ghế, đất nặn, bảng con, dụng cụ âm nhạc, cái ca.
*Tích hợp : AN
3. Tiến trình
* Hoạt động 1: Ổn định 
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?(4t)
- Trong bài thơ nhắc đến bé làm nghề gì?(5t)
- Ngoài nghề có trong bài thơ ra các con còn biết những nghề truyền thống nào nữa nè? (4t,5t)
 - Vậy ước mơ của con sau này sẽ làm nghề gì?(4t,5t)
 - Để thực hiện được ước mơ của mình các con phải cố gắng học thật giỏi nhé! 
* Hoạt động 2: Thỏa thuận góc chơi
- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi.
-Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
-Các con nhìn xem, ở các góc chơi cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi.
+Góc xây dựng các con sẽ chơi gì? (4t). Ai sẽ đóng vai các chú thợ xây công trình?
 - Bạn nào sẽ là chủ công trình?
- Khi xây vườn rau, trường học xong các con phải làm gì để công trình mình thêm đẹp? (5t)
+Vậy còn góc phân vai? Các con sẽ chơi gì ở góc này?(4t)
- Cách chơi như thế nào?(5t)
- Bạn nào sẽ là người bán? Người bán phải như thế nào? (4t)
- Bán những gì?(5t)
- Mua những mặt hàng đó để làm gì?
- Công việc của nghề thợ mộc là làm gì?cần những dụng cụ gì?
- Làm ra những sản phẩm gì?
+Còn góc nghệ thuật các con sẽ chơi gì? 
-Bạn nào có thể nói ý tưởng của góc chơi này cho cô và các bạn cùng nghe nào? (5t)
+Thế còn góc học tập thì sao? Chơi như thế nào vậy các con?(4t,5t)
Khi tô mình tô như thế nào, cầm bút bằng mấy ngón, ngồi như thế nào?(4t,5t)
- Góc thiên nhiên con làm gì?
 Các bạn ơi hôm nay cô có một số cây hoa rất đẹp nhưng cô không có thời gian để chăm sóc bạn nào thích chăm sóc cây thì hãy vào chơi góc này nhé!
+Thế còn góc văn hóa địa phương các con sẽ chơi gì? 
- Khi nặn xong thì các con phải làm gì?
- Cô tóm ý, gợi ý lại cách chơi từng góc cho trẻ.
- Con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ.
- Vậy khi chơi thì các con chơi như thế nào? (5t)
- Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định không đánh bạn.
* Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi
- Cô mời các con vào góc chơi của mình
-Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ về cách chơi của trẻ. Bao quát trẻ, xử lý tình huống, liên kết các góc chơi.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô đến từng góc chơi và nhận xét. Cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc xây dựng để tham quan công trình.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 12/01/2015
I.Đón trẻ:
- Cô đón trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định gọn gàng. nhắc trẻ chào ông bà, cha mẹ.
- Trò chuyện sơ lược về chủ đề.
II. Điểm danh, Thể dục sáng:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh Vực Phát Triển Thể Chất
Tên hoạt động học: Bé khỏe bé ngoan (Bật sâu:
40-50cm)
Thời gian:30-35 phút
Thực hiện: lần đầu
 I. Mục Tiêu: 
- Trẻ thực hiện được vận động bật sâu 40-50cm và thực hiện đúng kỹ thuật, đúng tư thế.(5t)
- Trẻ bật sâu được với khoảng cách 35-40cm(4t)
-Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vận động nhóm cơ bắp của chân và sự phối hợp khéo léo trong vận động .
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe giúp cho cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật.
- Giáo dục : phát triển vận động cho trẻ.
II.Chuẩn bị:
2 khối hộp gỗ 35-40cm, 40-50cm, sợi dây.
* Tích hợp:Toán
III.Tiến hành:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG
1
Hoạt động 1:
Khởi động.
- Cô cho lớp đi vòng tròn và kết hợp với các kiểu đi:đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mép chân, đi khom, nâng cao đùi, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường…Sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập BTPTC.
2
Hoạt động 2:
Trọng động.
*BTPTC:
- Tay 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau(2l x 8 nhịp)
* TTCB: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi
* Thực hiện: 
 + Nhịp 1: Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.
 + Nhịp 2: Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau.
 + Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao ngang vai
 + Nhịp 4: Hạ hai tay xuống.
 + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi bên
- Bụng 3:Đứng nghiêng người sang bên (2lx 8 nhịp)
TTCB:Đứng thẳng tay thả xuôi
 * Thực hiện: 
 + Nhịp 1:Đứng thẳng, 2 tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai
 + Nhịp 2: Nghiêng người sang phải
 + Nhịp 3: Nghiêng người sang trái
 + Nhịp 4:Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người
 + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 
 - Chân 1: Khuỵu gối(3lx8 nhịp)
TTCB:Đứng thẳng 2 chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông
 * Thực hiện: 
 + Nhịp 1:Nhún xuống đầu gối hơi khuỵu
 + Nhịp 2: Đứng thẳng lên
 + Nhịp 3: Nhún xuống đầu gối hơi khuỵu
 + Nhịp 4: Đứng thẳng lên
 + Nhịp :5,6,7,8 Như nhịp 1,2,3,4
- Bật: bật tiến về phía trước (2lx8 nhịp)
TTCB:Đứng khép chân tay chống hông
 + Bật 2 chân về phía trước 3-4 lần, Quay sau, bật về chỗ cũ.
*VĐCB:
-Các con ơi trường chúng mình sắp tổ chức 1 cuộc thi “Bé khỏe bé ngoan”. Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tập luyện để rèn luyện sức khỏe, nhằm giúp cho cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật để đạt danh hiệu bé khỏe bé ngoan của trường các con nhé!
- Các bạn xem cô có gì nè? (khối hộp gỗ)
- Với khối hộp gỗ này chúng ta có thể thực hiện vận động gì?
Vậy hôm nay cô sẽ cho lớp mình tập luyện với vận động “Bật sâu 40-50cm” nhé!
Vậy các con có biết “Bật sâu 40-50cm” là như thế nào không? 
- Cô cho vài trẻ lên thực hiện cho lớp xem. (5t)
( Cô cho lớp thực hiện vận động, nếu đa số trẻ thực hiện được vận động thì cô không làm mẫu cô chỉ sửa sai cho trẻ, nếu đa số trẻ không thực hiện được vận động thì cô làm mẫu và phân tích động tác.)
- Cô thấy các bạn ai cũng “Bật sâu 40-50 cm” đều giỏi nhưng cô thấy các con thực hiện chưa đúng với vận động lắm, bây giờ các con chú ý xem cô “Bật sâu 40-50 cm” như thế nào nhé!
-Làm mẫu lần 1: không giải thích	
-Lần 2+ giải thích
+TTCB: cô đứng tự nhiên trên khối hộp gỗ, tay đưa từ sau ra trước, đồng thời hơi khụyu gối
+Thực hiện: khi có hiệu lệnh bật thì cô sẽ nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. các con nhớ không được lao người về phía trước khi rơi xuống nhé! thế là cô đã thực hiện xong vận động “Bật sâu 40-50cm” rồi. những bạn nào 5 tuổi thì thực hiện vận động bật sâu 40-50cm, đối với bạn 4 tuổi thì chỉ thực hiện vận động bật sâu 35-40 cm thôi nhé! giờ bạn nào giỏi lên thực hiện cho lớp xem nào.
- Mời lần lượt 2 bạn lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai.
- Mời trẻ khá thực hiện lại.
- Cho trẻ yếu lên tập lại.
- Cô vừa cho lớp mình thực hiện vận động gì?
3
Hoạt động 3:
Nào cùng chơi
Cô thấy hôm nay các bạn rất ngoan vậy cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi nhé!
- Trò chơi: “Kéo co”
+ Trò chơi: “ Kéo co”
-Cách chơi: chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào đây. Khi có hiệu lệnh “kéo” của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía của nhóm mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Luật chơi :bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần( cô nhận xét sau mỗi lần chơi)
-Cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng .
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I/ Nội Dung:
- Quan sát thời tiết
-Trò chơi:“Dệt vải”
-Chơi tự do.
II/Tiến trình :( đã soạn đầu

File đính kèm:

  • docxnghe_nghiep_tuan_4.docx
Giáo Án Liên Quan