Giáo án STEM Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá trứng gà - Hoàng Thị Ngọc Ánh

Trường mầm non Khun Há

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. CÁC THÀNH TỐ ĐẠT ĐƯỢC

* Khoa học: Trẻ nhận biết được con vật nào đẻ ra từ trứng gà. Trẻ biết trứng gà có 1 số đặc điểm bên ngoài và bên trong, cấu tạo của quả trứng, hình dạng của quả trứng. Trẻ nhận biết được lòng trắng, lòng đỏ, trứng sống, trứng chín. Trẻ biết lợi ích từ trứng: các món ăn tốt cho sức khỏe .

* Công nghệ: Trẻ biết sử dụng công cụ, dụng cụ trong quá trình khám phá: đèn pin, phễu (hoặc vỏ chai), thìa

* Kỹ thuật: Trẻ biết cách đập trứng, bóc vỏ trứng, tách lòng đỏ, lòng trắng trứng bằng dụng cụ như: phễu (hoặc vỏ chai), thìa, biết kỹ thuật gắn đính vỏ trứng để tạo ra sản phẩm tạo hình

* Nghệ thuật: Trẻ trang trí, tạo hình từ vỏ trứng tạo thành bức tranh

* Toán: Trẻ biết hình dạng lòng đỏ trứng hình tròn

* Kỹ năng khác: Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng phản biện, trình bày.

II. CHUẨN BỊ

- Video khoa học về quá trình gà đẻ trứng và trứng nở thành gà con

+ Trứng gà (chuẩn bị trứng luộc và trứng sống)

+ Dụng cụ khám phá: Phấn, đĩa, dao, phễu, thìa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 18468 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án STEM Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Khám phá trứng gà - Hoàng Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN STEAM - 5E 
KHÁM PHÁ TRỨNG GÀ
Giáo viên dạy: Hoàng Thị Ngọc Ánh – Nguyễn Thị Liễu
Lớp: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi – Trung Tâm
Trường mầm non Khun Há
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. CÁC THÀNH TỐ ĐẠT ĐƯỢC
* Khoa học: Trẻ nhận biết được con vật nào đẻ ra từ trứng gà. Trẻ biết trứng gà có 1 số đặc điểm bên ngoài và bên trong, cấu tạo của quả trứng, hình dạng của quả trứng. Trẻ nhận biết được lòng trắng, lòng đỏ, trứng sống, trứng chín. Trẻ biết lợi ích từ trứng: các món ăn tốt cho sức khỏe .... 
* Công nghệ: Trẻ biết sử dụng công cụ, dụng cụ trong quá trình khám phá: đèn pin, phễu (hoặc vỏ chai), thìa 
* Kỹ thuật: Trẻ biết cách đập trứng, bóc vỏ trứng, tách lòng đỏ, lòng trắng trứng bằng dụng cụ như: phễu (hoặc vỏ chai), thìa, biết kỹ thuật gắn đính vỏ trứng để tạo ra sản phẩm tạo hình 
* Nghệ thuật: Trẻ trang trí, tạo hình từ vỏ trứng tạo thành bức tranh 
* Toán: Trẻ biết hình dạng lòng đỏ trứng hình tròn
* Kỹ năng khác: Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng phản biện, trình bày.
II. CHUẨN BỊ
- Video khoa học về quá trình gà đẻ trứng và trứng nở thành gà con
+ Trứng gà (chuẩn bị trứng luộc và trứng sống) 
+ Dụng cụ khám phá: Phấn, đĩa, dao, phễu, thìa.
III. TIẾN HÀNH
Các bước
Thời lượng
HĐ của Giáo viên
HĐ của trẻ
1. GẮN KẾT
5 - 7 phút
- Tạo bối cảnh: Cho trẻ xem clip về con vật đẻ ra trứng gà và trứng gà nở ra con gì?
 - Thăm dò sự hiểu biết của trẻ về trứng bằng các câu hỏi: 
+ Con biết con vật nào đẻ ra trứng gà? 
+ Vậy trứng gà nở ra con gì?
+ Bên trong quả trứng có gì? 
+ Trứng có ăn được không?
 + Trứng có lợi ích như thế nào? 
Đặt vấn đề giải quyết? Các con muốn biết gì về quả trứng?
- Lắng nghe, quan sát. 
 - Đưa ra ý kiến của mình.
- Đưa ra ý kiến của mình.
2. KHÁM PHÁ 
15- 20 phút
- Cô hỗ trợ phân công nhiệm vụ để trẻ khám phá các loại trứng.
- Buổi khám phá về trứng ngày hôm nay chúng ta cần những đồ dùng dụng cụ gì?
- Cho đại diện các nhóm lên lấy sản phẩm về nhóm
- Cô hỗ trợ trẻ thực hành.
- Cô đi bao quát hỗ trợ trong quá trình các nhóm khám phá.
+ Các con đang làm gì?
+ Để bóc được quả trứng Các con làm thế nào?
+ Con sẽ làm gì với cái phễu (vỏ chai, muôi) này?
+ Các con có cần cô hỗ trợ gì không?....
- Trẻ khám phá theo nhóm về trứng gà
- Trẻ phân công nhiệm vụ trong nhóm: Khảo sát đực điểm bên ngoài, bóc vỏ trứng, cắt trứng, tách lòng đỏ 
Lựa chọn loại công cụ, dụng cụ để khám phá. 
- Trẻ sử dụng dụng cụ để khám phá trứng: dùng thước để đo kích thước trứng, đập trứng sống để quan sát bên trong (màu sắc, hình dạng, tính chất), tách lòng đỏ trứng bằng phếu hoặc vỏ chai nhựa 500ml. Bóc quả trứng đã luộc chín để so sánh trứng chín và sống. Quan sát trứng nổi, trứng chìm
- Trẻ trả lời
3. CHIA SẺ
10 phút
- Cho trẻ chia sẻ về cách chọn dụng cụ, hoạt động khám phá của nhóm mình.
- Con đã khám phá được điều gì ở những quả trứng?
- Cô lắng nghe trẻ chia sẻ, tổng hợp ý kiến.
- Động viên khen trẻ
- Các con học rất giỏi cô sẽ thưởng cho trẻ một món quà rất đặc biệt 
- Trẻ chia sẻ về kết quả khám phá (trẻ đã thực hiện những nội dung gì? Thực hiện bằng cách nào và kết quả ra sao?)
 - Nhóm trẻ còn lại lắng nghe, đặt cậu hỏi hoặc đưa ra ý kiến câu hỏi. 
4. ÁP DỤNG
10 – 15 P
- Cho trẻ áp dụng kiến thức đã được khám phá thông qua thử thách.
+ Thử thách 1: Bóc vỏ 1 quả trứng chín trong vào 1 phút
+ Thử thách 2: Trang trí vỏ trứng, tạo hình quả trứng bằng vỏ trứng.
- Câu hỏi mở rộng và giáo dục trẻ
+ Muốn có trứng gà để ăn chúng mình phải làm gì?
+ Để trứng gà có thể nở thành gà con chúng mình phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ:
Trẻ chia sẻ với cô và các bạn hiểu biết của mình về ích lợi của trứng.
- Trẻ thực hiện thử thách mới theo yêu cầu của trò chơi 
5. ĐÁNH GIÁ
3- 5 P
- GV quan sát và đánh giá trẻ xem đã nắm được những mục tiêu cô đưa ra chưa? Nắm được đến đâu rồi?
- Tiếp tục ôn luyện củng cố cho trẻ dựa trên sự đánh giá trên trẻ. 
 - Cô nhận xét kết quả của các nhóm hoạt động
- Buổi học ngày hôm sau nếu chúng ta khám phá về quả trứng nữa thì chúng ta sẽ làm thế nào? 
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng, vệ sinh về lớp.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thu gọn đồ dùng vệ sinh vào lớp
GIÁO ÁN STEAM – EDP
THIẾT KÉT Ổ GÀ
Giáo viên dạy: Hoàng Thị Ngọc Ánh – Nguyễn Thị Liễu
Lớp dạy: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi – Trung Tâm
Trường mầm non Khun Há
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
* Thành tố đạt được 
- Khoa học (S): Trẻ biết một số loại ổ gà khác nhau về hình dáng, nguyên vật liệu, màu sắc, kích thước...
 - Trẻ biết cấu tạo các phần của một ô gà: Phần vỏ ở ngoài, phần lót bên trong
- Trẻ biết ổ gà là nơi gà mẹ dùng để ấp trứng gà để nở thành gà con 
- Công nghệ (T): Cách sử dụng các dụng cụ: Hộp giấy, kéo, keo, băng dính, giấy báo, bông, rơm, lá chuối khô
- Kĩ thuật (E): Bản vẽ kĩ thuật của nhóm mình . Ghép nối, gắn kết phù hợp để ô gà êm ái, bền đẹp
- Nghệ thuật (A): Trang trí làm đẹp ổ gà, sử dụng nguyên vật liệu tái chế góp phần bảo vệ môi trường. 
- Toán (M): Tính toán kích thước to, nhỏ, dài, ngắn của ổ gà. Nhận biết, phân biệt màu sắc đa dạng, sắp xếp sáng tạo.
Kỹ năng khác
+ Rèn khả năng quan sát ghi nhớ, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ mở rộng ngôn ngữ vốn từ cho trẻ
+ Rèn luyện cho trẻ có kỹ năng sử dụng kéo một cách thành thạo, rèn luyện tính cẩn thận cho trẻ
+ Rèn luyện tính kỷ luật. Kỹ năng chia sẻ, hợp tác, hoạt động theo nhóm
+ Phát triển sự sáng tạo nghệ thuật cho trẻ...
+ Phát triển kỹ năng tư duy tính toán nhanh nhẹn cho trẻ
+ Trẻ tập trung chú ý trong giờ học, hào hứng tham gia các hoạt động nhóm.Trẻ biết chia sẻ, lắng nghe, đoàn kết và quan tâm, giúp đỡ bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Bàn ghế, hộp giấy các loại, kéo, keo, băng dính, giáy báo, giấy màu, bông, rơm, lá chuối khô
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Hỏi
- Chúng mình vừa được khám phá gì?
- Chúng mình có biết trứng gà nở thành con gì không?
- Làm thế nào để trứng gà có thể nở thành gà con?
- Đây là gì? (Trứng gà)
- Đây là gì? (Gà mẹ)
- Gà mẹ có ấp được trứng không? Vì sao?
- Chúng mình phải làm gì để gà mẹ có thể thoái mái, ấm áp để ấp các quả trứng bây giờ?
- Ý tưởng của các con rất gà mẹ để ấp trứng nhé! 
- Các con biết gì về ổ gà? Con hãy chia sẻ với cô và các bạn. 
- Ổ gà được làm bằng gì?
- Chúng mình thường thấy ổ gà ở đâu?
- Trẻ trả lời
- Trẻ chia sẻ hiểu biết của mình
2: Tưởng tượng
- Cho trẻ chia nhóm và lấy đồ dùng mang về nhóm
- Từ những nguyên vật liệu này các con có ý tưởng làm ổ gà của nhóm mình như thế nào? 
- Con nghĩ xem chúng mình sẽ làm ổ gà có hình dáng như thế nào? từ những nguyên liệu gì
- Con sẽ làm gì với nguyên liệu đó?
- Con sẽ làm ổ gà như thế nào?
- Con sẽ trang trí như thế nào để ổ gà thêm đẹp?
- Các con sẽ sử dụng những đồ dùng gì khi làm ổ gà?
- Trẻ cùng nhau lựa chọn thống nhất sản phẩm thiết kế.
- Trẻ chia nhóm và lấy đồ dùng mang về nhóm
- Trẻ trả lời
Trẻ cùng nhau lựa chọn thống nhất sản phẩm thiết kế
3: Thiết kế (Plan)
- Vừa rồi chúng ta đã bàn bạc và thống nhất về hình dạng và các nguyên vật liệu cần có. Bây giờ các nhóm chúng mình hãy cùng nhau thiết kế ra bản vẽ ổ gà chung cho cả nhóm nhé
- Cho trẻ vẽ bản thiết kế của nhóm mình, thống nhất lựa chọn nguyên liệu ...
- Trẻ cùng nhau lựa chọn thống nhất bản vẽ và thực thiệt thiêt kế bản vẽ
4: Chế tạo
- Cô cho trẻ lựa chọn nguyên liệu và thực hiện, cô đến từng nhóm và hỏi: 
- Ai là nhóm trưởng? Trong nhóm phân công nhiệm vụ như thế nào? (Quan sát và xử lý tình huông). 
- Trẻ cắt, dán, lắp ghép các bộ phận, các phần với nhau theo lần lượt thứ tự để tạo ra ổ gà hoàn chỉnh
- Các con đang làm gì? Dùng nguyên vật liệu gì?
- Con làm như thế nào?
- Nhóm mình có gặp khó khăn gì không? Các con có cần sự trợ giúp nào không?Tìm kiếm sự trợ giúp từ đâu? 
- Theo con mình sẽ trang trí như thế nào để ổ gà thêm đẹp? 
- Trẻ lựa chọn nguyên liệu
- Trẻ trả lời
5: Thử nghiệm và cải tiến
- Cho trẻ so sánh, đối chiếu với bản vẽ thiết kế ban đầu (cho trẻ chia sẻ về cách làm và sản phẩm của nhóm mình)
- Cho trẻ thử nghiem sản phẩm của nhóm
- Các con có muốn thay đổi gì không?
- Nếu thay đổi con sẽ thay đổi điều gì? 
-> Các con ơi, từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi dễ tìm kiếm, dễ sử dụng cô thấy chúng mình đã thiết kế và tạo ra những ổ gà rất đẹp rất chắc chắn, và cô rất vui vì điều đó. Cô cảm ơn các con rất nhiều, bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau cho trứng vào ổ và cùng để vào 1 chỗ để lát nữa các chú gà mẹ sẽ đến và ấp trứng nhé
- Trẻ đặt ổ gà cạnh bản thiết kế
- Trẻ thử nghiệm sản phẩm bằng cách cầm, rung, lắc nhẹ xem các bộ phận đã chắc chắn chưa. (Đặt quả trứng vào ổ).

File đính kèm:

  • docgiao_an_stem_mam_non_lop_la_de_tai_kham_pha_trung_ga_hoang_t.doc
Giáo Án Liên Quan