Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Cây đa quê hương - Võ Thị Nga
I. Mục tiêu
- Hiểu và đọc đúng được bài Cây đa quê hương
- Đọc đúng những từ ngữ khó trong bài
- Yêu thích quê hương đất nước, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh minh họa cho bài
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tập đọc: Cây đa quê hương - Võ Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Nga Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Thúy Hằng GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 2 MÔN : TẬP ĐỌC BÀI: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG Mục tiêu Hiểu và đọc đúng được bài Cây đa quê hương Đọc đúng những từ ngữ khó trong bài Yêu thích quê hương đất nước, yêu thích môn học Chuẩn bị Giáo viên Sách giáo khoa Tranh ảnh minh họa cho bài Học sinh Sách giáo khoa Vở ghi bài Tiến trình hoạt động Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4 phút 1 phút 3 phút 27 phút 4 phút 3 phút 1 phút MỞ ĐẦU Ổn định lớp: Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học ngay ngắn Kiểm tra bài cũ: Mời 2 học sinh đứng lên đọc lại bài Những quả đào. Mỗi học sinh đọc 2 đoạn của bài Mời học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét HOẠT ĐỘNG Giới thiệu bài mới: Bài Cây đa quê hương Cho học sinh nhắc lại tựa đề của bài, giáo viên ghi tựa bài lên bảng Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 : Luyện đọc Đọc mẫu: giáo viên đọc mẫu trước 1 lần Giáo viên hỏi học sinh bài được chia thành mấy đoạn? Bài được chia thành 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đang cười Đoạn 2: Phần còn lại Giáo viên cho học sinh đọc cả bài. Mỗi học sinh 1 đoạn Mời học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét Giáo viên cho học sinh đọc lại lần 2. Mỗi học sinh 1 câu. Trong lúc đọc lưu ý sửa những từ sai cho học sinh Luyện đọc đoạn: Cho học sinh luyện đọc đoạn. Giáo viên lưu ý những từ học sinh đọc sai để ghi lên bảng luyện đọc cho học sinh Mời học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét Giáo viên giải thích của của những từ khó và luyện đọc từ khó VD: chót vót, giận dữ, lững thững Giáo viên cho học sinh đọc lại những từ khó Giáo viên cho học sinh chia lại những đoạn trong bài quá dài VD: Rễ cây nổi lên mặt đất / thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Giáo viên cho học sinh đọc lại câu vừa mới chia Giáo viên chia lớp thành từng nhóm cho học sinh đọc với nhau. Sau đó cử đại diện để đọc thi với nhau Mời học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét Giáo viên cho cả lớp đọc đông thanh lại 1 lần nữa HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bài Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời Những từ ngữ nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? Câu văn nào cho chúng ta thấy được điều đó? Từ ngữ: cây đa nghìn năm, cả một tòa cổ kính Câu văn: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây Cây đa có những bộ phận nào ? Thân, cành, ngọn, rễ Nhưng bộ phận của cây đa đươc tả bằng những hình ảnh nào? Thân cây: Chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể Cành cây: lớn hơn cột đình Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ Diễn tả lại đặc điểm mỗi bộ phận cây bằng một từ ? Thân cây: to, rất to Cành cây: lớn, to Ngọn cây: cao, cao vút Rễ cây: Ngoằn ngoèo Ngồi hóng mát ở góc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng KẾT THÚC Củng cố Cho học sinh đọc lại bài Đọc lại những từ khó Dặn dò Nhắc học sinh nhớ đọc lại bài Chuẩn bị bài mới Học sinh lắng nghe Học sinh thực hiện Học sinh nhận xét Học sinh lắng nghe Học sinh nhắc lại Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời Học sinh thực hiện Học sinh nhận xét Học sinh lắng nghe Học sinh thực hiện Học sinh nhận xét Học sinh lắng nghe Học sinh đọc lại Học sinh thực hiện Học sinh thực hiện Học sinh thực hiện Học sinh nhận xét Học sinh lắng nghe Cả lớp thực hiện Học sinh trả lời Học sinh thực hiện Học sinh ghi nhớ và ghi vào vở
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_tap_doc_cay_da_que_huong_vo_thi_nga.docx