Giúp đỡ học sinh “hợp tác nhóm” có hiệu quả ở trường Tiểu hoc I Sông Đốc

Những năm gần đây, giáo dục được sự quan tâm của toàn xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều yêu cầu cho những nguời làm công tác giáo dục. Đòi hỏi đào tạo những con người phát triển toàn diện trong thời đại mới, biết thích nghi cũng như hợp tác trong công cuộc đổi mới của đất nước.

-Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học bậc học.

- Mục tiêu đào tạo : tạo ra con người biết chủ động sáng tạo tự khám phá xử lý thông tin, phát hiện khoa học,

-Thực hiện cá thể hóa dạy học, dạy cho từng cá nhân, những cá thể hóa trong từng điều kiện tiểu học: phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân, Xây dựng tốt môi trường học tập

Học tập theo phương thức hợp tác nhóm sẽ khắc phục được những hạn chế nhiều vấn đề. Ngày nay hợp tác nhóm dang được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp đỡ học sinh “hợp tác nhóm” có hiệu quả ở trường Tiểu hoc I Sông Đốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
	 Những năm gần đây, giáo dục được sự quan tâm của toàn xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều yêu cầu cho những nguời làm công tác giáo dục. Đòi hỏi đào tạo những con người phát triển toàn diện trong thời đại mới, biết thích nghi cũng như hợp tác trong công cuộc đổi mới của đất nước.
-Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức năng lực tự giác cho học sinh ở tất cả các cấp học bậc học.
- Mục tiêu đào tạo : tạo ra con người biết chủ động sáng tạo tự khám phá xử lý thông tin, phát hiện khoa học,
-Thực hiện cá thể hóa dạy học, dạy cho từng cá nhân, những cá thể hóa trong từng điều kiện tiểu học: phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân, Xây dựng tốt môi trường học tập
Học tập theo phương thức hợp tác nhóm sẽ khắc phục được những hạn chế nhiều vấn đề. Ngày nay hợp tác nhóm dang được áp dụng ngày càng nhiều vào nhà trường và đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất.
Phần lớn kinh nghiệm học tập có ý nghĩa nhất của học sinh xảy ra khi các em được tham gia vào các tình huống nào đó đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề đối với các bạn khác nghĩa là phải học hợp tác
 Dựa vào những nội dung, những yêu cầu, những lý do trên, với yêu cầu thiết thực các nhà trường tiểu học, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới cách dạy cách học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Cùng với yêu cầu chung cần phải có sự đổi mới, với nguyện vọng chính đáng của bản thân: Làm cách nào, làm như thế nào và làm gì để học sinh học tập ngàymột đạt kết quả cao hơn, đáp ứng xu thế phát triển toàn diện của xã hội, cũa đất nước. Nên tôi chọn và xây dựng đề tài: Giúp đỡ học sinh “ hợp tác nhóm” có hiệu quả ở trường Tiểu hoc I Sông Đốc..
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ KHOA HỌC:
	Có rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu và rút ra những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề học” hợp tác nhóm” Đặc biệt có những nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa kì, Canada, Anh, Pháp lại càng chú trọng đến vấn đề xây dựng cách học “ hợp tác nhóm”.
	Hợp tác nhóm không phải là tư tưởng mới. Học hợp tác nhóm xuất hiện cùng với quá trình phát triển của nhân loại khi mọi người cần hợp tác với nhau để tồn tại. Lịch sử loài người cũng đã chỉ ra rằng, những cá nhân có thể tổ chức, phối hợp nỗ lực mọi thành viên để đạt mục tiêu chống lại kẻ thù chung. Thực tế là con người cần phải hợp tác, săn bắt, khai thác miền đất mới,
	Trước hết chúng ta cần hiểu được “ hợp tác nhóm là có nghĩa như thế nào? Có nhiều ý kiến đánh giá, khẳng định dựa vàonhiều cơ sở khác nhau. Nhưng tối thiểu của nội dung hoc “hợp tác nhóm” cần phải dựa trên nhữnh co sở sau:
- Học hợp tác nhóm không phải xếp chỗ cho trẻ ngồi cạnh nhau trong bàn học mà học “ hợp tác nhóm” là học sinh thực hiện độc lập nhiệm vụ của mình.
- Hợp tác học tập không phải là một cá nhân trẻ cùng làm bài với giáo viên, sau đó thông báo đã hoàn thành công việc và giúp đỡ bạn khác.
- Hợp tác học tập không phải chỉ một học sinh khá thực hiện bài báo cáo thay mặt cho cả nhóm đọc.
	Hợp tác học tập không chỉ là việc học sinh ngồi cạnh nhau một cách cơ học, cùng nhau trao đổi, thảo luận, giúp đỗ nhau, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm mà còn ở mức độ cao hơn.
	Để lý giải những yếu tố hợp tác nhom cần thiết và đề ra những biện pháp thiết thực thì việc xây dựng biện pháp giúp đỡ học sinhhọc hợp tác nhóm. Ta cần so sánh sự khác nhau giữa phương pháp học nhóm truyền thống và học hợp tác nhóm.
Học hợp tác nhóm
Học nhóm truyền thống
Độc lập một cách tích cực
Không độc lập
Trách nhiệm cá nhân
Không có tách nhiệm
Đa dạng bằng năng lực, tính cách
Chia sẻ trách nhiệm nhóm trưởng
Đồng nhất
Nhóm trưởng được định sẵn
Chia sẻ trách nhiệm lẫn nhau
Chỉ trách nhiệm với bản thân
Nhiệm vụ và duy trì bầu không khí đầm ấm trong nhóm
Chỉ tập trung vào giải quyết nhiệm vụ cá nhân.
Dạy kĩ năng xã hội
Không quan tâm tới kĩ năng xã hội
Giáo viên quan sát và can thiệp vào quá trình hợp tác
Giáo viên bỏ qua các chức năng hợp tác nhóm
Nhóm phân tích kết quả
Nhóm không phân tích kết quả
	Ngoài ra, học hợp tác nhóm phải đảm bảo 5 yếu tố:
1. Phụ thuộc tính tích cực:
Mỗi thành viên trong nhóm hợp tác cần nhận thức rằng, mỗi thành viên đều phải cố giắng hết sức mình không phải vì thành tích cá nhân, mà thành công của từng người tạo nên niềm vui của cả nhóm. Thất bại của một thành viên trong nhóm là nỗi buồn chung của cả nhóm. Họ gắn kết nhau theo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công, nếu mỗi người không cố gắn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ làm việc cùng nhau để phát huy tối đa sức mạnh của tất cả các thành viên bởi sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ giúp đỡ nhau. Họ cùng phối hợp những kết quả của họ với những cố gắng của tất cả các bạn trong nhóm.
2. Hợp tác học tập đòi hỏi sự “ Đối mặt” nhau trong nhóm học sinh.
Sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh độc lập trong nhóm là kết quả của hợp tác nhóm.
3. Trách nhiệm cá nhân của từng cá nhân trong nhóm trong việc học.
Mỗi thành viên trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định ( các vai trò được luân phiên trong các hoạt động học tập khác nhau ) và thể hiện rằng họ không thể dựa vào công việc của người khác. Do đó hợp tác trong nhóm còn làm cho mỗi thành viên trở nên mạnh mẽ hơn. Mục tiêu của hợp tác học tập là phát huy tối da kết quả hoch tập của từng thành viên. Phát hiện khả năng học tập của học sinh là điều kiện cần thiết để hỗ trợ trẻ
4. Hợp tác học tập đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt dộng xã hội trong nhóm cần thiết. 
Để có thể hoạt động cho mục tiêu chung, mỗi học sinh cần có những kĩ năng.
	- Hiểu và hoàn toàn tin tưởng nhau
	- Giao tiếp với nhau phù hợp và rõ ràng
	- Chấp nhận và ủng hộ lẫn nhau
	- Giải quyết các mau thuẫn trong nhóm trên tinh thần xây dựng để có được kĩ năng này học sinh cần được luyện tập.
5. Nhận xét nhóm.
	Tính hiệu quả của nhóm thường được thể hiện bằng việc nhận xét của nhóm về các hoạt động của nhóm. Nội dung nhận xét nhóm có thể là những vấn đề cần thiết như sau:
- Hoạt động của thành viên nào là có lợi cho nhóm.
- Phương thức làm việc của nhóm đã hiệu quả chưa? Cần thay đổi thế nào để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn.
- Có hai hình thức kế tiếp nhau trong nhận xét nhóm: Nhận xét của mỗi thành viên trong từng nhóm và nhận xét của học sinh hay giáo viên về hoạt động của các nhóm.
II. NỘI DUNG ;
1. Xuất phát từ cơ sở lý luận về việc giúp đỡ học sinh học hợp tác nhóm tốt hơn. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nâng cao phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Thực ra không phải bay giờ chúng ta mới nghiên cứu về vấn đề hợp tác nhóm, càng không phải bây giờ chúng ta mới sử dụng phương pháp hợp tác nhóm. Mà đã từ lâu có rất nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này, và cũng có rất nhiều cơ sở, sử dụng phương pháp hợp tác nhóm. Có điều trrên lý thuyết thì đúng, nhưng khi triển khai, áp dụng thì chưa được đồng bộ, chưa được kết quả như mong muốn.
2. Thực tế trường tôi, cùng một số trường trong ngành giáo dục huyên đã thường xuyên áp dụng việc họpc hợp tác nhóm và bước đầu dã đạt dược một số kết quả nhất định. Học hợp tác nhóm phát huy được khả năng đánh giá của bản thân, tôi thấy việc học hợp tác nhóm một cách nghiêm túc, đúng đắn , sẽ thu được nhiều kết quả tốt.
3. Biện pháp thực hiện:
Muốn thực hiện việc học hợp tác nhóm có hiệu quả thì cần xác định rõ nội dung yêu cầu của việc học hợp tác nhóm. Tức là việc thực hiện học hợp tác nhóm. Muốn thực hiện được học hợp tác nhóm phải đảm bảo nội dung sau:
a. Xác định mục tiêu bài dạy:
- Để xác định mục tiêu bài dạy, giáo viên cần xác định rõ 2 mục tiêu trước khi tiến hành lên lớp.
+Kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân, phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhan.
+Những kĩ năng hợp tác nào cần phải rèn luyện cho học sinh trong giờ hoc.
b. Ra quyết định:
- Xác định số lượng thànhviên trong nhóm: Sau khi xác định được mục tiêu giờ học, giáo viên cần xác định số thành viên trong nhóm. Nhóm có hiệu quả có từ 2 đến 6 thành viên. Vì các lý do sau:
+ Nếu số lượng thành viên trong nhóm tăngthì phạm vi khả năng, nang lực,kỹ thuật và trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số học sinh càng nhiều thì cơ hội có học sinhvới nhiều năng lực tham gia thực hiện nhiệm vụ càng tăng.
+ Nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia, nhưng các kĩ năng hợp tác như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên,thống nhất ý kiến, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, quản lý để nhiều học sinh được tham gia khó có có thể đạt được. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác khác cần được dạy trong quá trình hợp tác sẽ không có thời gian để luyện tập.
+ Nhiệm vụ của bài học cũng như các tư liệu học tập sẽ quyết định nhóm.
+ Thời gian càng ít thì nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ trở nên hiệu quả hơn vì không mất thời gian tổ chức, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên càng ít hơn.
Tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, có kỹ năng quyết định sẽ tổ chức nhóm với số lượng cao hơn. Nhưng đừng bao giờ vượt quá 6. Kinh nghiệm cho thấy, nếu nhóm có số lượng hơn 6, nhiều học sinh sẽ thụ động, hoặc chỉ tương tác với một hoặc hai thành viên bên cạnh. Hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò quyết định, chịu trách nhiệm với các quyết định đó, để cùng hưởng vui, buồn với kết quả của mình, do vậy học sinh cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm.
- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Khi lựa chọn thành viên vào một nhóm, giáo viên cần cân nhắc, nhóm đồng nhất hay nhóm đa dạng.
- Tổ chức lớp học: Giáo viên cần tổ chức sao cho mọi thành viên trong nhóm phải nhìn thấy nhau.
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm: Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng, sau mới hoạt động nhóm, các thành viên thay đổi vai trò cho nhau, tránh việc mỗi thành viên đóng một vai quá lâu.
Như đã nói trên, một nhóm trung bình từ 4 đến 6 em: Một người điều khiển nhóm( tức nhóm trưởng) người làm thư ký ghi chép, một người báo cáo, người khuyến khích động viên các thành viên các thành viên, một người theo dõi động viên, một người theo dõi đánh giá sự tham gia của mỗi thành viên.
- Giải thích nhiệm vụ: Người giáo viên là người quan trọng nhất, quyết định đến vận mạng, trách nhiệm, hiệu quả của học sinh trong việc học nhóm, nên người giáo viêncần chú ý đến các kĩ năng giao nhiệm vụ:
+ Ngôn ngữ phải rõ ràng, ngắn gọn.
+ Giải thích mục tiêu của bài học và mục tiêu cần đạt cũng như những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh phải vận dụng.
+ Giải thích những khái niệm cần thiết và hướng dẫn trình tự học sinh phải tiến hành, đưa ra các nhiệm vụ nếu cần.
+ Ra các câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh đã hiểu nhiệm vụ trước khi học sinh tiến hành công việc.
- Tổ chức hợp tác trong nhóm: Cần giải thích nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không đánh giá theo cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên đều phải có trách nhiệm đóng góp và có trách nhiệm hoàn thành công việc, mọi thành viên cần được lĩnh hội kiến thức. Tránh tình trạng học sinh khá làm bài còn học sinh yếu ngồi ỳ chờ đợi.
- Để thực hiện được điều này có kết quả thực sự, người giáo viên có thể thực hiện được nhiều cách:
Phần thưởng cho cả nhóm(thu 1 sản phẩm chung, kiểm tra bất kỳ thành viên nào trong nhóm).
- Nâng cao phụ thuộc tích cực của các thành viên trong nhóm. Thông báo với học sinh mục tiêu chung của cả nhóm để học sinh cần hợp tác chặt chẽ với nhau. Trong học hợp tác nhóm, mọi học sinh đều phải hiểu hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ và phải chắc chắn rằng mọi thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Một số giáo viên thường sử dụng như sau:
+ Yêu cầu nhóm chỉ đưa ra sản phẩm, mỗi thành viên chỉ ra rằng, mỗi thành viên cần chỉ ra rằng, mình đồng ý với sản phẩm đó bằng cách kí hay đánh dấu vào sản phẩm và phải có khả năng giải thích lý do tạo ra kết quả đó. Mỗi thành viên cần hiểu bài mình cần làm. Khi mỗi nhóm chỉ có một sản phẩm, giáo viên cần lưu ý đến trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Giáo viên có thể gọi một học sinh của nhóm yêu cầu giải thích câu trả lời.
+ Khen cho nhóm: Thưởng cho cả nhóm là một biện pháp tăng cường tính hợp tác của nhóm. Tuy nhiên trong lúc khuyến khích tăng cường hợp tác nhóm cũng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của từng thành viên: Mục tiêu của học hợp tác nhóm là nâng cao ý thức học tạp của mỗi thành viên. Học nhóm không hợp tác sẽ xảy ra khi các thành viên trong nhóm thiếu trách nhiệm với bản thân, không tham gia thực hiện nhiệm vụ, dựa giẫm vào các thành viên khác. Để có thể chắc chắn các thành viên đều tham gia hoạt động, giáo viên cần sử dụng các hình thức sau:
* Đưa ra bài thực hành kiểm tra.
* Hỏi ngẫu nhiên một thành viên nào đó
* Yêu cầu mọi thành viên sửa, biên tập lại một vấn đề.
- Nâng cao hợp tác giữa các nhóm trong nhóm: Giáo viên có thể cho điểm thưởng cho cả lớp khi tất cả các nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ, khuyến khích học sinh trong nhóm hỗ trợ các nhóm khác.
- Cần giải thích các tiêu chí để đạt thành công: Đánh giá sự thành công trong học hợp tác nhóm cần dựa vào những tiêu chí nhất định. Do vậy khi bắt đầu giờ học, giáo viên cần giải thích rõ tiêu chí đánh giá sự thành công. Các tiêu chí được đưa ra không chỉ cho từng nhóm mà cho cả lớp, đây là tiền đề để học sinh có ý thức hợp tác tập thể không chỉ trong nhóm mình mà cho cả lớp. Những tiêu chí này học sinh thông tin là chúng đã thực hiện tốt bài tập này chứ không phải đếm có bao nhiêu học sinh đã làm đúng.
- Những biểu hiện hợp tác: 
+ Mỗi thành viên phải được giải thích và hiểu rõ làm thế nào để có câu trả lời.
+ Mỗi thành viên phải được chia sẽ tự vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã có vào lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới.
+ kiểm tra đã làm rõ mọi thành viên trong nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ và đồng ý với phần bài làm đã xây dựng chưa.
+ Khuyến khích mọi thành viên đều được tham gia, đóng góp giải quyết nhiệm vụ.
+ Khuyến khích mọi thành viên đưa ra lý lẽ, lập luận để có câu trả lời. Học xảy ra không phải do áp lực của cả nhóm hay ý kiến đa số
+ Không chỉ trích cá nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng suy nghĩ. Nói cách khác trong tranh luận không có ai sai ai đúng mà chỉ có các vấn đề hợp lý và chưa hợp lý.
Trong phương pháp học hợp tác nhóm cần phải có những kỹ năng sau:
+ kỹ năng giao tiếp và tương tác giữa các học sinh với học sinh.
+ Biết trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
+ Lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến người khác
+ biết nghắt lời một cách hợp lý
+ Biết phản đối một cách lịch sựvà đáp lại sự phản đối một cách chân thành
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục
+ Kỹ năng hợp tác: Sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn bó sôi nổi hào hứng, đoàn kết, trách nhiệm tự giác.
+ Kỹ năng xây dựng niềm tin trong nhóm ( tránh tự ti mặc cảm bản thân ).
+ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
+ Kỹ năng đưa ra quyeets định kịp thời phù hợp.
	Những kỹ năng cần được dạy như một nội dung của bài giảng, trong quá trình soạn giáo án giáo viên cần xác định rõ.
- Kỹ năng nào cần được dạy trong bài.
- Kỹ năng đó cần được thể hiện như thế nào.
- Vì sao cần phải dạy kỹ năng đó.
- Tạo ra bài tập cơ hội thực hành cho học sinh.
- Quan sát, đánh gia sau mỗi giờ, sau mỗi buổi học.
Một số vấn đề liên quan khác như: Tài liệu, mục tiêu, môi trường
-Thực hiện học hợp tác nhóm ở tất cả các môn, nhưng không phải lúc nào, nội dung nào cũng thực hiện hợp tác nhóm. Có những môn học hợp tác nhóm ở nội dung này có những môn lại thực hiện ở nội dung kia. Thậm chí trong một môn cũng không nhát thiết học hợp tác nhốm thường xuyên một vấn đề. Cái chính là người thầy dạy cho học sinh kỹ năng học hợp tác nhóm như thế nào. Nghĩa là phải cho học sinh hiểu rõ từng kỹ năng từng nội dung cần đảm nhiệm:
+ Bước 1: Giúp học sinh hiểu vì sao có kỹ năng đó ( ví dụ: các em thử nghĩ xem trong một nhóm có hai hay nhiều bạn tranh nhau cùng nói một lúc thì sẽ như thế nao?)
+ Bước 2: Giúp học sinh hiểu kỹ năng đó như thế nào? Có thể yêu cầu học sinh miêu tả hành động hoặc bằng lời những hoạt động thể hiện kỹ năng đó.
+ Bước 3: Thiết kế và đưa ra bài tập luyện tập thực hành ( trong quá trình luyện tập có sự phản hồi của giáo viên và bạn bè )
+ Bước 4: Nhận xét về kỹ năng của học sinh vào cuối buổi và giờ sinh hoạt tập thể nhưng phải lưu ý một điều: để hoàn thành được một kỹ năng học sinh phải kiên trì luyện tập để trở thành kỹ xảo.
Cần đề ra những chuẩn mực và phần thưởng khuyến khích việc thể hiện các kỹ năng hợp tác trong học tập
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Do đặc thù bộ môn, cũng như áp dụng phương pháp mới, dạy ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp, tôi thường xuyên sử dụng phương thức học hợp tác nhóm.
	Dựa vào cơ sở lý luận, thực hiện dựa vào những biện pháp những nội dung đã nêu ở trên. Tôi đã áp dụng việc sử dụng phương pháp học hợp tác nhóm vào cac lớp khoi 3 , 4 va 5. Sau đay là một số ví dụ cụ thể.
Ví dụ 1 : Ở phần luyện tập đối thoại, trong điều kiện thiếu thốn thiết bị nghe nhìn và môi trường ngoại ngữ, thì việc phân nhóm, chia vai cho từng thành viên trong nhóm, giúp các em có thể hiểu tình huống và áp dụng vào thực tế một cách tốt nhất.
	Ví dụ 2: Giáo viên có thể cho các em ôn lại từ vựng bằng cách tìm những từ bắt đầu bằng “ s” ( school, small, student, six,) .Cũng câu hỏi này nếu giáo viên gọi 3- 5 phút học sinh trả lời, nhiều nhất là 6-8 em và số từ đạt được chỉ 6-8 từ. Nhưng nếu chia nhóm, cũng từng đó thời gian thì học sinh tìm được rất nhiều từ, có nhóm có thể đạt được đến 15 từ.
	Ví dụ 3: Bài 5 - phần 4: Read and match
	Yêu cầu nội dung: Học sinh hiểu được nội dung bài và chọn đúng tranh minh họa. Giáo viên đưa phần hợp tác nhóm vào phần đọc hiểu. Sau khi học sinh đọc thầm đoạn 1,2,3 và chọn tranh. Sau đó cho nhóm đại diện trả lời, nhóm còn lại nhận xét. Nếu giáo viên gọi từng cá nhân trả lời thì trong 10 phút giỏi lắm được ¼ lớp tham gia. 
Ví dụ 4: Em hãy tìm những từ chỉ những thành viên trong gia đình.
( mother, father, sister) có trong ô chữ.
	Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn, chia nhóm giao việc. Đại diện nhóm thi đọc kết quả nhanh. 100% cả lớp thực hiện xong yêu cầu của bài. Nếu giáo viên gọi học sinh trả lời chỉ được từ 5 – 10 em trong một thời gian ngắn.
	 Như đã nói ở trên, việc áp dụng học hợp tác nhóm có thể áp dụng ở rất nhiều bộ môn, nhưng cũng phải khẳng định rõ ràng là tùy theo nội dung yêu cầu của từng bài, từng tuần mà áp dụng hợp tác nhóm cho hợp lí. Cũng không phải bài nào nên áp dụng tường xuyên ở một phần. chẳng hạn ở phần Read có thể bài này áp dụng ở phần tìm hiểu bài nhưng ở bài khác lại áp dụng ở phần luyện đọc. Cái chính là người giáo viên phải khéo léo điều khiển để lớp thực hiện với kết quả tốt.
	Mỗi một lần kiểm tra phiếu hoặc bài học tôi thường kiểm tra đánh giá thực tiển, tổng kết xem nhận thức học sinh thay đỏi có hiệu quả không?
	Thực ra tôi lấy việc thực nghiệm để áp dụng phương pháp giúp đỗ học sinh học hợp tác nhóm là muốn khẳng định chắc chắn tính ưu việt và tính hơn hẳn của việc hợp tác nhóm- không hợp tác khác nhau căn bản ở chỗ nào. Hơn nữa cũng muốn khẳng định rõ việc học hợp tác nhóm có thể áp dụng ở tất cả các đối tượng.
PHẦN THỨ BA: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
	1. Kết Luận:
Trên đây là một số những kinh nghiệm của tôi về học hợp tác nhóm mà tôi thường áp dụng. Điều cơ bản nhất theo tôi là người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Để học hợp tác nhóm tốt cũng là phương pháp đổi mới phương pháp dạy học thì khâu chuẩn bị trước khi lên lớpcủa người giáo viên là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các nội dung cần đưa ra cho hợp tác nhóm và khi thực hiện cần khéo léo hướng các nhóm vào mục đích yêu cầu của bài học thì sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh. Không những thế mà học hợp tác nhóm còn làm cho học sinh mạnh dạn hơn, nhất là những em nhút nhát – từ đó các em tự tin hơn trong học tập và cũng hiểu nhau hơn trong 

File đính kèm:

  • docNhung bien phap giup hoc sinh hoc hop tac nhomco hieu qua.doc
Giáo Án Liên Quan