Hướng đi mới khi dạy học bài 31 - Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (Lịch sử 8)

Trong dạy học lịch sử, kiểu bài ôn tập thường được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một khoá trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Vậy kiểu bài ôn tập được hiểu như thế nào?

“Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm”.

Nhiệm vụ của bài học ôn tập là củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Loại bài học này cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc quá trình lịch sử đã học và hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức đã tiếp thu. Qua đó, giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc hơn bài học.

Như chúng ta đã biết, trong dạy học lịch sử, các kiến thức chỉ được học một lần nhất định và không lặp lại, sau mỗi bài học, kiến thức lịch sử ngày càng nhiều lên, song không được ôn tập một cách tự nhiên như các môn Toán, Lý, Hóa do vậy mà vai trò của bài ôn tập là rất quan trọng trong môn Lịch sử. Thế nhưng, trong chương trình Lịch sử 8, trong tổng số 31 bài thì chỉ có 3 bài ôn tập với thời lượng 3 tiết(trong tổng số 52 tiết). Đối với bài 31 – Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918: giáo viên giúp học sinh củng cố, khái quát hoá, hệ thống hoá lại nội dung của 7 bài, 2 chương. Trong thời lượng 1 tiết, với khối lượng nội dung lớn như vậy thì quả thực là vấn đề không phải dễ dàng. Chính vì vậy, khi khai thác bài này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng: từ khâu xác định nội dung cơ bản, thiết kế bài soạn, chuẩn bị đồ dùng, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức.sao cho hợp lí, tối ưu nhất để hoàn thành tốt mục tiêu của bài học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng đi mới khi dạy học bài 31 - Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (Lịch sử 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HƯỚNG ĐI MỚI KHI DẠY HỌC BÀI 31- ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918(Lịch sử 8)
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP
	1. Đặc điểm của kiểu bài ôn tập
Trong dạy học lịch sử, kiểu bài ôn tập thường được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một khoá trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Vậy kiểu bài ôn tập được hiểu như thế nào? 
“Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm”.
Nhiệm vụ của bài học ôn tập là củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Loại bài học này cung cấp cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc quá trình lịch sử đã học và hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức đã tiếp thu. Qua đó, giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc hơn bài học. 
Như chúng ta đã biết, trong dạy học lịch sử, các kiến thức chỉ được học một lần nhất định và không lặp lại, sau mỗi bài học, kiến thức lịch sử ngày càng nhiều lên, song không được ôn tập một cách tự nhiên như các môn Toán, Lý, Hóa do vậy mà vai trò của bài ôn tập là rất quan trọng trong môn Lịch sử. Thế nhưng, trong chương trình Lịch sử 8, trong tổng số 31 bài thì chỉ có 3 bài ôn tập với thời lượng 3 tiết(trong tổng số 52 tiết). Đối với bài 31 – Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918: giáo viên giúp học sinh củng cố, khái quát hoá, hệ thống hoá lại nội dung của 7 bài, 2 chương. Trong thời lượng 1 tiết, với khối lượng nội dung lớn như vậy thì quả thực là vấn đề không phải dễ dàng. Chính vì vậy, khi khai thác bài này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng: từ khâu xác định nội dung cơ bản, thiết kế bài soạn, chuẩn bị đồ dùng, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức...sao cho hợp lí, tối ưu nhất để hoàn thành tốt mục tiêu của bài học. 
Việc hướng dẫn học sinh ôn tập và tự ôn tập kiến thức không chỉ giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng mà còn giúp các em nhận thức ra mối liên hệ biện chứng, logic giữa các sự kiện lịch sử. Mặt khác, sau bài 31-Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, là tiết Kiểm tra học kỳ II, chính vì thế mà Bài 31 có vai trò, vị trí rất quan trọng trong chương trình Lịch sử 8. Không những thế, nội dung ôn tập là giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918, học sinh nắm vững được nội dung của giai đoạn này sẽ là cơ sở, nền tảng để các em hiểu sâu sắc hơn giai đoạn lịch sử Việt Nam sau đó. Cho nên, khi dạy và học bài này, GV không thể dạy theo kiểu “gạch chân” những ý chính cũng như học sinh không thể chuẩn bị bài một cách “qua loa” mà đòi hỏi sự nổ lực lớn của cả Thầy và Trò thì mới giải quyết được “trọn vẹn” nội dung của bài học.
2. Thực trạng của việc dạy học kiểu bài ôn tập:
Rõ ràng với thời lượng một tiết học mà giáo viên phải giải quyết cả một tổ hợp kiến thức của cả hai chương, một giai đoạn lịch sử khá dài(60 năm) với biết bao sự kiện, biến cố quan trọng cần khắc sâu cho học sinh. Vì vậy, hiện tượng “cháy giáo án” thường xảy ra đối với giáo viên, nhất là giáo viên mới ra trường. Mặt khác, nhiều giáo viên khi dạy kiểu bài Ôn tập nói chung thường sa vào con đường “dạy lại” kiến thức của những bài đã học bằng việc đặt ra một hệ thống câu hỏi vụn vặt rồi học sinh trả lời như một cái máy. Lối dạy Thầy hỏi – Trò đáp đó chẳng những không đạt mục tiêu bài học mà còn gây sự nhàm chán cho người học.
Trong quá trình đi thanh tra, qua dự giờ giáo viên, chúng tôi thấy khi dạy bài ôn tập giáo viên chủ yếu hướng dẫn các em cách ôn tập: gạch chân những ý chính trong sách giáo khoa, đây phần lớn vẫn là phương pháp cơ bản giúp các em ghi nhớ máy móc những kiến thức trong sách giáo khoa. Mặc dù giáo viên có hướng dẫn học sinh sử dụng những biện pháp ôn tập bằng cách lập bảng biểu hay sơ đồ hóa kiến thức nhưng mức độ còn rất ít. Tuy rằng giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh ôn tập song phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao. 
Về phía học sinh: Sự chuẩn bị bài ở nhà của các em còn rất sơ sài; khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh còn thấp, chưa hiểu sâu được bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử...Do đó, trong quá trình ôn tập học sinh còn gặp nhiều khó khăn, giờ học trôi qua trong sự buồn tẻ, thiếu hứng thú, kết quả thấp.
 Tóm lại, trong dạy học lịch sử thì hoạt động ôn tập thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử. Ôn tập là quá trình để học sinh tự củng cố, mở rộng và khắc sâu tri thức, nhờ đó học sinh có thể nắm vững được hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn.
 Từ thực tiễn dạy học của bản thân và qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp cũng như tham khảo tài liệu chúng tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học đối với kiểu bài Ôn tập với mong muốn đem lại hiệu quả hơn khi dạy kiểu bài này.
 Ngay từ năm học 2008-2009, xác định bài 31- Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918 là một bài có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Lịch sử 8. Cho nên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn bài này để nghiên cứu, thể nghiệm và sau 3 năm áp dụng chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. Từ đó thống nhất cách đi đối với các bài ôn tập khác trong chương trình Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Qua chia sẻ với các đồng nghiệp và được sự phản hồi tích cực từ phía giáo viên của các trường đóng trên địa bàn huyện.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DẠY BÀI 31- ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918( Lịch sử 8)
+ Đối với giáo viên:
- Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, chứa đựng nhiều sự kiện, biến cố lịch sử quan trọng tác động sâu sắc đến tình hình chính trị – xã hội – kinh tế của nước ta. Các sự kiện, biến cố lịch sử giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết, đan xen với nhau. Vì vậy, khi dạy học, giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc những sự kiện cơ bản mà qua đó còn giúp học sinh nhận thấy mối quan hệ biện chứng đó. Mặt khác, nắm vững những nội dung cơ bản lịch sử Viêt Nam từ 1858-1918, sẽ tạo tiền đề, vốn kiến thức để các em hiểu rõ hơn lịch sử Việt Nam những giai đoạn tiếp theo.
- Theo gợi ý nội dung và phương pháp trong sách giáo khoa và sách giáo viên thì việc dạy Bài 31- Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, quả thực là một bài khó, nội dung kiến thức nhiều mà thời lượng chỉ trong một tiết. Cho nên, giáo viên cần phải mạnh dạn lựa chọn những sự kiện, nội dung cơ bản nhất để khắc sâu cho học sinh, vừa đảm bảo chuẩn kiến thức, chất lượng đại trà, vừa phải chú ý nâng cao cho đối tượng học sinh giỏi.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương pháp ôn tập đa dạng, phong phú, có thể vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Cần có sự thống nhất chặt chẽ các bước trong quá trình lên lớp.
- Trong quá trình ôn tập, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chủ động tham gia tích cực vào bài học, phát huy tối đa ưu điểm của các phương pháp ôn tập để các em tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
	+ Đối với học sinh:
 	- Là bài ôn tập với dung lượng kiến thức nhiều nên các em phải chuẩn bị chu đáo bài soạn cũng như đồ dùng học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn trước của giáo viên và trong sách giáo khoa.
	- Đây là bài Ôn tập chuẩn bị cho Kiểm tra học kỳ II nên các em học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.
	- Ở trên lớp, với thời lượng 45 phút nên thầy cô chỉ hướng dẫn các em khắc sâu những kiến thức cơ bản, học sinh phải tự ôn tập thêm ở nhà.
 III. THIẾT KẾ BÀI SOẠN
 1. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức : Học sinh nắm được:
 + Những sự kiện lịch sử cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1858-1918.
 + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta; cuộc đấu tranh của nhân dân ta và quá trình đầu hàng của nhà Nguyễn.
 + So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 + Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 
 + Nét mới về con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
 - Tư tưởng : 
 + Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.
 + Trân trọng những tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh.
 - Kĩ năng:
 + Rèn luyện kĩ năng lập bảng biểu, phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
 + Rèn luyện kĩ năng làm bài tập lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận.
 2. Chuẩn bị :
 - Giáo viên:
 + Bảng phụ hoặc giấy A0.
 + Phiếu học tập.
 + Bút dạ, nam châm.
 (Hoặc máy chiếu ProJector)
 - Học sinh : 
 + Soạn bài ôn tập trước ở nhà theo gợi ý trong sách giáo khoa.
	 + chuẩn bị các phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên
 3. Cách sử dụng :
 - Giáo viên ghi các bài tập lên bảng phụ hoặc giấy A0 .
 - Các bài tập có thể đánh máy vi tính thành các phiếu học tập để phát cho học sinh.
 - Phần các ô trống hoặc các chữ cái, phần giấy để gạch nối giáo viên gián băng gián màu trắng để khi học sinh viết, đánh dấu vào rồi GV có thể xoá để sửa chữa hoặc sử dụng lại cho các tiết dạy sau. Vì công việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết ôn tập như trên là rất công phu nên đòi hỏi GV phải sử dụng một cách sáng tạo trong khi chúng ta chưa có phương tiện dạy học hiện đại bổ trợ.
	- Nếu có máy chiếu ProJecto thì giáo viên có thể soạn trên phần mềm Powerpoint hoặc giáo án E-learning sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian trong khi tổ chức dạy và học.
 4. Tổ chức dạy và học : 
 I. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHÍNH:
 Khi học lịch sử, học sinh thường gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các mốc thời gian, các sự kiện xảy ra trong quá khứ, do vậy, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh các cách ghi nhớ những sự kiện đã xảy ra. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhớ bằng các cách:
+ Ghi nhớ máy móc mối liên hệ giữa các sự kiện, giữa thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện.
+ Ghi nhớ lôgic: Lập bảng niên biểu; Vẽ sơ đồ; Lập đề cương trống, ghi tóm tắt...
	Tuy nhiên, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 có rất nhiều sự kiện, biến cố lịch sử xảy ra, cho nên chúng tôi xác định khi tổ chức dạy học phần này, giáo viên rèn luyện cho học sinh 2 kĩ năng cơ bản sau:
	Thứ nhất: Biết xác định, lựa chọn những sự kiện cơ bản và tiêu biểu. Phần này chúng tôi cho học sinh làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm với lí do: Vừa tiết kiện thời gian, vừa phát huy tính hứng thú, tích cực học tập của học sinh.
	Thứ hai: Biết lý giải, phân tích 1 sự kiện lịch sử cơ bản. Đối với kĩ năng này, chúng tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để cùng nhau “hoá giải” bài tập nâng cao.
	Để rèn luyện 2 kĩ năng trên, chúng tôi lần lượt cho học sinh làm 2 bài tập sau:
 * Bài tập 1 : Nối các ý ở cột A với cột B, cột B với cột C sao cho phù hợp :
Cột A
Cột B
Cột C
01.09.1858
Kí Hiệp ước Pa tơ nốt
Mở màn xâm lược Việt Nam
05.06.1862
Td Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà
Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp
15.03.1874
Kí H.Ước Nhâm Tuất
Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp
06.06.1884
Kí Hiệp ước Giáp Tuất
Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
1885-1896
K/n Bãi Sậy
Hết lòng giúp vua cứu nước
1886-1897
K/n Hương Khê
Dựa vào lối đánh du kích, vận động
1883-1892
PT Cần Vương
Cuộc k/n tiêu biểu nhất trong PT Cần Vương
1885-1895
K/n Ba Đình
Tiêu biểu cho lối đánh phòng ngự
1884-1913
PT Đông Du
Mở ra hướng đi mới cho con đường cứu nước của dt VN
1905-1909
PT Nông dân Yên Thế
PT yêu nước theo khuynh hướng bạo động.
1907
NAQ ra đi tìm đường cứu nước
Nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài...
05.06.1911
Đông Kinh nghĩa thục
Bước đầu kết hợp yêu cầu dân tộc và dân chủ
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trên.
- HS lên bảng hoàn thành bài tập, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh, chốt lại kiến thức như sau:
Cột A
Cột B
Cột C
01.09.1858
Kí Hiệp ước Pa tơ nốt
Mở màn xâm lược Việt Nam
05.06.1862
Td Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà
Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp
15.03.1874
Kí H.Ước Nhâm Tuất
Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp
06.06.1884
Kí Hiệp ước Giáp Tuất
Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
1885-1896
K/n Ba Đình
Hết lòng giúp vua cứu nước
1886-1887
K/n Hương Khê
Cuộc k/n tiêu biểu nhất trong PT Cần Vương
1883-1892
PT Cần Vương
Dựa vào lối đánh du kích, vận động
1885-1895
K/n Bãi Sậy
Tiêu biểu cho lối đánh phòng ngự
1884-1913
PT Đông Du
Mở ra hướng đi mới cho con đường cứu nước của dt VN
1905-1909
PT Nông dân Yên Thế
PT yêu nước theo khuynh hướng bạo động.
1907
NAQ ra đi tìm đường cứu nước
Nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài...
05.06.1911
Đông Kinh nghĩa thục
Bước đầu kết hợp yêu cầu dân tộc và dân chủ
* Bài tập 2: Trong các sự kiện trên, theo các em sự kiện nào đã tác động sâu sắc nhất đến tình hình chính trị- xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ? Vì sao?
 - Đây là câu hỏi nâng cao nhằm giúp các em biết phân tích một sự kiện cơ bản. Để trả lời được “trọn vẹn” câu hỏi, một 1 học sinh khó có thể hoàn thành được. Do đó giáo viên tổ chức cho các em thảo luận nhóm; 
 - Sau khi hướng dẫn HS thảo luận nhóm xong. GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
 - Cuối cùng GV nhận xét, kết luận:
 + Hiệp ước Pa tơ nốt được kí kết ngày 06.06.1884 là sự kiện tác động sâu sắc làm biến đổi tình hình chính trị - xã hội của nước ta. Vì : 
 * Hiệp ước Pa tơ nốt được kí kết đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
 * Hiệp ước Pa tơ nốt được kí kết đã cắt Việt Nam ra làm 3 miền với 3 chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
 * Hiệp ước Pa tơ nốt được kí kết đã biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
 * Từ đây giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trở thành ngọn cờ đấu tranh của nhân dân ta. 
 II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, GV cho học sinh lần lượt làm các bài tập sau :
* Bài tập 1 : Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng :
 a - Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh đòi hỏi nhu cầu về thị trường và nguyên liệu.
 b - Do Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược quan trọng nhưng lại nhỏ, yếu.
 c - Do sự khủng hoảng, suy yếu và thái độ nhu nhược của triều đình phong kiến Huế.
 d - Làm bàn đạp để tấn công tây Nam Trung Quốc.
- Sau khi học sinh trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung; GV kết luận: Ý a, c, d là ý đúng. Còn ý b, bỏ cụm từ “nhưng lại nhỏ yếu” thì sẽ trở thành ý đúng.
Tiếp theo, GV chia lớp làm 2 nhóm lớn(dãy bàn bên phải và bên trái), trong nhóm lớn chia thành 4-5 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm làm một bài tập: 
 * Bài tập 2 : Qua các hiệp ước: Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hắc măng, Patơnốt, em hãy chứng minh qúa trình đầu hàng thực dân Pháp từng bước của triều đình nhà Nguyễn?
* Bài tập 3: Bằng những sự kiện cụ thể, em hãy chứng minh rằng nhân dân ta có thể đánh thắng thực dân Pháp xâm lược?
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận, kịp thời uốn nắn để giúp học sinh hoàn thành bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả hoạt động, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, sau đó chuẩn kiến thức cho học sinh như sau:
+ Đối với bài tập 2: 
Thời gian
Hiệp ước
Nội dung (thể hiện sự đầu hàng từng bước)
5.6.1862
Nhâm Tuất
Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
15.3.1974
Giáp Tuất
Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp
25.8.1883
Hác măng
Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp, nước ta bị chia cắt làm 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau
6.6.1884
Patơnnốt
Chính thức đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp
+ Đối với bài tập 3: 
- Năm 1860: Thực dân Pháp sa lầy ở Trung Quốc, buộc phải rút quân chi viện cho chiến trường ở TQ, chúng chỉ để lại 1000 tên rải mỏng trên 10km, đây là thời cơ thuận lợi để ta có thể đánh bại thực dân Pháp nhưng nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội có 1 không 2 này.
- Cuộc khởi nghĩa Trương Định đã làm cho thực dân Pháp “thất điên, bất đảo” nhưng triều đình nhà Nguyễn chẳng những không tận dụng được thời cơ mà còn yêu cầu Trương Định phải bãi binh.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất(21/12/1873) và lần thứ hai(19/5/1883) đều làm cho thực dân Pháp hết sức khốn đốn, thậm chí muốn rút khỏi miền Bắc và VN nhưng thái độ nhu nhược, thoả hiệp của nhà Nguyễn đã tạo cơ hội cho Pháp đứng chân được ở miền Bắc
" Những sự kiện trên chứng tỏ rằng, nếu nhà Nguyễn “đồng tâm, hiệp lực” cùng với nhân dân chống Pháp thì ta có thể đánh thắng thực dân Pháp, không phải rơi vào thảm cảnh đen tối kéo dài đến năm 1945. Vậy nguyên nhân mất nước là do đâu? Hay nói cách khác trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là gì? Giáo viên tiếp tục cho học sinh làm bài tập sau:
* Bài tập 4: Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp là gì? 
 Viết chữ Đ(đúng), S(sai) vào ô trống những ý trả lời sau :
Nội dung trả lời
Đ úng(Đ)
Sai(S)
Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh thì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu ngày càng trở nên bức xúc .
Do nhà Nguyễn “bán nước” 
Triều đình Huế không có đường lối kháng chiến rõ ràng, không có quyết tâm chống giặc đến cùng .
Triều đình Huế nhu nhược, yếu hèn, không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc
Mất nước là một tất yếu vì thực dân Pháp quá mạnh
Nhà Nguyễn đã phản bội cuộc kháng chiến của nhân dân ta, từ chống cự yếu ớt đến đầu hàng 
Nhà Nguyễn tích cực canh tân đất nước để tạo ra thế nước vững mạnh nhưng vẫn không thoát khỏi mất nước 
Việc để mất nước là trách nhiệm chính của triều đình nhà Nguyễn 
 - Sau khi HS trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, GV nhận xét kết quả hoạt động của HS và đưa ra đáp án đúng rồi chốt lại những kiến thức cơ bản HS cần nắm.
Nội dung trả lời
Đ úng(Đ)
Sai(S)
Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh thì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu ngày càng trở nên bức xúc .
Đ
Do nhà Nguyễn “bán nước” 
S
Triều đình Huế không có đường lối kháng chiến rõ ràng, không có quyết tâm chống giặc đến cùng .
Đ
Triều đình Huế nhu nhược, yếu hèn, không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc
Đ
Mất nước là một tất yếu vì thực dân Pháp quá mạnh
S
Nhà Nguyễn đã phản bội cuộc kháng chiến của nhân dân ta, từ chống cự yếu ớt đến đầu hàng 
Đ
Nhà Nguyễn tích cực canh tân đất nước để tạo ra thế nước vững mạnh nhưng vẫn không thoát khỏi mất nước 
S
Việc để mất nước là trách nhiệm chính của triều đình nhà Nguyễn 
Đ
2. Phong trào Cần Vương:
 Đây cũng là một nội dung quan trọng, để giúp học sinh nắm vững những kiến thực cơ bản, GV cho học sinh làm các bài tập sau:
 * Bài tập 1 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. 
 Nguyên nhân của phong trào Cần Vương là:
 a, Do cuộc phản công kinh thành Huế thất bại.
 b, Do thực dân Pháp phế truất ngôi vua của Hàm Nghi.
 c, Nhân dân phản đối triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp.
 d, Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.
 * Bài tập 2 : Nối 1 ý ở cột A với 1 ý ở cột B sao cho phù hợp về PT Cần Vương:
Cột A
Cột B
Qui mô, mức độ
Là 1 phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta.
Lãnh đạo
Còn mang tính chất địa phương, chưa liên kết và phát triển thành 1 phong trào có qui mô toàn quốc.
Tính chất
Phong trào bùng nổ rầm rộ, rộng khắp cả nước, bao gồm hàng loạt cuộc k/n lớn nhỏ.
Hạn chế
Là các văn thân sĩ phu yêu nước.
- HS lên bảng hoàn thành bài tập.
- GV kết luận: + BT1: a,c,d là ý đúng. 
 + BT2 : 
Cột A
Cột B
Qui mô, mức độ
Là 1 phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta.
Lãnh đạo
Còn mang tính chất địa phương, chưa liên kết và phát triển thành 1 phong trào có qui mô toàn quốc.
Tính chất
Phong trào bùng nổ rầm rộ, rộng khắp cả nước, bao gồm hàng loạt cuộc k/n lớn nhỏ.
Hạn chế
Là các văn thân sĩ phu yêu nước.
* Bài tập 3: Tại sao nói khởi nghĩa

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem bac 4 Su.doc