Ích lợi về việc cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành

- Trong những năm đầu mới vào ngành, việc hiểu “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” còn quá mới mẻ đối với tôi. Tuy nhiên, tôi cũng đã tìm hiểu ngay, so sánh, chọn lọc để chọn những cách phù hợp vận dụng cho tay nghề. Từ đó, giáo viên xác định hoạt động giảng dạy, hoạt động học của học sinh đều nhằm mục đích giáo dục. Hoạt động học sinh là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Do đó, tuỳ điều kiện phục vụ học tập của học sinh mà giáo viên chọn hình thức, phương pháp phù hợp để các em có hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn và có hiệu quả sau khi kết thúc một hoạt động học. Khi dạy học, hướng đổi mới là làm sao cho hoạt độngtư duy của học sinh được khơi dậy, phát triển và coi trọng. Đó chính là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, trái ngược với cách dạy học cũ

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ích lợi về việc cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: ÍCH LỢI VỀ VIỆC CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
HỌC SINH PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH
I /ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đi vào nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần con người năng động, sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề. Do đó Nghị quyết của Đại hội Đảng và những văn kiện khác của nhà nước và của Bộ Giáo dục và đào tạo đều nhấn mạnh rằng cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra con người này. Sau 8 năm làm nhiệm vụ giảng dạy, bản thân tôi thấy nhiệm vụ truyền đạt kién thức cho học sinh làm sao cho dễ dàng, dễ hiểu, dễ tiếp thu rất quan trọng đối với bản thân giáo viên. Không những thế, để đánh giá tích cực kết quả học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên củng cần có phương pháp kiểm tra đánh giá cho điểm phù hợp ở trình độ của học sinh. Qua thời gian thực hiện với nhiều phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phụ hợp với nhu cầu học tập ngày nay và bản thân tôi đã sử dụng có hiệu quả việc cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh
Từ những kết đạt được, tôi chọn đề tài: “Lợi ích về việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành” để trình bài kinh nghiệm bản thân làm được trong công tác này
II / NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1 / Quá trình phát triển kinh nghiệm
Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm, phương pháp dạy học đổi mới được tiếp cận nhưng nó quá mớí mẻ đối với một giáo viên tương lai như tôi trong thời điểm đó. Khi là một giáo viên thực thụ những năm đầu còn bở ngỡ khi thực tế dạy và học, đến năn học 2006- 2007 tôi đã vận dụng khá tốt phương pháp dạy-học, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh. Và đến bây giờ vẫn còn được duy trì
Trong những năm đầu mới nhận nhiệm vụ, bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn chẳng hạn như:
+ Giảng giải giáo viên còn nói nhiều
+ Giao việc học sinh thảo luận nhóm còn chưa rõ ràng, cụ thể
+ Phân bố thời gian cho các hoạt động chưa phù hợp
+ Thực hành thí nghiệm còn lúng túng
+ Đánh giá học sinh còn gặp nhiều khó khăn nhất là đối với học sinh, học sinh bị thiểu năng trí nhớ
+ Kế hoạch chủ nhiệm để dạy phân hoá đối tượng đôi lúc chưa cụ thể trong kế hoạch bài học
Từ những nguyên nhân trên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, tự bồi dưỡng tay nghề, trình độ chuyên môn thông qua hoạt động chuyên của nhà trường, của đồng nghiệp, qua các lần hoạt động bồi dưỡng của phòng Giáo Dục và Đào Tạo. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tự 
vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của bản thân đã kịp thời bổ sung, sửa chữa cho hoạt động chuyên môn của mình. Vì vậy, tôi cũng được đánh giá tốt qua các lần kiểm tra, đánh giá cán bộ Sở Giáo Dục và Đào Tạo, của phòng Giáo Dục và Đào Tạo qua các lần kiểm tra đổi mới phương pháp giảng dạy
a/ Nắm tình hình học tập của học sinh và vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp cho các hoạt động dạy và học
- Trong những năm đầu mới vào ngành, việc hiểu “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” còn quá mới mẻ đối với tôi. Tuy nhiên, tôi cũng đã tìm hiểu ngay, so sánh, chọn lọc để chọn những cách phù hợp vận dụng cho tay nghề. Từ đó, giáo viên xác định hoạt động giảng dạy, hoạt động học của học sinh đều nhằm mục đích giáo dục. Hoạt động học sinh là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng đắn. Do đó, tuỳ điều kiện phục vụ học tập của học sinh mà giáo viên chọn hình thức, phương pháp phù hợp để các em có hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn và có hiệu quả sau khi kết thúc một hoạt động học. Khi dạy học, hướng đổi mới là làm sao cho hoạt độngtư duy của học sinh được khơi dậy, phát triển và coi trọng. Đó chính là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, trái ngược với cách dạy học cũ
- Có câu “học thầy không tày học bạn” trong quá trình học tập ở lớp, giáo viên cần xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể nhóm, lớp, trường cho học sinh. Từ đó, học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như trao đổi để kểm tr xem sự hiểu biết của mình (đúng/sai, đầy đủ/ thiếu sót,…); đặt câu hỏi để xem suy nghĩ của mình, những hiểu biết của mình có giống nhau hay không; điều chỉnh, sửa chữa những điều hiểu sai thông qua trao đổi thảo luận. Giữa tập thể và cá nhân không có sự đối lập lẫn nhau mà thống nhất nhau. Tập thể có tác dụng động viên tinh thần tư tưởng, nhằm làm cho mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Mỗi các nhân góp phần tích cực tham gia vào hình thức học tập, hỗ trợ nhau về phương pháp học tập, giúp nhau mở rộng và đào sâu kiến thức. Dạy học có chú ý dến điều này chính là dạy học phát huy tính tương tác của học sinh
- Để nắm được trình độ của học sinh, giáo viên cần tìm hiểu thông qua giáo viên lớp dưới, các lần khảo sát đầu năm, các lần liểm tra định kì trong năm học. Từ đó giáo viên có hướng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, bảo đảm tính toàn diện, cụ thể làm cho học sinh:
+ Nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức
+ Luôn luôn cũng cố và phát triển cách học của mình
+ Phát triển những phẩm chất đạo đức cá nhân như: tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể.
+ Phát triển được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học, vào đặc điểm (phạm vi sử dụng, chỗ mạnh, chỗ yếu) của từng phương pháp. Bởi vì, không có một phương pháp nào là “vạn năng” cả. Vì vậy, giáo viên cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau. Có nhiều phương pháp dạy học, nhưng phương pháp dạy học mà người giáo viên hay sử dụng là:
—Đàm thoại khi giảng bài
—Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằn khuyến khích học sinh suy nghĩ tích cực học tập
	—Thực hành (theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp)
	—Thảo luận (theo cặp, nhóm 4, 6)
	—Tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình, …
	Khi dạy học theo nhóm cũng nhiều ít lợi hơn so với cách dạy thông báo - giải thích ( cách dạy phổ biến trước kia), giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập
Cách dạy thông báo - giải thích
Dạy học theo nhóm
— giáo viên người truyền đạt,
phân phối kiến thức
— Giáo viên người tổ chức các hoạt 
động gợi mở, kích thích và hỗ trợ học 
sinh băng kinh nghiệm giáo dục của mình
—Các kĩ năng sư phạm 
tập trung vào việc phân tích, giải thích.
—Ngoài các kĩ năng sư phạm còn có các
 kĩ năng liên quan đến việc đưa ra các 
hoạt động và hướng dẫn học sinh thực
 hiện hoạt động
—Học sinh thụ học
—học sinh tích cực, chủ động
—Việc học của học sinh tập trung vào 
việc nhớ, luyện tập và làm theo, các 
em thường xuyên làm việc đơn lẻ, 
không có cơ hội để chia sẻ, bài tỏ 
quan điểm của bản thân với người khác, thậm chí ý kiến của học sinh bị bỏ qua.
—Học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và 
tự phản ánh. Các em có nhiều cơ hội 
để diễn đạt ý nghĩa của minh, tìm tòi
và mở rộng suy nghỉ, hiểu biết và tập 
đượt kĩ năng trình bài. Các em có cơ 
hội học hỏi từ các bạn, biết cách làm 
việc hợp tác điều đó phát huy giai trò
trách nhiệm và phat triển các kĩ năng 
xã hội của các em
—Đánh giá định kì thông qua bài kiểm 
tra nhằm đánh giá mức độ nhớ và hiểu 
của học sinh cùng những gì học sinh 
đạt được
—Đánh giá toàn bộ quá trình học và 
cách học của học sinh. Xem xét kết quả, đánh giá học sinh hằng ngày và kịp thời
Để truyền đạt kiến thức của các môn học, giáo viên không thể không có phương pháp đàm thoại. Tuy nhiên, phương pháp đàm thoại có hiệu quả khi người giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh lần lượt trả lời và trao đổi qua lại với sự chỉ đạo của giáo viên. Như vậy trong đàm thoại, hệ thống cau hỏi - lời đáp sẽ hình thành kiến thức cho học sinh. Giáp viên cần lưu ý, hệ thống câu hỏi cũng cần đảm bảo mức độ từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đứn phức tạp. Khi thiết kế hệ thống câu hỏi của một bài cụ thể, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
+Xuất phát từ mục đích và yêu cầu của nội dung đàm thoại để xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo
+Câu hỏi có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, hợp với trình độ của học sinh
+Câu hỏi cần liên quan đến nội dung bài học. Tránh những câu hỏi không ăn nhập với nội dung và tiến trình bài học
+Cần có các câu hỏi ở những mức độ nhận thức khác nhau
+Câu hỏi yêu cầu nhớ lại hiện tượng, sự kiện
Ví dụ: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long vào năm nào?
+Câu hỏi yêu cầu so sánh các sự vật và hiện tượng
ví dụ: Hãy so sánh đặc điểm, địa hình, khí hậu, đất đai, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ 
+Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân cỉa sự vật hiện tượng
Ví dụ: Tại sau có gió?
+Câu hỏi yêu cầu học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức
+Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học
+Sắp sếp các câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Có lẽ nên bắt đầu bằng những câu hỏi về sự thật, sau đó mới đến các câu hỏi đòi hỏi mức độ nhận thức cao.
Khi dạy phương pháp đàm thoại cũng cần có quy trình sữ dụng:
+Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp
+Gõ nhẹ nhịp thước
+Cả lớp im lặng, suy nghỉ
+Một số học sinh giơ tay
+Giáo viên gọi học sinh giơ tay
+Giáo viên và cả lớp nghe câu trả lời của học sinh được chỉ định phát biểu
+Các học sinh khác nhận xét về ý kiến của học sinh đữ phát biểu
+Giáo viên nhận xét, đánh gía, kết luận
Ngoài phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm còn có các phương pháp đặc trưng cho từng phân môn. Chẳng hạn, phương pháp thực hành thí nghiệm đặc trưng cho môn khoa học danh cho các hoạt động thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng khoa học
a/ Tìm hiểu và vận dụng kĩ năng kiểm tra, đánh giá:
Để đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo, sớm thích ứng với thế giới lao động, hòa nhập góp phần phát triển cộng đồng, việc đánh giá cần phải được đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ
-Đổi mới mục đích đánh giá két quả học tập
+Xác nhận kết quả học tập các môn học ở từng thời kì, từng năm, từng giai đoạn của quá trình học tập của học sinh trong những năm học ở bậc tiểu học theo từng lĩnh vực nội dung học tập đã được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học
+Cung cấp những thông tin quan trọng và chính xác về quá trình dạy học các môn học trong trường tiểu học cho giáo viên, Ban Giám Hiệu của trường tiểu học, cho các cán bộ quản lí môn học ở những cơ quan quản lí giáo dục cấp Phòng, cấp Sở, cấp Bộ; để từ những thông tin căn bản này, các giáo viên , thành viên của Ban Giám Hiệu , các cán bộ quản lí môn học có những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động tới việc dạy học các môn học nhằm nâng cao chất lương học tập của của học sinh
-Đổi mới nội dung đánh giá kết quả học tập: nội dung đánh giá phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của các môn học. Như vậy về nguyên tắc chương trình có bao nhiêu hợp phân kiến thức và kĩ năng thì cần đánh giá đầy đủ những hợp phân kiến thức và kĩ năng. Để kiểm tra và dề thi không chỉ thể hiện đue các kiến thức, kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập mà trình độ chuẩn quy định
-Đổi mới cách đánh gía: đánh giá bằng điểm số đồng thời cũng chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể
-Đổi mới công cụ đánh giá kết quả học tập: có nhiều loại công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi loại công cụ có ưu thế trong việc kiểm tra đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập ở tiểu học sử dụng chủ yếu hai loại công cụ đánh giá như sau: đề kiểm tra viết trong đó sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; ncác loại mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì.
-Trong chương trình tiểu học mới, việc đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét có nhiều mặt ưu điểm hơn so với trước đây:
Đánh giá
Trước đây
Hiện nay
Mục đích
Đánh giá để chứng minh,
nhận định về kêt quả học tập
của học sinh
-Đánh giá để nhận định kết quả 
học tập của học sinh
-Đề suất những biện pháp nhằm
cải thiện thực trạng,nâng cao
chất lượng học tập của học sinh
Nội dung 
đánh giá
Đánh giá cả kiến thức, kĩ năng 
thái độ, nhưng thiên về đánh 
giá khả năng tái hiện kiến thức
Chú trọng tới cả kiến thức, kĩ năng 
thái độ. Kết hợp giữa đánh giá 
kĩ năng tái hiện kiến thức và khả 
năng sáng tạo của học sinh
Cách đánh giá
-Đánh giá bằng điểm
-Đánh giá mang nặng tính đồng loạt
-Đánh gía bằng điểm( khối 1, 2, 3 
môn toán và tiếng việt; khối 4, 5 
môn toán, tiếng việt, khoa học, lịch 
sử và địa lí) và đánh giá bằng nhận 
xét các môn còn lại
-Chú ý đến việc đánh giá từng cá nhân
Người đánh giá
Giáo viên đánh giá học sinh
-Giáo viên đánh giá học sinh
-Học sinh đánh giá giáo viên
Công cụ 
đánh giá
-Đề kiểm tra viết chủ yếu là câu hỏi tự luận
-Đề kiểm tra viết có kết hợp giữa 
câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan
-Mẫu quan sát
Tuy thực hiện nhận thức đánh gía mới mất nhiều thời gian hơn nhưng nó làm sáng tỏ kết quả học tập của từng cá nhân học sinh. Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình, đồng thời, giúp cho mong đợi của cha mẹ học sinh trở nên thực tế hơn. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi giáo viên phải xem xét cách quản lí hoạt động của học sinh trên lớp để giành thời gian cho đánh giá
c/ Lập kế hoạch để vận dụng phương pháp giảng dạy; phương pháp kiểm ta, đánh giá
-Phân loại học sinh theo từng nhóm
+Nhóm những em có học lực khá giỏi, gia đình quan tâm, đời sống gia đình ổn định
+Nhóm những em có học lực trung bình - yếu, gia đình ít quan tâm, đời sống còn nghèo, đông con,…
-Tùy theo nội dung bài học, giáo viên chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp cho đối tượng. Khi dạy học giáo viên cần nắm rõ phương pháp đặc trưng cho môn học để có thể vận dụng tốt và hiệu quả giảng dạy, học tập
-Khi đánh giá cho điểm hoặc nhận xét cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh trung bình, yếu để khuyến khích, động viên học tập bằng cách tuyên dương kịp thời trong tiết học đó
-Giáo viên cũng cần phải chú ý đến kế hoạch bài học là phải có phân hóa đối tượng, chọn nội dung câu hỏi, hình thức tổ chức để có thể vận dụng , khuyến khích học tập tốt hơn
-Với các cách làm trên và sự kiên trì phấn đấu chịu khó của bản thân từ năm học 2004-2006 còn bỡ ngở nay đã vận dụng khá tốt tư năm 2006-2007 về sau và có kết quả khả quan. Học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, có học sinh toàn diện các mặt hoạt động.
d/ Kết quả đạt được:
Năm học
Hạnh kiểm
Chất lượng học tập
2007 – 2008
100% thực hiện đủ
Lên lớp 97%
2008 -2009
100% thực hiện đủ
Lên lớp 100%
êBài học kinh nghiệm:
Từ những cách làm trên và những kết quả đạt được. Tôi có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau khi vận dụng là: “Lợi ích về việc cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành”
-Bản thân không chỉ nắm vững chuyên môn, kiến thức mà còn phải biết vận dụng phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh cho hợp lí động viên được tinh thần học tập
-Giáo viên phải có tính kiên trì, chịu khó, tình yêu thương và không phân biẹt đối xử với học sinh
-Tuyên dương, khuyến khích, dùng lời nói nhẹ nhàng với học sinh yếu, quan tâm kiểm tra, động vên bằng lời, điểm số là sự ham thích cho học sinh
-Giáo viên luôn đổi mới phương pháp, nắm bắt kịp thời chương trình mới, tạo không khí học tập vui tươi tránh nhàm chán.
2/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm
Qua quá trình học tập và vận dụng phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giáhọc sinh theo yêu cầu mới của ngành. Với những nội dung và cách làm trên đã dần mang lại hiệu quả cao từ năm học 2007 – 2008. Để có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên chịu khó, kiên trì, nhẫn nại để đầu tư bài dạy, từ đó mới đưa kiến thức đếnvới học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ vận dụng được. Nhất là giáo viên phải tạo tinh thần thoải mái, mỗi em phải nghĩ “ đến trường là niềm vui”
Tuy nhiên, cũng có mặt hạn chế đòi hỏi người giáo viên cần phải cố gắng hơn đối với các môn sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, giáo viên sử dụng dồ dùng còn lúng túng, điều kiện đồ dùng còn hư hao.
II/ KÊT LUẬN
Đã là giáo viên đứng lớp giảng dạy phải thực hiện song hành 2 việc: Truyền đạt kiến thức và công tác chủ nhiệm duy trì sỉ số để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là việc làm không xem nhẹ. Để học sinh nắm vững kiến thức học tập, bản thân giáo viên phải có kĩ năng sử dụng phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh gía học sinh và phải nắm vững được những điểm nào , mặt nào đem lại lợi ích cho công việc dạy và học. Từ đó, giáo viên mới hòa thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề và đặc biệt hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

File đính kèm:

  • docSKKN_TRUC_DAO__20092010.doc